Cuộc họp lần thứ 22 của Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái Quốc Tế (ILC) đã diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha trong các ngày 13-16 tháng Mười, 2013. Đây là một nghị hội đối thoại chính thức giữa Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Tòa Thánh với người Do Thái và Ủy Ban Do Thái Quốc Tế về Tham Khảo Liên Tôn (IJCIC). Cuộc họp lần này đặt dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha và Liên Đoàn Các Cộng Đồng Do Thái Tây Ban Nha với sự tham dự của các đại diện Kitô Giáo năm châu. Bà Betty Ehrenberg, chủ tịch IJCIC và Đức HY Kurt Koch, chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái đồng chủ tọa cuộc họp này.
Chủ đề cuộc họp là “Các Thách Đố Đối Với Tôn Giáo Trong Xã Hội Đương Thời”. Các thách đố này được đề cập trong một loạt các bài trình bày, thảo luận và tập huấn về các hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức và tôn giáo trong đó con người nam nữ ngày nay tìm cách phát biểu niềm tin tôn giáo của họ và tuân theo các giáo huấn trong truyền thống tôn giáo của riêng họ. Sau đây là nguyên văn bản tuyền bố.
Di sản chung của chúng ta
Người Do Thái và tín hữu Kitô Giáo có chung di sản là lời chứng Thánh Kinh về liên hệ của Thiên Chúa với gia đình nhân loại suốt trong lịch sử. Thánh Kinh của chúng ta làm chứng cho cả các cá nhân lẫn các dân tộc như một toàn thể được Ơn Quan Phòng của Thiên Chúa kêu gọi, dạy dỗ, hướng dẫn và che chở. Dưới ánh sáng lịch sử thánh thiêng này, các tham dự viên Công Giáo và Do Thái của cuộc họp đã đáp ứng các cơ may và cả các khó khăn đang xuất hiện và thách thức niềm tin cũng như thực hành tôn giáo trên thế giới ngày nay.
Gần năm mươi năm trước đây, Công Đồng Vatican Hai đã công bố Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đặt Giáo Hội Công Giáo vào một con đường mới trong các liên hệ của nó với dân tộc Do Thái. Việc thiết lập ra ILC làm phương tiện liên lạc chính thức giữa Tòa Thánh và cộng đồng Do Thái quốc tế là một trong các hoa trái có ý nghĩa nhất của Nostra Aetate. Cuộc thảo luận cởi mở trong tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đã lên đặc điểm cho cuộc họp mặt của chúng tôi tại Madrid và tiếp diễn sự tiến bộ đã thực hiện được trong giáo huấn và trong việc thực thi các nguyên tắc đã được liệtt kê trong bản Tuyên Ngôn căn bản này. Tại cuộc họp lần thứ 22 này, chúng tôi tái khẳng định mối liên hệ độc đáo giữa người Công Giáo và người Do Thái, đặt căn bản trên di sản tinh thần chung và các trách nhiệm chung của chúng ta trong việc bảo vệ nhân phẩm.
Là người Công Giáo và Do Thái, chúng ta cố gắng xây dựng một thế giới trong đó nhân quyền được thừa nhận và tôn trọng và trong đó, mọi dân tộc và xã hội được triển nở trong hòa bình và tự do. Chúng tôi cam kết củng cố sự hợp tác của chúng ta trong công tác theo đuổi việc phân phối các tài nguyên mỗi ngày một công chính và công bình hơn, để mọi người được hưởng ơn ích của các tiến bộ trong việc phát triển khoa học, y khoa, giáo dục và kinh tế. Chúng tôi coi mình như những người cùng hợp tác vào việc chữa lành thế giới tạo dựng của chúng ta để mỗi ngày nó mỗi phản ảnh sáng lạn hơn viễn kiến nguyên thủy của Thánh Kinh: “Và Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã dựng nên, và quả chúng thật tốt đẹp” (St 1:31).
Trong các thảo luận nhóm, các đại diện đã xem sét việc gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái hiện nay, hiện tượng bách hại gia tăng người Kitô giáo tại nhiều nơi trên thế giới, và các đe dọa đối với tự do tôn giáo trong nhiều xã hội. Dưới ánh sáng các lý tưởng tôn giáo chung của chúng ta, chúng tôi đã khảo sát các khó khăn thực sự đang thách thức các truyền thống tôn giáo của chúng ta hiện nay, trong đó, có bạo hành, khủng bố, cực đoan, kỳ thị và nghèo đói. Chúng tôi rất đau buồn khi thấy danh Thiên Chúa bị xúc phạm bởi tội ác ngụy trang dưới các mỹ từ tôn giáo.
Tự do tôn giáo
Trong việc làm của mình, được khuyến khích bởi việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tỏ ý quan tâm tới an vui phổ quát của mọi người, nhất là người nghèo và người bị áp bức, chúng tôi chia sẻ niềm tin vào phẩm giá Chúa ban cho mọi cá nhân. Điều này đòi phải dành cho mỗi người đầy đủ quyền tự do lương tâm và quyền tự do phát biểu tôn giáo trong tư cách cá nhân và trong tư cách định chế, nơi tư riêng và nơi công cộng. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng tôn giáo, việc sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Người Do Thái cũng như người Công Giáo đều lên án việc bách hại dựa trên cơ sở tôn giáo.
Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và các chính phủ, các cá nhân, và các nhà lãnh đạo và định chế tôn giáo hãy hành động để bảo đảm an ninh thể lý và bảo vệ về luật pháp cho tất cả những ai đang thực thi quyền tự do tôn giáo hết sức căn bản của họ; hãy bảo vệ quyền được thay đổi hay từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình; hãy giáo dục con em mình phù hợp với các niềm tin này. Trong số các chủ trương tôn giáo đang bị tấn công ngày nay, những chủ trương thuộc phạm vi quyền cần được bảo vệ, có các quyền sát sinh (giống vật) theo tôn giáo, cắt da qui đầu nam giới, và việc sử dụng cũng như trưng bày các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng.
Bách hại Kitô hữu
ILC khuyến cáo Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái của Vatican và IJCIC làm việc với nhau trong các tình thế liên quan tới việc bách hại các thiểu số Kitô Giáo khắp thế giới khi chúng xuất hiện; lên tiếng kêu gọi sự chú ý tới các vấn đề này và yểm trợ các cố gắng nhằm bảo đảm quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân bất kể bản sắc tôn giáo hay sắc tộc của họ tại Trung Đông và các nơi khác. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích các cố gắng nhằm phát huy sự an vui của các cộng đồng thiểu số Kitô Giáo và Do Thái Giáo khắp Trung Đông.
Chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng
Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc đi nhắc lại, “Kitô hữu không thể là người bài Do Thái”. Chúng tôi khuyến khích mọi nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ chống lại tội lỗi này. Việc mừng kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate vào năm 2015 là một thời điểm hồng ân để ta tái khẳng định việc nó lên án chủ nghĩa bài Do Thái. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu triệt bỏ các giáo huấn bài Do Thái khỏi việc giảng dạy và các sách giáo khoa khắp trên thế giới. Tương tự như thế, bất cứ phát biểu xúc cảm nào bài Kitô Giáo cũng không thể nào chấp nhận được.
Giáo dục
Chúng tôi khuyến cáo: mọi chủng viện Do Thái và Công Giáo nên bao gồm vào khóa trình của mình việc giảng dạy về Nostra Aetate và các văn kiện tiếp theo của Tòa Thánh nhằm thực thi Tuyên Ngôn của Công Đồng. Vì một thế hệ các nhà lãnh đạo mới của cả Do Thái Giáo lẫn Kitô Giáo đang xuất hiện, chúng tôi xin nhấn mạnh tới các cách thức sâu xa trong việc Nostra Aetate biến đổi mối liên hệ giữa người Do Thái và người Công Giáo. Điều bó buộc là thế hệ sắp đến phải tiếp nhận các giáo huấn này và bảo đảm để chúng vươn tới mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới.
Đứng trước các thách đố trên, người Công Giáo và Do Thái chúng tôi nguyện đổi mới cam kết của mình trong việc giáo dục các cộng đồng liên hệ của chúng tôi về kiến thức và lòng tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi thỏa thuận sẽ cộng tác với nhau để cải thiện cuộc sống của những người đang sống bên lề xã hội, tức người nghèo, người bệnh, người tỵ nạn, nạn nhân của việc buôn bán người, và để bảo vệ công trình sáng thế của Thiên Chúa khỏi các nguy cơ do việc thay đổi khí hậu gây ra. Chúng tôi không thể làm được điều đó một mình; chúng tôi kêu gọi tất cả những ai nắm giữ quyền hành và ảnh hưởng tham gia với chúng tôi trong việc phục vụ ích chung để mọi người được sống trong phẩm giá và an ninh, và để công lý và hòa bình được thống trị.
Chủ đề cuộc họp là “Các Thách Đố Đối Với Tôn Giáo Trong Xã Hội Đương Thời”. Các thách đố này được đề cập trong một loạt các bài trình bày, thảo luận và tập huấn về các hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức và tôn giáo trong đó con người nam nữ ngày nay tìm cách phát biểu niềm tin tôn giáo của họ và tuân theo các giáo huấn trong truyền thống tôn giáo của riêng họ. Sau đây là nguyên văn bản tuyền bố.
Di sản chung của chúng ta
Người Do Thái và tín hữu Kitô Giáo có chung di sản là lời chứng Thánh Kinh về liên hệ của Thiên Chúa với gia đình nhân loại suốt trong lịch sử. Thánh Kinh của chúng ta làm chứng cho cả các cá nhân lẫn các dân tộc như một toàn thể được Ơn Quan Phòng của Thiên Chúa kêu gọi, dạy dỗ, hướng dẫn và che chở. Dưới ánh sáng lịch sử thánh thiêng này, các tham dự viên Công Giáo và Do Thái của cuộc họp đã đáp ứng các cơ may và cả các khó khăn đang xuất hiện và thách thức niềm tin cũng như thực hành tôn giáo trên thế giới ngày nay.
Gần năm mươi năm trước đây, Công Đồng Vatican Hai đã công bố Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đặt Giáo Hội Công Giáo vào một con đường mới trong các liên hệ của nó với dân tộc Do Thái. Việc thiết lập ra ILC làm phương tiện liên lạc chính thức giữa Tòa Thánh và cộng đồng Do Thái quốc tế là một trong các hoa trái có ý nghĩa nhất của Nostra Aetate. Cuộc thảo luận cởi mở trong tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đã lên đặc điểm cho cuộc họp mặt của chúng tôi tại Madrid và tiếp diễn sự tiến bộ đã thực hiện được trong giáo huấn và trong việc thực thi các nguyên tắc đã được liệtt kê trong bản Tuyên Ngôn căn bản này. Tại cuộc họp lần thứ 22 này, chúng tôi tái khẳng định mối liên hệ độc đáo giữa người Công Giáo và người Do Thái, đặt căn bản trên di sản tinh thần chung và các trách nhiệm chung của chúng ta trong việc bảo vệ nhân phẩm.
Là người Công Giáo và Do Thái, chúng ta cố gắng xây dựng một thế giới trong đó nhân quyền được thừa nhận và tôn trọng và trong đó, mọi dân tộc và xã hội được triển nở trong hòa bình và tự do. Chúng tôi cam kết củng cố sự hợp tác của chúng ta trong công tác theo đuổi việc phân phối các tài nguyên mỗi ngày một công chính và công bình hơn, để mọi người được hưởng ơn ích của các tiến bộ trong việc phát triển khoa học, y khoa, giáo dục và kinh tế. Chúng tôi coi mình như những người cùng hợp tác vào việc chữa lành thế giới tạo dựng của chúng ta để mỗi ngày nó mỗi phản ảnh sáng lạn hơn viễn kiến nguyên thủy của Thánh Kinh: “Và Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã dựng nên, và quả chúng thật tốt đẹp” (St 1:31).
Trong các thảo luận nhóm, các đại diện đã xem sét việc gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái hiện nay, hiện tượng bách hại gia tăng người Kitô giáo tại nhiều nơi trên thế giới, và các đe dọa đối với tự do tôn giáo trong nhiều xã hội. Dưới ánh sáng các lý tưởng tôn giáo chung của chúng ta, chúng tôi đã khảo sát các khó khăn thực sự đang thách thức các truyền thống tôn giáo của chúng ta hiện nay, trong đó, có bạo hành, khủng bố, cực đoan, kỳ thị và nghèo đói. Chúng tôi rất đau buồn khi thấy danh Thiên Chúa bị xúc phạm bởi tội ác ngụy trang dưới các mỹ từ tôn giáo.
Tự do tôn giáo
Trong việc làm của mình, được khuyến khích bởi việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tỏ ý quan tâm tới an vui phổ quát của mọi người, nhất là người nghèo và người bị áp bức, chúng tôi chia sẻ niềm tin vào phẩm giá Chúa ban cho mọi cá nhân. Điều này đòi phải dành cho mỗi người đầy đủ quyền tự do lương tâm và quyền tự do phát biểu tôn giáo trong tư cách cá nhân và trong tư cách định chế, nơi tư riêng và nơi công cộng. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng tôn giáo, việc sử dụng tôn giáo cho các mục tiêu chính trị. Người Do Thái cũng như người Công Giáo đều lên án việc bách hại dựa trên cơ sở tôn giáo.
Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và các chính phủ, các cá nhân, và các nhà lãnh đạo và định chế tôn giáo hãy hành động để bảo đảm an ninh thể lý và bảo vệ về luật pháp cho tất cả những ai đang thực thi quyền tự do tôn giáo hết sức căn bản của họ; hãy bảo vệ quyền được thay đổi hay từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình; hãy giáo dục con em mình phù hợp với các niềm tin này. Trong số các chủ trương tôn giáo đang bị tấn công ngày nay, những chủ trương thuộc phạm vi quyền cần được bảo vệ, có các quyền sát sinh (giống vật) theo tôn giáo, cắt da qui đầu nam giới, và việc sử dụng cũng như trưng bày các biểu tượng tôn giáo nơi công cộng.
Bách hại Kitô hữu
ILC khuyến cáo Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái của Vatican và IJCIC làm việc với nhau trong các tình thế liên quan tới việc bách hại các thiểu số Kitô Giáo khắp thế giới khi chúng xuất hiện; lên tiếng kêu gọi sự chú ý tới các vấn đề này và yểm trợ các cố gắng nhằm bảo đảm quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân bất kể bản sắc tôn giáo hay sắc tộc của họ tại Trung Đông và các nơi khác. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích các cố gắng nhằm phát huy sự an vui của các cộng đồng thiểu số Kitô Giáo và Do Thái Giáo khắp Trung Đông.
Chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng
Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc đi nhắc lại, “Kitô hữu không thể là người bài Do Thái”. Chúng tôi khuyến khích mọi nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ chống lại tội lỗi này. Việc mừng kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate vào năm 2015 là một thời điểm hồng ân để ta tái khẳng định việc nó lên án chủ nghĩa bài Do Thái. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu triệt bỏ các giáo huấn bài Do Thái khỏi việc giảng dạy và các sách giáo khoa khắp trên thế giới. Tương tự như thế, bất cứ phát biểu xúc cảm nào bài Kitô Giáo cũng không thể nào chấp nhận được.
Giáo dục
Chúng tôi khuyến cáo: mọi chủng viện Do Thái và Công Giáo nên bao gồm vào khóa trình của mình việc giảng dạy về Nostra Aetate và các văn kiện tiếp theo của Tòa Thánh nhằm thực thi Tuyên Ngôn của Công Đồng. Vì một thế hệ các nhà lãnh đạo mới của cả Do Thái Giáo lẫn Kitô Giáo đang xuất hiện, chúng tôi xin nhấn mạnh tới các cách thức sâu xa trong việc Nostra Aetate biến đổi mối liên hệ giữa người Do Thái và người Công Giáo. Điều bó buộc là thế hệ sắp đến phải tiếp nhận các giáo huấn này và bảo đảm để chúng vươn tới mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới.
Đứng trước các thách đố trên, người Công Giáo và Do Thái chúng tôi nguyện đổi mới cam kết của mình trong việc giáo dục các cộng đồng liên hệ của chúng tôi về kiến thức và lòng tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi thỏa thuận sẽ cộng tác với nhau để cải thiện cuộc sống của những người đang sống bên lề xã hội, tức người nghèo, người bệnh, người tỵ nạn, nạn nhân của việc buôn bán người, và để bảo vệ công trình sáng thế của Thiên Chúa khỏi các nguy cơ do việc thay đổi khí hậu gây ra. Chúng tôi không thể làm được điều đó một mình; chúng tôi kêu gọi tất cả những ai nắm giữ quyền hành và ảnh hưởng tham gia với chúng tôi trong việc phục vụ ích chung để mọi người được sống trong phẩm giá và an ninh, và để công lý và hòa bình được thống trị.