Vào chiều ngày thứ Sáu tuần qua, ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đến chủ tọa lễ mãn khóa Thường huấn Liên Tu sĩ cho 47 Bề trên Phụ trách Cộng đoàn thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh và Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái từ nhiều tỉnh và thành phố Việt Nam về tham dự như thành phố Vinh, Hà Nội, Huế, Sàigòn và các tỉnh Hà Nam, Đắc Nông, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ. Với chủ đề “Lãnh Đạo trong Đời Sống Tập Thể,” khóa Thường huấn Liên Tu sĩ năm nay đã được tổ chức tại Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh trong 5 ngày liên tiếp (từ ngày 2 đến 6 tháng 6 năm 2014) với sự hướng dẫn của Huynh Trưởng Nghĩa Sinh, Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh đã đến chủ tọa lễ bế mạc Khóa Thường Huấn. Trong phần huấn từ, ĐGM Giáo phận nói: “Các Chị Phụ trách hãy trở nên những nhà quản trị giỏi của nước trời trong chính môi trường chúng ta đang phục vụ.” Hãy đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Hãy sống với những kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong khóa thường huấn nầy và hãy áp dụng 10 kim chỉ nam cho người lãnh đạo phục vụ đã được Thầy Giuse chia sẻ trong lớp và được thảo luận trong các buổi họp nhóm như (1) Lắng nghe; (2) Hòa ái; (3) Thấu cảm; (3) Chữa lành; (4) Chia sẻ; (5) Khích lệ; (6) Tự tin; (7) Viễn kiến; (8) Phục vu; (9) Xây dựng Cá nhân; và (10) Phát huy Cộng đoàn.
Tường trình về nội dung khóa thường huấn, Nữ tu Anna Cao Thị Ánh Hồng cho biết khóa thường huấn đã chú tâm về phương cách lãnh đạo và làm việc nhóm sao cho thích nghi hơn với ơn gọi và sứ vụ của các tu sĩ trong giáo phận Vinh.
Phong cách Lãnh đạo là một môn học thú vị, với những bài học về người lãnh đạo và những yếu tố cần thiết cho sự thành công trong nhiệm vụ lãnh đạo như trách nhiệm, sự thành thật, sự thích nghi, sự hợp tác, sự khiêm tốn. Người lãnh đạo biết đối thoại, sáng tạo, nhạy cảm, tín cẩn, quảng đại, khôn ngoan, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề. Người lãnh đạo cũng cần biết chia sẻ công việc với người khác và lựa chọn người trợ tác tài giỏi; thân thiện, kiên quyết, công bằng và biết nhìn xa trông rộng. Trong tập thể, người lãnh đạo cần biết hài hòa giữa lý trí và tình cảm, giữa khối óc và trái tim. Dùng lý trí để sáng tạo, đặt kế hoạch, lên chương trình cho tổ chức, đồng thời dùng trái tim để yêu thương, cảm thông, bao dung và phải hướng đến mục đích cốt lõi của cuộc sống đời người là công chính, bình an và niềm vui cho cá nhân cũng như mọi người liên hệ.
Theo Phong cách Lãnh đạo Phục vu, người lãnh đạo phải là người trưởng thành về nhân bản, kính trọng mọi người, lưu tâm đến phúc lợi người khác, đặt công lý lên hàng đầu và dám can đảm đứng lên bảo vệ sự thật, nhận trách nhiệm điều mình làm, luôn mang lấy tinh thần phục vụ và dùng quyền lãnh đạo “để phục vụ chứ không để được phục vụ.” Người lãnh đạo phục vu sẵn sàng lắng nghe, đón nhận sự góp ý từ người khác, thậm chí là từ cấp dưới của mình và trở nên gương mẫu trong suy nghĩ, ngôn ngữ và hành động. Hơn nữa, người lãnh đạo phục còn phải là người có khả năng truyền thông: chia sẻ cái nhìn tương lai, tạo môi trường hài hòa cho tổ chức của mình, kiên nhẫn chờ đợi sự đồng thuận của người khác và không ngại chấp nhận thử thách, hy sinh.
Để làm việc Nhóm Hợp tác (teamwork) có hiệu quả, 5 yếu tố quan thiết mà người trưởng nhóm (team leader) phải luôn lưu tâm là (1) lắng nghe, (2) tôn trọng, (3) giúp đỡ, (4) chia sẻ và (5) làm việc chung với nhau. Bởi chữ TEAM được kết từ: Together – Everyone –Achieves – More.(Cùng với nhau, mỗi người sẽ thành công nhiều hơn). Đề tài hội thảo của chương trình thường huấn năm nay là phương pháp làm việc nhóm trong đời sống chung, những khác biệt về tổ chức và điều hành giữa những nhóm hợp tác (teams) và những nhóm thông thường (groups). Ngoài phần lý thuyết xây dựng nhóm hợp tác (teambuilding), nhiều chìa khoá mở cửa thành công (keys to success) cho các nhóm hợp tác đã được Thầy Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ trong khóa thường huấn năm nay như: 5 giai đoạn phát triển nhóm hợp tác (5 stages of team development); 5 người bạn của nhóm hợp tác (5 friends of teams: 5DHS); 5 kẻ thù của nhóm hợp tác (5 enemies/dysfunctions of a team); 5 điều cần thiết của nhóm hợp tác (5 essentials of a team: VMVSC).
Trong phần Thảo luận Nhóm, các Nữ tu trong cùng Hội Dòng đã họp chung với nhau để thảo luận về những vấn đề hiện tại và tìm giải pháp tốt hơn cho hướng tiến tương lai -- dựa vào những kiến thức đã thu thập được trong khóa thường huấn về “Lãnh đạo trong Đời sống Tập thể.” Chia sẻ với mọi người trong khóa thường huấn, Nữ tu Cecilia Đỗ cho biết nhóm của chị đã thảo luận và đồng thuận về 7 phong cách cần thiết của một Bề trên Phụ trách Công đoàn Tu sĩ như sau:
1) Quan tâm đến chị em: biết chị em cần gì, biết từng chị em của mình như thế nào, khích lệ khi chị em thành công; hỏi han, động viên, ủi an, nâng đỡ khi chị em thất bại; có thể tổ chức đi dã ngoại mỗi dịp lễ nghỉ hay tổ chức những bữa tiệc nhỏ trong ngày lễ bổn mạng hay sinh nhật của chị em.
2) Tập sống khiêm tốn: nhận biết chính mình, biết những thiếu sót, giới hạn và khuyết điểm của mình; nhìn nhận những ưu điểm của chị em để tôn trọng chị em.
3) Trung tín với chị em: giữ kín những điều chị em tin tưởng bày tỏ với mình, dù có thế nào cũng không được tiết lộ như nguyên tắc tín cẩn của người lãnh đạo.
4) Tập sống xả kỷ: nghĩ đến người khác nhiều hơn là nghĩ đến bản thân mình, lo cho người khác nhiều hơn là lo cho bản thân mình.
5) Tế nhị nhưng nghiêm túc: can đảm giải quyết những vấn đề thuộc quyền hạn của mình; không vì nể hay sợ bị chị em ghét mà bỏ qua những vấn đề cần đến sự giải quyết của mình.
6) Phân chia công việc: người quản lý thành công là người biết khéo léo phân phối công việc cho chị em tùy theo khả năng của mỗi người.
7) Tập nhìn người với con mắt tinh tường: biết chị em có khả năng gì thì cho chị em phát triển và trau giồi khả năng đó; phải nghĩ cho tương lai của cộng đoàn và của Hội Dòng, vì các cụ đã nói: “Tre già thì măng mọc.”
Khóa học khép lại với lễ tổng kết và trao chứng nhận tham dự thường huấn có sự hiện diện của Đức Giám Mục, Cha Trưởng ban Tu sĩ, Quý Chị Tổng hai Hội Dòng. Giây phút hội ngộ thật ngắn ngủi nhưng âm hưởng lời nhắn nhủ của vị chủ chăn đã đọng lại mãi trong tâm thức của 47 Nữ tu đã tham dự Khóa Thường huấn Liên Tu sĩ Giáo phận Vinh năm 2014.
Ước mong rằng khóa học qua đi nhưng tình thầy trò, tình chị em và nhiệt huyết tông đồ trong mỗi chúng ta càng được nung nấu, nắm chặt tay nhau, truyền lửa nóng cho nhau và không ngừng tỏa sáng cho đời như Chúa Giêsu đã nói “Để các con được sống và sống dồi dào” (Ga10,10) và “Chính các con là nhân chứng cho Thầy đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1,8 ). Bởi tất cả chúng ta đều chung một đường lên … cùng … đến nơi quê thật … là đây … sức sống vô biên … sống cùng thiên nhiên … sống cùng hiện diện … sống cùng ơn thiêng … (lời bài hát “Chung Một Đường Lên” được Thầy Giuse chia sẻ trong ngày đầu của thường huấn).
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh đã đến chủ tọa lễ bế mạc Khóa Thường Huấn. Trong phần huấn từ, ĐGM Giáo phận nói: “Các Chị Phụ trách hãy trở nên những nhà quản trị giỏi của nước trời trong chính môi trường chúng ta đang phục vụ.” Hãy đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Hãy sống với những kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong khóa thường huấn nầy và hãy áp dụng 10 kim chỉ nam cho người lãnh đạo phục vụ đã được Thầy Giuse chia sẻ trong lớp và được thảo luận trong các buổi họp nhóm như (1) Lắng nghe; (2) Hòa ái; (3) Thấu cảm; (3) Chữa lành; (4) Chia sẻ; (5) Khích lệ; (6) Tự tin; (7) Viễn kiến; (8) Phục vu; (9) Xây dựng Cá nhân; và (10) Phát huy Cộng đoàn.
Tường trình về nội dung khóa thường huấn, Nữ tu Anna Cao Thị Ánh Hồng cho biết khóa thường huấn đã chú tâm về phương cách lãnh đạo và làm việc nhóm sao cho thích nghi hơn với ơn gọi và sứ vụ của các tu sĩ trong giáo phận Vinh.
Phong cách Lãnh đạo là một môn học thú vị, với những bài học về người lãnh đạo và những yếu tố cần thiết cho sự thành công trong nhiệm vụ lãnh đạo như trách nhiệm, sự thành thật, sự thích nghi, sự hợp tác, sự khiêm tốn. Người lãnh đạo biết đối thoại, sáng tạo, nhạy cảm, tín cẩn, quảng đại, khôn ngoan, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề. Người lãnh đạo cũng cần biết chia sẻ công việc với người khác và lựa chọn người trợ tác tài giỏi; thân thiện, kiên quyết, công bằng và biết nhìn xa trông rộng. Trong tập thể, người lãnh đạo cần biết hài hòa giữa lý trí và tình cảm, giữa khối óc và trái tim. Dùng lý trí để sáng tạo, đặt kế hoạch, lên chương trình cho tổ chức, đồng thời dùng trái tim để yêu thương, cảm thông, bao dung và phải hướng đến mục đích cốt lõi của cuộc sống đời người là công chính, bình an và niềm vui cho cá nhân cũng như mọi người liên hệ.
Để làm việc Nhóm Hợp tác (teamwork) có hiệu quả, 5 yếu tố quan thiết mà người trưởng nhóm (team leader) phải luôn lưu tâm là (1) lắng nghe, (2) tôn trọng, (3) giúp đỡ, (4) chia sẻ và (5) làm việc chung với nhau. Bởi chữ TEAM được kết từ: Together – Everyone –Achieves – More.(Cùng với nhau, mỗi người sẽ thành công nhiều hơn). Đề tài hội thảo của chương trình thường huấn năm nay là phương pháp làm việc nhóm trong đời sống chung, những khác biệt về tổ chức và điều hành giữa những nhóm hợp tác (teams) và những nhóm thông thường (groups). Ngoài phần lý thuyết xây dựng nhóm hợp tác (teambuilding), nhiều chìa khoá mở cửa thành công (keys to success) cho các nhóm hợp tác đã được Thầy Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ trong khóa thường huấn năm nay như: 5 giai đoạn phát triển nhóm hợp tác (5 stages of team development); 5 người bạn của nhóm hợp tác (5 friends of teams: 5DHS); 5 kẻ thù của nhóm hợp tác (5 enemies/dysfunctions of a team); 5 điều cần thiết của nhóm hợp tác (5 essentials of a team: VMVSC).
Trong phần Thảo luận Nhóm, các Nữ tu trong cùng Hội Dòng đã họp chung với nhau để thảo luận về những vấn đề hiện tại và tìm giải pháp tốt hơn cho hướng tiến tương lai -- dựa vào những kiến thức đã thu thập được trong khóa thường huấn về “Lãnh đạo trong Đời sống Tập thể.” Chia sẻ với mọi người trong khóa thường huấn, Nữ tu Cecilia Đỗ cho biết nhóm của chị đã thảo luận và đồng thuận về 7 phong cách cần thiết của một Bề trên Phụ trách Công đoàn Tu sĩ như sau:
1) Quan tâm đến chị em: biết chị em cần gì, biết từng chị em của mình như thế nào, khích lệ khi chị em thành công; hỏi han, động viên, ủi an, nâng đỡ khi chị em thất bại; có thể tổ chức đi dã ngoại mỗi dịp lễ nghỉ hay tổ chức những bữa tiệc nhỏ trong ngày lễ bổn mạng hay sinh nhật của chị em.
2) Tập sống khiêm tốn: nhận biết chính mình, biết những thiếu sót, giới hạn và khuyết điểm của mình; nhìn nhận những ưu điểm của chị em để tôn trọng chị em.
3) Trung tín với chị em: giữ kín những điều chị em tin tưởng bày tỏ với mình, dù có thế nào cũng không được tiết lộ như nguyên tắc tín cẩn của người lãnh đạo.
4) Tập sống xả kỷ: nghĩ đến người khác nhiều hơn là nghĩ đến bản thân mình, lo cho người khác nhiều hơn là lo cho bản thân mình.
5) Tế nhị nhưng nghiêm túc: can đảm giải quyết những vấn đề thuộc quyền hạn của mình; không vì nể hay sợ bị chị em ghét mà bỏ qua những vấn đề cần đến sự giải quyết của mình.
6) Phân chia công việc: người quản lý thành công là người biết khéo léo phân phối công việc cho chị em tùy theo khả năng của mỗi người.
7) Tập nhìn người với con mắt tinh tường: biết chị em có khả năng gì thì cho chị em phát triển và trau giồi khả năng đó; phải nghĩ cho tương lai của cộng đoàn và của Hội Dòng, vì các cụ đã nói: “Tre già thì măng mọc.”
Khóa học khép lại với lễ tổng kết và trao chứng nhận tham dự thường huấn có sự hiện diện của Đức Giám Mục, Cha Trưởng ban Tu sĩ, Quý Chị Tổng hai Hội Dòng. Giây phút hội ngộ thật ngắn ngủi nhưng âm hưởng lời nhắn nhủ của vị chủ chăn đã đọng lại mãi trong tâm thức của 47 Nữ tu đã tham dự Khóa Thường huấn Liên Tu sĩ Giáo phận Vinh năm 2014.
Ước mong rằng khóa học qua đi nhưng tình thầy trò, tình chị em và nhiệt huyết tông đồ trong mỗi chúng ta càng được nung nấu, nắm chặt tay nhau, truyền lửa nóng cho nhau và không ngừng tỏa sáng cho đời như Chúa Giêsu đã nói “Để các con được sống và sống dồi dào” (Ga10,10) và “Chính các con là nhân chứng cho Thầy đến tận cùng trái đất” (x. Cv 1,8 ). Bởi tất cả chúng ta đều chung một đường lên … cùng … đến nơi quê thật … là đây … sức sống vô biên … sống cùng thiên nhiên … sống cùng hiện diện … sống cùng ơn thiêng … (lời bài hát “Chung Một Đường Lên” được Thầy Giuse chia sẻ trong ngày đầu của thường huấn).