Nhân tuần lễ thần học do Ecclesial Movement of Cultural Commitment (MEIC) tổ chức tại Rôma với đề tài "Toàn cầu hóa và những thách đố với người Công Giáo" vừa chấm dứt hôm thứ Hai 25/08/2003 vừa qua, VietCatholic xin đăng lại bài Học thuyết xã hội Công Giáo: Toàn cầu hóa là gì?
Phỏng theo bài WHAT IS GLOBALIZATION AND HOW DOES CHRISTIAN FAITH RELATE TO IT? (Witness Magazine - David Andrews, CSC Executive Director The National Catholic Rural Life Conference - Des Moines, Iowa)
1. Toàn cầu hóa là gì?
Con người trên thế giới ngày nay liên kết với nhau hơn bao giờ hết. Thông tin và tiền bạc di chuyển nhanh hơn bao giờ. Hàng hóa và các dịch vụ được sản xuất tại một miền của thế giới nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Di chuyển quốc tế thường xuyên hơn. Thông tin toàn cầu trở nên chuyện thường hơn. Hiện tượng này được gọi là toàn cầu hóa (globalization).
Một định nghĩa cụ thể của toàn cầu hóa:
"Toàn cầu hóa là sự nối kết tất cả con người trên hành tinh này vào một hệ thống tương tác duy nhất những ràng buộc kinh tế và văn hóa, hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ bởi điện toán và trên hết là Internet." (American Magazine, Feb 19, 2000 - Globalization Myth, Reality, Problems. Victor Ferkiss, professor emeritus of government at Georgetown University in Washington DC, USA).
2. Vài nét lịch sử
Thuật ngữ "toàn cầu hóa" được nhắc đến đầu tiên vào thập niên 1980. Tuy nhiên, nguồn gốc của toàn cầu hóa, đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử của Giáo Hội và của thế giới. Với lệnh truyền của Ðức Kitô "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em." (Mt 28:19), Giáo Hội đã sai các thừa sai đến những miền đất xa lạ trên thế giới để loan báo Tin Mừng. Giáo Hội đã thực hiện việc toàn cầu hóa tình liên đới trong đức tin và trong cơ chế phẩm trật Giáo Hội trong suốt 20 thế kỷ vừa qua.
Trong thế giới đời, các tàu buôn cũng ra đi đến những miền đất xa xăm để thực hiện việc trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tất cả những công việc trên đều rất gian nan và nguy hiểm.
Với việc phát minh ra máy hơi nước trong kỹ nghệ hàng hải và phong trào di dân sang Mỹ Châu, trào lưu buôn bán quốc tế và đầu tư ở hải ngoại lại được dịp rộ lên ở buổi đầu thế kỷ 20. Tuy thế, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1930 đặt một dấu chấm phẩy to đùng. Các quốc gia lui vào vỏ sò của riêng mình khi nhận ra thị trường quốc tế đầy bất trắc với hàng loạt những cơ sở làm ăn bị các nước mới giành được độc lập quốc hữu hóa, tình trạng an ninh tại hải ngoại và tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ngay tại chính quốc.
Quyết tâm của các nước muốn xây dựng và củng cố các ràng buộc quốc tế sau thế chiến thứ hai đặt nền móng cho hiện tượng toàn cầu hóa hiện nay. Công pháp quốc tế đã giúp bảo vệ quyền lợi của đầu tư nước ngoài và góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ dần những dị biệt về luật pháp giữa các nước. Các thoả hiệp về kinh tế, đặc biệt là các thỏa hiệp về thuế quan đã dần dần loại bỏ những hàng rào mậu dịch và xóa mờ dần trên phương diện kinh tế các biên giới quốc gia. Internet và sự phát triển các kỹ thuật vận tải số lượng lớn (mass transportation) còn làm cho toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng vượt bậc. Một yếu tố then chốt nữa là thị trường lao động rẻ mạt tại các nước Á Châu. Trung quốc và Việt Nam, các nước vẫn hô hào chống "bóc lột", nay đang ra sức mời mọc tư bản các nước vào "bóc lột" tự do, thoải mái người dân của họ. Ngày nay, nếu như Mc Donald's có 25,000 cửa tiệm tại 120 nước thì không có một nơi nào trên thế giới không có sản phẩm Made in China.
3. Quan điểm chung của Giáo Hội về toàn cầu hóa
Ðịnh nghĩa về toàn cầu hóa mà chúng tôi nêu ở trên là một định nghĩa trung dung, phản ảnh đúng thực chất của hiện tượng toàn cầu hóa. Ðôi khi chúng ta có thể gặp những định nghĩa kiểu như "Toàn cầu hóa là sự bóc lột có tính chất toàn cầu của các công ty đa quốc gia". Tùy theo thiên kiến nhiều người, ta còn có nhiều định nghĩa khác nữa. Những định nghĩa khác nhau này phản ảnh một sự kiện là con người đánh giá hiện tượng này rất khác nhau.
Hôm 19/7/2001, Ðức Hồng Y Sodano, bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh cho biết "Toàn cầu hóa tự nó không phải là tốt hay xấu. Mọi sự tùy thuộc vào mục đích của nó"-
Tông huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu ghi rõ:
Ðây là một quá trình đặt ra vì sự kiện có nhiều liên lạc giữa các phần thế giới, trên thực tế xoá bỏ những khoảng cách, với nhiều hiệu quả minh nhiên trong các lãnh vực rất khác nhau. Những hậu quả trên bình diện đạo đức học có thể là tích cực hay tiêu cực. Người ta chứng kiến trên thực tế một cuộc toàn cầu hoá kinh tế kèm theo một số kết quả tích cực như hiện tượng năng xuất và sản phẩm gia tăng, và, với việc phát triển những liên hệ giữa các nước trong lãnh vực kinh tế, hiện tượng này có thể tăng cường quá trình hợp nhất giữa các dân tộc và cải thiện việc phục vụ đối với gia đình nhân loại. Nhưng nếu việc toàn cầu hoá được xử lý bằng chỉ duy những luật thị trường áp dụng theo lợi ích của những kẻ quyền thế, những hậu quả chỉ có thể là tiêu cực. Ví dụ, như việc gán một giá trị tuyệt đối cho nền kinh tế, nạn thất nghiệp, việc giảm sút và việc làm xấu đi một số dịch vụ công cộng, việc phá hoại môi trường và thiên nhiên, việc gia tăng những dị biệt giữa kẻ giàu người nghèo, sự cạnh tranh bất chính đặt những quốc gia nghèo trong một hoàn cảnh thấp bé luôn rõ nét. Tuy đánh giá cao những giá trị tích cực do việc toàn cầu hoá, nhưng Giáo Hội xem xét những phương diện tiêu cực một cách lo lắng.
(Tông Huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu n. 20)
Thực ra, như đã đề cập ở trên toàn cầu hóa không xa lạ gì với Giáo Hội Công Giáo. Chính vì thế, trên các diễn đàn quốc tế, Giáo Hội đã đem đến cho thế giới rất nhiều những đóng góp về tư tưởng và chiều hướng phát triển của toàn cầu hóa.
4. Những quan ngại của Giáo Hội Công Giáo
4.1 Quan ngại về xu hướng phát triển.
Có bốn xu hướng trụ cột của toàn cầu hóa hiện nay. Thứ nhất, xu hướng muốn hội nhập và gom tất cả các hoạt động kinh tế của các nước vào trong một kiểu mẫu phát triển đồng nhất; một hệ thống tập trung duy nhất. Thứ hai là xu hướng cho rằng điều tối quan trọng phải đạt được là sự tăng trưởng nhanh chóng và không ngừng của các cơ sở kinh tế. Ðiều này thông thường đạt được bằng cách khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động mới và rẻ, và những thị trường mới. Xu hướng thứ ba là giải tư hoặc biến thành hàng hóa những thứ mà theo truyền thống không phải là hàng hóa. Xu hướng thứ tư là gán một giá trị tuyệt đối cho nền kinh tế xuất khẩu, biến thương mại và việc sản xuất cho xuất khẩu thành những ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động kinh tế.
Xu hướng thứ nhất, hội nhập và gom tất cả các hoạt động kinh tế của các nước vào trong một kiểu mẫu phát triển đồng nhất, đem lại những thuận lợi lớn lao trong các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các nước có những điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác nhau, dân trí khác nhau, hạ tầng cơ sở khác nhau, khả năng khai thác các thuận lợi khác nhau, những khó khăn và khả năng đối phó với hệ quả của một mô hình đồng nhất như thế cũng khác nhau. Mô hình đồng nhất như vậy lại xuất phát từ những nước giàu và do đó, có thể thấy ngay chỉ những nước giàu là có những thuận lợi nhất trong mô hình như thế.
Xu hướng thứ hai chú ý quá đáng đến lợi nhuận và rõ ràng sẽ dẫn đến sự khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, sự bóc lột sức lao động và tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Ngày nay, những người lao động tại các nước phương Tây càng ngày càng khó kiếm việc làm và dễ bị mất việc hơn vì các công ty có khuynh hướng muốn giảm giá thành bằng cách thuê mướn nhân công tại các nước Á, Phi và Mỹ Châu La Tinh. Tình trạng cạnh tranh để tìm kiếm thị trường mới còn dẫn đến việc phải hạ giảm giá thành hơn nữa khiến cho thu nhập thực tế tại các nước Á, Phi và Mỹ Châu La Tinh giảm sút.
Xu hướng thứ ba muốn giải tư và biến thành hàng hóa các thứ trước nay không phải là hàng hóa, chẳng hạn như các dịch vụ công ích, sẽ dẫn đến sự chồng chất gánh nặng lên những người sống nhờ những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục.
Xu hướng thứ tư, ưu tiên cho việc sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu để có nguồn ngoại tệ mạnh, có thể dẫn đến tình trạng dân chúng các nước chẳng được hưởng bao nhiêu trên những sản phẩm do chính họ làm ra. Tình trạng bi đát nhất xảy ra tại một số nước là trong khi dân chúng đang gặp cảnh đói kém, nhà nước và các công ty vẫn ra sức xuất cảng nông sản để thực thi các hợp đồng đã ký kết và để thu hút ngoại tệ.
4.2 Quan ngại về nợ nước ngoài
Muốn sống được trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước dù muốn dù không cũng phải buôn bán với nước ngoài. Trong quá trình đó, việc vay nợ nước ngoài để tạo ra những điều kiện hạ tầng, tạo ra nguồn vốn, chi phí cho đào tạo nhân sự, xây dựng nhà máy là không thể tránh được. Tuy nhiên, nợ nước ngoài đẻ ra nhiều vấn đề phức tạp.
Tông huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu đề cập đến vấn đề này như sau:
Sự hiện hữu một món nợ nước ngoài bóp nghẹt nhiều dân tộc lục địa Mỹ châu, là một vấn đề phức tạp. Không đi vào trong nhiều khía cạnh của nó, Giáo Hội, trong việc lo lắng mục vụ của mình, không thể không biết vấn đề này, bởi vì nó liên can tới sự sống của một số đông người. Do đó nhiều Hội Ðồng Giám Mục Mỹ châu, ý thức tầm quan trọng của vấn đề này, đã tổ chức những cuộc gặp gỡ để nghiên cứu và đã phổ biến những tài liệu nhằm đề xướng những giải đáp cụ thể. Về phần tôi, nhiều lần tôi đã phát biểu bận tâm của tôi trước hoàn cảnh này, mà trong nhiều trường hợp không thể chịu nổi. Trong viễn ảnh Ðại Toàn Xá năm 2000, bây giờ rất gần rồi, và tôi nhớ đến ý nghĩa xã hội mà các các Năm Toàn Xá mặc lấy trong Cựu Ước (25, 8-12), các Kitô hũu phải trở nên tiếng nói của tất cả người nghèo trên thế giới, Năm Thánh phải là một thời gian thuận lợi để nghĩ tới, giữa bao nhiêu chuyện khác, một sự giảm bớt quan trọng, nếu không phải xoá hoàn toàn món nợ quốc tế đè nặng trên số phận của nhiều quốc gia" (TMA, n. 36).
Lần nữa tôi bày tỏ lòng ước muốn, mà Thượng Hội Nghị lặp lại, Hội Ðồng Giáo Hoàng cổ võ "Công lý và Hoà bình", với những cơ chế khác có thẩm quyền như Ban Tổng Thư Ký Quốc Gia đối ngoại với các Nước, "qua sự nghiên cứu và đối thoại với các đại diện Thế Giới Thứ Nhất và với những vị trách nhiệm Ngân Hàng thế giới và của quĩ tiền tệ quốc tế, tìm ra những phương thế giải quyết vấn đề nợ nước ngoài cũng như tìm ra những quy luật ngăn cản những hoàn cảnh thể ấy tái diễn khi vay mượn lần sau". Trên tầm cỡ rộng rãi hết sức, điều nên làm là "các chuyên viên ngành kinh tế và các vấn đề tiền tệ, có tiếng quốc tế, tiến hành một cuộc phân tích phê phán về trật tự kinh tế thế giới, trong những phương diện tích cực và tiêu cực, để sửa chữa trật tự hiện nay và đề nghị một hệ thống và những cơ chế có khả năng bảo đảm sự phát triển toàn vẹn và liên đới giữa những con người và các dân tộc ".
(Tông huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu, n. 59)
Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu cũng viết:
Hơn nữa, khi đi tìm sự công bằng giữa một thế giới bị thiệt hại vì những bất bình đẳng về xã hội và kinh tế, Giáo Hội không thể làm ngơ trước những tình trạng nợ nần mà các nước đang phát triển tại Á châu phải gánh chịu, ảnh hưởng tới hiện tại và tương lai của các nước ấy. Nhiều khi, các nước ấy buộc lòng phải cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu của cuộc sống như lương thực, y tế, nhà ở và giáo dục, hầu có thể trả các món nợ họ đang mắc với các tổ chức tiền tệ và ngân hàng thế giới. Ðiều này có nghĩa là đã có nhiều người bị buộc phải sống trong những điều kiện hết sức ô nhục đối với phẩm giá con người.
(Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, n. 40)
Ði vào chi tiết, báo cáo của các Giáo Hội tại Mỹ Châu ghi nhận sự lúng túng của các chính quyền các nước khi đương đầu với nợ nước ngoài. Nhiều chính quyền không đủ khả năng để sử dụng nợ nước ngoài cách thông minh và sáng tạo. Nợ nước ngoài trở thành thứ của nợ gây hại cho nền kinh tế hơn là làm cho nó cất cánh thành các "con rồng". Một vấn đề cực kỳ nguy hiểm nữa là tình trạng một số chính quyền dùng nợ nước ngoài để tô son trét phấn cho chế độ hơn là cho các hoạt động kinh tế. Họ xây đường xá, cầu cống nhà cửa huy hoàng tráng lệ như là đất nước đang "ăn nên làm ra" đang "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc". Dân chúng lác mắt trước những "kỳ quan" hiện đại biết đâu rằng đó chỉ là những công trình "mỵ dân" hay thậm chí là những dịp để bọn cầm quyền tham ô, chia chác với nhau. Cuối cùng người dân phải è lưng ra trả nợ cả vốn lẫn lãi cho những thứ huy hoàng hoa lệ đó.
Hai cơ cấu Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF - International Moneytary Fund) và Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank) đã gây ra biết bao nhiêu thống khổ cho dân lành vô tội tại các nước qua chương trình Cải Tổ Cấu Trúc (Structural Adjustment). Chương trình này bắt buộc chính quyền các nước phải thi hành những điều như sau:
1) Giảm chi tiêu của nhà nước trên các lãnh vực như giáo dục, y tế, môi trường, và trợ giúp nông dân hầu tiết kiệm ngân sách nhà nước để tập trung trả nợ nước ngoài.
2) Giảm hối suất đồng bạc để gia tăng xuất khẩu. Nói thí dụ, nếu 1 đô la Á Căn Ðình ăn 1 Mỹ Kim thì một kg dầu dừa giá 1 đô Á Căn Ðình sẽ bán 1 đô Mỹ. Nay, Á Căn Ðình giảm hối suất xuống thành 1 đô la Á Căn Ðình ăn 77 xu Mỹ thì 1 kg dầu dừa Á Căn Ðình bán ở Mỹ chỉ có 77 xu sẽ dễ bán hơn. Thế nhưng, hậu quả bi đát cho người dân là tiền lương thực tế của họ bị giảm sút.
3) Tăng cường xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên, kể cả các tài nguyên chưa được chế biến để có tiền trả nợ.
4) Tài trợ cho các công ty xuất khẩu để khuyến khích họ xuất khẩu hầu thu ngoại tệ. Nói cách khác, buộc nhà nước phải lấy của người nghèo đưa cho người giàu.
5) Giải phóng thị trường tài chính trong nước, nới lỏng các luật lệ để thu hút đầu tư nước ngoài.
6) Tăng lãi suất ngân hàng để thu hút vốn tài chính các nước. Những người dân nào mượn tiền ngân hàng cho kinh doanh hay xây dựng nhà cửa lãnh đủ. Nhiều xí nghiệp trong nước hoạt động trên vốn của ngân hàng có thể phải khánh tận.
7) Bải bỏ hay hạ giảm thuế quan, tăng kim ngạch (quotas) nhập khẩu, bãi bỏ hay giảm bớt các thứ kiểm soát khác. Muốn đẩy mạnh xuất cảng sang nước bạn thì đương nhiên ta phải mở rộng cửa cho hàng hóa của bạn nhập cảng vào nước ta. Tuy nhiên, khi hàng hóa nước ngoài tràn vào, các thành phần kinh tế nội địa có thể cạnh tranh không nổi trước thị hiếu ham thích đồ ngoại của dân chúng, hay trước phẩm chất thực sự tốt hơn hay rẻ hơn của hàng ngoại. Việc nhập khẩu còn làm các nước lún sâu thêm vào nợ nước ngoài.
4.3 Quan ngại về văn hóa và bản sắc dân tộc
Nhiều người nghĩ toàn cầu hóa chỉ là một hiện tượng kinh tế. Ý tưởng này hoàn toàn sai lầm. Chính những lực cho phép các thương gia hoạt động như thể các biên giới quốc gia không hề tồn tại, cũng cho phép các nhà hoạt động xã hội, các nhà truyền thông, các nhà khoa học và những người khác nữa hoạt động trên sân khấu toàn cầu. Các nền văn hóa các nước và bản sắc của họ cũng có những thay đổi cơ bản trong tiến trình toàn cầu hóa nhờ vào các mạng lưới truyền thông toàn cầu như Internet, truyền hình vệ tinh và sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác qua di dân và du lịch. Tại Pháp, nơi người ta chống văn hóa Mỹ rất dữ dội trong các thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, ngày nay ngót nghét 70% những người đến rạp là để xem phim Mỹ sản xuất tại Hollywood.
Cũng vậy, nhiều người nghĩ rằng toàn cầu hóa chỉ liên quan đến những thay đổi ở cấp độ quốc tế. Tuy nhiên, không phải như vậy. Các nước rõ ràng là phải có những thay đổi sâu xa về cơ cấu kinh tế, chính trị và văn hóa trong bối cảnh của một thế giới tương tác chặt chẽ với nhau. Toàn cầu hóa, do đó, gây ra những chuyển biến tại địa phương và ngay cả trong mỗi cá nhân trước những diễn biến đang xảy ra trong xã hội. Các hoạt động thường ngày của chúng ta tùy thuộc ngày càng nhiều hơn vào những gì đang diễn ra trên thế giới.
Sự va chạm giữa các nền văn hóa là không thể tránh khỏi trong tiến trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, những kinh nghiệm cay đắng trong quá khứ cho chúng ta thấy rõ chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, tình trạnh thiếu chuẩn bị, và sự sợ "dị biệt", nhất là khi dị biệt đó được diễn tả trong một chủ nghĩa quốc gia, có thể đưa tới sự sợ hãi, bạo loạn và khủng bố. Ðoạn 11 trong văn kiện Ðạo Ðức Trong Internet vừa được Hội Ðồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội công bố hôm 28/2/2002 là một tóm tắt xúc tích và rõ nét những lo lắng của Giáo Hội.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những chiều kích văn hóa của những gì đang diễn ra. Cụ thể, như những khí cụ mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa, kỹ thuật thông tin mới và Internet đang truyền đi và giúp làm cho thấm sâu một nhóm những giá trị văn hóa - những lối nghĩ về những quan hệ xã hội, gia đình, tôn giáo, tình trạng nhân loại - mà sự mới mẻ và ồn ào của chúng có thể thách thức và đè bẹp những nền văn hóa truyền thống.
Ðối thoại và làm giàu các nền văn hóa lẽ đương nhiên là được mong muốn nhiều hơn. Thật vậy, "ngày nay, đối thoại giữa các nền văn hóa là đặc biệt cần thiết vì hệ quả của kỹ thuật truyền thông mới trên đời sống cá nhân và các dân tộc". Nhưng đó phải là một con đường hai chiều. Các nền văn hóa có rất nhiều điều để học lẫn nhau, và đơn giản áp đặt thế giới quan, giá trị và ngay cả ngôn ngữ của một nền văn hóa lên một nền văn hóa khác không phải là đối thoại nhưng là chủ nghĩa đế quốc về văn hóa".
Sự thống trị về văn hóa là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi nền văn hóa thống trị mang những giá trị sai lạc đối kháng với bản thiện của cá nhân và tập thể. Nổi bật trong các vấn nạn là việc Internet, cùng với những phương tiện truyền thông xã hội khác, đang truyền đi thông điệp mang nặng tính chất của nền văn hóa thế tục Tây phương đến con người và các xã hội mà trong nhiều trường hợp chưa chuẩn bị để đánh giá và đối phó với nó. Nhiều vấn nạn nghiêm trọng xảy ra - chẳng hạn những vấn nạn liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình, trong khi gia đình và hôn nhân đang trải qua "một cuộc khủng hoảng tận gốc và lan rộng" trong nhiều phần của thế giới.
Nhạy cảm văn hóa và sự tôn trọng đối với các giá trị và niềm tin của các dân tộc khác là bắt buộc trong những trường hợp này. Ðối thoại giữa các nền văn hóa theo hướng "giữ gìn sự khác biệt của các nền văn hóa như những diễn đạt lịch sử và sáng tạo của sự hiệp nhất sâu xa trong gia đình nhân loại, và nuôi dưỡng sự hiểu biết và giao tiếp giữa chúng" là cần thiết để xây dựng và bảo tồn ý thức về tình liên đới quốc tế.
(Ðạo Ðức Trong Internet - n. 11).
5. Kết luận
Toàn cầu hóa là một tiến trình không thể tránh khỏi. Trong thực tế toàn cầu hóa cũng đem lại nhiều thuận lợi không thể chối cãi được. Tuy nhiên, "Muốn xây dựng một nền kinh tế đích thực cho thế giới cần phải dập tắt lòng ham lợi quá đáng, những tham vọng, những khao khát bá chủ về chính trị, mọi mưu tính về mặt quân sự cũng như mọi mưu mô nhằm tuyên truyền và bắt phải theo một ý thức hệ." (Gaudium et Spes, n. 85). Lập trường luân lý của Giáo Hội trong tiến trình toàn cầu hóa dựa trên ba viên đá góc cơ bản là phẩm giá con người, tình liên đới và sự hỗ tương. Nền kinh tế toàn cầu hóa phải được phân tích dưới ánh sáng những nguyên tắc công bằng xã hội, nhưng tôn trọng sự ưu tiên cho giới nghèo, là hạng người phải có thể tự bênh vực mình trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Trên thực tế, "học thuyết xã hội của Giáo Hội là lập trường luân lý nhằm thúc giục các chính phủ, các cơ chế và những tổ chức tư, để họ chuẩn bị một tương lai thích hợp với phẩm giá của mọi người. Trong viễn ảnh này, người ta có thể nhìn đến những vấn đề có liên can tới nợ nước ngoài, đến sự hủ hoá chính trị bên trong và đến sự kỳ thị trong nội bộ các quốc gia cũng như giữa các quốc gia.
Người Công Giáo được kêu gọi để cổ võ một nền văn hoá toàn cầu hoá đích thực của tình liên đới, để hợp tác bằng mọi phương tiện hợp pháp để làm giảm đi những hệ quả tiêu cực của tiến trình toàn cầu hoá, như sự thống trị của những người mạnh nhất trên những kẻ yếu nhất, trong lãnh vực kinh tế, hay sự tiêu diệt các giá trị của những nền văn hoá địa phương, trong lãnh vực văn hóa.
Phỏng theo bài WHAT IS GLOBALIZATION AND HOW DOES CHRISTIAN FAITH RELATE TO IT? (Witness Magazine - David Andrews, CSC Executive Director The National Catholic Rural Life Conference - Des Moines, Iowa)
1. Toàn cầu hóa là gì?
Con người trên thế giới ngày nay liên kết với nhau hơn bao giờ hết. Thông tin và tiền bạc di chuyển nhanh hơn bao giờ. Hàng hóa và các dịch vụ được sản xuất tại một miền của thế giới nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Di chuyển quốc tế thường xuyên hơn. Thông tin toàn cầu trở nên chuyện thường hơn. Hiện tượng này được gọi là toàn cầu hóa (globalization).
Một định nghĩa cụ thể của toàn cầu hóa:
"Toàn cầu hóa là sự nối kết tất cả con người trên hành tinh này vào một hệ thống tương tác duy nhất những ràng buộc kinh tế và văn hóa, hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ bởi điện toán và trên hết là Internet." (American Magazine, Feb 19, 2000 - Globalization Myth, Reality, Problems. Victor Ferkiss, professor emeritus of government at Georgetown University in Washington DC, USA).
2. Vài nét lịch sử
Thuật ngữ "toàn cầu hóa" được nhắc đến đầu tiên vào thập niên 1980. Tuy nhiên, nguồn gốc của toàn cầu hóa, đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử của Giáo Hội và của thế giới. Với lệnh truyền của Ðức Kitô "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em." (Mt 28:19), Giáo Hội đã sai các thừa sai đến những miền đất xa lạ trên thế giới để loan báo Tin Mừng. Giáo Hội đã thực hiện việc toàn cầu hóa tình liên đới trong đức tin và trong cơ chế phẩm trật Giáo Hội trong suốt 20 thế kỷ vừa qua.
Trong thế giới đời, các tàu buôn cũng ra đi đến những miền đất xa xăm để thực hiện việc trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tất cả những công việc trên đều rất gian nan và nguy hiểm.
Với việc phát minh ra máy hơi nước trong kỹ nghệ hàng hải và phong trào di dân sang Mỹ Châu, trào lưu buôn bán quốc tế và đầu tư ở hải ngoại lại được dịp rộ lên ở buổi đầu thế kỷ 20. Tuy thế, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1930 đặt một dấu chấm phẩy to đùng. Các quốc gia lui vào vỏ sò của riêng mình khi nhận ra thị trường quốc tế đầy bất trắc với hàng loạt những cơ sở làm ăn bị các nước mới giành được độc lập quốc hữu hóa, tình trạng an ninh tại hải ngoại và tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ngay tại chính quốc.
Quyết tâm của các nước muốn xây dựng và củng cố các ràng buộc quốc tế sau thế chiến thứ hai đặt nền móng cho hiện tượng toàn cầu hóa hiện nay. Công pháp quốc tế đã giúp bảo vệ quyền lợi của đầu tư nước ngoài và góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ dần những dị biệt về luật pháp giữa các nước. Các thoả hiệp về kinh tế, đặc biệt là các thỏa hiệp về thuế quan đã dần dần loại bỏ những hàng rào mậu dịch và xóa mờ dần trên phương diện kinh tế các biên giới quốc gia. Internet và sự phát triển các kỹ thuật vận tải số lượng lớn (mass transportation) còn làm cho toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng vượt bậc. Một yếu tố then chốt nữa là thị trường lao động rẻ mạt tại các nước Á Châu. Trung quốc và Việt Nam, các nước vẫn hô hào chống "bóc lột", nay đang ra sức mời mọc tư bản các nước vào "bóc lột" tự do, thoải mái người dân của họ. Ngày nay, nếu như Mc Donald's có 25,000 cửa tiệm tại 120 nước thì không có một nơi nào trên thế giới không có sản phẩm Made in China.
3. Quan điểm chung của Giáo Hội về toàn cầu hóa
Ðịnh nghĩa về toàn cầu hóa mà chúng tôi nêu ở trên là một định nghĩa trung dung, phản ảnh đúng thực chất của hiện tượng toàn cầu hóa. Ðôi khi chúng ta có thể gặp những định nghĩa kiểu như "Toàn cầu hóa là sự bóc lột có tính chất toàn cầu của các công ty đa quốc gia". Tùy theo thiên kiến nhiều người, ta còn có nhiều định nghĩa khác nữa. Những định nghĩa khác nhau này phản ảnh một sự kiện là con người đánh giá hiện tượng này rất khác nhau.
Hôm 19/7/2001, Ðức Hồng Y Sodano, bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh cho biết "Toàn cầu hóa tự nó không phải là tốt hay xấu. Mọi sự tùy thuộc vào mục đích của nó"-
Tông huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu ghi rõ:
Ðây là một quá trình đặt ra vì sự kiện có nhiều liên lạc giữa các phần thế giới, trên thực tế xoá bỏ những khoảng cách, với nhiều hiệu quả minh nhiên trong các lãnh vực rất khác nhau. Những hậu quả trên bình diện đạo đức học có thể là tích cực hay tiêu cực. Người ta chứng kiến trên thực tế một cuộc toàn cầu hoá kinh tế kèm theo một số kết quả tích cực như hiện tượng năng xuất và sản phẩm gia tăng, và, với việc phát triển những liên hệ giữa các nước trong lãnh vực kinh tế, hiện tượng này có thể tăng cường quá trình hợp nhất giữa các dân tộc và cải thiện việc phục vụ đối với gia đình nhân loại. Nhưng nếu việc toàn cầu hoá được xử lý bằng chỉ duy những luật thị trường áp dụng theo lợi ích của những kẻ quyền thế, những hậu quả chỉ có thể là tiêu cực. Ví dụ, như việc gán một giá trị tuyệt đối cho nền kinh tế, nạn thất nghiệp, việc giảm sút và việc làm xấu đi một số dịch vụ công cộng, việc phá hoại môi trường và thiên nhiên, việc gia tăng những dị biệt giữa kẻ giàu người nghèo, sự cạnh tranh bất chính đặt những quốc gia nghèo trong một hoàn cảnh thấp bé luôn rõ nét. Tuy đánh giá cao những giá trị tích cực do việc toàn cầu hoá, nhưng Giáo Hội xem xét những phương diện tiêu cực một cách lo lắng.
(Tông Huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu n. 20)
Thực ra, như đã đề cập ở trên toàn cầu hóa không xa lạ gì với Giáo Hội Công Giáo. Chính vì thế, trên các diễn đàn quốc tế, Giáo Hội đã đem đến cho thế giới rất nhiều những đóng góp về tư tưởng và chiều hướng phát triển của toàn cầu hóa.
4. Những quan ngại của Giáo Hội Công Giáo
4.1 Quan ngại về xu hướng phát triển.
Có bốn xu hướng trụ cột của toàn cầu hóa hiện nay. Thứ nhất, xu hướng muốn hội nhập và gom tất cả các hoạt động kinh tế của các nước vào trong một kiểu mẫu phát triển đồng nhất; một hệ thống tập trung duy nhất. Thứ hai là xu hướng cho rằng điều tối quan trọng phải đạt được là sự tăng trưởng nhanh chóng và không ngừng của các cơ sở kinh tế. Ðiều này thông thường đạt được bằng cách khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động mới và rẻ, và những thị trường mới. Xu hướng thứ ba là giải tư hoặc biến thành hàng hóa những thứ mà theo truyền thống không phải là hàng hóa. Xu hướng thứ tư là gán một giá trị tuyệt đối cho nền kinh tế xuất khẩu, biến thương mại và việc sản xuất cho xuất khẩu thành những ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động kinh tế.
Xu hướng thứ nhất, hội nhập và gom tất cả các hoạt động kinh tế của các nước vào trong một kiểu mẫu phát triển đồng nhất, đem lại những thuận lợi lớn lao trong các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các nước có những điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác nhau, dân trí khác nhau, hạ tầng cơ sở khác nhau, khả năng khai thác các thuận lợi khác nhau, những khó khăn và khả năng đối phó với hệ quả của một mô hình đồng nhất như thế cũng khác nhau. Mô hình đồng nhất như vậy lại xuất phát từ những nước giàu và do đó, có thể thấy ngay chỉ những nước giàu là có những thuận lợi nhất trong mô hình như thế.
Xu hướng thứ hai chú ý quá đáng đến lợi nhuận và rõ ràng sẽ dẫn đến sự khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, sự bóc lột sức lao động và tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Ngày nay, những người lao động tại các nước phương Tây càng ngày càng khó kiếm việc làm và dễ bị mất việc hơn vì các công ty có khuynh hướng muốn giảm giá thành bằng cách thuê mướn nhân công tại các nước Á, Phi và Mỹ Châu La Tinh. Tình trạng cạnh tranh để tìm kiếm thị trường mới còn dẫn đến việc phải hạ giảm giá thành hơn nữa khiến cho thu nhập thực tế tại các nước Á, Phi và Mỹ Châu La Tinh giảm sút.
Xu hướng thứ ba muốn giải tư và biến thành hàng hóa các thứ trước nay không phải là hàng hóa, chẳng hạn như các dịch vụ công ích, sẽ dẫn đến sự chồng chất gánh nặng lên những người sống nhờ những dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục.
Xu hướng thứ tư, ưu tiên cho việc sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu để có nguồn ngoại tệ mạnh, có thể dẫn đến tình trạng dân chúng các nước chẳng được hưởng bao nhiêu trên những sản phẩm do chính họ làm ra. Tình trạng bi đát nhất xảy ra tại một số nước là trong khi dân chúng đang gặp cảnh đói kém, nhà nước và các công ty vẫn ra sức xuất cảng nông sản để thực thi các hợp đồng đã ký kết và để thu hút ngoại tệ.
4.2 Quan ngại về nợ nước ngoài
Muốn sống được trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước dù muốn dù không cũng phải buôn bán với nước ngoài. Trong quá trình đó, việc vay nợ nước ngoài để tạo ra những điều kiện hạ tầng, tạo ra nguồn vốn, chi phí cho đào tạo nhân sự, xây dựng nhà máy là không thể tránh được. Tuy nhiên, nợ nước ngoài đẻ ra nhiều vấn đề phức tạp.
Tông huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu đề cập đến vấn đề này như sau:
Sự hiện hữu một món nợ nước ngoài bóp nghẹt nhiều dân tộc lục địa Mỹ châu, là một vấn đề phức tạp. Không đi vào trong nhiều khía cạnh của nó, Giáo Hội, trong việc lo lắng mục vụ của mình, không thể không biết vấn đề này, bởi vì nó liên can tới sự sống của một số đông người. Do đó nhiều Hội Ðồng Giám Mục Mỹ châu, ý thức tầm quan trọng của vấn đề này, đã tổ chức những cuộc gặp gỡ để nghiên cứu và đã phổ biến những tài liệu nhằm đề xướng những giải đáp cụ thể. Về phần tôi, nhiều lần tôi đã phát biểu bận tâm của tôi trước hoàn cảnh này, mà trong nhiều trường hợp không thể chịu nổi. Trong viễn ảnh Ðại Toàn Xá năm 2000, bây giờ rất gần rồi, và tôi nhớ đến ý nghĩa xã hội mà các các Năm Toàn Xá mặc lấy trong Cựu Ước (25, 8-12), các Kitô hũu phải trở nên tiếng nói của tất cả người nghèo trên thế giới, Năm Thánh phải là một thời gian thuận lợi để nghĩ tới, giữa bao nhiêu chuyện khác, một sự giảm bớt quan trọng, nếu không phải xoá hoàn toàn món nợ quốc tế đè nặng trên số phận của nhiều quốc gia" (TMA, n. 36).
Lần nữa tôi bày tỏ lòng ước muốn, mà Thượng Hội Nghị lặp lại, Hội Ðồng Giáo Hoàng cổ võ "Công lý và Hoà bình", với những cơ chế khác có thẩm quyền như Ban Tổng Thư Ký Quốc Gia đối ngoại với các Nước, "qua sự nghiên cứu và đối thoại với các đại diện Thế Giới Thứ Nhất và với những vị trách nhiệm Ngân Hàng thế giới và của quĩ tiền tệ quốc tế, tìm ra những phương thế giải quyết vấn đề nợ nước ngoài cũng như tìm ra những quy luật ngăn cản những hoàn cảnh thể ấy tái diễn khi vay mượn lần sau". Trên tầm cỡ rộng rãi hết sức, điều nên làm là "các chuyên viên ngành kinh tế và các vấn đề tiền tệ, có tiếng quốc tế, tiến hành một cuộc phân tích phê phán về trật tự kinh tế thế giới, trong những phương diện tích cực và tiêu cực, để sửa chữa trật tự hiện nay và đề nghị một hệ thống và những cơ chế có khả năng bảo đảm sự phát triển toàn vẹn và liên đới giữa những con người và các dân tộc ".
(Tông huấn Giáo Hội tại Mỹ Châu, n. 59)
Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu cũng viết:
Hơn nữa, khi đi tìm sự công bằng giữa một thế giới bị thiệt hại vì những bất bình đẳng về xã hội và kinh tế, Giáo Hội không thể làm ngơ trước những tình trạng nợ nần mà các nước đang phát triển tại Á châu phải gánh chịu, ảnh hưởng tới hiện tại và tương lai của các nước ấy. Nhiều khi, các nước ấy buộc lòng phải cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu của cuộc sống như lương thực, y tế, nhà ở và giáo dục, hầu có thể trả các món nợ họ đang mắc với các tổ chức tiền tệ và ngân hàng thế giới. Ðiều này có nghĩa là đã có nhiều người bị buộc phải sống trong những điều kiện hết sức ô nhục đối với phẩm giá con người.
(Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, n. 40)
Ði vào chi tiết, báo cáo của các Giáo Hội tại Mỹ Châu ghi nhận sự lúng túng của các chính quyền các nước khi đương đầu với nợ nước ngoài. Nhiều chính quyền không đủ khả năng để sử dụng nợ nước ngoài cách thông minh và sáng tạo. Nợ nước ngoài trở thành thứ của nợ gây hại cho nền kinh tế hơn là làm cho nó cất cánh thành các "con rồng". Một vấn đề cực kỳ nguy hiểm nữa là tình trạng một số chính quyền dùng nợ nước ngoài để tô son trét phấn cho chế độ hơn là cho các hoạt động kinh tế. Họ xây đường xá, cầu cống nhà cửa huy hoàng tráng lệ như là đất nước đang "ăn nên làm ra" đang "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc". Dân chúng lác mắt trước những "kỳ quan" hiện đại biết đâu rằng đó chỉ là những công trình "mỵ dân" hay thậm chí là những dịp để bọn cầm quyền tham ô, chia chác với nhau. Cuối cùng người dân phải è lưng ra trả nợ cả vốn lẫn lãi cho những thứ huy hoàng hoa lệ đó.
Hai cơ cấu Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF - International Moneytary Fund) và Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank) đã gây ra biết bao nhiêu thống khổ cho dân lành vô tội tại các nước qua chương trình Cải Tổ Cấu Trúc (Structural Adjustment). Chương trình này bắt buộc chính quyền các nước phải thi hành những điều như sau:
1) Giảm chi tiêu của nhà nước trên các lãnh vực như giáo dục, y tế, môi trường, và trợ giúp nông dân hầu tiết kiệm ngân sách nhà nước để tập trung trả nợ nước ngoài.
2) Giảm hối suất đồng bạc để gia tăng xuất khẩu. Nói thí dụ, nếu 1 đô la Á Căn Ðình ăn 1 Mỹ Kim thì một kg dầu dừa giá 1 đô Á Căn Ðình sẽ bán 1 đô Mỹ. Nay, Á Căn Ðình giảm hối suất xuống thành 1 đô la Á Căn Ðình ăn 77 xu Mỹ thì 1 kg dầu dừa Á Căn Ðình bán ở Mỹ chỉ có 77 xu sẽ dễ bán hơn. Thế nhưng, hậu quả bi đát cho người dân là tiền lương thực tế của họ bị giảm sút.
3) Tăng cường xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên, kể cả các tài nguyên chưa được chế biến để có tiền trả nợ.
4) Tài trợ cho các công ty xuất khẩu để khuyến khích họ xuất khẩu hầu thu ngoại tệ. Nói cách khác, buộc nhà nước phải lấy của người nghèo đưa cho người giàu.
5) Giải phóng thị trường tài chính trong nước, nới lỏng các luật lệ để thu hút đầu tư nước ngoài.
6) Tăng lãi suất ngân hàng để thu hút vốn tài chính các nước. Những người dân nào mượn tiền ngân hàng cho kinh doanh hay xây dựng nhà cửa lãnh đủ. Nhiều xí nghiệp trong nước hoạt động trên vốn của ngân hàng có thể phải khánh tận.
7) Bải bỏ hay hạ giảm thuế quan, tăng kim ngạch (quotas) nhập khẩu, bãi bỏ hay giảm bớt các thứ kiểm soát khác. Muốn đẩy mạnh xuất cảng sang nước bạn thì đương nhiên ta phải mở rộng cửa cho hàng hóa của bạn nhập cảng vào nước ta. Tuy nhiên, khi hàng hóa nước ngoài tràn vào, các thành phần kinh tế nội địa có thể cạnh tranh không nổi trước thị hiếu ham thích đồ ngoại của dân chúng, hay trước phẩm chất thực sự tốt hơn hay rẻ hơn của hàng ngoại. Việc nhập khẩu còn làm các nước lún sâu thêm vào nợ nước ngoài.
4.3 Quan ngại về văn hóa và bản sắc dân tộc
Nhiều người nghĩ toàn cầu hóa chỉ là một hiện tượng kinh tế. Ý tưởng này hoàn toàn sai lầm. Chính những lực cho phép các thương gia hoạt động như thể các biên giới quốc gia không hề tồn tại, cũng cho phép các nhà hoạt động xã hội, các nhà truyền thông, các nhà khoa học và những người khác nữa hoạt động trên sân khấu toàn cầu. Các nền văn hóa các nước và bản sắc của họ cũng có những thay đổi cơ bản trong tiến trình toàn cầu hóa nhờ vào các mạng lưới truyền thông toàn cầu như Internet, truyền hình vệ tinh và sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác qua di dân và du lịch. Tại Pháp, nơi người ta chống văn hóa Mỹ rất dữ dội trong các thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, ngày nay ngót nghét 70% những người đến rạp là để xem phim Mỹ sản xuất tại Hollywood.
Cũng vậy, nhiều người nghĩ rằng toàn cầu hóa chỉ liên quan đến những thay đổi ở cấp độ quốc tế. Tuy nhiên, không phải như vậy. Các nước rõ ràng là phải có những thay đổi sâu xa về cơ cấu kinh tế, chính trị và văn hóa trong bối cảnh của một thế giới tương tác chặt chẽ với nhau. Toàn cầu hóa, do đó, gây ra những chuyển biến tại địa phương và ngay cả trong mỗi cá nhân trước những diễn biến đang xảy ra trong xã hội. Các hoạt động thường ngày của chúng ta tùy thuộc ngày càng nhiều hơn vào những gì đang diễn ra trên thế giới.
Sự va chạm giữa các nền văn hóa là không thể tránh khỏi trong tiến trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, những kinh nghiệm cay đắng trong quá khứ cho chúng ta thấy rõ chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, tình trạnh thiếu chuẩn bị, và sự sợ "dị biệt", nhất là khi dị biệt đó được diễn tả trong một chủ nghĩa quốc gia, có thể đưa tới sự sợ hãi, bạo loạn và khủng bố. Ðoạn 11 trong văn kiện Ðạo Ðức Trong Internet vừa được Hội Ðồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội công bố hôm 28/2/2002 là một tóm tắt xúc tích và rõ nét những lo lắng của Giáo Hội.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những chiều kích văn hóa của những gì đang diễn ra. Cụ thể, như những khí cụ mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa, kỹ thuật thông tin mới và Internet đang truyền đi và giúp làm cho thấm sâu một nhóm những giá trị văn hóa - những lối nghĩ về những quan hệ xã hội, gia đình, tôn giáo, tình trạng nhân loại - mà sự mới mẻ và ồn ào của chúng có thể thách thức và đè bẹp những nền văn hóa truyền thống.
Ðối thoại và làm giàu các nền văn hóa lẽ đương nhiên là được mong muốn nhiều hơn. Thật vậy, "ngày nay, đối thoại giữa các nền văn hóa là đặc biệt cần thiết vì hệ quả của kỹ thuật truyền thông mới trên đời sống cá nhân và các dân tộc". Nhưng đó phải là một con đường hai chiều. Các nền văn hóa có rất nhiều điều để học lẫn nhau, và đơn giản áp đặt thế giới quan, giá trị và ngay cả ngôn ngữ của một nền văn hóa lên một nền văn hóa khác không phải là đối thoại nhưng là chủ nghĩa đế quốc về văn hóa".
Sự thống trị về văn hóa là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi nền văn hóa thống trị mang những giá trị sai lạc đối kháng với bản thiện của cá nhân và tập thể. Nổi bật trong các vấn nạn là việc Internet, cùng với những phương tiện truyền thông xã hội khác, đang truyền đi thông điệp mang nặng tính chất của nền văn hóa thế tục Tây phương đến con người và các xã hội mà trong nhiều trường hợp chưa chuẩn bị để đánh giá và đối phó với nó. Nhiều vấn nạn nghiêm trọng xảy ra - chẳng hạn những vấn nạn liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình, trong khi gia đình và hôn nhân đang trải qua "một cuộc khủng hoảng tận gốc và lan rộng" trong nhiều phần của thế giới.
Nhạy cảm văn hóa và sự tôn trọng đối với các giá trị và niềm tin của các dân tộc khác là bắt buộc trong những trường hợp này. Ðối thoại giữa các nền văn hóa theo hướng "giữ gìn sự khác biệt của các nền văn hóa như những diễn đạt lịch sử và sáng tạo của sự hiệp nhất sâu xa trong gia đình nhân loại, và nuôi dưỡng sự hiểu biết và giao tiếp giữa chúng" là cần thiết để xây dựng và bảo tồn ý thức về tình liên đới quốc tế.
(Ðạo Ðức Trong Internet - n. 11).
5. Kết luận
Toàn cầu hóa là một tiến trình không thể tránh khỏi. Trong thực tế toàn cầu hóa cũng đem lại nhiều thuận lợi không thể chối cãi được. Tuy nhiên, "Muốn xây dựng một nền kinh tế đích thực cho thế giới cần phải dập tắt lòng ham lợi quá đáng, những tham vọng, những khao khát bá chủ về chính trị, mọi mưu tính về mặt quân sự cũng như mọi mưu mô nhằm tuyên truyền và bắt phải theo một ý thức hệ." (Gaudium et Spes, n. 85). Lập trường luân lý của Giáo Hội trong tiến trình toàn cầu hóa dựa trên ba viên đá góc cơ bản là phẩm giá con người, tình liên đới và sự hỗ tương. Nền kinh tế toàn cầu hóa phải được phân tích dưới ánh sáng những nguyên tắc công bằng xã hội, nhưng tôn trọng sự ưu tiên cho giới nghèo, là hạng người phải có thể tự bênh vực mình trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Trên thực tế, "học thuyết xã hội của Giáo Hội là lập trường luân lý nhằm thúc giục các chính phủ, các cơ chế và những tổ chức tư, để họ chuẩn bị một tương lai thích hợp với phẩm giá của mọi người. Trong viễn ảnh này, người ta có thể nhìn đến những vấn đề có liên can tới nợ nước ngoài, đến sự hủ hoá chính trị bên trong và đến sự kỳ thị trong nội bộ các quốc gia cũng như giữa các quốc gia.
Người Công Giáo được kêu gọi để cổ võ một nền văn hoá toàn cầu hoá đích thực của tình liên đới, để hợp tác bằng mọi phương tiện hợp pháp để làm giảm đi những hệ quả tiêu cực của tiến trình toàn cầu hoá, như sự thống trị của những người mạnh nhất trên những kẻ yếu nhất, trong lãnh vực kinh tế, hay sự tiêu diệt các giá trị của những nền văn hoá địa phương, trong lãnh vực văn hóa.