Trẻ Chưa Sinh Cũng Biết Đau
Rome, 25 Tháng 5, 2008 (Zenit.org).- Một chủ đề hiện đang làm nhiều người chú ý trong cuộc tranh luận về phá thai là câu hỏi liệu thai nhi có đau đớn, có cảm thấy đau hay không. Một cuốn sách mới xuất bản gần đây đã tổng kết rất nhiều bằng chứng của các nhà chuyên môn về vấn đề này. Cuốn sách ấy tựa là “Đau Đớn Trước Khi Sinh Ra: Sự Đau Khổ, Đau Đớn và Nguy Cơ Hư Hại Não Bộ Nơi Bào Thai và Trẻ Chưa Sinh” do Giuseppe Buonocore và Carlo Bellieni chủ biên. Cả hai đều là giáo sư tại phân khoa nhi học và sản học thuộc Trường Đại Học Siena. Rất nhiều các nhà chuyên môn đã góp phần vào cuốn sách này. Theo họ: bào thai đã cảm nhận đau đớn trước khi được sinh hạ. Trong lời giới thiệu, hai nhà chủ biên xác nhận rằng: “Nhìn nhận phẩm giá nhân vị và cái đau nhân bản của sự sống trong tử cung là một nghĩa vụ thuộc lâm sàng nhằm phục vụ việc chữa trị tốt hơn”.
Đáp Ứng Kích Thích
Trong số các người đóng góp, có nhóm chín chuyên gia cùng nhau nghiên cứu, tìm ra bằng chứng từ các kỹ thuật siêu âm. Nhờ sử dụng kỹ thuật siêu âm ba và bốn chiều, nhóm này đã có thể khảo sát bào thai một cách chi tiết hơn trước nhiều, nhờ thế, họ đã có thể quan sát cách bào thai phản ứng đối với một kích thích đặc thù nào đó. Tử cung là một môi trường được bảo vệ nhưng không bị cô lập, nên xúc giác là giác quan đầu tiên được khai triển nơi bào thai. Đến tuần thứ mười, người ta đã thấy thai nhi có thể nâng tay lên đầu, há và ngậm miệng lại, và nuốt.
Các thử nghiệm gần đây cũng cho thấy các trẻ sơ sinh đã có một ký ức theo chức năng, mà các em đã bắt đầu phát triển được trước khi sinh ra đời. Thực vậy, theo các tác giả này, các trẻ sơ sinh đã có thể nhớ được mùi vị các em cảm nhận lúc còn ở trong tử cung và những cảm nhận ấy sẽ ảnh hưởng tới các sở thích sau này. Âm thanh cũng được các trẻ chưa sinh ghi nhận, trong đó có giọng nói của mẹ. Người ta còn chứng tỏ các trẻ sơ sinh biết nhận ra thứ âm nhạc mẹ các em đã từng nghe lúc thai nghén.
Người Chủ Trì
Một nhóm chuyên gia khác nghiên cứu việc bào thai cảm thấy đau. Nhóm chuyên gia y khoa này nhận định rằng đứa trẻ chưa sinh đã đóng vai trò chủ trì ngay khi còn trong lòng mẹ trong việc thúc đẩy sự di chuyển tế bào (cellular traffic) với mẹ, và do đó phải coi bào thai như một bệnh nhân mà phúc lợi cần được các bác sĩ lưu ý. Theo quan sát của nhóm chuyên gia này, họ thấy có đủ bằng cớ cho thấy những cơn đau cấp tính hay kinh niên, hoặc ngay cả những căng thẳng kéo dài, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, nhất là khi những yếu tố ấy xẩy ra trong lúc bào thai đang phát triển não bộ. Các hậu quả tiêu cực có thể bao gồm từ mức thấp về cảm giác đau tới việc gia tăng mất trí nhớ lúc có tuổi.
Dựa trên các thí nghiệm đối với các loài thượng đẳng, bài nghiên cứu trên đưa ra giả thuyết cho rằng sự đau đớn nơi bào thai còn có thể gây hại cho việc vận hành của hệ thống miễn dịch nơi cơ thể, với các biến chứng dài hạn gây ra các chứng nhiễm trùng và bệnh tự nhiễm (autoimmune).
Về căng tâm (stress), các tác giả trích dẫn một cuộc nghiên cứu các bà mẹ có tâm trạng căng thẳng, trong đó đã có chứng cớ cho thấy trẻ sơ sinh được các bà mẹ này sinh hạ thường nhẹ ký hơn, chu vi của đầu nhỏ hơn và sinh non hơn so với các trẻ do các bà mẹ bình thường sinh ra.
Các tác giả trên cho hay một số các nhà chuyên môn y khoa không nhìn nhận bào thai có thể cảm nhận được đau đớn vì bào thai vốn không có ý thức và thường thường lúc nào cũng thiếp ngủ trong bụng mẹ. Để trả lời cho quan điểm ấy, cuốn sách do hai ông Buonocore và Bellieni chủ biên, cho rằng có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy bào thai cảm nhận được các cảm giác lúc còn ở trong tử cung: âm thanh, các thay đổi về ánh sáng, xúc giác và áp lực, và thay đổi về thăng bằng. Đàng khác, dù bào thai không nhận thức đau đớn một cách hữu thức như chúng ta, nhưng đau đớn ấy vẫn là một cảm nghiệm không thích thú chút nào đối với các em.
Hậu Qủa Của Căng Tâm
Một chương khác của cuốn sách xem sét các hậu quả khác của căng tâm đối với bào thai. Hai thành viên của Viện Sinh Sản và Sinh Học Phát Triển thuộc Trường Hoàng Gia London là Kieran O’Donnell và Vivette Glover, giải thích rằng tâm trạng căng thẳng nơi người mẹ có liên can rất nhiều tới việc phát triển nơi bào thai. Đàng khác, trong trường hợp y khoa can thiệp vào bào thai, người ta còn có bằng chứng cho thấy phản ứng của các em, lúc đã được 16 tuần, đối với kích thích xâm nhập ấy. Ngay cả lúc mới được 12 tuần, một bào thai đã biết dịch chỗ nếu bị đụng vào. Tuy nhiên, O’Donnell và Glover nhìn nhận rằng ta chưa biết chắc chắn khi nào một bào thai có thể cảm thấy đau hay lúc nào các em có y thức.
Trong chương kết thúc, Marina Enrichi thúc giục độc giả hãy trân qúy sự sống trước khi được sinh hạ. Một hiểu biết tốt hơn về các điều kiện tiền sinh và việc phát triển của bào thai sẽ giúp ta nhận thức được rằng sự sống trước khi sinh hạ kia thật vô cùng qúy giá, khiến ta kính trọng hơn cái thai nhi đang phát triển ấy và người đàn bà đang ủ ấp nó. Enrichi cho rằng một hậu quả nữa là tất cả chúng ta, và chính cả xã hội nữa, sẽ bắt đầu cảm thấy ý muốn tạo ra một môi trường nhiều bảo đảm hơn đối với các trẻ chưa sinh và các bà mẹ của các em.
Hệ Thống Thần Kinh
Các nhà chuyên môn y khoa của Ý không phải là những người duy nhất xác tín về nhu cầu phải chú tâm nhiều hơn đến cái đau của các trẻ chưa sinh. Ngày 10 tháng Hai vừa qua, tờ New York Times cho phổ biến một bài báo lớn, tường thuật lại các tìm tòi của nhiều bác sĩ khác về chủ đề này.
Bài báo này khởi sự bằng cách trưng dẫn kinh nhgiệm của Kanwaljeet Anand, khi còn là một thường trú y khoa tại một bệnh viện Anh, đã thấy những tai hại trầm trọng gây ra cho các trẻ sơ sinh thiếu tháng khi chúng được giải phẫu mà không có thuốc mê. Lúc ấy, cách nay đã 25 năm rồi, các bác sĩ vẫn cho rằng hệ thống thần kinh nơi các trẻ sơ sinh quá kém phát triển đến độ không cảm nhận được đau đớn.
Nhờ những cuộc thử nghiệm của mình, Anand thấy rõ điều trên không đúng chút nào, bởi một khi trẻ sơ sinh được gây mê, tử xuất giảm từ 25% xuống chỉ còn 10%. Theo bài báo, việc giảm đau cho các trẻ sơ sinh thiếu tháng sau đó đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn. Anand tiếp tục quan sát trong lãnh vực này và ghi nhận rằng các trẻ sơ sinh lúc mới được 22 tuần trong bụng mẹ đã phản ứng lại đau đớn dù chỉ được chích một mũi kim.
Hậu quả việc quan sát trên khiến người ta phải xem sét khả thể bào thai rất có thể cảm nhận được đau đớn. Điều ấy càng trở nên quan trọng với việc phát triển ngành mổ xẻ bào thai, bởi việc liệu đứa trẻ sơ sinh có đau đớn hay không vốn là một xem sét quan trọng của nhà giải phẫu.
Anand, hiện là giáo sư Viện Đại Học Arkansas về Y Khoa và là một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh Viện Nhi Đồng Arkansa ở Little Rock, nói với tờ New York Time rằng ông tin các bào thai, đến tuần thứ 20 trong bụng mẹ, đã thấy đau đớn rồi, và rất có thể còn sớm hơn thế.
Bài báo trên cũng trích dẫn Nicholas Fisk, một chuyên viên về y khoa bào thai và là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Sàng của Đại Học Queensland, Úc Châu. Fisk đã tiến hành cuộc nghiên cứu cho thấy các bào thai khi được 18 tuần đã phản ứng đối với các thủ tục dẫn khởi từ bên ngoài bằng một đầu nhọn đụng vào các hoóc-môn gây căng thẳng và việc chuyển hướng dòng máu chẩy vào não bộ. Cùng một phản ứng như thế đã xẩy ra đối với trẻ sơ sinh và người trưởng thành, nhằm che chở các cơ phận quan yếu khỏi bị đe dọa.
Nhân Vị Tính
Bài báo của tờ New York Times nhìn nhận rằng câu hỏi liệu bào thai có cảm nhận đau đớn hay không đã có nhiều ngụ ý hiển nhiên đối với cuộc tranh luận về phá thai. Thực thế, y khoa đã chứng tỏ rằng các bào thai có cảm nhận được đau đớn và với thời gian, các nhà nghiên cứu càng ngày càng thu nhỏ dần tuổi ước tính của họ trong đó bào thai cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, quả rất khó cho những người ủng hộ phá thai nhìn nhận việc một bào thai biết cảm nhận đau đớn, vì đó là một bằng chứng nữa cho thấy họ sai lầm xiết bao trong chủ trương khước từ trẻ sơ sinh cơ may để các em sống sót.
Điều 2274 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng: “Vì người ta bắt buộc phải coi nó là một con người từ lúc mới tượng thai, nên bào thai phải được bảo vệ trong toàn vẹn tính của nó, được chăm sóc, được chữa trị bao nhiêu có thể, giống như bất cứ con người nào khác”. Nhìn nhận rằng bào thai thực sự có cảm nhận đau đớn là bước đầu trong diễn trình công nhận nhân vị tính của em.
Theo Cha John Flynn, LC.
Rome, 25 Tháng 5, 2008 (Zenit.org).- Một chủ đề hiện đang làm nhiều người chú ý trong cuộc tranh luận về phá thai là câu hỏi liệu thai nhi có đau đớn, có cảm thấy đau hay không. Một cuốn sách mới xuất bản gần đây đã tổng kết rất nhiều bằng chứng của các nhà chuyên môn về vấn đề này. Cuốn sách ấy tựa là “Đau Đớn Trước Khi Sinh Ra: Sự Đau Khổ, Đau Đớn và Nguy Cơ Hư Hại Não Bộ Nơi Bào Thai và Trẻ Chưa Sinh” do Giuseppe Buonocore và Carlo Bellieni chủ biên. Cả hai đều là giáo sư tại phân khoa nhi học và sản học thuộc Trường Đại Học Siena. Rất nhiều các nhà chuyên môn đã góp phần vào cuốn sách này. Theo họ: bào thai đã cảm nhận đau đớn trước khi được sinh hạ. Trong lời giới thiệu, hai nhà chủ biên xác nhận rằng: “Nhìn nhận phẩm giá nhân vị và cái đau nhân bản của sự sống trong tử cung là một nghĩa vụ thuộc lâm sàng nhằm phục vụ việc chữa trị tốt hơn”.
Đáp Ứng Kích Thích
Trong số các người đóng góp, có nhóm chín chuyên gia cùng nhau nghiên cứu, tìm ra bằng chứng từ các kỹ thuật siêu âm. Nhờ sử dụng kỹ thuật siêu âm ba và bốn chiều, nhóm này đã có thể khảo sát bào thai một cách chi tiết hơn trước nhiều, nhờ thế, họ đã có thể quan sát cách bào thai phản ứng đối với một kích thích đặc thù nào đó. Tử cung là một môi trường được bảo vệ nhưng không bị cô lập, nên xúc giác là giác quan đầu tiên được khai triển nơi bào thai. Đến tuần thứ mười, người ta đã thấy thai nhi có thể nâng tay lên đầu, há và ngậm miệng lại, và nuốt.
Các thử nghiệm gần đây cũng cho thấy các trẻ sơ sinh đã có một ký ức theo chức năng, mà các em đã bắt đầu phát triển được trước khi sinh ra đời. Thực vậy, theo các tác giả này, các trẻ sơ sinh đã có thể nhớ được mùi vị các em cảm nhận lúc còn ở trong tử cung và những cảm nhận ấy sẽ ảnh hưởng tới các sở thích sau này. Âm thanh cũng được các trẻ chưa sinh ghi nhận, trong đó có giọng nói của mẹ. Người ta còn chứng tỏ các trẻ sơ sinh biết nhận ra thứ âm nhạc mẹ các em đã từng nghe lúc thai nghén.
Người Chủ Trì
Một nhóm chuyên gia khác nghiên cứu việc bào thai cảm thấy đau. Nhóm chuyên gia y khoa này nhận định rằng đứa trẻ chưa sinh đã đóng vai trò chủ trì ngay khi còn trong lòng mẹ trong việc thúc đẩy sự di chuyển tế bào (cellular traffic) với mẹ, và do đó phải coi bào thai như một bệnh nhân mà phúc lợi cần được các bác sĩ lưu ý. Theo quan sát của nhóm chuyên gia này, họ thấy có đủ bằng cớ cho thấy những cơn đau cấp tính hay kinh niên, hoặc ngay cả những căng thẳng kéo dài, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, nhất là khi những yếu tố ấy xẩy ra trong lúc bào thai đang phát triển não bộ. Các hậu quả tiêu cực có thể bao gồm từ mức thấp về cảm giác đau tới việc gia tăng mất trí nhớ lúc có tuổi.
Dựa trên các thí nghiệm đối với các loài thượng đẳng, bài nghiên cứu trên đưa ra giả thuyết cho rằng sự đau đớn nơi bào thai còn có thể gây hại cho việc vận hành của hệ thống miễn dịch nơi cơ thể, với các biến chứng dài hạn gây ra các chứng nhiễm trùng và bệnh tự nhiễm (autoimmune).
Về căng tâm (stress), các tác giả trích dẫn một cuộc nghiên cứu các bà mẹ có tâm trạng căng thẳng, trong đó đã có chứng cớ cho thấy trẻ sơ sinh được các bà mẹ này sinh hạ thường nhẹ ký hơn, chu vi của đầu nhỏ hơn và sinh non hơn so với các trẻ do các bà mẹ bình thường sinh ra.
Các tác giả trên cho hay một số các nhà chuyên môn y khoa không nhìn nhận bào thai có thể cảm nhận được đau đớn vì bào thai vốn không có ý thức và thường thường lúc nào cũng thiếp ngủ trong bụng mẹ. Để trả lời cho quan điểm ấy, cuốn sách do hai ông Buonocore và Bellieni chủ biên, cho rằng có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy bào thai cảm nhận được các cảm giác lúc còn ở trong tử cung: âm thanh, các thay đổi về ánh sáng, xúc giác và áp lực, và thay đổi về thăng bằng. Đàng khác, dù bào thai không nhận thức đau đớn một cách hữu thức như chúng ta, nhưng đau đớn ấy vẫn là một cảm nghiệm không thích thú chút nào đối với các em.
Hậu Qủa Của Căng Tâm
Một chương khác của cuốn sách xem sét các hậu quả khác của căng tâm đối với bào thai. Hai thành viên của Viện Sinh Sản và Sinh Học Phát Triển thuộc Trường Hoàng Gia London là Kieran O’Donnell và Vivette Glover, giải thích rằng tâm trạng căng thẳng nơi người mẹ có liên can rất nhiều tới việc phát triển nơi bào thai. Đàng khác, trong trường hợp y khoa can thiệp vào bào thai, người ta còn có bằng chứng cho thấy phản ứng của các em, lúc đã được 16 tuần, đối với kích thích xâm nhập ấy. Ngay cả lúc mới được 12 tuần, một bào thai đã biết dịch chỗ nếu bị đụng vào. Tuy nhiên, O’Donnell và Glover nhìn nhận rằng ta chưa biết chắc chắn khi nào một bào thai có thể cảm thấy đau hay lúc nào các em có y thức.
Trong chương kết thúc, Marina Enrichi thúc giục độc giả hãy trân qúy sự sống trước khi được sinh hạ. Một hiểu biết tốt hơn về các điều kiện tiền sinh và việc phát triển của bào thai sẽ giúp ta nhận thức được rằng sự sống trước khi sinh hạ kia thật vô cùng qúy giá, khiến ta kính trọng hơn cái thai nhi đang phát triển ấy và người đàn bà đang ủ ấp nó. Enrichi cho rằng một hậu quả nữa là tất cả chúng ta, và chính cả xã hội nữa, sẽ bắt đầu cảm thấy ý muốn tạo ra một môi trường nhiều bảo đảm hơn đối với các trẻ chưa sinh và các bà mẹ của các em.
Hệ Thống Thần Kinh
Các nhà chuyên môn y khoa của Ý không phải là những người duy nhất xác tín về nhu cầu phải chú tâm nhiều hơn đến cái đau của các trẻ chưa sinh. Ngày 10 tháng Hai vừa qua, tờ New York Times cho phổ biến một bài báo lớn, tường thuật lại các tìm tòi của nhiều bác sĩ khác về chủ đề này.
Bài báo này khởi sự bằng cách trưng dẫn kinh nhgiệm của Kanwaljeet Anand, khi còn là một thường trú y khoa tại một bệnh viện Anh, đã thấy những tai hại trầm trọng gây ra cho các trẻ sơ sinh thiếu tháng khi chúng được giải phẫu mà không có thuốc mê. Lúc ấy, cách nay đã 25 năm rồi, các bác sĩ vẫn cho rằng hệ thống thần kinh nơi các trẻ sơ sinh quá kém phát triển đến độ không cảm nhận được đau đớn.
Nhờ những cuộc thử nghiệm của mình, Anand thấy rõ điều trên không đúng chút nào, bởi một khi trẻ sơ sinh được gây mê, tử xuất giảm từ 25% xuống chỉ còn 10%. Theo bài báo, việc giảm đau cho các trẻ sơ sinh thiếu tháng sau đó đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn. Anand tiếp tục quan sát trong lãnh vực này và ghi nhận rằng các trẻ sơ sinh lúc mới được 22 tuần trong bụng mẹ đã phản ứng lại đau đớn dù chỉ được chích một mũi kim.
Hậu quả việc quan sát trên khiến người ta phải xem sét khả thể bào thai rất có thể cảm nhận được đau đớn. Điều ấy càng trở nên quan trọng với việc phát triển ngành mổ xẻ bào thai, bởi việc liệu đứa trẻ sơ sinh có đau đớn hay không vốn là một xem sét quan trọng của nhà giải phẫu.
Anand, hiện là giáo sư Viện Đại Học Arkansas về Y Khoa và là một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh Viện Nhi Đồng Arkansa ở Little Rock, nói với tờ New York Time rằng ông tin các bào thai, đến tuần thứ 20 trong bụng mẹ, đã thấy đau đớn rồi, và rất có thể còn sớm hơn thế.
Bài báo trên cũng trích dẫn Nicholas Fisk, một chuyên viên về y khoa bào thai và là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Sàng của Đại Học Queensland, Úc Châu. Fisk đã tiến hành cuộc nghiên cứu cho thấy các bào thai khi được 18 tuần đã phản ứng đối với các thủ tục dẫn khởi từ bên ngoài bằng một đầu nhọn đụng vào các hoóc-môn gây căng thẳng và việc chuyển hướng dòng máu chẩy vào não bộ. Cùng một phản ứng như thế đã xẩy ra đối với trẻ sơ sinh và người trưởng thành, nhằm che chở các cơ phận quan yếu khỏi bị đe dọa.
Nhân Vị Tính
Bài báo của tờ New York Times nhìn nhận rằng câu hỏi liệu bào thai có cảm nhận đau đớn hay không đã có nhiều ngụ ý hiển nhiên đối với cuộc tranh luận về phá thai. Thực thế, y khoa đã chứng tỏ rằng các bào thai có cảm nhận được đau đớn và với thời gian, các nhà nghiên cứu càng ngày càng thu nhỏ dần tuổi ước tính của họ trong đó bào thai cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, quả rất khó cho những người ủng hộ phá thai nhìn nhận việc một bào thai biết cảm nhận đau đớn, vì đó là một bằng chứng nữa cho thấy họ sai lầm xiết bao trong chủ trương khước từ trẻ sơ sinh cơ may để các em sống sót.
Điều 2274 trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng: “Vì người ta bắt buộc phải coi nó là một con người từ lúc mới tượng thai, nên bào thai phải được bảo vệ trong toàn vẹn tính của nó, được chăm sóc, được chữa trị bao nhiêu có thể, giống như bất cứ con người nào khác”. Nhìn nhận rằng bào thai thực sự có cảm nhận đau đớn là bước đầu trong diễn trình công nhận nhân vị tính của em.
Theo Cha John Flynn, LC.