VATICAN - Sáng Thứ Năm Tuần Thánh 21-4-2011 Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế làm phép Dầu Thánh với các Hồng Y, Giám Mục và 3.000 linh mục trong đền thờ Thánh Phêrô.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã suy tư về ý nghĩa của các loại dầu thánh xức cho các tân tòng, các bệnh nhân, và dầu dùng cho các bí tích Thêm Sức và truyền chức Linh Mục và Giám Mục.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dầu biểu tượng cho Chúa Thánh Thần và quy chiếu về Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu của Thiên Chúa. Như thế là Kitô hữu có nghĩa là ”những người được xức dầu”, thuộc về Chúa Kitô. Nhưng chỉ xưng mình là tín hữu Kitô thì không đủ, mà phải sống đời Kitô đích thực. Chúng ta hãy để cho các dầu thánh này nhắc nhớ cho chúng ta biết bổn phận nội tại ấy của từ ”Kitô hữu”. Dầu của các chức thánh và vương giả nêu bật rằng các Kitô hữu là dân tư tế cho thế giới. Vì thế họ phải khiến cho Thiên Chúa Hằng Sống trở thành hữu hình đối với thế giới, làm chứng cho Người và dẫn đưa thế giới tới với Chúa. Nó không phải là lý do để khoe khoang, nhưng cật vấn chúng ta như là một câu hỏi trao ban niềm vui và lo âu: chúng ta có thật sự là đền thờ của Thiên Chúa trong thế giới và cho thế giới này hay không? Chúng ta mở ra cho con người con đường dẫn tới Thiên Chúa hay là che dấu Người? Là dân Thiên Chúa có phải đa số chúng ta đã trở thành một dân không tin và xa rời Thiên Chúa hay không?
Có lẽ Tây Âu, các nước trung tâm của Kitô giáo, đã thật sự mệt mỏi trong đức tin và chán ngán lịch sử và văn hóa của mình, không còn muốn biết đến đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô nữa hay sao? Chúng ta có lý do để trong giờ này kêu lên với Thiên Chúa: Xin đừng để cho chúng con trở thành không là dân Chúa nữa! Xin làm cho chúng con nhận biết Chúa trở lại! Thật thế, Chúa đã xức dầu cho chúng con với tình yêu thương của Chúa, Chúa đã đặt để Thánh Thần Chúa trên chúng con. Xin hãy làm cho sức mạnh của Thần Khí Chúa hữu hiệu trở lại nơi chúng con, để chúng con tươi vui làm chứng cho sứ điệp của Chúa. Mặc dù xấu hổ đối với các lỗi lầm của mình, chúng con không được quên rằng cả ngày nay nữa cũng vẫn có các gương sáng ngời của đức tin, các người với đức tin và tình yêu của họ trao ban hy vọng cho thế giới. Một trong các người đó là Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong chân phước vào ngày mùng 1 tháng 5 tới đây.
Đức Thánh Cha cũng nói tới ý nghĩa của dầu tân tòng. Nó nhắc cho chúng ta biết rằng con người không chỉ kiếm tìm Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta. Sự kiện Người đã nhập thể làm người và xuống sống giữa các vực thẳm của cuộc sống con người cho tới đêm đen của cái chết, cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương con người là thụ tạo của Ngài.
Dầu bệnh nhân nhắc nhớ cho chúng ta biết bổn phận chính của Giáo Hội là loan báo Nước Thiên Chúa và lời loan báo đó phải chữa lành trái tim bị thương của con người. Giáo Hội cũng có sứ mệnh chữa lành bệnh tật và nỗi khổ đau của con người.
Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự Bữa Tiệc Chiều của Chúa và lễ nghi Rửa Chân tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã nêu bật tình yêu thương của Chúa Giêsu đối với loài người, tình yêu thương lôi kéo con người tới với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã biến đổi cuộc Khổ Nạn của Người trở thành lời cầu nguyện và của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha cho con người. Việc biến đổi nỗi khổ đau của Chúa trong tình yêu có một sức mạnh biến đổi đối với các món qùa trong đó Người trao ban chính mình. Người ban chúng cho chúng ta để chúng ta và thế giới được biến đổi. Mục đích cuối cùng của sự biến đổi trong Thánh Thể là sự biến đổi của chúng ta trong sự hiệp thông với Chúa Kitô. Thánh Thể nhắm tới con người mới và thế giới mới.
Bốn lần Chúa Giêsu cầu nguyện xin cho sự hiệp nhất của các môn đệ thời đó cũng như của tất cả các tín hữu sẽ tin nơi Người. Các Kitô hữu chỉ thực sự hiệp nhất nếu hiệp nhất với Người, tin và yêu Người. Sự hiệp nhất ấy không chỉ là điều nội tại thần bí nhưng phải hữu hình và là chứng tá cho sứ mệnh Chúa Kitô đã nhận được từ Thiên Chúa Cha. Với Thánh Thể nảy sinh ra Giáo Hội... Thánh thể là mầu nhiệm sự gần gũi sâu xa và hiệp thông của từng người với Chúa, đồng thời là sự hiệp thông giữa tất cả mọi người với nhau... (SD 21-4-2011)
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã suy tư về ý nghĩa của các loại dầu thánh xức cho các tân tòng, các bệnh nhân, và dầu dùng cho các bí tích Thêm Sức và truyền chức Linh Mục và Giám Mục.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dầu biểu tượng cho Chúa Thánh Thần và quy chiếu về Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu của Thiên Chúa. Như thế là Kitô hữu có nghĩa là ”những người được xức dầu”, thuộc về Chúa Kitô. Nhưng chỉ xưng mình là tín hữu Kitô thì không đủ, mà phải sống đời Kitô đích thực. Chúng ta hãy để cho các dầu thánh này nhắc nhớ cho chúng ta biết bổn phận nội tại ấy của từ ”Kitô hữu”. Dầu của các chức thánh và vương giả nêu bật rằng các Kitô hữu là dân tư tế cho thế giới. Vì thế họ phải khiến cho Thiên Chúa Hằng Sống trở thành hữu hình đối với thế giới, làm chứng cho Người và dẫn đưa thế giới tới với Chúa. Nó không phải là lý do để khoe khoang, nhưng cật vấn chúng ta như là một câu hỏi trao ban niềm vui và lo âu: chúng ta có thật sự là đền thờ của Thiên Chúa trong thế giới và cho thế giới này hay không? Chúng ta mở ra cho con người con đường dẫn tới Thiên Chúa hay là che dấu Người? Là dân Thiên Chúa có phải đa số chúng ta đã trở thành một dân không tin và xa rời Thiên Chúa hay không?
Có lẽ Tây Âu, các nước trung tâm của Kitô giáo, đã thật sự mệt mỏi trong đức tin và chán ngán lịch sử và văn hóa của mình, không còn muốn biết đến đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô nữa hay sao? Chúng ta có lý do để trong giờ này kêu lên với Thiên Chúa: Xin đừng để cho chúng con trở thành không là dân Chúa nữa! Xin làm cho chúng con nhận biết Chúa trở lại! Thật thế, Chúa đã xức dầu cho chúng con với tình yêu thương của Chúa, Chúa đã đặt để Thánh Thần Chúa trên chúng con. Xin hãy làm cho sức mạnh của Thần Khí Chúa hữu hiệu trở lại nơi chúng con, để chúng con tươi vui làm chứng cho sứ điệp của Chúa. Mặc dù xấu hổ đối với các lỗi lầm của mình, chúng con không được quên rằng cả ngày nay nữa cũng vẫn có các gương sáng ngời của đức tin, các người với đức tin và tình yêu của họ trao ban hy vọng cho thế giới. Một trong các người đó là Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong chân phước vào ngày mùng 1 tháng 5 tới đây.
Đức Thánh Cha cũng nói tới ý nghĩa của dầu tân tòng. Nó nhắc cho chúng ta biết rằng con người không chỉ kiếm tìm Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta. Sự kiện Người đã nhập thể làm người và xuống sống giữa các vực thẳm của cuộc sống con người cho tới đêm đen của cái chết, cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương con người là thụ tạo của Ngài.
Dầu bệnh nhân nhắc nhớ cho chúng ta biết bổn phận chính của Giáo Hội là loan báo Nước Thiên Chúa và lời loan báo đó phải chữa lành trái tim bị thương của con người. Giáo Hội cũng có sứ mệnh chữa lành bệnh tật và nỗi khổ đau của con người.
Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều Đức Thánh Cha đã chủ sự Bữa Tiệc Chiều của Chúa và lễ nghi Rửa Chân tại đền thờ thánh Gioan Laterano là nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã nêu bật tình yêu thương của Chúa Giêsu đối với loài người, tình yêu thương lôi kéo con người tới với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã biến đổi cuộc Khổ Nạn của Người trở thành lời cầu nguyện và của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha cho con người. Việc biến đổi nỗi khổ đau của Chúa trong tình yêu có một sức mạnh biến đổi đối với các món qùa trong đó Người trao ban chính mình. Người ban chúng cho chúng ta để chúng ta và thế giới được biến đổi. Mục đích cuối cùng của sự biến đổi trong Thánh Thể là sự biến đổi của chúng ta trong sự hiệp thông với Chúa Kitô. Thánh Thể nhắm tới con người mới và thế giới mới.
Bốn lần Chúa Giêsu cầu nguyện xin cho sự hiệp nhất của các môn đệ thời đó cũng như của tất cả các tín hữu sẽ tin nơi Người. Các Kitô hữu chỉ thực sự hiệp nhất nếu hiệp nhất với Người, tin và yêu Người. Sự hiệp nhất ấy không chỉ là điều nội tại thần bí nhưng phải hữu hình và là chứng tá cho sứ mệnh Chúa Kitô đã nhận được từ Thiên Chúa Cha. Với Thánh Thể nảy sinh ra Giáo Hội... Thánh thể là mầu nhiệm sự gần gũi sâu xa và hiệp thông của từng người với Chúa, đồng thời là sự hiệp thông giữa tất cả mọi người với nhau... (SD 21-4-2011)