Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Mười Một Thường Niên Năm C 16-6-2013
“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!
Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – Thoi Tơ)
(1Ga 2: 8-11)
Hôm ấy, thêm một ngày đẹp trời, bần đạo/bầy tôi đang lang thang trong khuôn viên chùa chiền, chợt nghe đứa cháu nội mới lên 5 đã biết ngâm nga câu hát do ông ngoại dạy mà không hiểu. Chẳng cần biết cháu đang tư-duy những gì với câu hát, ông nội cháu đây bèn hát tiếp đôi câu, như sau:
“Ta cứ yêu đời đi.
Như lúc ta còn thơ,
Rồi để anh làm thơ,
và để em dệt tơ.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Vâng. Đúng thế! Khi xưa, lúc bầy-tôi-bần-đạo còn ấu thơ, ở đâu đó, vẫn có cảnh tình của cuộc sống, rất tốt đẹp. Cảnh tình đó, có những giờ phút êm ả mà người anh/người chị của chúng ta vẫn cứ đặt nhạc với những câu như “dệt tơ”, “làm thơ” cả vào mùa thu rồi nhắn nhủ: “Ta cứ yêu đời đi!” Yêu, như lúc ta “còn thơ”, và rồi chẳng còn “lo gì trời gió”, với “trời mưa”, rất ban tối. Và khi ấy, bần-đạo bầy-tôi đây chẳng tiếc nuối những “mùa thu”,hoặc “mùa hè” vẫn cứ lâm li, những lời như:
“Thơ anh làm, em hát,
tơ em dệt, anh may.
Ta xây đời bằng mộng,
như tiễn biệt con thoi.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Vâng. Hôm nay đây, ở nơi này, người người vẫn sống trong phúc hạnh cũng chẳng vì đã “dệt tơ” hay làm thơ hoặc viết nhạc rất tiền chiến, nhưng vẫn ngồi đó hỏi han những vấn nạn nghe rất quen, mỗi khi có cuộc bầu bán Giáo Hoàng, cũng rất mới. Hỏi han, những câu nghe hoài không biết chán và cũng chẳng lạ, như:
“Theo anh chị và quý vị, có phải là Đức Giáo Hoàng tân cử của ta rồi ra sẽ cho phép Hội thánh tấn phong nhiều nữ phụ đạo đức nếu không được làm công việc của linh mục, thì ít ra cũng sẽ được vinh thăng thành “chị Sáu” hoặc “cô Sáu”, cũng chóng thôi, phải không? Hoặc, có khi còn tiến nhanh/tiến mạnh hơn nữa để đốt giai đoạn cho phép linh mục ta có vợ như Giáo Hội bạn, thật cũng tốt, phải thế không?”
Hỏi han/vấn nạn huỵch toẹt như thế, thì người nghe có là ai đi nữa cũng sẽ tự ý xung phong kiếm tìm lời giải đáp cho hợp lý. Có nghe có nói hoặc có gạn hỏi cho nhiều, thì bần-đạo-bầy-tôi đây chỉ xin tình nguyện gửi về người hỏi đôi câu đáp trả tuy hèn mọn cũng chỉ để khỏi hát đi hát lại mãi câu ở trên vẫn cứ nhủ: “Em lo gì trời gió”, “Em lo gì trời mưa”, lưa thưa, ọp ẹp cho đỡ mệt. Cũng may là, bần đạo chưa kịp vấn nạn những chuyện nắng/mưa đã được bầu bạn chuyển cho thông tin khá mới mẻ vốn dĩ bao hàm vài tư tưởng khá “thời thượng”, như sau:
“Vừa qua, đấng bậc vị vọng thuộc tầm cỡ chóp bu của Giáo Hội Công Giáo Đức-quốc là Tổng Giám Mục Robert Zollitsch đã kêu gọi Hội thánh ta nên cho phép nữ giới được trở thành các vị “nữ phó tế” trợ giúp cử hành bí tích rửa tội hoặc hôn phối bên ngoài thánh lễ, tức: một giải pháp mới mẻ khả dĩ giúp phụ nữ mình tham gia xây dựng Hội thánh thời buổi này. Chuyện này, là thể theo báo cáo của tờ “The Local”, tờ báo địa phương, ở bên ấy.
Tổng Giám mục giáo phận Fribourg, đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức lại đã kêu gọi hội thánh ta hãy có một vài đổi thay về cấu trúc, vốn dĩ từng là yêu cầu của nhiều người đã được đưa ra làm đề tài thảo luận vào buổi kết thúc 4 ngày hội thảo bàn về công cuộc cải tân, rất cần thiết.
Đây là buổi Hội thảo đầu tiên được tổ chức theo thể loại này, đã mời 300 chuyên gia Công Giáo có kèm theo một đề nghị là: hội thánh ta cũng nên thực hiện cải tổ bao quát, lớn rộng. Đề nghị của Tổng Giám Mục người Đức trước đây từng vang vọng một đòi hỏi có từ nhiều năm nhằm cho phép nữ-giới trở thành phó tế, đã không còn là điều huý-kỵ nữa.
Đức Tổng Giám-mục Zollitsch có nói: Giáo Hội Công Giáo ta chỉ tái tạo được niềm tin và sự ủng hộ tcủa mọi người nếu quyết tâm cải tổ, tận gốc rễ. Ngài Giám mục lại cũng mô tả sự việc khác xảy đến với buổi hội thảo được như thành-tựu rất mới, đó là: bầu khí cở mở, tự do. Vai trò của các phó tế chỉ để giúp linh mục trong các nghi tiết phụng vụ ở nhà thờ và các vị này cũng chỉ có quyền thực hiện nghi thức thanh-tẩy và hôn phối bên ngoài thánh đường thôi. Tuy nhiên, vai trò hàng đầu của các vị này là để phục vụ những người có nhu cầu trong cộng đoàn kẻ tin của mình, và trách nhiệm của các vị chỉ mang tính thế trần hơn là mục vụ.
Ngoài ra, còn đề nghị khác phát xuất từ hội thảo này là việc triển khai quyền của các vị từng ly dị nay quyết định tái giá được có chân trong cơ chế của hội thánh, như: hội đồng giáo xứ, ban thừa tác-viên thánh-thể, thế thôi. Các vị trong phần phần buổi hội thảo lại đã bàn thảo về việc cho phép các vị ấy được rước lễ và gặp cha để xưng tội.
Đức Tổng Giám Mục Zollitsch còn phát biểu: “Điều quan trọng đối với riêng tôi, là: dù ta không chủ trương hủy hoại tính thánh thiêng của hôn phối, những người nam và nữ này cũng nghiêm chỉnh đủ để ta cho phép họ được ở trong Hội thánh và cảm thấy mình cũng được trân trọng, ở cùng nhà.” Cho đến này, mọi canh cải vẫn còn ở tầm kích suy đoán hoặc biện bạch chứ chưa có gì là thực tiễn hết. Và, cũng chưa có đề nghị nào được đưa ra cho khung thời gian thực hiện những chuyện như thế ấy. Và, chuyện về các vị phối ngẫu nam nữ từng ly dị nay muốn tái giá, đã trở thành câu chuyên gây nhiều tranh cãi khá ồn ào, trong Hội thánh.” (x. CathNews, A Service of Church Resources, German arbishop calls for women deacons, 30/4/2013)
Thật ra thì, thắc mắc với vấn nạn về quyền được ngang bằng nam giới cả trong địa hạt phụng vụ hoặc chức thánh, với người ngoài đời, cũng như thể lời nhắn của nghệ sĩ, khi ông viết:
“Thơ anh làm em hát,
tơ em dệt anh may.
Ta xây đời bằng mộng,
như tiếng dệt con thoi.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Kỳ thực thì, vấn nạn của nghệ sĩ xưa nào khác gì đề nghị của đấng bậc vị vọng ở nước Đức, cũng chỉ là: hãy thử để cho nữ-giới thực thi công việc của nam-nhân, hà tất sẽ có nhiều thuận lợi cho Hội thánh, rất hôm này. Thuận và lợi, không chỉ theo nghĩa kinh doanh hay thực tế ở ngoài đời, cho bằng chứng tỏ mình cũng biết sống hợp thời hợp buổi, rất đúng phép.
Kỳ thực thì, có đề nghị hay không, đâu chỉ mỗi đấng bậc vị vọng là ủng hộ ý kiến hoặc đề xuất/đề bạt mọi chuyện trên nguyên tắc, mà còn có ý kiến phản hồi của các vị từng sống thực tế ở ngoài đời, rất kinh nghiệm như sau:
Trước hết, là ý kiến của John Francis Collins:
“Là thừa-tác-viên lâu năm ở nhà thờ họ Baden-Wurttemberg bên Đức, tôi cũng có chút kinh nghiệm để đưa ra đây mà chia sẻ. Ở nơi tôi, các vị nữ thừa tác-viên từng thực thi công tác phụng vụ với đủ tầm cỡ cả về phẩm cách lẫn nét đẹp mà tôi nghĩ không có rào cản nào về ngôn ngữ hết.
Tôi còn nhớ rõ sự kiện này từng dấy lên vấn đề về phong chức cho nữ-phụ, mà tôi vẫn giữ mãi trong đầu. Thế nên, cũng chẳng có gì lạ khi thấy Đức Tổng của tôi lại đã dấy lên vấn đề phong chức sáu cho phụ nữ ở Đức và đặc biệt là ở xứ họ của chúng tôi ở Baden-Wurttemberg. Có thể nói mà không sợ sai lầm là: các nữ thừa-tác-viên mục vụ có nền giáo dục ở cấp cao, rất thành thạo về công tác này lâu nay vẫn cố duy trì Giáo Hội Đức sống mãi trong lòng dân tộc.”
Và, dưới đây là kinh nghiệm của một nữ phụ tên Irena Mangone:
“Đã có một thời, Hội thánh ta cũng có khá nhiều nữ thừa-tác-viên hoặc gọi họ là “Chị Sáu” hay sao đó cũng tùy người. Ta thấy nhiều vị như thế trong sách Công Vụ khá năng nổ đến độ các thánh nam khó mà quản lý/điều động. Theo tôi, hãy giữ các vị này trong bếp hoặc Dòng tu thật cũng phải. Bởi, ngay ở những nơi như thế, các vị này cũng đã khó mà thấy an toàn trong hệ cấp toàn những nam nhân hết cầm cân nảy mực lại đe nẹt, doạ dẫm. Tôi chỉ muốn nói rằng: nay ta đang ở vào niên biểu 2013 chứ không còn sống vào thời Trung cổ nữa rồi, Giời ạ.
Và, một ý kiến của nữ phụ khác có tên Margaret M. Caffey:
“Ôi chao! Sao Đức Tổng Zollitsh của tôi lại can đảm đến thế, dám nêu vấn đề gai góc này lên ở đây! Như thế là ngài cũng công nhận vai trò quan trọng của các Nữ thừa-tác-viên trong Hội thánh thời tiên-khởi rồi đấy. Và, thật sự thì ta cũng đang có nhu cầu cảm thông cho những vị từng có vấn đề gãy đổ trong gia đình.
Có điều khiến tôi ngạc nhiên khi thấy rằng hiện thời ta đang bị mang tai tiếng rất nhiều trên khắp toàn cầu, vậy mà hàng giáo sĩ của ta chưa nhận ra được nhu cầu cần có được ảnh hưởng của nữ-giới trong công tác; và, các cụ vẫn chưa biết cách sử dụng món quà quý giá mà các phụ nữ từng đóng góp cho Hội thánh, trong công cuộc thừa tác rất cần thiết.”
Và, ý kiến của một giáo dân mang tên Phillip Turnbull ở Úc, cũng không tệ:
“Tôi thường tự nhủ: sao nhiều người lại cứ cho rằng thật khó cho phụ nữ được hoạt động trong Giáo Hội, mà sự thật thì lâu nay lại có rất nhiều vị nữ-lưu từng điều hành Giáo Hội Công Giáo ở Úc với tầm cỡ tuyệt vời như cội rễ cho các tổ chức tôn-giáo như thế. Thật sự, thì các vị nữ lưu này từng thống lĩnh môi trường giáo dục ở nhiều nơi và chắc từng gây ảnh hưởng trên nền giáo dục mang tính chất rất Công Giáo.
Ngay ở lĩnh vực giáo xứ cũng thế, rất nhiều phụ nữ từng có công gầy dựng công tác mục vụ có chất lượng và tạo ảnh hưởng lên nền phụng vụ của xứ sở. Kinh nghiệm của riêng tôi về công tác phụng vụ ở nhiều giáo xứ mà tôi có dịp ghé viếng thì hầu hết lực lượng thừa-tác ở nơi đó đều do phụ nữ đảm trách, đặc biệt là về âm nhạc và văn hoá. Vậy thì, ta còn chờ gì nữa mà không cho các vị ấy chức năng lành thánh hoặc vai trò gì đáng kể nữa cơ chứ?”
Ý kiến phản hồi tương đối là thế, tuy chưa gọi được là “rộng đường dư luận”, nhưng nếu có ai muốn truy tầm một chút Kinh Sáchccủa đấng bậc thánh hiền trong Giáo Hội, tưởng cũng nên đọc thêm đôi giòng sau đây:
“Anh em thân mến,
tôi viết cho anh em, điều ấy thật là thế
nơi Đức Giêsu và nơi anh em,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.
Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng
mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối.
Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng,
và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm.”
(1Ga 2: 8-11)
Điều mà đấng thánh hiền viết ở trên, vẫn là lời nhắc nhở về điều răn mới rất yêu thương, ta xử sự với mọi người. Điều mới ấy có là lời răn bảo hay không, vẫn cứ là: “không có gì nên cớ vấp phạm”, cho mọi người. Điều mà đấng bậc ở trên đã đề nghị, chưa hẳn là “cớ vấp phạm” cho ai hết, mà chỉ là một chắc nhở ta xem lại chức năng và ý nghĩa của cụm từ Hội thánh, như đấng bậc vị vọng khác cũng từng đề cập khi ngài nói về Lễ Hiện Xuống có Thần Khí Chúa đã đến, rất như sau:
“Lễ Hiện Xuống nhắc ta chuyện tương lai, ta dựng xây. Đôi lúc ta cứ nghĩ mình hoạt động trong tình huống có khuôn thước lịch sử có giới hạn, nên cũng chỉ vội vã thông qua với người Do-thái ở Cựu-ước, và tập trung nhiều vào Đức Kitô của thời ấu thơ, vội nhảy vào thời điểm Ngài công khai hoạt động, chú trọng nhiều đến sự chết và sống lại của Ngài, rồi thêm vào đó chuyện Ngài về Trời và gửi Thần Khí đến với muôn người trong ngày Hiện Xuống, chỉ thế thôi. Còn lại một việc, là: ta chỉ tìm đường về quê trời, sau đoạn kết của câu chuyện đời.
Khuôn thước lịch-sử vẫn ra như thế, nếu là lịch-sử cứu độ, e rằng cũng bức bách, hạn hẹp. Thật sự, thì: ta cần khuôn thước lớn rộng, bao gộp nhiều công đoạn để thực thi việc Hiện Xuống của Thần Khí trong tất cả lịch sử hay tiểu sử của mỗi người. Không chỉ quan tâm mỗi khuôn thước thánh-sử của Giáo Hội mà thôi, nhưng của mọi nhóm hội/đoàn thể trong đó người người vẫn cứ làm mọi việc nhưng không nói ra, nhưng để Chúa tỏ cho ta thấy Ngài muốn ta làm gì vào Lễ Hiện Xuống, rất Ngũ Tuần. Ta đang ở trong tình huống có Hiện Xuống thời hiện tại, có bối cảnh một đại lễ đang bày cho ta việc để làm.
Nhìn vào thánh Hội hôm nay, lúc này, ta thấy rằng Hội thánh đang bận bịu rất nhiều việc, nhưng đã chắc gì Hội thánh là ta đang theo khuôn thước của Hiện Xuống, có Thần Khí chỉ dẫn. Hội thánh ta cũng đang hoạt động thật đấy, nhưng vẫn đẩy lùi thế giới và con người ra bên ngoài. Hôm nay, mừng ngày Chúa Hiện Đến, có lẽ Hội thánh, tức toàn thể các kẻ tin chứ không chỉ là hệ cấp giáo quyền mà thôi cũng nên nhớ, rằng: mọi sự ở trần gian là một phần của tổng thể có Chúa, có ta, có cả Thần Khí cùng hoạt động trong Chúa và với Chúa. Hội thánh hôm nay cũng cần một nền giáo dục mới cho công tác ấy. Hội thánh cần mời mọi người lâu nay bị bỏ rơi ở bờ rìa, hãy cùng tham gia công việc chung của mọi người. Công việc thánh-hoá toàn thể thánh hội, như đã từng xảy ra trong ngày Chúa Hiện Đến.
Làm được thế, ta sẽ có cuộc di dân khá lớn rộng không phải từ nước này qua nước nọ, mà từ vai trò này qua chức năng khác, trong tổng thể. Và hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy sự việc như thế đang dần dà tỏ hiện một lễ Hiện Xuống và Hiện Đến với muôn người.” (xem Lm Kevin O’Shea CSsR, Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống năm C 19-5-2013, www.suyniemloingai.blogspot.com)
Là người sống trong/ngoài thánh hội hoặc xã hội, bạn và tôi, vẫn là người cần dựng xây nhóm hội ấy cho phải phép, đúng cách. Dễ thực hiện. Giáo Hội và xã hội hôm nay không phải và không còn là thể chế rất cứng ngắc, vị luật và cố chấp. Nhưng, là một tổng thể gồm những con người sống cho phải đạo, và đúng lẽ đạo. Đạo làm người. Đạo của Chúa.
Để minh hoạ những điều nói trên cho nhẹ nhàng, thư giãn như chuyện đời sau đây:
“Vua Arthur vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: Phụ nữ thật sự muốn gì? Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sĩ dũng cảm của Hội bàn tròn, người bạn thân nhất của vua.
Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua, sự tồn tại của hội bàn tròn và vương quốc Anh. Và chàng hiệp sĩ quyết định hy sinh. Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.
Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi cái án tử hình.
Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sĩ Garwain của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.
Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sĩ, cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng hiệp sĩ, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ thương đối với chàng trong một nửa thời gian của 24 giờ một ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh đẹp của nàng vào ban ngày hay là ban đêm. Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, nhưng khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này.
Sau đó Garwain đã trả lời “Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu vào lúc nào cũng được”.
Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô gái xinh đẹp kia hài lòng và nàng nói với chàng rằng nàng sẽ hóa thân thành một cô gái xinh đẹp suốt đời cho chàng.
Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.....khà ...khà ...
Nói cho cùng, thì: có cho phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn hay không, hoặc có giúp vua Arthur tìm được hạnh phúc với người mình yêu hay không, cũng chỉ là vấn đề rất thực của người sống trong đời. Dù, đời ấy có là đời đi Đạo hay đời người sống đạo làm người cho phải lẽ, xin hãy như cháu nhỏ nọ cứ ngâm ngay câu hát, dù chưa hiểu hoặc chưa biết, như sau:
“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!
Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Hát thế rồi, ta lại sẽ hát thêm câu ca đầy ý nghĩa, trong mọi chuyện, rằng:
“Ta cứ yêu đời đi.
Như lúc ta còn thơ,
Rồi để anh làm thơ,
và để em dệt tơ.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Hãy cứ yêu đời đi, rồi thì các nữ phụ trong đời rồi cũng sẽ thực hiện được điều mà Hội thánh ta phải nghĩ tới, rất ở đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn quan niệm:
kitô-hữu cũng như người đời
vẫn luôn có tự do
sống ở đời, như mọi người.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 11 Thường niên năm C 16.6.2013
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh, hoá nở kiếp phù xa.” ”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Lc 7: 36-8: 3
Đêm tóc rối, có phải vì em đã xoã lòng đến rối bù? Nhìn ái ngại, tôi đoán chắc em đây rày miệt mài trong việc Chúa, như trình thuật kể.
Trình thuật thánh Luca, nay kể về nữ phụ nọ mải “xoã tóc” lau chân Chúa, chẳng cần ai. Đọc trình thuật, có vị lại cứ bảo: cụm từ “một người tội lỗi” ở đây, có nghĩa chỉ là gái điếm, không ngại ngùng. Ngại ngùng, nhưng vẫn quả quyết: nữ phụ ấy có là “người rất tội” về dục vọng mà nhiều người nay vẫn hiểu. Đọc kỹ Tin Mừng thánh Luca viết sau đó, người đọc sẽ định ra chị là đấng bậc thừa-tác mà thánh nhân nhắc đến qua tên gọi Gioanna, vợ của Khuza, tức: nữ-phụ lâu nay hăng say “cùng với nhiều bà khác lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài.” ( Lc 8: 3)
Theo nguồn văn ngoài sách thánh, thì: Gioanna là nữ-phụ xuất thân từ gia đình vị-vọng ở Do thái sống trong lâu đài nhỏ, ở Galilê. Kịp khi khôn lớn, gia đình đã sắp xếp gả chị cho một người rể thuộc giòng-dõi quí-phái tên Khuza vẫn lân la nơi cung đình ở Tibêriát cạnh công chúa Nabêtêan, thứ thất của Hêrôđê. Khuza gia-nhập Đạo là nhờ đã thành gia-thất với Gioanna. Và từ đó, hai người sinh-hoạt mục-vụ rất đều ở Galilê. Không những thế, Gioanna còn sở-hữu tài-sản riêng của mình nhờ hồi-môn do cha để lại, như tập tục của nơi này. Chị sử-dụng tài-sản của mình một cách độc-lập đồng thời thừa-hưởng tư-cách quí-tộc từ phía chồng.
Đức Giêsu có quan-hệ đặc biệt với nhiều người ở Tibêria. Ngài là vị thày chữa trị người ốm đau/tật bệnh và trừ quỉ nữa. Tục truyền, Ngài vực dậy rất nhiều người đã từng chết được sống lại, tại miền Bắc xứ sở này. Gioanna có lúc đau yếu nhiều, nên chị cũng biết chạy đến kêu cầu Chúa chữa lành cho chị. Sau lần được Ngài chữa khỏi, chị nhận ra Ngài là Bậc Thày Vĩ Đại đến với muôn dân, chứ không chỉ là Thầy Thuốc chữa bệnh về thể xác mà thôi.
Qua các lần gặp Ngài, Gioanna khám phá ra Vương Quốc Nước Trời mà Ngài chủ trương và nhận thấy nơi Ngài nhiều tương-quan gắn bó với mọi người, cả đến người nghèo khó, thấp hèn, bị bỏ rơi. Chị hiểu rằng: mình chỉ là cảm-tình-viên bé mọn dấn-thân phục-vụ Chúa cách hăng say, nhưng chị còn muốn tiến xa hơn thành đồ đệ năng nổ của Ngài, nữa.
Điều này có nghĩa: chị từ-bỏ tài sản riêng và địa-vị quí phái của mình hầu gia-nhập công cuộc thừa-sai bé mọn hầu dấn thân phục-vụ Chúa. Là người Do thái năng nổ, chị nhớ đến người nghèo đói bằng quà thực tế và bán đi phần lớn gia-sản của mình để tài-trợ công-tác bác-ái, cấp bách. Chị làm thế, là để phụ giúp công cuộc thuộc-sai với tông-đồ Chúa. Vào thời chị, không phải ai ai cũng xử sự được như thế. Và, không phải nữ-lưu nào cũng được Chúa chấp nhận cho nhập đoàn lữ-thứ chuyên giảng rao Vương Quốc của Ngài, giống như chị.
Hai năm theo Chúa, chị hoạt động cùng với nhóm thừa-sai như đồ-đệ thừa-tác, dù không được kể vào “nhóm 12”, ai cũng biết. Nhóm nữ-phụ làm việc đắc lực không kém các tông-đồ gần gũi Chúa. Tông đồ Chúa, đa phần đều bỏ lại người phối ngẫu và gia đình mình ở phía sau, hầu dành trọn thời-gian cho công cuộc mục-vụ thừa-tác, rất bức thiết. Phần đông tông đồ Chúa, không đủ sức tài-trợ cho nhóm được hiệu năng. Nên, các vị vẫn dựa vào một số nữ-phụ có thâu-nhập khá dồi-dào; thế nên, trên thực tế, các thừa-tác-viên nữ giúp nhóm tông-đồ bằng nhiều cách trong nguyện cầu, chứ không chỉ lo nấu nướng, tu dọn bếp núc; bởi tông-đồ Chúa ăn uống rất giản đơn, tằn tiện.
Phần đông nữ-thừa-tác theo Chúa hầu hết là các vị độc-thân hoặc là mẹ đẻ của các tông đồ và hầu hết là “chị sáu” độc lập về tài-chánh. Và, Gioanna là một trong số các nữ-thừa-tác trong cảnh-tình như thế. Phu-quân Khuza của chị, vẫn ở lại Tibêria trong thời gian chị hoạt động tông-đồ; tuy nhiên, đôi lúc anh cũng về sống ở Antipas dù không cùng một nhóm với đồ đệ Chúa. Thế nên, ta cũng đoan-chắc được rằng: Gioanna là một trong nhóm 72 tông-đồ được sai đi chữa lành và sống chung với người nghèo khổ như họ. Cũng làm công-việc thừa-sai tông đồ, như Tin Mừng diễn tả, tức: cũng là người giảng-rao Nước Chúa không cần hành trang làm nền, nhưng chỉ trông chờ vào lòng mến khách của chúng dân, thôi.
Bậc nữ-lưu chuyên lo tông-đồ thừa-tác, không trực tiếp giảng-giải quần chúng hiểu, mà chỉ hầu chuyện các nữ-phụ trong vùng cạnh giếng nước hoặc phố chợ cũng như tại nhà-nguyện tư, theo từng nhóm. Chúng dân địa phương, thường mang người bệnh đến để các thừa-tác-viên như Gioanna giúp đỡ đần, chữa trị. Gioanna tháp tùng Chúa, cũng đã đi Giêrusalem dự lễ Vượt Qua theo truyền thống. Nên, chị biết nhiều và hiểu nhiều công cuộc mục-vụ thừa sai hơn ai hết về các hiểm nguy khi can dự chuyện đền thờ và/hoặc tác-động vực đỡ thi hài ông Lazarô, bạn của Chúa.
Khi biết Thày bị bắt giữ, Gioanna liên-hệ với bạn đạo và khám phá ra sự việc xảy đến với Thày. Chị giữ tư-thế chỉ dõi theo và xem xét từ xa các sự kiện xảy ra cho đến lúc Thày hoàn tất cuộc khổ nạn, trên thập giá. Mãi sau, chị mới có ý-định theo chân các nữ-phụ khác đi đến mộ-phần Thày định bụng để xức dầu tẩm xác Thày theo thói tục người Do-thái vẫn làm. Khuza chồng chị, cũng có mặt ở Giêrusalem với Antipas để dự lễ Vượt Qua. Và trước đó, anh không hề tham-gia nhóm hội đoàn-thể nào của Chúa. Tuy nhiên, sau ngày Chúa sống lại, anh đã cùng với Gioanna vợ mình, nhập-cuộc lập thành tổ/thành nhóm có vợ/có chồng đi đây đó để thực hiện công-cuộc thừa-tác giảng rao quảng-bá Nước Trời.
Khuza và Gioanna cũng có chân trong nhóm-hội thừa-sai gồm những người biết nói chút tiếng Hy Lạp và La tinh tuy không nhiều, nhưng biết sống theo kiểu người La Mã từ những ngày ông lân la cung đình Tibêriát. Có thể, hai vợ chồng chị cũng có quan-hệ mật thiết với cung đình Rôma nữa. Ở Rôma, tên tục của chị đổi thành tên La-tinh là Junia, đã khá quen; và sau đó, lại đổi một lần nữa thành Junias cho có vẻ nam-nhân đến độ người chép sử không biết vị này là nữ-lưu. Riêng Khuza chồng chị, cũng đổi danh thành Andrônicus. Cả hai lưu lại tại Rôma đến 10 năm, khiến thánh Phaolô gọi nhị vị không chỉ mỗi tông-đồ của Chúa mà thôi, nhưng còn là đấng bậc trổi-vượt giữa các tông-đồ. Về sau, hai vợ chồng chị bị giam-giữ rất nhiều tháng ngày dài ở Rôma, rồi sau đó không một sách dã-sử nào đáng tin cậy ghi chép chuyện của vợ chồng chị, hết.
Với thánh Luca, chuyện nữ thừa-tác Gioanna được ghi ở một chương/đoạn khác có liên quan đến truyện kể về nữ-phụ bị băng huyết những 12 năm dám sờ-chạm vào gấu áo của Chúa để được chữa, khiến Chúa phát hiện ra và nói: “Có kẻ đã sờ chạm vào tôi và tôi thấy quyền-uy chữa trị đã ra khỏi tôi”. Tuy là thế, vẫn không có chứng-cứ lịch-sử ghi rõ chuyện nữ-phụ Gioanna để người đọc xác định xem câu chuyện hai phụ nữ nói ở trên, có phải cùng một Gioanna hay không, cũng cần cứu xét thêm.
Tuy nhiên, chi tiết mà thánh Luca muốn diễn tả, là: đường đường một nữ-lưu từ giai-cấp trên cao lại trở thành đồ đệ bé nhỏ của Chúa, lại không hãi sợ gì để rồi tiến về phía trước dám “sờ-chạm gấu áo” của Ngài. Và, đường đường một nữ-phụ cao-quí cũng không ngại-ngần quì mọp bên dưới để lau khô chân Ngài, trái nghịch tập-tục Do thái, và còn hôn chân Chúa, xức dầu lên chân Ngài, cũng rất lạ. Lạ hơn cả, là sự việc Chúa công khai nhìn nhận lòng thương vô bờ của chị, nên đã thứ-tha chị. Như thế, mới là động thái của một đồ-đệ đích thực. Như thế, là chị đã trở thành tông-đồ thực thụ, của Đức Chúa.
Có lẽ, cũng nên tưởng tượng đôi điều về tình thế khá cụ thể qua đó Chúa đã tỏ thái-độ về thừa sai mục vụ vốn dĩ phải sống chung với những người mà đồ đệ Chúa cần rao truyền Vương quốc Ngài, là Hội thánh, là Nước Trời trần gian ở đây, bây giờ.
Ở đây, hôm nay, có rất nhiều bậc nữ-lưu cũng cao quí không kém đang phục-vụ Chúa bằng công việc thừa-tác mà chẳng ai biết tới. Các vị này, lâu nay chẳng được sử-gia hoặc thánh-sử nào biết đến để ghi chép thành truyện đạo hạnh, rất thánh. Nói chi là Kinh Sách thực thụ được mọi người công nhận. Có ghi hay không, chắc hẳn người đọc cũng nhận ra rằng: các vị này là thế hệ tiếp nối cũng muốn chọn Gioanna làm quan thày, bảo trợ rất sau này.
Ghi nhận công-đức của các nữ-lưu đã và đang làm việc lành thánh, ta sẽ cất lên lời thơ, rằng:
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)
Nguyệt quỳnh nở về đêm, không chỉ là người em của ai đó đang xoã lòng/xoã tóc đến rối bời. Nguyệt quỳnhg đây, có thể là: người chị/người em trong thánh-hội đang hoạt động tông đồ rất hiệu-quả như Chúa yêu cầu, ở muôn nơi. Rất mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!
Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – Thoi Tơ)
(1Ga 2: 8-11)
Hôm ấy, thêm một ngày đẹp trời, bần đạo/bầy tôi đang lang thang trong khuôn viên chùa chiền, chợt nghe đứa cháu nội mới lên 5 đã biết ngâm nga câu hát do ông ngoại dạy mà không hiểu. Chẳng cần biết cháu đang tư-duy những gì với câu hát, ông nội cháu đây bèn hát tiếp đôi câu, như sau:
“Ta cứ yêu đời đi.
Như lúc ta còn thơ,
Rồi để anh làm thơ,
và để em dệt tơ.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Vâng. Đúng thế! Khi xưa, lúc bầy-tôi-bần-đạo còn ấu thơ, ở đâu đó, vẫn có cảnh tình của cuộc sống, rất tốt đẹp. Cảnh tình đó, có những giờ phút êm ả mà người anh/người chị của chúng ta vẫn cứ đặt nhạc với những câu như “dệt tơ”, “làm thơ” cả vào mùa thu rồi nhắn nhủ: “Ta cứ yêu đời đi!” Yêu, như lúc ta “còn thơ”, và rồi chẳng còn “lo gì trời gió”, với “trời mưa”, rất ban tối. Và khi ấy, bần-đạo bầy-tôi đây chẳng tiếc nuối những “mùa thu”,hoặc “mùa hè” vẫn cứ lâm li, những lời như:
“Thơ anh làm, em hát,
tơ em dệt, anh may.
Ta xây đời bằng mộng,
như tiễn biệt con thoi.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Vâng. Hôm nay đây, ở nơi này, người người vẫn sống trong phúc hạnh cũng chẳng vì đã “dệt tơ” hay làm thơ hoặc viết nhạc rất tiền chiến, nhưng vẫn ngồi đó hỏi han những vấn nạn nghe rất quen, mỗi khi có cuộc bầu bán Giáo Hoàng, cũng rất mới. Hỏi han, những câu nghe hoài không biết chán và cũng chẳng lạ, như:
“Theo anh chị và quý vị, có phải là Đức Giáo Hoàng tân cử của ta rồi ra sẽ cho phép Hội thánh tấn phong nhiều nữ phụ đạo đức nếu không được làm công việc của linh mục, thì ít ra cũng sẽ được vinh thăng thành “chị Sáu” hoặc “cô Sáu”, cũng chóng thôi, phải không? Hoặc, có khi còn tiến nhanh/tiến mạnh hơn nữa để đốt giai đoạn cho phép linh mục ta có vợ như Giáo Hội bạn, thật cũng tốt, phải thế không?”
Hỏi han/vấn nạn huỵch toẹt như thế, thì người nghe có là ai đi nữa cũng sẽ tự ý xung phong kiếm tìm lời giải đáp cho hợp lý. Có nghe có nói hoặc có gạn hỏi cho nhiều, thì bần-đạo-bầy-tôi đây chỉ xin tình nguyện gửi về người hỏi đôi câu đáp trả tuy hèn mọn cũng chỉ để khỏi hát đi hát lại mãi câu ở trên vẫn cứ nhủ: “Em lo gì trời gió”, “Em lo gì trời mưa”, lưa thưa, ọp ẹp cho đỡ mệt. Cũng may là, bần đạo chưa kịp vấn nạn những chuyện nắng/mưa đã được bầu bạn chuyển cho thông tin khá mới mẻ vốn dĩ bao hàm vài tư tưởng khá “thời thượng”, như sau:
“Vừa qua, đấng bậc vị vọng thuộc tầm cỡ chóp bu của Giáo Hội Công Giáo Đức-quốc là Tổng Giám Mục Robert Zollitsch đã kêu gọi Hội thánh ta nên cho phép nữ giới được trở thành các vị “nữ phó tế” trợ giúp cử hành bí tích rửa tội hoặc hôn phối bên ngoài thánh lễ, tức: một giải pháp mới mẻ khả dĩ giúp phụ nữ mình tham gia xây dựng Hội thánh thời buổi này. Chuyện này, là thể theo báo cáo của tờ “The Local”, tờ báo địa phương, ở bên ấy.
Tổng Giám mục giáo phận Fribourg, đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức lại đã kêu gọi hội thánh ta hãy có một vài đổi thay về cấu trúc, vốn dĩ từng là yêu cầu của nhiều người đã được đưa ra làm đề tài thảo luận vào buổi kết thúc 4 ngày hội thảo bàn về công cuộc cải tân, rất cần thiết.
Đây là buổi Hội thảo đầu tiên được tổ chức theo thể loại này, đã mời 300 chuyên gia Công Giáo có kèm theo một đề nghị là: hội thánh ta cũng nên thực hiện cải tổ bao quát, lớn rộng. Đề nghị của Tổng Giám Mục người Đức trước đây từng vang vọng một đòi hỏi có từ nhiều năm nhằm cho phép nữ-giới trở thành phó tế, đã không còn là điều huý-kỵ nữa.
Đức Tổng Giám-mục Zollitsch có nói: Giáo Hội Công Giáo ta chỉ tái tạo được niềm tin và sự ủng hộ tcủa mọi người nếu quyết tâm cải tổ, tận gốc rễ. Ngài Giám mục lại cũng mô tả sự việc khác xảy đến với buổi hội thảo được như thành-tựu rất mới, đó là: bầu khí cở mở, tự do. Vai trò của các phó tế chỉ để giúp linh mục trong các nghi tiết phụng vụ ở nhà thờ và các vị này cũng chỉ có quyền thực hiện nghi thức thanh-tẩy và hôn phối bên ngoài thánh đường thôi. Tuy nhiên, vai trò hàng đầu của các vị này là để phục vụ những người có nhu cầu trong cộng đoàn kẻ tin của mình, và trách nhiệm của các vị chỉ mang tính thế trần hơn là mục vụ.
Ngoài ra, còn đề nghị khác phát xuất từ hội thảo này là việc triển khai quyền của các vị từng ly dị nay quyết định tái giá được có chân trong cơ chế của hội thánh, như: hội đồng giáo xứ, ban thừa tác-viên thánh-thể, thế thôi. Các vị trong phần phần buổi hội thảo lại đã bàn thảo về việc cho phép các vị ấy được rước lễ và gặp cha để xưng tội.
Đức Tổng Giám Mục Zollitsch còn phát biểu: “Điều quan trọng đối với riêng tôi, là: dù ta không chủ trương hủy hoại tính thánh thiêng của hôn phối, những người nam và nữ này cũng nghiêm chỉnh đủ để ta cho phép họ được ở trong Hội thánh và cảm thấy mình cũng được trân trọng, ở cùng nhà.” Cho đến này, mọi canh cải vẫn còn ở tầm kích suy đoán hoặc biện bạch chứ chưa có gì là thực tiễn hết. Và, cũng chưa có đề nghị nào được đưa ra cho khung thời gian thực hiện những chuyện như thế ấy. Và, chuyện về các vị phối ngẫu nam nữ từng ly dị nay muốn tái giá, đã trở thành câu chuyên gây nhiều tranh cãi khá ồn ào, trong Hội thánh.” (x. CathNews, A Service of Church Resources, German arbishop calls for women deacons, 30/4/2013)
Thật ra thì, thắc mắc với vấn nạn về quyền được ngang bằng nam giới cả trong địa hạt phụng vụ hoặc chức thánh, với người ngoài đời, cũng như thể lời nhắn của nghệ sĩ, khi ông viết:
“Thơ anh làm em hát,
tơ em dệt anh may.
Ta xây đời bằng mộng,
như tiếng dệt con thoi.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Kỳ thực thì, vấn nạn của nghệ sĩ xưa nào khác gì đề nghị của đấng bậc vị vọng ở nước Đức, cũng chỉ là: hãy thử để cho nữ-giới thực thi công việc của nam-nhân, hà tất sẽ có nhiều thuận lợi cho Hội thánh, rất hôm này. Thuận và lợi, không chỉ theo nghĩa kinh doanh hay thực tế ở ngoài đời, cho bằng chứng tỏ mình cũng biết sống hợp thời hợp buổi, rất đúng phép.
Kỳ thực thì, có đề nghị hay không, đâu chỉ mỗi đấng bậc vị vọng là ủng hộ ý kiến hoặc đề xuất/đề bạt mọi chuyện trên nguyên tắc, mà còn có ý kiến phản hồi của các vị từng sống thực tế ở ngoài đời, rất kinh nghiệm như sau:
Trước hết, là ý kiến của John Francis Collins:
“Là thừa-tác-viên lâu năm ở nhà thờ họ Baden-Wurttemberg bên Đức, tôi cũng có chút kinh nghiệm để đưa ra đây mà chia sẻ. Ở nơi tôi, các vị nữ thừa tác-viên từng thực thi công tác phụng vụ với đủ tầm cỡ cả về phẩm cách lẫn nét đẹp mà tôi nghĩ không có rào cản nào về ngôn ngữ hết.
Tôi còn nhớ rõ sự kiện này từng dấy lên vấn đề về phong chức cho nữ-phụ, mà tôi vẫn giữ mãi trong đầu. Thế nên, cũng chẳng có gì lạ khi thấy Đức Tổng của tôi lại đã dấy lên vấn đề phong chức sáu cho phụ nữ ở Đức và đặc biệt là ở xứ họ của chúng tôi ở Baden-Wurttemberg. Có thể nói mà không sợ sai lầm là: các nữ thừa-tác-viên mục vụ có nền giáo dục ở cấp cao, rất thành thạo về công tác này lâu nay vẫn cố duy trì Giáo Hội Đức sống mãi trong lòng dân tộc.”
Và, dưới đây là kinh nghiệm của một nữ phụ tên Irena Mangone:
“Đã có một thời, Hội thánh ta cũng có khá nhiều nữ thừa-tác-viên hoặc gọi họ là “Chị Sáu” hay sao đó cũng tùy người. Ta thấy nhiều vị như thế trong sách Công Vụ khá năng nổ đến độ các thánh nam khó mà quản lý/điều động. Theo tôi, hãy giữ các vị này trong bếp hoặc Dòng tu thật cũng phải. Bởi, ngay ở những nơi như thế, các vị này cũng đã khó mà thấy an toàn trong hệ cấp toàn những nam nhân hết cầm cân nảy mực lại đe nẹt, doạ dẫm. Tôi chỉ muốn nói rằng: nay ta đang ở vào niên biểu 2013 chứ không còn sống vào thời Trung cổ nữa rồi, Giời ạ.
Và, một ý kiến của nữ phụ khác có tên Margaret M. Caffey:
“Ôi chao! Sao Đức Tổng Zollitsh của tôi lại can đảm đến thế, dám nêu vấn đề gai góc này lên ở đây! Như thế là ngài cũng công nhận vai trò quan trọng của các Nữ thừa-tác-viên trong Hội thánh thời tiên-khởi rồi đấy. Và, thật sự thì ta cũng đang có nhu cầu cảm thông cho những vị từng có vấn đề gãy đổ trong gia đình.
Có điều khiến tôi ngạc nhiên khi thấy rằng hiện thời ta đang bị mang tai tiếng rất nhiều trên khắp toàn cầu, vậy mà hàng giáo sĩ của ta chưa nhận ra được nhu cầu cần có được ảnh hưởng của nữ-giới trong công tác; và, các cụ vẫn chưa biết cách sử dụng món quà quý giá mà các phụ nữ từng đóng góp cho Hội thánh, trong công cuộc thừa tác rất cần thiết.”
Và, ý kiến của một giáo dân mang tên Phillip Turnbull ở Úc, cũng không tệ:
“Tôi thường tự nhủ: sao nhiều người lại cứ cho rằng thật khó cho phụ nữ được hoạt động trong Giáo Hội, mà sự thật thì lâu nay lại có rất nhiều vị nữ-lưu từng điều hành Giáo Hội Công Giáo ở Úc với tầm cỡ tuyệt vời như cội rễ cho các tổ chức tôn-giáo như thế. Thật sự, thì các vị nữ lưu này từng thống lĩnh môi trường giáo dục ở nhiều nơi và chắc từng gây ảnh hưởng trên nền giáo dục mang tính chất rất Công Giáo.
Ngay ở lĩnh vực giáo xứ cũng thế, rất nhiều phụ nữ từng có công gầy dựng công tác mục vụ có chất lượng và tạo ảnh hưởng lên nền phụng vụ của xứ sở. Kinh nghiệm của riêng tôi về công tác phụng vụ ở nhiều giáo xứ mà tôi có dịp ghé viếng thì hầu hết lực lượng thừa-tác ở nơi đó đều do phụ nữ đảm trách, đặc biệt là về âm nhạc và văn hoá. Vậy thì, ta còn chờ gì nữa mà không cho các vị ấy chức năng lành thánh hoặc vai trò gì đáng kể nữa cơ chứ?”
Ý kiến phản hồi tương đối là thế, tuy chưa gọi được là “rộng đường dư luận”, nhưng nếu có ai muốn truy tầm một chút Kinh Sáchccủa đấng bậc thánh hiền trong Giáo Hội, tưởng cũng nên đọc thêm đôi giòng sau đây:
“Anh em thân mến,
tôi viết cho anh em, điều ấy thật là thế
nơi Đức Giêsu và nơi anh em,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.
Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng
mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối.
Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng,
và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm.”
(1Ga 2: 8-11)
Điều mà đấng thánh hiền viết ở trên, vẫn là lời nhắc nhở về điều răn mới rất yêu thương, ta xử sự với mọi người. Điều mới ấy có là lời răn bảo hay không, vẫn cứ là: “không có gì nên cớ vấp phạm”, cho mọi người. Điều mà đấng bậc ở trên đã đề nghị, chưa hẳn là “cớ vấp phạm” cho ai hết, mà chỉ là một chắc nhở ta xem lại chức năng và ý nghĩa của cụm từ Hội thánh, như đấng bậc vị vọng khác cũng từng đề cập khi ngài nói về Lễ Hiện Xuống có Thần Khí Chúa đã đến, rất như sau:
“Lễ Hiện Xuống nhắc ta chuyện tương lai, ta dựng xây. Đôi lúc ta cứ nghĩ mình hoạt động trong tình huống có khuôn thước lịch sử có giới hạn, nên cũng chỉ vội vã thông qua với người Do-thái ở Cựu-ước, và tập trung nhiều vào Đức Kitô của thời ấu thơ, vội nhảy vào thời điểm Ngài công khai hoạt động, chú trọng nhiều đến sự chết và sống lại của Ngài, rồi thêm vào đó chuyện Ngài về Trời và gửi Thần Khí đến với muôn người trong ngày Hiện Xuống, chỉ thế thôi. Còn lại một việc, là: ta chỉ tìm đường về quê trời, sau đoạn kết của câu chuyện đời.
Khuôn thước lịch-sử vẫn ra như thế, nếu là lịch-sử cứu độ, e rằng cũng bức bách, hạn hẹp. Thật sự, thì: ta cần khuôn thước lớn rộng, bao gộp nhiều công đoạn để thực thi việc Hiện Xuống của Thần Khí trong tất cả lịch sử hay tiểu sử của mỗi người. Không chỉ quan tâm mỗi khuôn thước thánh-sử của Giáo Hội mà thôi, nhưng của mọi nhóm hội/đoàn thể trong đó người người vẫn cứ làm mọi việc nhưng không nói ra, nhưng để Chúa tỏ cho ta thấy Ngài muốn ta làm gì vào Lễ Hiện Xuống, rất Ngũ Tuần. Ta đang ở trong tình huống có Hiện Xuống thời hiện tại, có bối cảnh một đại lễ đang bày cho ta việc để làm.
Nhìn vào thánh Hội hôm nay, lúc này, ta thấy rằng Hội thánh đang bận bịu rất nhiều việc, nhưng đã chắc gì Hội thánh là ta đang theo khuôn thước của Hiện Xuống, có Thần Khí chỉ dẫn. Hội thánh ta cũng đang hoạt động thật đấy, nhưng vẫn đẩy lùi thế giới và con người ra bên ngoài. Hôm nay, mừng ngày Chúa Hiện Đến, có lẽ Hội thánh, tức toàn thể các kẻ tin chứ không chỉ là hệ cấp giáo quyền mà thôi cũng nên nhớ, rằng: mọi sự ở trần gian là một phần của tổng thể có Chúa, có ta, có cả Thần Khí cùng hoạt động trong Chúa và với Chúa. Hội thánh hôm nay cũng cần một nền giáo dục mới cho công tác ấy. Hội thánh cần mời mọi người lâu nay bị bỏ rơi ở bờ rìa, hãy cùng tham gia công việc chung của mọi người. Công việc thánh-hoá toàn thể thánh hội, như đã từng xảy ra trong ngày Chúa Hiện Đến.
Làm được thế, ta sẽ có cuộc di dân khá lớn rộng không phải từ nước này qua nước nọ, mà từ vai trò này qua chức năng khác, trong tổng thể. Và hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy sự việc như thế đang dần dà tỏ hiện một lễ Hiện Xuống và Hiện Đến với muôn người.” (xem Lm Kevin O’Shea CSsR, Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống năm C 19-5-2013, www.suyniemloingai.blogspot.com)
Là người sống trong/ngoài thánh hội hoặc xã hội, bạn và tôi, vẫn là người cần dựng xây nhóm hội ấy cho phải phép, đúng cách. Dễ thực hiện. Giáo Hội và xã hội hôm nay không phải và không còn là thể chế rất cứng ngắc, vị luật và cố chấp. Nhưng, là một tổng thể gồm những con người sống cho phải đạo, và đúng lẽ đạo. Đạo làm người. Đạo của Chúa.
Để minh hoạ những điều nói trên cho nhẹ nhàng, thư giãn như chuyện đời sau đây:
“Vua Arthur vị vua trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông ta hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu ngài giải được một câu đố cực khó. Thời hạn để Arthur đưa ra câu trả lời là một năm. Nếu sau một năm không tìm ra lời giải, Arthur sẽ phải chết.
Câu đố là: Phụ nữ thật sự muốn gì? Đó là câu đố mà có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian này cũng phải bó tay. Và với Arthur câu đố này quả là một thử thách quá lớn. Nhưng dù sao nó vẫn tốt hơn là cái chết. Arthur đành chấp nhận mạo hiểm.
Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các cô gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai có thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo. Điều mọi người khuyên vua là đến hỏi bà phù thuỷ già bởi vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu đố hóc búa này.
Những ngày cuối năm cũng đã tới gần. Arthur không còn cách nào khác là đến xin ý kiến của mụ phù thuỷ. Bà ta đồng ý sẽ đưa câu trả lời nhưng với một điều kiện. Đó là bà ta muốn lấy Garwain hiệp sĩ dũng cảm của Hội bàn tròn, người bạn thân nhất của vua.
Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng bao giờ thấy một ai đáng tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân của mình phải chịu thiệt thòi như vậy.
Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hi sinh đó của chàng làm sao có thể so sánh được với sự sống của vua, sự tồn tại của hội bàn tròn và vương quốc Anh. Và chàng hiệp sĩ quyết định hy sinh. Cuộc hôn nhân được chấp thuận và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.
Điều phụ nữ thật sự muốn đó là “Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình”.
Ngay lập tức ai cũng nhận ra rằng mụ ta vừa thốt ra một chân lý. Vua của họ nhất định sẽ được cứu. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi cái án tử hình.
Lại nói về đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng hiệp sĩ. Tưởng chừng như không có gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng hiệp sĩ Garwain của chúng ta vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bẩn thỉu của mụ nhón cái này một chút, bốc cái kia một tý. Thật chẳng ra làm sao cả. Mọi người thì hết sức khó chịu.
Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào động phòng hoa chúc. Nhưng, gì thế này? Trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là một cô gái vô cùng xinh đẹp đợi chàng tự bao giờ.
Nhận thấy sự ngạc nhiên trên nét mặt chàng hiệp sĩ, cô gái từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô lúc cô là phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng hiệp sĩ, cô sẽ trở thành một người xinh đẹp dễ thương đối với chàng trong một nửa thời gian của 24 giờ một ngày.
Vấn đề là chàng phải lựa chọn hình ảnh đẹp của nàng vào ban ngày hay là ban đêm. Chao ôi sao mà khó thế? Garwain bắt đầu cân nhắc: Ban ngày nếu nàng là một cô gái xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu cho nổi? Hay là ngược lại nhỉ, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người đi, nhưng khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút chồng vợ với thiên thần này.
Sau đó Garwain đã trả lời “Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu vào lúc nào cũng được”.
Tất nhiên câu trả lời này đã làm cho mụ phù thuỷ đội lốt cô gái xinh đẹp kia hài lòng và nàng nói với chàng rằng nàng sẽ hóa thân thành một cô gái xinh đẹp suốt đời cho chàng.
Đó là phần thưởng cho người biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.....khà ...khà ...
Nói cho cùng, thì: có cho phụ nữ làm phó tế vĩnh viễn hay không, hoặc có giúp vua Arthur tìm được hạnh phúc với người mình yêu hay không, cũng chỉ là vấn đề rất thực của người sống trong đời. Dù, đời ấy có là đời đi Đạo hay đời người sống đạo làm người cho phải lẽ, xin hãy như cháu nhỏ nọ cứ ngâm ngay câu hát, dù chưa hiểu hoặc chưa biết, như sau:
“Em lo gì trời gió!”.
“Em lo gì trời mưa!
Em lo gì mùa hè,
Em tiếc gì mùa thu.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Hát thế rồi, ta lại sẽ hát thêm câu ca đầy ý nghĩa, trong mọi chuyện, rằng:
“Ta cứ yêu đời đi.
Như lúc ta còn thơ,
Rồi để anh làm thơ,
và để em dệt tơ.”
(Đức Quỳnh/Nguyễn Bính – bđd)
Hãy cứ yêu đời đi, rồi thì các nữ phụ trong đời rồi cũng sẽ thực hiện được điều mà Hội thánh ta phải nghĩ tới, rất ở đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn quan niệm:
kitô-hữu cũng như người đời
vẫn luôn có tự do
sống ở đời, như mọi người.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 11 Thường niên năm C 16.6.2013
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh, hoá nở kiếp phù xa.” ”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Lc 7: 36-8: 3
Đêm tóc rối, có phải vì em đã xoã lòng đến rối bù? Nhìn ái ngại, tôi đoán chắc em đây rày miệt mài trong việc Chúa, như trình thuật kể.
Trình thuật thánh Luca, nay kể về nữ phụ nọ mải “xoã tóc” lau chân Chúa, chẳng cần ai. Đọc trình thuật, có vị lại cứ bảo: cụm từ “một người tội lỗi” ở đây, có nghĩa chỉ là gái điếm, không ngại ngùng. Ngại ngùng, nhưng vẫn quả quyết: nữ phụ ấy có là “người rất tội” về dục vọng mà nhiều người nay vẫn hiểu. Đọc kỹ Tin Mừng thánh Luca viết sau đó, người đọc sẽ định ra chị là đấng bậc thừa-tác mà thánh nhân nhắc đến qua tên gọi Gioanna, vợ của Khuza, tức: nữ-phụ lâu nay hăng say “cùng với nhiều bà khác lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài.” ( Lc 8: 3)
Theo nguồn văn ngoài sách thánh, thì: Gioanna là nữ-phụ xuất thân từ gia đình vị-vọng ở Do thái sống trong lâu đài nhỏ, ở Galilê. Kịp khi khôn lớn, gia đình đã sắp xếp gả chị cho một người rể thuộc giòng-dõi quí-phái tên Khuza vẫn lân la nơi cung đình ở Tibêriát cạnh công chúa Nabêtêan, thứ thất của Hêrôđê. Khuza gia-nhập Đạo là nhờ đã thành gia-thất với Gioanna. Và từ đó, hai người sinh-hoạt mục-vụ rất đều ở Galilê. Không những thế, Gioanna còn sở-hữu tài-sản riêng của mình nhờ hồi-môn do cha để lại, như tập tục của nơi này. Chị sử-dụng tài-sản của mình một cách độc-lập đồng thời thừa-hưởng tư-cách quí-tộc từ phía chồng.
Đức Giêsu có quan-hệ đặc biệt với nhiều người ở Tibêria. Ngài là vị thày chữa trị người ốm đau/tật bệnh và trừ quỉ nữa. Tục truyền, Ngài vực dậy rất nhiều người đã từng chết được sống lại, tại miền Bắc xứ sở này. Gioanna có lúc đau yếu nhiều, nên chị cũng biết chạy đến kêu cầu Chúa chữa lành cho chị. Sau lần được Ngài chữa khỏi, chị nhận ra Ngài là Bậc Thày Vĩ Đại đến với muôn dân, chứ không chỉ là Thầy Thuốc chữa bệnh về thể xác mà thôi.
Qua các lần gặp Ngài, Gioanna khám phá ra Vương Quốc Nước Trời mà Ngài chủ trương và nhận thấy nơi Ngài nhiều tương-quan gắn bó với mọi người, cả đến người nghèo khó, thấp hèn, bị bỏ rơi. Chị hiểu rằng: mình chỉ là cảm-tình-viên bé mọn dấn-thân phục-vụ Chúa cách hăng say, nhưng chị còn muốn tiến xa hơn thành đồ đệ năng nổ của Ngài, nữa.
Điều này có nghĩa: chị từ-bỏ tài sản riêng và địa-vị quí phái của mình hầu gia-nhập công cuộc thừa-sai bé mọn hầu dấn thân phục-vụ Chúa. Là người Do thái năng nổ, chị nhớ đến người nghèo đói bằng quà thực tế và bán đi phần lớn gia-sản của mình để tài-trợ công-tác bác-ái, cấp bách. Chị làm thế, là để phụ giúp công cuộc thuộc-sai với tông-đồ Chúa. Vào thời chị, không phải ai ai cũng xử sự được như thế. Và, không phải nữ-lưu nào cũng được Chúa chấp nhận cho nhập đoàn lữ-thứ chuyên giảng rao Vương Quốc của Ngài, giống như chị.
Hai năm theo Chúa, chị hoạt động cùng với nhóm thừa-sai như đồ-đệ thừa-tác, dù không được kể vào “nhóm 12”, ai cũng biết. Nhóm nữ-phụ làm việc đắc lực không kém các tông-đồ gần gũi Chúa. Tông đồ Chúa, đa phần đều bỏ lại người phối ngẫu và gia đình mình ở phía sau, hầu dành trọn thời-gian cho công cuộc mục-vụ thừa-tác, rất bức thiết. Phần đông tông đồ Chúa, không đủ sức tài-trợ cho nhóm được hiệu năng. Nên, các vị vẫn dựa vào một số nữ-phụ có thâu-nhập khá dồi-dào; thế nên, trên thực tế, các thừa-tác-viên nữ giúp nhóm tông-đồ bằng nhiều cách trong nguyện cầu, chứ không chỉ lo nấu nướng, tu dọn bếp núc; bởi tông-đồ Chúa ăn uống rất giản đơn, tằn tiện.
Phần đông nữ-thừa-tác theo Chúa hầu hết là các vị độc-thân hoặc là mẹ đẻ của các tông đồ và hầu hết là “chị sáu” độc lập về tài-chánh. Và, Gioanna là một trong số các nữ-thừa-tác trong cảnh-tình như thế. Phu-quân Khuza của chị, vẫn ở lại Tibêria trong thời gian chị hoạt động tông-đồ; tuy nhiên, đôi lúc anh cũng về sống ở Antipas dù không cùng một nhóm với đồ đệ Chúa. Thế nên, ta cũng đoan-chắc được rằng: Gioanna là một trong nhóm 72 tông-đồ được sai đi chữa lành và sống chung với người nghèo khổ như họ. Cũng làm công-việc thừa-sai tông đồ, như Tin Mừng diễn tả, tức: cũng là người giảng-rao Nước Chúa không cần hành trang làm nền, nhưng chỉ trông chờ vào lòng mến khách của chúng dân, thôi.
Bậc nữ-lưu chuyên lo tông-đồ thừa-tác, không trực tiếp giảng-giải quần chúng hiểu, mà chỉ hầu chuyện các nữ-phụ trong vùng cạnh giếng nước hoặc phố chợ cũng như tại nhà-nguyện tư, theo từng nhóm. Chúng dân địa phương, thường mang người bệnh đến để các thừa-tác-viên như Gioanna giúp đỡ đần, chữa trị. Gioanna tháp tùng Chúa, cũng đã đi Giêrusalem dự lễ Vượt Qua theo truyền thống. Nên, chị biết nhiều và hiểu nhiều công cuộc mục-vụ thừa sai hơn ai hết về các hiểm nguy khi can dự chuyện đền thờ và/hoặc tác-động vực đỡ thi hài ông Lazarô, bạn của Chúa.
Khi biết Thày bị bắt giữ, Gioanna liên-hệ với bạn đạo và khám phá ra sự việc xảy đến với Thày. Chị giữ tư-thế chỉ dõi theo và xem xét từ xa các sự kiện xảy ra cho đến lúc Thày hoàn tất cuộc khổ nạn, trên thập giá. Mãi sau, chị mới có ý-định theo chân các nữ-phụ khác đi đến mộ-phần Thày định bụng để xức dầu tẩm xác Thày theo thói tục người Do-thái vẫn làm. Khuza chồng chị, cũng có mặt ở Giêrusalem với Antipas để dự lễ Vượt Qua. Và trước đó, anh không hề tham-gia nhóm hội đoàn-thể nào của Chúa. Tuy nhiên, sau ngày Chúa sống lại, anh đã cùng với Gioanna vợ mình, nhập-cuộc lập thành tổ/thành nhóm có vợ/có chồng đi đây đó để thực hiện công-cuộc thừa-tác giảng rao quảng-bá Nước Trời.
Khuza và Gioanna cũng có chân trong nhóm-hội thừa-sai gồm những người biết nói chút tiếng Hy Lạp và La tinh tuy không nhiều, nhưng biết sống theo kiểu người La Mã từ những ngày ông lân la cung đình Tibêriát. Có thể, hai vợ chồng chị cũng có quan-hệ mật thiết với cung đình Rôma nữa. Ở Rôma, tên tục của chị đổi thành tên La-tinh là Junia, đã khá quen; và sau đó, lại đổi một lần nữa thành Junias cho có vẻ nam-nhân đến độ người chép sử không biết vị này là nữ-lưu. Riêng Khuza chồng chị, cũng đổi danh thành Andrônicus. Cả hai lưu lại tại Rôma đến 10 năm, khiến thánh Phaolô gọi nhị vị không chỉ mỗi tông-đồ của Chúa mà thôi, nhưng còn là đấng bậc trổi-vượt giữa các tông-đồ. Về sau, hai vợ chồng chị bị giam-giữ rất nhiều tháng ngày dài ở Rôma, rồi sau đó không một sách dã-sử nào đáng tin cậy ghi chép chuyện của vợ chồng chị, hết.
Với thánh Luca, chuyện nữ thừa-tác Gioanna được ghi ở một chương/đoạn khác có liên quan đến truyện kể về nữ-phụ bị băng huyết những 12 năm dám sờ-chạm vào gấu áo của Chúa để được chữa, khiến Chúa phát hiện ra và nói: “Có kẻ đã sờ chạm vào tôi và tôi thấy quyền-uy chữa trị đã ra khỏi tôi”. Tuy là thế, vẫn không có chứng-cứ lịch-sử ghi rõ chuyện nữ-phụ Gioanna để người đọc xác định xem câu chuyện hai phụ nữ nói ở trên, có phải cùng một Gioanna hay không, cũng cần cứu xét thêm.
Tuy nhiên, chi tiết mà thánh Luca muốn diễn tả, là: đường đường một nữ-lưu từ giai-cấp trên cao lại trở thành đồ đệ bé nhỏ của Chúa, lại không hãi sợ gì để rồi tiến về phía trước dám “sờ-chạm gấu áo” của Ngài. Và, đường đường một nữ-phụ cao-quí cũng không ngại-ngần quì mọp bên dưới để lau khô chân Ngài, trái nghịch tập-tục Do thái, và còn hôn chân Chúa, xức dầu lên chân Ngài, cũng rất lạ. Lạ hơn cả, là sự việc Chúa công khai nhìn nhận lòng thương vô bờ của chị, nên đã thứ-tha chị. Như thế, mới là động thái của một đồ-đệ đích thực. Như thế, là chị đã trở thành tông-đồ thực thụ, của Đức Chúa.
Có lẽ, cũng nên tưởng tượng đôi điều về tình thế khá cụ thể qua đó Chúa đã tỏ thái-độ về thừa sai mục vụ vốn dĩ phải sống chung với những người mà đồ đệ Chúa cần rao truyền Vương quốc Ngài, là Hội thánh, là Nước Trời trần gian ở đây, bây giờ.
Ở đây, hôm nay, có rất nhiều bậc nữ-lưu cũng cao quí không kém đang phục-vụ Chúa bằng công việc thừa-tác mà chẳng ai biết tới. Các vị này, lâu nay chẳng được sử-gia hoặc thánh-sử nào biết đến để ghi chép thành truyện đạo hạnh, rất thánh. Nói chi là Kinh Sách thực thụ được mọi người công nhận. Có ghi hay không, chắc hẳn người đọc cũng nhận ra rằng: các vị này là thế hệ tiếp nối cũng muốn chọn Gioanna làm quan thày, bảo trợ rất sau này.
Ghi nhận công-đức của các nữ-lưu đã và đang làm việc lành thánh, ta sẽ cất lên lời thơ, rằng:
“Em còn đó xoã lòng đêm tóc rối,”
“Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa.
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi ái ngại,
Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù xa.”
(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)
Nguyệt quỳnh nở về đêm, không chỉ là người em của ai đó đang xoã lòng/xoã tóc đến rối bời. Nguyệt quỳnhg đây, có thể là: người chị/người em trong thánh-hội đang hoạt động tông đồ rất hiệu-quả như Chúa yêu cầu, ở muôn nơi. Rất mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch