Quyền được chọn và chí muốn sống
Tracey Spicer là một nhà báo Úc từng giữ vai trò chủ chốt trong các bản tin toàn quốc của Đài Truyền Hình Số 10 trong thập niên qua. Trước khi giữ vai trò toàn quốc đó, Spicer là người cùng đọc tin trong bản tin 5 giờ chiều tại Brisbane trong hai năm 1994 và 1995. Năm 2006, cô bị sa thải sau khi nghỉ hộ sản đứa con thứ hai. Trong thư khiếu nại, cô cho rằng từ ngày sinh đứa con đầu là Taj, cô từng bị Đài Số 10 kỳ thị rồi. Như ta sẽ rõ, lần sinh ấy cô bị nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng nhất định vẫn duy trì thai nhi của mình. Hiện nay, cô cộng tác với chương trình tin của Đài Sky News và là chủ bút của tờ Out & About With Kids. Nhân dự luật nới rộng phá thai đang được tranh cãi tại quốc hội tiểu bang Victoria, cô có bài sau đây đăng trên tờ The Daily Telegraph ngày 7 tháng 10.
Nếu bào thai có thể sống được lúc đã được 24 tuần, thì tại sao phá thai lại là một giải pháp? Tôi súyt mất Taj, đứa con trai yêu qúy bé nhỏ của tôi, lúc cháu được 24 tuần.
Bị biến chứng nguy đến tính mạng vì mang thai, tôi bắt đầu chẩy máu lúc đang thăm mấy nguời bạn ở Melbourne. Ba ngày sau khi ở bệnh viện, tôi bay trở về Sydney để suốt thời gian còn lại của thai kỳ, tôi cứ phải nằm sõng sượt trên giường.
Vì mỗi lần đứng lên là máu lại chẩy ra xối xả. Nhưng rồi cuối cùng, Taj sống đến tuần thứ 36, có may mắn sống thoát 50/50. Một phần nhờ các bác sĩ tận tụy ở Bệnh Viện Phụ Nữ Hoàng Gia tại Melbourne, đã tìm đủ mọi cách trong thẩm quyền của họ để giữ cho cháu nhỏ của tôi tiếp tục sống.
Ấy thế mà cũng các bác sĩ ấy nay mai lại được phép giết các bào thai 24 tuần một cách hợp pháp, nếu ngừa thai được bỏ ra ngoài Hình Luật.
Hôm nay, Thượng Nghị Viện của Victoria sẽ thảo luận dự luật cho phép phụ nữ phá thai lúc bào thai đã được 6 tháng. Tháng trước, dự luật này đã được Hạ Nghị Viện thông qua nguyên vẹn.
Từ điển định nghĩa phá thai là “một cuộc mổ xẻ hay một thủ tục khác nhằm chấm dứt thai kỳ trước khi bào thai có khả năng tự phát triển được [viable]”. Như thế, hiện nay, nếu nhờ tiến bộ y khoa mà thai nhi có khả năng tự phát triển được lúc đã 24 tuần, thì tại sao ngừa thai lại có thể là một giải pháp được?
Bào thai. Trẻ thơ. Sự sống con người.
Không có vấn đề nào lại chia rẽ cộng đồng ta như phá thai. Các nhà tranh đấu chống phá thai và các nhà tranh đấu cho quyền chọn lựa đụng độ nhau trên đường phố Melbourne: kẻ hô “Hãy bảo vệ trẻ chưa sinh” người hét “Rút tràng hạt ra khỏi buồng trứng của chúng tôi” (get your rosaries off our ovaries).
Hai mươi năm trước đây, tôi vốn là một người duy nữ trẻ, đầy nhiệt tình của một người tự cho mình là công chính, sẵn sàng biểu tình ủng hộ để phụ nữ có quyền kiểm soát thân xác họ. Tôi từng chạm trán với những người cực hữu với một tay nắm tràng hạt còn tay kia xách nhiễu những người đàn bà kém may mắn bên ngoài Bệnh Xá Kiểm Soát Sinh Nở tại Tây Melbourne. Là một nhà báo săn tin các vụ biểu tình loại này, tôi cố gắng giữ vô tư. Nhưng tôi không chịu được sự giả hình của những người tự nhận là phò sự sống khi họ liệng bom Molotov vào các bệnh xá phá thai.
Lúc ấy, tôi sẵn sàng phá thai trong tích tắc, không ân hận gì hết.
Thời gian đã làm tôi thay đổi.
Bây giờ nếu có thai, không đời nào tôi nghĩ tới việc phá thai nữa. Nhưng tôi hết sức thông cảm với những phụ nữ bị hãm hiếp hay bị lạm dụng, hay bị quá khủng hoảng về xúc cảm đến không thể kham nổi gánh nặng làm mẹ. Trong các phòng tán gẫu trên internet cũng như các diễn đàn dành cho các bà mẹ, ta gặp nhiều phụ nữ đang phải vật lộn với vấn đề này. Sứ điệp nổi bật hình như là thế này: họ ủng hộ việc người đàn bà có quyền chọn lựa nhưng thai kỳ tới 24 tuần coi như đã quá phát triển.
Mẹ của Thomas Sharples, một bé trai 6 tuổi, sinh lúc được 26 tuần, là một trong nhiều bà mẹ cho biết họ rất không đồng ý với dự luật “Bạn giết con nít thì có. Tôi biết họ đề cập đến bào thai hay phôi thai nhưng Thomas là một bé thơ đối với tôi”.
Theo Theophanous, một bộ trưởng kỳ cựu của chính phủ Lao Động tại Tiểu Bang Victoria, đã phản ảnh ý nghĩ của nhiều người trong cộng đồng khi ông nói rằng ông sẽ vận động để tu chính ‘tuổi’ thai nhi được phá xuống còn 20 tuần.
Nhiều cuộc thử nghiệm y khoa để chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo của thai nhi được thực hiện giữa khoảng 12 tới 16 tuần của thai kỳ. Nếu phụ nữ hay cặp vợ chồng nào miễn cưỡng phải đi đến quyết định đau đớn là chấm dứt thai kỳ, họ có dư thời giờ để thực hiện việc ấy trước khi thai nhi được 20 tuần tuổi.
Vấn đề này y hệt con búp bê làm tổ của Nga: mỗi lần tưởng đã xem sét kỹ càng hết mọi góc cạnh rồi, bạn vẫn khá phá còn nhiều khía cạnh chỉ hơi khác một chút nhưng chưa được mình xem sét.
Hãy xem sét điều khoản về phản kháng lương tâm, một điều khoản buộc các bác sĩ phò sự sống phải giới thiệu bệnh nhân (người muốn phá thai) tới các bác sĩ phò phá thai. Hiệp Hội Bác Sĩ Úc (AMA) và Giáo Hội Công Giáo Úc hết sức bất bình. Giáo hội này đe dọa sẽ đóng cửa 15 bệnh viện vì điều khoản ấy, điều khỏan mà Giáo Hội kết án là đã vi phạm quyền tự do tôn giáo của các bác sĩ.
Chúa nhật vừa qua, hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Patrick ở Melbourne để nghe các vị lãnh đạo Công Giáo nói về việc bảo vệ sự sống từ “lòng mẹ tới lòng mộ” (from womb to tomb) và mô tả các dự luật trên là “tởm gớm về phương diện luân lý”.
Đường Spring, bên ngoài Quốc Hội tiểu bang Victoria, đã bị chặn lưu thông hơn một tiếng đồng hồ, vì các Kitô hữu, kể cả trẻ em, đang trương nhiều biểu ngữ viết rằng: “phá thai là sát nhân”.
Matthew Prince, có hai con, tổ chức buổi canh thức kéo dài 14 ngày bên ngoài Quốc Hội. Ông khóc nức nở lúc nói rằng “trái tim ông tan nát” khi nghe tin đạo luật kia được tu chính. Lên tiếng trước buổi tụ tập, Mục sư Dale Stephenson nói rằng: “ Nếu đạo luật này được thông qua, thì chặt cụt đuôi một con chó con sẽ bất hợp pháp, chứ giết một hài nhi đã thành hình đầy đủ rồi sẽ không phạm pháp chi hết”.
Xét theo một số khía cạnh nào đó, việc ‘giải tội’ (decriminalising) cho phá thai là điều có thể thông cảm được… Nhưng chỉ cần nhìn vào một người đàn bà đang mang thai thôi, bạn sẽ thấy 24 tuần là quá đáng.
Tracey Spicer là một nhà báo Úc từng giữ vai trò chủ chốt trong các bản tin toàn quốc của Đài Truyền Hình Số 10 trong thập niên qua. Trước khi giữ vai trò toàn quốc đó, Spicer là người cùng đọc tin trong bản tin 5 giờ chiều tại Brisbane trong hai năm 1994 và 1995. Năm 2006, cô bị sa thải sau khi nghỉ hộ sản đứa con thứ hai. Trong thư khiếu nại, cô cho rằng từ ngày sinh đứa con đầu là Taj, cô từng bị Đài Số 10 kỳ thị rồi. Như ta sẽ rõ, lần sinh ấy cô bị nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng nhất định vẫn duy trì thai nhi của mình. Hiện nay, cô cộng tác với chương trình tin của Đài Sky News và là chủ bút của tờ Out & About With Kids. Nhân dự luật nới rộng phá thai đang được tranh cãi tại quốc hội tiểu bang Victoria, cô có bài sau đây đăng trên tờ The Daily Telegraph ngày 7 tháng 10.
Nếu bào thai có thể sống được lúc đã được 24 tuần, thì tại sao phá thai lại là một giải pháp? Tôi súyt mất Taj, đứa con trai yêu qúy bé nhỏ của tôi, lúc cháu được 24 tuần.
Bị biến chứng nguy đến tính mạng vì mang thai, tôi bắt đầu chẩy máu lúc đang thăm mấy nguời bạn ở Melbourne. Ba ngày sau khi ở bệnh viện, tôi bay trở về Sydney để suốt thời gian còn lại của thai kỳ, tôi cứ phải nằm sõng sượt trên giường.
Vì mỗi lần đứng lên là máu lại chẩy ra xối xả. Nhưng rồi cuối cùng, Taj sống đến tuần thứ 36, có may mắn sống thoát 50/50. Một phần nhờ các bác sĩ tận tụy ở Bệnh Viện Phụ Nữ Hoàng Gia tại Melbourne, đã tìm đủ mọi cách trong thẩm quyền của họ để giữ cho cháu nhỏ của tôi tiếp tục sống.
Ấy thế mà cũng các bác sĩ ấy nay mai lại được phép giết các bào thai 24 tuần một cách hợp pháp, nếu ngừa thai được bỏ ra ngoài Hình Luật.
Hôm nay, Thượng Nghị Viện của Victoria sẽ thảo luận dự luật cho phép phụ nữ phá thai lúc bào thai đã được 6 tháng. Tháng trước, dự luật này đã được Hạ Nghị Viện thông qua nguyên vẹn.
Từ điển định nghĩa phá thai là “một cuộc mổ xẻ hay một thủ tục khác nhằm chấm dứt thai kỳ trước khi bào thai có khả năng tự phát triển được [viable]”. Như thế, hiện nay, nếu nhờ tiến bộ y khoa mà thai nhi có khả năng tự phát triển được lúc đã 24 tuần, thì tại sao ngừa thai lại có thể là một giải pháp được?
Bào thai. Trẻ thơ. Sự sống con người.
Không có vấn đề nào lại chia rẽ cộng đồng ta như phá thai. Các nhà tranh đấu chống phá thai và các nhà tranh đấu cho quyền chọn lựa đụng độ nhau trên đường phố Melbourne: kẻ hô “Hãy bảo vệ trẻ chưa sinh” người hét “Rút tràng hạt ra khỏi buồng trứng của chúng tôi” (get your rosaries off our ovaries).
Hai mươi năm trước đây, tôi vốn là một người duy nữ trẻ, đầy nhiệt tình của một người tự cho mình là công chính, sẵn sàng biểu tình ủng hộ để phụ nữ có quyền kiểm soát thân xác họ. Tôi từng chạm trán với những người cực hữu với một tay nắm tràng hạt còn tay kia xách nhiễu những người đàn bà kém may mắn bên ngoài Bệnh Xá Kiểm Soát Sinh Nở tại Tây Melbourne. Là một nhà báo săn tin các vụ biểu tình loại này, tôi cố gắng giữ vô tư. Nhưng tôi không chịu được sự giả hình của những người tự nhận là phò sự sống khi họ liệng bom Molotov vào các bệnh xá phá thai.
Lúc ấy, tôi sẵn sàng phá thai trong tích tắc, không ân hận gì hết.
Thời gian đã làm tôi thay đổi.
Bây giờ nếu có thai, không đời nào tôi nghĩ tới việc phá thai nữa. Nhưng tôi hết sức thông cảm với những phụ nữ bị hãm hiếp hay bị lạm dụng, hay bị quá khủng hoảng về xúc cảm đến không thể kham nổi gánh nặng làm mẹ. Trong các phòng tán gẫu trên internet cũng như các diễn đàn dành cho các bà mẹ, ta gặp nhiều phụ nữ đang phải vật lộn với vấn đề này. Sứ điệp nổi bật hình như là thế này: họ ủng hộ việc người đàn bà có quyền chọn lựa nhưng thai kỳ tới 24 tuần coi như đã quá phát triển.
Mẹ của Thomas Sharples, một bé trai 6 tuổi, sinh lúc được 26 tuần, là một trong nhiều bà mẹ cho biết họ rất không đồng ý với dự luật “Bạn giết con nít thì có. Tôi biết họ đề cập đến bào thai hay phôi thai nhưng Thomas là một bé thơ đối với tôi”.
Theo Theophanous, một bộ trưởng kỳ cựu của chính phủ Lao Động tại Tiểu Bang Victoria, đã phản ảnh ý nghĩ của nhiều người trong cộng đồng khi ông nói rằng ông sẽ vận động để tu chính ‘tuổi’ thai nhi được phá xuống còn 20 tuần.
Nhiều cuộc thử nghiệm y khoa để chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo của thai nhi được thực hiện giữa khoảng 12 tới 16 tuần của thai kỳ. Nếu phụ nữ hay cặp vợ chồng nào miễn cưỡng phải đi đến quyết định đau đớn là chấm dứt thai kỳ, họ có dư thời giờ để thực hiện việc ấy trước khi thai nhi được 20 tuần tuổi.
Vấn đề này y hệt con búp bê làm tổ của Nga: mỗi lần tưởng đã xem sét kỹ càng hết mọi góc cạnh rồi, bạn vẫn khá phá còn nhiều khía cạnh chỉ hơi khác một chút nhưng chưa được mình xem sét.
Hãy xem sét điều khoản về phản kháng lương tâm, một điều khoản buộc các bác sĩ phò sự sống phải giới thiệu bệnh nhân (người muốn phá thai) tới các bác sĩ phò phá thai. Hiệp Hội Bác Sĩ Úc (AMA) và Giáo Hội Công Giáo Úc hết sức bất bình. Giáo hội này đe dọa sẽ đóng cửa 15 bệnh viện vì điều khoản ấy, điều khỏan mà Giáo Hội kết án là đã vi phạm quyền tự do tôn giáo của các bác sĩ.
Chúa nhật vừa qua, hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Patrick ở Melbourne để nghe các vị lãnh đạo Công Giáo nói về việc bảo vệ sự sống từ “lòng mẹ tới lòng mộ” (from womb to tomb) và mô tả các dự luật trên là “tởm gớm về phương diện luân lý”.
Đường Spring, bên ngoài Quốc Hội tiểu bang Victoria, đã bị chặn lưu thông hơn một tiếng đồng hồ, vì các Kitô hữu, kể cả trẻ em, đang trương nhiều biểu ngữ viết rằng: “phá thai là sát nhân”.
Matthew Prince, có hai con, tổ chức buổi canh thức kéo dài 14 ngày bên ngoài Quốc Hội. Ông khóc nức nở lúc nói rằng “trái tim ông tan nát” khi nghe tin đạo luật kia được tu chính. Lên tiếng trước buổi tụ tập, Mục sư Dale Stephenson nói rằng: “ Nếu đạo luật này được thông qua, thì chặt cụt đuôi một con chó con sẽ bất hợp pháp, chứ giết một hài nhi đã thành hình đầy đủ rồi sẽ không phạm pháp chi hết”.
Xét theo một số khía cạnh nào đó, việc ‘giải tội’ (decriminalising) cho phá thai là điều có thể thông cảm được… Nhưng chỉ cần nhìn vào một người đàn bà đang mang thai thôi, bạn sẽ thấy 24 tuần là quá đáng.