CN II Mùa Chay : Chúa hiển dung trên núi :
Rất sáng và rất ngắn
Trong thánh lễ cưới, cô dâu thường mặc áo trắng, hoặc soirée trắng hoặc áo dài trắng với voile phủ đầu cũng trắng. Nhưng màu trắng đó khi gặp bóng chiều buông xuống – nếu lễ cưới vào buổi chiều. Hoặc như mấy nhà thờ quê, lễ cưới vào giấc 4:30 hay 5 giờ sáng, gọi là sáng, nhưng trời còn tối. Ngoài trời tối mà trong nhà thờ, đèn có sáng mấy cũng không đủ làm cho màu trắng áo cô dâu sáng lên được. Chỉ thỉnh thoảng khi ánh đèn flash của máy ảnh loé lên để ghi hình cô dâu chú rể, thì màu trắng của y phục cô dâu mới thật là trắng. Đèn flash bật lên rất sáng và cũng rất ngắn.
Cuộc biến hình của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cũng rất sáng và cũng rất ngắn.
Sáng đến độ diện mạo Chúa biến đổi khác thường, còn áo Ngài mặc thì trắng tinh sáng láng (Marcô thì ghi rõ: không thợ giặt trần gian nào giặt trắng đến thế ! Chuyên viên tẩy rửa Omo, hay Tide+ cũng không làm trắng đến như thế. Bột giặt với mẩu quảng cáo yêu nhau cởi áo cho nhau trên TV hẳn cũng không cho màu áo trắng sáng được như áo Chúa trong cuộc hiển dung !).
Rất sáng, nhưng lại cũng rất ngắn.
Phêrô vui mừng tột độ, nhưng nói chưa hết câu “làm 3 lều”, thì đã thấy chỉ còn mình Chúa Giêsu, bình thường, chẳng sáng là mấy... Cuộc biến hình của Chúa rất sáng và rất ngắn. Tai sao ?
Tại sao Vinh quang của Chúa lại xuất hiện rất sáng, nhưng cũng rất ngắn như một tia chớp mau qua như thế ?
Thưa đó là qui luật muôn đời của đức tin.
Vinh quang Thiên Chúa bao giờ cũng chỉ được ban cho ta trong một chớp sáng mau qua vào những lúc ta cần được an ủi nhất: vừa sáng đủ để củng cố đức tin của ta mà cũng vừa ngắn đủ để khỏi xâm phạm tự do của ta. Ta tìm hiểu thêm về sáng và ngắn.
1. Rất sáng :
Các nhà giảng thuyết cũng như các nhà giải thích Kinh Thánh đều đồng ý với nhau về ý nghĩa bối cảnh của cuộc biến hình hiển dung. Đó là sau khi tiên báo mình sẽ chịu đau khổ, chịu chết tại Yêrusalem, những môn đệ theo Chúa buồn bã rồi nghi ngờ về người Thầy mà mình đang theo. Ông Yêsu này là ai, mà tương lai ông đen tối như thế: nào là đau khổ, nào là chết trên thập giá. Ông lại còn nói ai theo ông cũng phải vác thập giá: cả một bầu trời u ám. Giữa lúc ấy thì Chúa biến hình vinh quang sáng láng, trước khi Ngài hai lần nữa loan báo về khổ đau và cái chết của Ngài: lần 2, lần 3 (thêm : bị nộp, bị khạc nhổ, xỉ vả, đánh đập).
Các nhà canh tân Phụng vụ cũng muốn đồng ý với lối giải thích trên, nên trong Mùa Chay, mùa sám hối đền tội, mùa trời giăng màu tím, ngay sau lễ tro rồi Chúa Nhật I Mùa Chay bị cám dỗ, trước khi đến CN 3, 4, 5 thì chen nằm vào ngay giữa một ngày tường thuật cuộc biến hình của Chúa : hôm nay Chúa Nhật II, năm A hay B hay C đều là hiển dung sáng láng.
Vậy giữa mùa chay dài 40 ngày mang tính buồn rầu than khóc, sẽ có một Chúa Nhật nói đến sự biến hình vinh quang. Và Phụng vụ muốn mô phỏng 2000 năm về trước, giữa bầu khí u buồn và nghi hoặc nơi các tông đồ, Chúa đã biến hình sáng láng ..
Cuộc biến hình này phải thật sáng thì mới chiếu đủ ánh sáng vào không gian (bầu khí) ảm đạm u buồn khá đậm nơi các đồ đệ của Đức Giêsu. Và cũng phải thật sáng thì mới ảnh hưởng đến thời gian còn rất lâu mới tới một cuộc biến hình khác là sự phục sinh của Ngài.
Giống như đèn flash phải thật sáng để chiếu vào không gian đen tối hầu lưu ảnh cho thời gian dài lâu, thì cuộc biến hình phải rất sáng để đủ chiếu soi không gian u buồn rất lớn và thời gian nghi hoặc rất dài. Cuộc biến hình rất sáng để phá tan được ảm đạm và nghi ngờ nơi các Tông đồ, giúp củng cố niềm tin của các ông vào người Thầy mà mình đang đi theo. Nhưng cuộc biến hình rất sáng đó, cũng diễn ra rất ngắn.
2. Rất ngắn. Tại sao lại rất ngắn
Thưa là để khỏi xâm phạm đến tự do của các Tông đồ. Tự do đi theo Ngài và tin Ngài cách tự do. Giả sử Đức Giêsu cứ xuất hiện dưới dạng uy nghi sáng láng, thì tin vào Ngài là dễ dàng, là đương nhiên. Triết lý gọi là bó buộc, không tự do tin hay không tin tùy ý nữa. Và nếu Ngài cứ uy nghi sáng láng mãi thì đi theo Ngài cũng là bó buộc đương nhiên, nhất là khi Ngài hứa ai theo Ngài sẽ nên giống như Ngài. (Đèn flash mà cứ sáng hoài, ta cũng mất tự do, không dám co tay duỗi chân đập con muỗi !).
Trong cuộc sống thử thách ở trần gian này, Thiên Chúa vẫn cứ muốn là Thiên Chúa mai ẩn, giấu mình đối với những kẻ tin vào Ngài. Ngài muốn họ tự do. Tự do tin Ngài, theo Ngài, yêu mến Ngài. Khi cần, khi rất cần, để an ủi khích lệ những kẻ tin Ngài, Thiên Chúa mới tỏ vinh quang. Nhưng cũng như tia chớp, trong chốc lát. Rất rất ngắn. Vừa đủ sáng để củng cố đức tin ta vừa ngắn ngủi để khỏi xâm phạm đến tự do của ta.
Một hôm có người đến báo cho vua Louis IX (nước Pháp) là hãy đến ngay xem phép lạ tại nhà thờ kia : vị linh mục đọc lời truyền phép xong, thì chính Chúa Giêsu hiện nguyên hình trên tấm bánh. Tấm bánh sáng láng lạ thường. Vua Louis đáp lại: Ta không cần đến, vì ta vẫn tin như thế. Không phải vì sờ vào, thấy được ngời sáng mà ta tin hơn đâu. Những ai yếu tin, nghi ngờ thì cứ đến mà xem.
Không thấy sáng, không sờ được mà vẫn tin, cái tin đó mới tự do. Cái tin đó mới là Đức. Đức tin. Phúc cho ai không thấy mà tin. Chỉ cần nghe mà tin mới là phúc, mới là tự do. Tôi nghe nói, tôi nghe dạy : Chúa ngự thật trong hình bánh. Tôi tin. Tin chất lượng nhất vì có tự do, tức là tôi có thể tin hay không tin mà chẳng ai cho tôi là mát, là dị.
Còn khi vừa truyền phép xong, tấm bánh sáng láng lạ lùng và cứ sáng mãi bao lâu Chúa còn hiện diện thì tôi chỉ còn một con đường không có chọn lựa nào khác, là tin, là công nhận ; nếu không thiên hạ gọi tôi là khùng là mát… Chính vì để khỏi xâm phạm đến tự do của các tông đồ mà Chúa đã biến hình sáng láng rất ngắn.
Trong cuộc sống tại trần gian của người Kitô hữu chúng ta, rất nhiều khi và rất rất nhiều người không hề gặp được một cuộc biến hình nào của Chúa cả, cho dù là rất ngắn. Một chút của rất rất ngắn cũng không có.
Nhưng đừng có ganh tị. Bởi cuộc biến hình xưa kia trên núi, Chúa Giêsu cũng chỉ mang theo ba vị: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chín vị khác và đông đảo đệ tử có thấy được loé sáng vinh quang nào của Chúa đâu. Mà họ vẫn tin theo Chúa.
Xin cho chúng ta cũng được như vậy, dù Chúa không hoặc chưa biến hình hiển dung với ta, nhưng ta vẫn tin Ngài là Chúa, như kinh Tin Kính ta sẽ tuyên xưng bây giờ đây.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Rất sáng và rất ngắn
Trong thánh lễ cưới, cô dâu thường mặc áo trắng, hoặc soirée trắng hoặc áo dài trắng với voile phủ đầu cũng trắng. Nhưng màu trắng đó khi gặp bóng chiều buông xuống – nếu lễ cưới vào buổi chiều. Hoặc như mấy nhà thờ quê, lễ cưới vào giấc 4:30 hay 5 giờ sáng, gọi là sáng, nhưng trời còn tối. Ngoài trời tối mà trong nhà thờ, đèn có sáng mấy cũng không đủ làm cho màu trắng áo cô dâu sáng lên được. Chỉ thỉnh thoảng khi ánh đèn flash của máy ảnh loé lên để ghi hình cô dâu chú rể, thì màu trắng của y phục cô dâu mới thật là trắng. Đèn flash bật lên rất sáng và cũng rất ngắn.
Cuộc biến hình của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay cũng rất sáng và cũng rất ngắn.
Sáng đến độ diện mạo Chúa biến đổi khác thường, còn áo Ngài mặc thì trắng tinh sáng láng (Marcô thì ghi rõ: không thợ giặt trần gian nào giặt trắng đến thế ! Chuyên viên tẩy rửa Omo, hay Tide+ cũng không làm trắng đến như thế. Bột giặt với mẩu quảng cáo yêu nhau cởi áo cho nhau trên TV hẳn cũng không cho màu áo trắng sáng được như áo Chúa trong cuộc hiển dung !).
Rất sáng, nhưng lại cũng rất ngắn.
Phêrô vui mừng tột độ, nhưng nói chưa hết câu “làm 3 lều”, thì đã thấy chỉ còn mình Chúa Giêsu, bình thường, chẳng sáng là mấy... Cuộc biến hình của Chúa rất sáng và rất ngắn. Tai sao ?
Tại sao Vinh quang của Chúa lại xuất hiện rất sáng, nhưng cũng rất ngắn như một tia chớp mau qua như thế ?
Thưa đó là qui luật muôn đời của đức tin.
Vinh quang Thiên Chúa bao giờ cũng chỉ được ban cho ta trong một chớp sáng mau qua vào những lúc ta cần được an ủi nhất: vừa sáng đủ để củng cố đức tin của ta mà cũng vừa ngắn đủ để khỏi xâm phạm tự do của ta. Ta tìm hiểu thêm về sáng và ngắn.
1. Rất sáng :
Các nhà giảng thuyết cũng như các nhà giải thích Kinh Thánh đều đồng ý với nhau về ý nghĩa bối cảnh của cuộc biến hình hiển dung. Đó là sau khi tiên báo mình sẽ chịu đau khổ, chịu chết tại Yêrusalem, những môn đệ theo Chúa buồn bã rồi nghi ngờ về người Thầy mà mình đang theo. Ông Yêsu này là ai, mà tương lai ông đen tối như thế: nào là đau khổ, nào là chết trên thập giá. Ông lại còn nói ai theo ông cũng phải vác thập giá: cả một bầu trời u ám. Giữa lúc ấy thì Chúa biến hình vinh quang sáng láng, trước khi Ngài hai lần nữa loan báo về khổ đau và cái chết của Ngài: lần 2, lần 3 (thêm : bị nộp, bị khạc nhổ, xỉ vả, đánh đập).
Các nhà canh tân Phụng vụ cũng muốn đồng ý với lối giải thích trên, nên trong Mùa Chay, mùa sám hối đền tội, mùa trời giăng màu tím, ngay sau lễ tro rồi Chúa Nhật I Mùa Chay bị cám dỗ, trước khi đến CN 3, 4, 5 thì chen nằm vào ngay giữa một ngày tường thuật cuộc biến hình của Chúa : hôm nay Chúa Nhật II, năm A hay B hay C đều là hiển dung sáng láng.
Vậy giữa mùa chay dài 40 ngày mang tính buồn rầu than khóc, sẽ có một Chúa Nhật nói đến sự biến hình vinh quang. Và Phụng vụ muốn mô phỏng 2000 năm về trước, giữa bầu khí u buồn và nghi hoặc nơi các tông đồ, Chúa đã biến hình sáng láng ..
Cuộc biến hình này phải thật sáng thì mới chiếu đủ ánh sáng vào không gian (bầu khí) ảm đạm u buồn khá đậm nơi các đồ đệ của Đức Giêsu. Và cũng phải thật sáng thì mới ảnh hưởng đến thời gian còn rất lâu mới tới một cuộc biến hình khác là sự phục sinh của Ngài.
Giống như đèn flash phải thật sáng để chiếu vào không gian đen tối hầu lưu ảnh cho thời gian dài lâu, thì cuộc biến hình phải rất sáng để đủ chiếu soi không gian u buồn rất lớn và thời gian nghi hoặc rất dài. Cuộc biến hình rất sáng để phá tan được ảm đạm và nghi ngờ nơi các Tông đồ, giúp củng cố niềm tin của các ông vào người Thầy mà mình đang đi theo. Nhưng cuộc biến hình rất sáng đó, cũng diễn ra rất ngắn.
2. Rất ngắn. Tại sao lại rất ngắn
Thưa là để khỏi xâm phạm đến tự do của các Tông đồ. Tự do đi theo Ngài và tin Ngài cách tự do. Giả sử Đức Giêsu cứ xuất hiện dưới dạng uy nghi sáng láng, thì tin vào Ngài là dễ dàng, là đương nhiên. Triết lý gọi là bó buộc, không tự do tin hay không tin tùy ý nữa. Và nếu Ngài cứ uy nghi sáng láng mãi thì đi theo Ngài cũng là bó buộc đương nhiên, nhất là khi Ngài hứa ai theo Ngài sẽ nên giống như Ngài. (Đèn flash mà cứ sáng hoài, ta cũng mất tự do, không dám co tay duỗi chân đập con muỗi !).
Trong cuộc sống thử thách ở trần gian này, Thiên Chúa vẫn cứ muốn là Thiên Chúa mai ẩn, giấu mình đối với những kẻ tin vào Ngài. Ngài muốn họ tự do. Tự do tin Ngài, theo Ngài, yêu mến Ngài. Khi cần, khi rất cần, để an ủi khích lệ những kẻ tin Ngài, Thiên Chúa mới tỏ vinh quang. Nhưng cũng như tia chớp, trong chốc lát. Rất rất ngắn. Vừa đủ sáng để củng cố đức tin ta vừa ngắn ngủi để khỏi xâm phạm đến tự do của ta.
Một hôm có người đến báo cho vua Louis IX (nước Pháp) là hãy đến ngay xem phép lạ tại nhà thờ kia : vị linh mục đọc lời truyền phép xong, thì chính Chúa Giêsu hiện nguyên hình trên tấm bánh. Tấm bánh sáng láng lạ thường. Vua Louis đáp lại: Ta không cần đến, vì ta vẫn tin như thế. Không phải vì sờ vào, thấy được ngời sáng mà ta tin hơn đâu. Những ai yếu tin, nghi ngờ thì cứ đến mà xem.
Không thấy sáng, không sờ được mà vẫn tin, cái tin đó mới tự do. Cái tin đó mới là Đức. Đức tin. Phúc cho ai không thấy mà tin. Chỉ cần nghe mà tin mới là phúc, mới là tự do. Tôi nghe nói, tôi nghe dạy : Chúa ngự thật trong hình bánh. Tôi tin. Tin chất lượng nhất vì có tự do, tức là tôi có thể tin hay không tin mà chẳng ai cho tôi là mát, là dị.
Còn khi vừa truyền phép xong, tấm bánh sáng láng lạ lùng và cứ sáng mãi bao lâu Chúa còn hiện diện thì tôi chỉ còn một con đường không có chọn lựa nào khác, là tin, là công nhận ; nếu không thiên hạ gọi tôi là khùng là mát… Chính vì để khỏi xâm phạm đến tự do của các tông đồ mà Chúa đã biến hình sáng láng rất ngắn.
Trong cuộc sống tại trần gian của người Kitô hữu chúng ta, rất nhiều khi và rất rất nhiều người không hề gặp được một cuộc biến hình nào của Chúa cả, cho dù là rất ngắn. Một chút của rất rất ngắn cũng không có.
Nhưng đừng có ganh tị. Bởi cuộc biến hình xưa kia trên núi, Chúa Giêsu cũng chỉ mang theo ba vị: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chín vị khác và đông đảo đệ tử có thấy được loé sáng vinh quang nào của Chúa đâu. Mà họ vẫn tin theo Chúa.
Xin cho chúng ta cũng được như vậy, dù Chúa không hoặc chưa biến hình hiển dung với ta, nhưng ta vẫn tin Ngài là Chúa, như kinh Tin Kính ta sẽ tuyên xưng bây giờ đây.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm