LTS - Tờ The Catholic Telegraph của tổng giáo phận Cincinnati, Ohio, số ra ngày 18 tháng Tư năm 2003 có bài “Church teaching on evolution” mà tác giả là linh mục thần học gia John Dietzen. Ông Trần Vinh đã dịch bài này ra Việt ngữ nhằm giúp độc giả Vietcatholic có câu trả lời về tương quan giữa Thánh Kinh Kitô Giáo và thuyết tiến hóa.
Linh Mục John Dietzen trả lời : Giáo huấn của Giáo Hội về thuyết tiến hoá
Hỏi: Thưa cha, thật là hữu ích nếu cha giải thích giáo huấn hiện nay về thuyết tiến hoá. Trước đây giáo dân được dậy rằng thuyết tiến hoá chối bỏ việc Thiên Chúa tạo dựng nhân loại. Ngày nay lại đọc thấy Đức Thánh Cha chuẩn nhận sự tin tưởng vào thuyết tiến hóa. Sự việc này ra sao?
Lm. John Dietzen: Tôi nghĩ sự tiến hóa mà bạn nói tới là sự tiến hóa của xác thân con người từ những sinh vật khác sống trên trái đất trước khi con người xuất hiện. Đã có nhiều lối giải thích các giáo thuyết Công Giáo trái ngược nhau về đề tài này nổi lên trong suốt 200 năm qua, một số cách giải thích chẳng dựa trên căn bản khoa học hay thần học gì cả.
Rõ ràng là ngày nay không có tín lí Công Giáo nào mâu thuẫn với thuyết tiến hóa như thế nữa. Ngay hồi 1950, Đức Thánh Cha Piô XII, trong Thông điệp Humani Generis đã xác quyết Giáo hội không có vấn đề gì đối với công cuộc nghiên cứu sự tiến hóa bởi các nhà khoa học và thần học.
Đức Thánh Cha nói công cuộc nghiên cứu "truy tìm nguồn gốc thể xác con người từ chất thể tiền hữu và hiện sinh" không tạo một khó khăn gì đối với niềm tin Công Giáo bao lâu chúng ta chấp nhận rằng "phần" linh thiêng của bản thể chúng ta, mà chúng ta gọi là linh hồn, được Chúa tạo lập ngay tức khắc (Số. 36).
Ngày 22 tháng 10 năm 1996, khi ban diễn từ cho Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về khoa học, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đồng ý cho rằng sự hiểu biết mới này đã dẫn đưa chúng ta tới việc công nhận thuyết tiến hóa nay không còn chỉ là một giả thuyết, không còn chỉ là một phỏng đoán hay là một giả tưởng khoa học.
Đức Giáo Hoàng nêu lên 2 điểm quan trọng:
Thứ nhất, chúng ta phải hết sức thận trọng khi cố gắng tìm câu trả lời cho các vấn nạn có tính cách khoa học trong Kinh Thánh. Bốn năm trước đó, Ngài quy kết việc Giáo hội lên án Galileô là do đa số các nhà thần học đã không chịu phân biệt cho chính xác giữa Kinh Thánh và sự giải thích Kinh Thánh bởi các nhà Kinh thánh học và những nhà thần học khác.
(Nay thi hầu như ai cũng biết rằng nhà thiên văn thế kỉ 17 vĩ đại Galileô đã bị Giáo hội trừng phạt, đã bị an trí tại gia và bị cấm phổ biến các ấn bản vì ông đã giảng dậy rằng mặt trời không xoăy quanh trái đất. Điều này được cho là trái nghịch với Kinh Thánh, trong Kinh Thánh thường nói mặt trời di chuyển, lên xuống xoay quanh trái đất. Chẳng hạn xem Joshua 10:12-13).
Trong diễn từ năm 1996, Đức Giáo Hoàng nói, các thần học gia thời Galileô đã không phân biệt rõ ràng được và vì vậy đã khiến cho Kinh Thánh "nói điều mà KinhThánh không có ý nói". Không thể bắt Kinh Thánh phải trả lời những câu hỏi thuộc về khoa học, chẳng hạn như sự tiến hóa hay là sự chuyển động của các vì sao. Vì thế, Đức Giáo Hoàng nói rằng các nhà thần học và các nhà Thánh kinh học không có thể làm việc của họ một cách chính xác trừ khi họ được thông báo cái gì đang xẩy ra trong các môn khoa học.
Thứ hai, thuyết tiến hóa, hay bất cứ một giả thuyết nào khác, luôn luôn cần được kiểm tra với thực tế. Khi kiến thức thu thập được phù hợp với lí thuyết, giải thích được về sự sống, bao gồm cả sự sống con người, đã phát triển ra sao trên hành tinh của chúng ta thì lí thuyết này ngày càng trở nên xác thực.
Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, và theo phần lớn các viên chức Giáo Hội và các thần học gia ngày nay thì những dữ kiện thu thập được từ các lãnh vực thuộc sự hiểu biết về con người (Ðịa chất học, Nhân loại học, Tâm lí học và vân vân) đã tạo nên không ngừng "cuộc biện luận có ý nghĩa thuận lợi cho lí thuyết này".
Nguyên văn nội dung bài diễn từ này của Đức Giáo Hoàng có sẵn ở cơ quan CNS Documentary Service, 3211 Fourth Street NE, Washington, D.C. 20017-1100. Xin hỏi số Tháng 12 năm 1996.
Dĩ nhiên chúng ta tin tưởng Chúa đã tác tạo thế giới. Ngài tạo dựng nó thế nào hoặc các năng lực được Ðấng Tạo Hóa đặt để vào vũ trụ đã hoạt động ra sao để chuyển động vạn vật theo hướng phức tạp hơn - hay đơn giản hơn - lại không thuộc lãnh vực đức tin của chúng ta.
Linh Mục John Dietzen trả lời : Giáo huấn của Giáo Hội về thuyết tiến hoá
Hỏi: Thưa cha, thật là hữu ích nếu cha giải thích giáo huấn hiện nay về thuyết tiến hoá. Trước đây giáo dân được dậy rằng thuyết tiến hoá chối bỏ việc Thiên Chúa tạo dựng nhân loại. Ngày nay lại đọc thấy Đức Thánh Cha chuẩn nhận sự tin tưởng vào thuyết tiến hóa. Sự việc này ra sao?
Lm. John Dietzen: Tôi nghĩ sự tiến hóa mà bạn nói tới là sự tiến hóa của xác thân con người từ những sinh vật khác sống trên trái đất trước khi con người xuất hiện. Đã có nhiều lối giải thích các giáo thuyết Công Giáo trái ngược nhau về đề tài này nổi lên trong suốt 200 năm qua, một số cách giải thích chẳng dựa trên căn bản khoa học hay thần học gì cả.
Rõ ràng là ngày nay không có tín lí Công Giáo nào mâu thuẫn với thuyết tiến hóa như thế nữa. Ngay hồi 1950, Đức Thánh Cha Piô XII, trong Thông điệp Humani Generis đã xác quyết Giáo hội không có vấn đề gì đối với công cuộc nghiên cứu sự tiến hóa bởi các nhà khoa học và thần học.
Đức Thánh Cha nói công cuộc nghiên cứu "truy tìm nguồn gốc thể xác con người từ chất thể tiền hữu và hiện sinh" không tạo một khó khăn gì đối với niềm tin Công Giáo bao lâu chúng ta chấp nhận rằng "phần" linh thiêng của bản thể chúng ta, mà chúng ta gọi là linh hồn, được Chúa tạo lập ngay tức khắc (Số. 36).
Ngày 22 tháng 10 năm 1996, khi ban diễn từ cho Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về khoa học, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đồng ý cho rằng sự hiểu biết mới này đã dẫn đưa chúng ta tới việc công nhận thuyết tiến hóa nay không còn chỉ là một giả thuyết, không còn chỉ là một phỏng đoán hay là một giả tưởng khoa học.
Đức Giáo Hoàng nêu lên 2 điểm quan trọng:
Thứ nhất, chúng ta phải hết sức thận trọng khi cố gắng tìm câu trả lời cho các vấn nạn có tính cách khoa học trong Kinh Thánh. Bốn năm trước đó, Ngài quy kết việc Giáo hội lên án Galileô là do đa số các nhà thần học đã không chịu phân biệt cho chính xác giữa Kinh Thánh và sự giải thích Kinh Thánh bởi các nhà Kinh thánh học và những nhà thần học khác.
(Nay thi hầu như ai cũng biết rằng nhà thiên văn thế kỉ 17 vĩ đại Galileô đã bị Giáo hội trừng phạt, đã bị an trí tại gia và bị cấm phổ biến các ấn bản vì ông đã giảng dậy rằng mặt trời không xoăy quanh trái đất. Điều này được cho là trái nghịch với Kinh Thánh, trong Kinh Thánh thường nói mặt trời di chuyển, lên xuống xoay quanh trái đất. Chẳng hạn xem Joshua 10:12-13).
Trong diễn từ năm 1996, Đức Giáo Hoàng nói, các thần học gia thời Galileô đã không phân biệt rõ ràng được và vì vậy đã khiến cho Kinh Thánh "nói điều mà KinhThánh không có ý nói". Không thể bắt Kinh Thánh phải trả lời những câu hỏi thuộc về khoa học, chẳng hạn như sự tiến hóa hay là sự chuyển động của các vì sao. Vì thế, Đức Giáo Hoàng nói rằng các nhà thần học và các nhà Thánh kinh học không có thể làm việc của họ một cách chính xác trừ khi họ được thông báo cái gì đang xẩy ra trong các môn khoa học.
Thứ hai, thuyết tiến hóa, hay bất cứ một giả thuyết nào khác, luôn luôn cần được kiểm tra với thực tế. Khi kiến thức thu thập được phù hợp với lí thuyết, giải thích được về sự sống, bao gồm cả sự sống con người, đã phát triển ra sao trên hành tinh của chúng ta thì lí thuyết này ngày càng trở nên xác thực.
Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, và theo phần lớn các viên chức Giáo Hội và các thần học gia ngày nay thì những dữ kiện thu thập được từ các lãnh vực thuộc sự hiểu biết về con người (Ðịa chất học, Nhân loại học, Tâm lí học và vân vân) đã tạo nên không ngừng "cuộc biện luận có ý nghĩa thuận lợi cho lí thuyết này".
Nguyên văn nội dung bài diễn từ này của Đức Giáo Hoàng có sẵn ở cơ quan CNS Documentary Service, 3211 Fourth Street NE, Washington, D.C. 20017-1100. Xin hỏi số Tháng 12 năm 1996.
Dĩ nhiên chúng ta tin tưởng Chúa đã tác tạo thế giới. Ngài tạo dựng nó thế nào hoặc các năng lực được Ðấng Tạo Hóa đặt để vào vũ trụ đã hoạt động ra sao để chuyển động vạn vật theo hướng phức tạp hơn - hay đơn giản hơn - lại không thuộc lãnh vực đức tin của chúng ta.