Phỏng vấn Đức Cha Camillo Ballin, Giám quản tông tòa vùng bắc A rập
Trong các ngày hạ tuần tháng 8 vừa qua vua Hamad Bin Isa Al Khalifa của vương quốc Bahrain đã hiến tặng Giáo Hội Công Giáo một khu đất rộng 9.000 mét vuông để xây nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Bà A Rập. Chính Đức Cha Camillo Ballin Giám quản tông tòa vùng bắc A rập đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vaticăng ngày 22 tháng 8 vừa qua. Nhà thờ chính tòa sẽ có hình bát giác, giống lều dân Do thái dựng trong sa mạc Sinai xưa kia.
Vùng bắc A rập thuộc quyền giám quản của Đức Cha Ballin bao gồm Bahrain, Kuweit, Qatar và A rập Sauđi.
Vương quốc Bahrain là một quần đảo rộng 750 cây số vuông, có gần 1,3 triệu dân, 80% theo Hồi giáo, 10% theo Kitô giáo và 10% theo các tôn giáo khác. Al Bahrain có nghĩa là ”vương quốc của hai biển”. Hồi đầu thế kỷ 16 nó bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng, sang đầu thế kỷ 17 người dân nổi loạn đánh đuổi người Bồ. Bahrain tùy thuộc vương quốc Ba Tư. Vào tiền bán thế kỷ 18 khi triều đại Safavít bên Ba Tư sụp đổ, Bahrain độc lập và do bộ tộc Huwala cai trị. Năm 1735 triều đại mới Cagiari của Ba Tư tái chiếm Bahrain, và năm 1754 các thành phần của triều đại Makhtur trở thành các thống đốc cha truyền con nối dưới sự giám sát của Ba Tư. Năm 1783 dưới sự lãnh đạo của bộ lạc Bani Utub, người dân Bahrain cùng với người dân Qatar nổi lên chống lại triều đại Makhtur và được hoàn toàn độc lập khỏi người Ba Tư. Nhưng nền độc lập không kéo dài vì Bahrain lại bị Sultan Oman đánh chiếm năm 1802. Năm 1822 lại xảy ra một cuộc nổi loạn khác do gia tộc Al Khalifa lãnh đạo, và tái lập nền độc lập.
Trong thời gian này Bahrain ký các hiệp ước với Anh quốc để được Anh quốc bảo vệ khỏi các tấn công từ bên ngoài, nhưng chưa phải là chế độ bảo hộ. Nam 1869 đế quốc Ottoman trải rộng sự thống trị của họ dọc bờ duyên hải A rập của vùng Vịnh Ba Tư, và với sự can thiệp của Anh quốc Bahrain được hưởng quy chế chư hầu. Với sự sụp đổ của đế quốc Ottoman năm 1916 Bahrain trở thành vùng bảo hộ của Anh quốc cho tới năm 1971, rồi được độc lập. Đường hướng cai trị mang tính cách truyền thống hồi giáo giống A Rập Sauđi. Bahrain đã đồng ý cho Hoa Kỳ có căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình để chứng minh cho thấy mình phò Tây phương. Tuy có Hiến pháp năm 1973 nhưng năm 1975 Hiến pháp bị tạm ngưng. Năm 2011 vua Hamad Bin Isa Al Khalifa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì các đụng độ giữa các nhóm Sciít được Iran ủng hộ và các nhom Sunnít được A rập Sauđi yểm trợ. Các cuộc đụng độ đã khiến cho 3 người chết và 200 người bị thương. Tiến trình cách mạng đang tiếp tục không chỉ có tính cách tôn giáo nhưng cũng có tính cách kinh tế, xã hội nhất là chính trị pháp định và liên quan tới các quyền tự do dân sự.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ballin về tin vui này và về tình hình các kitô hữu vùng Trung Đông.
Hỏi: Thưa Đức Cha Giám quản, tin vui nói trên là một dấu hiệu tích cực. Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về sự kiện này hay không?
Đáp: Mảnh đất để xây nhà thờ chính tòa do vua Bahrain, Hamad Bin Isa Al Khalifa tặng cho Giáo Hội Công Giáo rộng 9.000 mét vuông. Nhà vua rất hài lòng và liên tục hỏi tôi tin tức về việc xây cất nhà thờ. Và khi tôi báo cho nhà vua biết nhà thờ sẽ được dâng kính Đức Bà A rập, thì nhà vua rất sung sướng. Nhà thờ Đức Bà A rập là chị em với nhà thờ Đức Bà Fatima và nhà thờ Lộ Đức.
Hỏi: Công việc xây cất đã tới đâu rồi thưa Đức Cha, nó đã đươc khởi sự chưa?
Đáp: Chưa. Các công việc xây cất chưa bắt đầu. Trong lúc này chúng tôi mới đã chỉ tổ chức một cuộc thi để chọn dự án: một kiến trúc sư người Ý đã thắng cuộc thi. Ông đã thực hiện một sơ đồ rất đơn sơ diễn tả chiếc lều của người Do thái trnog thời Xuất Hành. Trong sa mạc Sinai khi người do thái muốn thì họ có thể tới lều để gặp Thiên Chúa. Đó là một nhà thờ hình bát giác, bởi vì số tám là con số diễn tả sự vĩnh cửu. Như thế khi chúng ta đến nhà thờ và gặp gỡ với Thiên Chúa, là chúng ta tham dự vào sự vĩnh cửu mà chúng ta được mời gọi hướng tới. Đây là một nhà thờ có 2.300 chỗ ngồi, bên trái có nhà nguyện đặt Thánh Thể, bên phải là nhà nguyện kính Đức Mẹ A rập, rồi có một nhá nguyện khác nữa dành cho việc giải tội và sau cùng nhà nguyện thứ tư dành cho thang máy, như vậy để tín hữu có thể từ chỗ đậu xe dưới hầm lên nhà thờ.
Hỏi: Nhà thờ cũng có một tháp chuông có thể trông thấy từ xa chứ thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng có tháp chuông, nhưng tôi thích không trưng bầy các Thánh Giá hay các dấu chỉ tôn giáo khác. Không phải vì bị cấm hay vì nhà vua không muốn như vậy, nhưng bởi vì tôi không mnốn làm dấy lên các phản ứng có thể có từ phía các người hồi cực đoan.
Hỏi: Là Giám Quản tông tòa Đức Cha cũng đảm trách việc đào tạo các chủng sinh nữa, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Trong vùng tôi giám quản có 50 linh mục. Chúng tôi găp gỡ nhau hai lần mỗi năm. Rất tiếc là chúng tôi không có cơ sở tôn giáo nào, vì thế chúng tôi phải họp nhau trong khách sạn. Do đó tôi đã nghĩ tới việc xây một căn nhà có khoảng 60 phòng cho các buổi tĩnh tậm hội họp của các linh mục, giáo dân, các thừa tác viên Thánh Thể. Cần có một chỗ để chúng tôi hội họp và là trung tâm cho tất cả mọi nước của Tòa giám quản, vì thế chúng tôi đã chọn vương quốc Bahrain. Và điều này cho phép tôi di chuyển rất tự do giữa các nước A rập đã được giao phó cho tôi. Ngoài Bahrain Tòa giám quản tông tòa Bắc A Rập còn bao gồm Kuweit, Qatar, và A Rập Sauđi.
Hỏi: Trong những ngày này Vua Bahrain cũng đã gửi điện tín chia buồn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì cái chết của người vợ và hai con nhỏ của cháu ruột ngài. Cả điều này nữa cũng là một dấu chỉ quan trọng có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế, nhưng không phải chỉ có vậy. Cả cuộc hội kiến giữa nhà vua và Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vaticăng ngày 19 tháng 5 năm nay cũng đã rất tích cực. Tôi xác tín rằng nhà vua đã rất hài lòng. Thật thế, sau chuyến viếng thăm nhà vua đã muốn gặp tôi để cám ơn tôi đã cộng tác sắp xếp tổ chức cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pallin, có thể đóng góp cho việc xây cất nhà thờ chính tòa ”Đức Bà A rập” như thế nào? Có thể quyên góp ngân khoản một cách tự phát hay không?
Đáp: Vâng, có thể đóng góp bằng bất cứ cách nào. Chẳng hạn, tôi đã đề nghị các phụ nữ có tên thánh là Maria có thể dâng cúng 10 Euros cho việc xây nhà của Mẹ Maria. Cũng có thể đóng góp bằng cách gửi số tiền dâng cúng vào số trương mục của Dòng Comboni và ghi chú ”cho Đức Cha Pallin”.
Hỏi: Các tín hữu kitô vùng Trung Đông đang phải sống trong một tình trạng vô cùng thê thảm. Nó có gây ra các dư âm nào trong các nước thuộc Tòa giám quản của Đức Cha hay không?
Đáp: Vua Bahrain đã tuyên bố sẵn sàng trợ giúp 200 gia đình kitô Mossul và cũng sẵn sàng đón tiếp họ tại Bahrain. Điều này cho thấy sự quảng đại của nhà vua đối với các kitô hữu. Hiện nay tình trạng thê thảm này chưa lan tràn tới chúng tôi. Phản ứng của các người hồi là chống lại Nhà Nước Hồi ISIS tại Irak và Siria. Tất cả mọi người Hồi đều chống lại các lực lượng ISIS, nhất là các người hồi hòa hoãn. Cả các người hồi cực đoan cũng đã không bầy tỏ ý kiến một cách tích cực, tôi đã không tìm thấy trên báo chí các lời tuyên bố ủng hộ Nhà Nước Hồi ISIS, tại Bahrain cũng như Kuweit và nơi khác. Tôi tin rằng ở nền tảng của nó có một lý do chính trị khiến cho các chính quyền A rập khác chú ý. Nghĩa là: Nhà Nước Hồi giáo này muốn gì? Nó có mục đích gì? Mục đích của nó có thật sự là Hồi giáo không hay có một phong trào chính trị làm nảy sinh ra nó? Và ai là người ủng hộ nó? Việc trở lại với một quốc gia hồi giáo Caliphat là một tưởng tượng thuần túy, vì nó sẽ không bao giờ được bất cứ quốc gia A rập nào chấp thuận.
Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi khoan nhượng tôn giáo và bảo vệ các nhóm thiểu số, không phải chỉ có các kitô hữu thôi không?
Đáp: Mọi nhóm thiểu số phải được nâng đỡ, vì mọi người đều là thu tạo của Thiên Chúa, dù là kitô hữu hay không. Cả các anh em hồi giáo cũng có các nhóm thiểu số. Và mọi nhóm thiểu số đều có quyền hiện hữu, đều có quyền sống, bởi vì mỗi người là một nhân vị, và như thế tại sao họ lại phải chịu các áp bức, bị xử bắn, bị giết ngay tức khắc, bị cướp bóc, bị các áp đặt tôn giáo? Tại sao? Mỗi một người phải đựơc tự do lựa chọn tôn giáo mình muốn, sống theo sự tôn trọng của nhân vị, của xã hội con người, theo các nhân quyền. Mỗi một người đều đã được Thiên Chúa tao dựng nên, và như là thụ tạo của Thiên Chúa, họ có quyền sống cuộc sống nhân bản và tôn giáo của mình, như họ muốn. (RG 22-8-2014)
Trong các ngày hạ tuần tháng 8 vừa qua vua Hamad Bin Isa Al Khalifa của vương quốc Bahrain đã hiến tặng Giáo Hội Công Giáo một khu đất rộng 9.000 mét vuông để xây nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Bà A Rập. Chính Đức Cha Camillo Ballin Giám quản tông tòa vùng bắc A rập đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vaticăng ngày 22 tháng 8 vừa qua. Nhà thờ chính tòa sẽ có hình bát giác, giống lều dân Do thái dựng trong sa mạc Sinai xưa kia.
Vùng bắc A rập thuộc quyền giám quản của Đức Cha Ballin bao gồm Bahrain, Kuweit, Qatar và A rập Sauđi.
Vương quốc Bahrain là một quần đảo rộng 750 cây số vuông, có gần 1,3 triệu dân, 80% theo Hồi giáo, 10% theo Kitô giáo và 10% theo các tôn giáo khác. Al Bahrain có nghĩa là ”vương quốc của hai biển”. Hồi đầu thế kỷ 16 nó bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng, sang đầu thế kỷ 17 người dân nổi loạn đánh đuổi người Bồ. Bahrain tùy thuộc vương quốc Ba Tư. Vào tiền bán thế kỷ 18 khi triều đại Safavít bên Ba Tư sụp đổ, Bahrain độc lập và do bộ tộc Huwala cai trị. Năm 1735 triều đại mới Cagiari của Ba Tư tái chiếm Bahrain, và năm 1754 các thành phần của triều đại Makhtur trở thành các thống đốc cha truyền con nối dưới sự giám sát của Ba Tư. Năm 1783 dưới sự lãnh đạo của bộ lạc Bani Utub, người dân Bahrain cùng với người dân Qatar nổi lên chống lại triều đại Makhtur và được hoàn toàn độc lập khỏi người Ba Tư. Nhưng nền độc lập không kéo dài vì Bahrain lại bị Sultan Oman đánh chiếm năm 1802. Năm 1822 lại xảy ra một cuộc nổi loạn khác do gia tộc Al Khalifa lãnh đạo, và tái lập nền độc lập.
Trong thời gian này Bahrain ký các hiệp ước với Anh quốc để được Anh quốc bảo vệ khỏi các tấn công từ bên ngoài, nhưng chưa phải là chế độ bảo hộ. Nam 1869 đế quốc Ottoman trải rộng sự thống trị của họ dọc bờ duyên hải A rập của vùng Vịnh Ba Tư, và với sự can thiệp của Anh quốc Bahrain được hưởng quy chế chư hầu. Với sự sụp đổ của đế quốc Ottoman năm 1916 Bahrain trở thành vùng bảo hộ của Anh quốc cho tới năm 1971, rồi được độc lập. Đường hướng cai trị mang tính cách truyền thống hồi giáo giống A Rập Sauđi. Bahrain đã đồng ý cho Hoa Kỳ có căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình để chứng minh cho thấy mình phò Tây phương. Tuy có Hiến pháp năm 1973 nhưng năm 1975 Hiến pháp bị tạm ngưng. Năm 2011 vua Hamad Bin Isa Al Khalifa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì các đụng độ giữa các nhóm Sciít được Iran ủng hộ và các nhom Sunnít được A rập Sauđi yểm trợ. Các cuộc đụng độ đã khiến cho 3 người chết và 200 người bị thương. Tiến trình cách mạng đang tiếp tục không chỉ có tính cách tôn giáo nhưng cũng có tính cách kinh tế, xã hội nhất là chính trị pháp định và liên quan tới các quyền tự do dân sự.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ballin về tin vui này và về tình hình các kitô hữu vùng Trung Đông.
Hỏi: Thưa Đức Cha Giám quản, tin vui nói trên là một dấu hiệu tích cực. Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về sự kiện này hay không?
Đáp: Mảnh đất để xây nhà thờ chính tòa do vua Bahrain, Hamad Bin Isa Al Khalifa tặng cho Giáo Hội Công Giáo rộng 9.000 mét vuông. Nhà vua rất hài lòng và liên tục hỏi tôi tin tức về việc xây cất nhà thờ. Và khi tôi báo cho nhà vua biết nhà thờ sẽ được dâng kính Đức Bà A rập, thì nhà vua rất sung sướng. Nhà thờ Đức Bà A rập là chị em với nhà thờ Đức Bà Fatima và nhà thờ Lộ Đức.
Hỏi: Công việc xây cất đã tới đâu rồi thưa Đức Cha, nó đã đươc khởi sự chưa?
Đáp: Chưa. Các công việc xây cất chưa bắt đầu. Trong lúc này chúng tôi mới đã chỉ tổ chức một cuộc thi để chọn dự án: một kiến trúc sư người Ý đã thắng cuộc thi. Ông đã thực hiện một sơ đồ rất đơn sơ diễn tả chiếc lều của người Do thái trnog thời Xuất Hành. Trong sa mạc Sinai khi người do thái muốn thì họ có thể tới lều để gặp Thiên Chúa. Đó là một nhà thờ hình bát giác, bởi vì số tám là con số diễn tả sự vĩnh cửu. Như thế khi chúng ta đến nhà thờ và gặp gỡ với Thiên Chúa, là chúng ta tham dự vào sự vĩnh cửu mà chúng ta được mời gọi hướng tới. Đây là một nhà thờ có 2.300 chỗ ngồi, bên trái có nhà nguyện đặt Thánh Thể, bên phải là nhà nguyện kính Đức Mẹ A rập, rồi có một nhá nguyện khác nữa dành cho việc giải tội và sau cùng nhà nguyện thứ tư dành cho thang máy, như vậy để tín hữu có thể từ chỗ đậu xe dưới hầm lên nhà thờ.
Hỏi: Nhà thờ cũng có một tháp chuông có thể trông thấy từ xa chứ thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng có tháp chuông, nhưng tôi thích không trưng bầy các Thánh Giá hay các dấu chỉ tôn giáo khác. Không phải vì bị cấm hay vì nhà vua không muốn như vậy, nhưng bởi vì tôi không mnốn làm dấy lên các phản ứng có thể có từ phía các người hồi cực đoan.
Hỏi: Là Giám Quản tông tòa Đức Cha cũng đảm trách việc đào tạo các chủng sinh nữa, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Trong vùng tôi giám quản có 50 linh mục. Chúng tôi găp gỡ nhau hai lần mỗi năm. Rất tiếc là chúng tôi không có cơ sở tôn giáo nào, vì thế chúng tôi phải họp nhau trong khách sạn. Do đó tôi đã nghĩ tới việc xây một căn nhà có khoảng 60 phòng cho các buổi tĩnh tậm hội họp của các linh mục, giáo dân, các thừa tác viên Thánh Thể. Cần có một chỗ để chúng tôi hội họp và là trung tâm cho tất cả mọi nước của Tòa giám quản, vì thế chúng tôi đã chọn vương quốc Bahrain. Và điều này cho phép tôi di chuyển rất tự do giữa các nước A rập đã được giao phó cho tôi. Ngoài Bahrain Tòa giám quản tông tòa Bắc A Rập còn bao gồm Kuweit, Qatar, và A Rập Sauđi.
Hỏi: Trong những ngày này Vua Bahrain cũng đã gửi điện tín chia buồn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì cái chết của người vợ và hai con nhỏ của cháu ruột ngài. Cả điều này nữa cũng là một dấu chỉ quan trọng có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế, nhưng không phải chỉ có vậy. Cả cuộc hội kiến giữa nhà vua và Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vaticăng ngày 19 tháng 5 năm nay cũng đã rất tích cực. Tôi xác tín rằng nhà vua đã rất hài lòng. Thật thế, sau chuyến viếng thăm nhà vua đã muốn gặp tôi để cám ơn tôi đã cộng tác sắp xếp tổ chức cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pallin, có thể đóng góp cho việc xây cất nhà thờ chính tòa ”Đức Bà A rập” như thế nào? Có thể quyên góp ngân khoản một cách tự phát hay không?
Đáp: Vâng, có thể đóng góp bằng bất cứ cách nào. Chẳng hạn, tôi đã đề nghị các phụ nữ có tên thánh là Maria có thể dâng cúng 10 Euros cho việc xây nhà của Mẹ Maria. Cũng có thể đóng góp bằng cách gửi số tiền dâng cúng vào số trương mục của Dòng Comboni và ghi chú ”cho Đức Cha Pallin”.
Hỏi: Các tín hữu kitô vùng Trung Đông đang phải sống trong một tình trạng vô cùng thê thảm. Nó có gây ra các dư âm nào trong các nước thuộc Tòa giám quản của Đức Cha hay không?
Đáp: Vua Bahrain đã tuyên bố sẵn sàng trợ giúp 200 gia đình kitô Mossul và cũng sẵn sàng đón tiếp họ tại Bahrain. Điều này cho thấy sự quảng đại của nhà vua đối với các kitô hữu. Hiện nay tình trạng thê thảm này chưa lan tràn tới chúng tôi. Phản ứng của các người hồi là chống lại Nhà Nước Hồi ISIS tại Irak và Siria. Tất cả mọi người Hồi đều chống lại các lực lượng ISIS, nhất là các người hồi hòa hoãn. Cả các người hồi cực đoan cũng đã không bầy tỏ ý kiến một cách tích cực, tôi đã không tìm thấy trên báo chí các lời tuyên bố ủng hộ Nhà Nước Hồi ISIS, tại Bahrain cũng như Kuweit và nơi khác. Tôi tin rằng ở nền tảng của nó có một lý do chính trị khiến cho các chính quyền A rập khác chú ý. Nghĩa là: Nhà Nước Hồi giáo này muốn gì? Nó có mục đích gì? Mục đích của nó có thật sự là Hồi giáo không hay có một phong trào chính trị làm nảy sinh ra nó? Và ai là người ủng hộ nó? Việc trở lại với một quốc gia hồi giáo Caliphat là một tưởng tượng thuần túy, vì nó sẽ không bao giờ được bất cứ quốc gia A rập nào chấp thuận.
Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi khoan nhượng tôn giáo và bảo vệ các nhóm thiểu số, không phải chỉ có các kitô hữu thôi không?
Đáp: Mọi nhóm thiểu số phải được nâng đỡ, vì mọi người đều là thu tạo của Thiên Chúa, dù là kitô hữu hay không. Cả các anh em hồi giáo cũng có các nhóm thiểu số. Và mọi nhóm thiểu số đều có quyền hiện hữu, đều có quyền sống, bởi vì mỗi người là một nhân vị, và như thế tại sao họ lại phải chịu các áp bức, bị xử bắn, bị giết ngay tức khắc, bị cướp bóc, bị các áp đặt tôn giáo? Tại sao? Mỗi một người phải đựơc tự do lựa chọn tôn giáo mình muốn, sống theo sự tôn trọng của nhân vị, của xã hội con người, theo các nhân quyền. Mỗi một người đều đã được Thiên Chúa tao dựng nên, và như là thụ tạo của Thiên Chúa, họ có quyền sống cuộc sống nhân bản và tôn giáo của mình, như họ muốn. (RG 22-8-2014)