TREVISO, Itlaia -- Trong cuộc gặp gỡ với 400 Linh mục của các địa phận Belluno và Trevise, ở Aronzo, ngày 24/7/2007, nhân câu hỏi của một linh mục về cuộc khủng hoảng của giới trẻ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phân tích sự khủng hoảng ý nghĩa nơi các bạn trẻ, cuộc khủng hoảng đôi khi dẫn đến nạn tự tử. đối với Ngài, thuyết tién hóa không đáp ứng được mọi câu hỏi của con người, đặc biệt câu hỏi về ý nghĩa của sự sống.
Đức Thánh Cha nói : « trước tiên, chúng ta có cảm tưởng không cần đến Thiên Chúa, không có ngài chúng ta sẽ tự do hơn, thế giới sẽ thoải mái hơn. Nhưng rồi sau đó, nơi những thế hệ tiếp theo, người ta chứng kiến những gì diễn ra khi Thiên Chúa biến mất ».
Đức Thánh Cha nói tiếp : « vấn đề lớn đó là nếu Thiên Chúa không tồn tại và nếu Ngài cũng không phải là Đấng Tạo Hóa của sự sống của chúng ta, thì trên thực tế, sự sống không gì hơn chỉ mà một mảnh đơn giản của sự tiến hóa. Nó không có ý nghĩa tự tại ».
Đối với Đức Thánh Cha, chúng ta phải mang lại ý nghĩa cho nó.
Đức Thánh Cha tiếp đến đã nhắc đến cuộc tranh luận hiện nay, ở Đức Quốc và Hoa Kỳ, giữa « thuyết tạo dựng » (créationísme) và « thuyết tiến hóa » (évolutionisme), trong đó người ta đã trình bày hai thuyết này như là loại trừ lẫn nhau : « ngừơi nào tin vào Đấng Tạo Hóa thì không thể nghĩ đến thuyết tiến hóa và ngược lại, người nào chủ trương thuyết tiến hóa thì phải loại trừ Thiên Chúa ».
Đức Thánh Cha cho rằng sự đối lập này là phi lý, nhất là bởi vì tồn tại nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa như một thực tại mà chúng ta phải nhìn nhận, như một thực tại làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về sự sống, về hữu thể. »
Tuy nhiên, đối với ĐTC, « học thuyết tiến hóa không đáp ứng được mọi câu hỏi, nhất là vấn nạn triết học : mọi sự từ đâu đến ? và làm thế nào mà sau cùng chúng hình thành nên con người ? » Đức Thánh Cha giải thích tiếp : « đối với tôi dường như rất quan trọng việc lý trí được mở ra hơn, việc nó nhìn thấy những dữ kiện này nhưng nó cũng hiểu rằng chúng không đủ để giải thích tất cả thực tại. ». « tự sâu thẳm, lý trí của chúng ta không phải là một sự vật phi lý tính, một sản phẩm của cái phi lý tính (l’irrationnel), nhưng lý trí có trước tất cả, lý trí sáng tạo, và chúng ta thật sự là nét phản ảnh của lý trí sáng tạo »
ĐTC nhấn mạnh : « Chúng ta được nghĩ đến, được mong muốn. vì thế có một ý tưởng có trước chúng ta, một ý nghĩa có trước chúng ta, ý nghĩa mà chúng ta phải khám phá, đi theo và dứt khoát mang lại cho cuộc sống của chúng ta ». Đối với ĐTC, cái nhìn này cũng cần thiết để hiểu ý nghĩa của sự đau khổ.
Sau hết ĐTC kết luận :Thật quan trọng để giúp cho những bạn trẻ khám phá ra Thiên Chúa, giúp cho họ khám phá ra tình yêu đích thực, một tình yêu rõ ràng trở nên lớn lao tróng sự từ bỏ, và như thế cũng giúp cho họ khám phá ra điều tốt lành nội tại của sự đau khổ (la bonté intérieure de la souffrance), điều làm cho chúng ta tự do hơn và lớn lên ».
Đức Thánh Cha nói : « trước tiên, chúng ta có cảm tưởng không cần đến Thiên Chúa, không có ngài chúng ta sẽ tự do hơn, thế giới sẽ thoải mái hơn. Nhưng rồi sau đó, nơi những thế hệ tiếp theo, người ta chứng kiến những gì diễn ra khi Thiên Chúa biến mất ».
Đức Thánh Cha nói tiếp : « vấn đề lớn đó là nếu Thiên Chúa không tồn tại và nếu Ngài cũng không phải là Đấng Tạo Hóa của sự sống của chúng ta, thì trên thực tế, sự sống không gì hơn chỉ mà một mảnh đơn giản của sự tiến hóa. Nó không có ý nghĩa tự tại ».
Đối với Đức Thánh Cha, chúng ta phải mang lại ý nghĩa cho nó.
Đức Thánh Cha tiếp đến đã nhắc đến cuộc tranh luận hiện nay, ở Đức Quốc và Hoa Kỳ, giữa « thuyết tạo dựng » (créationísme) và « thuyết tiến hóa » (évolutionisme), trong đó người ta đã trình bày hai thuyết này như là loại trừ lẫn nhau : « ngừơi nào tin vào Đấng Tạo Hóa thì không thể nghĩ đến thuyết tiến hóa và ngược lại, người nào chủ trương thuyết tiến hóa thì phải loại trừ Thiên Chúa ».
Đức Thánh Cha cho rằng sự đối lập này là phi lý, nhất là bởi vì tồn tại nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa như một thực tại mà chúng ta phải nhìn nhận, như một thực tại làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về sự sống, về hữu thể. »
Tuy nhiên, đối với ĐTC, « học thuyết tiến hóa không đáp ứng được mọi câu hỏi, nhất là vấn nạn triết học : mọi sự từ đâu đến ? và làm thế nào mà sau cùng chúng hình thành nên con người ? » Đức Thánh Cha giải thích tiếp : « đối với tôi dường như rất quan trọng việc lý trí được mở ra hơn, việc nó nhìn thấy những dữ kiện này nhưng nó cũng hiểu rằng chúng không đủ để giải thích tất cả thực tại. ». « tự sâu thẳm, lý trí của chúng ta không phải là một sự vật phi lý tính, một sản phẩm của cái phi lý tính (l’irrationnel), nhưng lý trí có trước tất cả, lý trí sáng tạo, và chúng ta thật sự là nét phản ảnh của lý trí sáng tạo »
ĐTC nhấn mạnh : « Chúng ta được nghĩ đến, được mong muốn. vì thế có một ý tưởng có trước chúng ta, một ý nghĩa có trước chúng ta, ý nghĩa mà chúng ta phải khám phá, đi theo và dứt khoát mang lại cho cuộc sống của chúng ta ». Đối với ĐTC, cái nhìn này cũng cần thiết để hiểu ý nghĩa của sự đau khổ.
Sau hết ĐTC kết luận :Thật quan trọng để giúp cho những bạn trẻ khám phá ra Thiên Chúa, giúp cho họ khám phá ra tình yêu đích thực, một tình yêu rõ ràng trở nên lớn lao tróng sự từ bỏ, và như thế cũng giúp cho họ khám phá ra điều tốt lành nội tại của sự đau khổ (la bonté intérieure de la souffrance), điều làm cho chúng ta tự do hơn và lớn lên ».