"Từ đời đời chúng ta ở trước Con Mắt Thiên Chúa".

VATICAN (Zenit.org)-Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói trong buổi yết kiến chung Thứ Tư hàng tuần hôm 6/7 tại Quãng trường Thánh Phêrô. Ngài dành cuộc nói chuyện này để suy tư về thánh ca trong đoạn thứ nhất Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gởi tín hữu Ephêsô (cc. 3-14)

* * *

Anh chị em thân mến:

1. Hôm nay chúng ta không nghe bài Thánh Vịnh nhưng nghe một bài thánh ca trích từ Thư gởi tín hữu Ephêsô (x. 1: 3-14), bài thánh ca xuất hiện trong Phung Vụ Kinh Chiều của mội trong bốn tuần. Thánh ca này là một kinh chúc tụng hướng về Thiên Chúa Cha. Khi mở ra, thánh ca này phác họa những giai đoạn khác nhau của chương trình cúu độ được thực hiện qua hành động của Chúa Kitô.

Tại trung tâm bài chúc tụng này vang dội tiếng Hy lạp "mysterion," một từ ngữ thường thường kết hợp với những động từ chỉ sự mặc khải ("mặc khải," "biết," "bày tỏ"). Trên thực tế, đó là chương trình bí ẩn to lớn mà Chúa Cha đã giữ cho chính mình từ đời đời (x, c.9) và Người đã quyết định hành động phù hợp với và mặc khải "khi tới thời kỳ viên mãn" (x. c.10) trong Chúa Giêsu Kitô, Con của Người.

Những giai đoạn của chương trình này được nói rõ ràng trong bài thánh ca qua những hành động cứu chuộc của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Trước hết, Chúa Cha-đây là hành động thứ nhất-- chọn chúng ta từ thuở đời đời ngõ hầu chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người (x. c.4), sau đó Người đã tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử của Người (x. cc.5-6), hơn nữa Người cứu chuộc chúng ta và tha thứ tội lỗi chúng ta (x. cc7-8), Người đã cho chúng ta được biết đầy đủ mầu nhiệm cứu chuộc trong Chúa Kitô (x. cc.9-10), sau hết, Người ban cho chúng ta cơ nghiệp đời đời (x. cc.11-12) bằng cách cống hiến cho chúng ta, như bảo chứng, ân huệ của Chúa Thánh Thần chờ ngày được sống lại (x.cc.13-14)

2Do đó, nhiều biến cố cứu chuộc kế tiếp nhau được bài thánh ca trình bày ra. Những biến cố đó bao hàm ba Ngôi của Thiên Chúa Ba Ngội Chí Thánh: bắt đầu với Chúa Cha, là đấng sáng lập và tác giả tối cao của chương trình cứu rỗi; ngước nhìn Chúa Con đấng thực hiện chương trình trong lịch sử; đến với Chúa Thánh thần đấng in "dấu ấn" của Người trên tất cả công trình cứu chuộc. Bây giờ chúng ta hãy suy tư vắn tắt về hai giai đoạn đầu, giai đoạn của sự thánh thiện và làm nghĩa tử (x. cc. 4-6).

Cử chỉ đầu tiên của Thiên Chúa, được mặc khải và thực hiện trong Chúa Kitô, là sự chọn những kẻ tin, hoa trái của một sáng kiến tự do và nhưng không của Thiên Chúa. Do đó trong lúc bắt đầu "trước khi tạo thành vũ trụ" (c.4), trong sự đời đời của Thiên Chúa, ân sủng Thiên Chúa được sắp xếp đi vào hành động. Tôi xúc động khi suy gẫm về chân lý này. Từ thuở đời đời chúng ta ở trước con mắt Thiên Chúa và Người đã quyết định cứu chuộc chúng ta. Lời kêu gọi này có sự "thánh thiện" của chúng ta--một lời cả thể--như là nội dung'

Sự thánh thiện là sự tham gia trong sự thanh sạch siêu đẳng của Thiên Chúa. và chúng ta biết Thiên Chúa là tình yêu. Do đó, thông phần trong sự thanh sạch của Thiên Chúa có nghĩa lả thông phần trong"tình yêu" của Thiên Chúa, đồng hình chúng ta với Thiên Chúa là "tình yêu".

"Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4:8,16). Đây là chân lý đầy an ủi, cũng cho chúng ta khả năng hiểu rằng "sự thánh thiện" không phải là một thực tại đẩy xa khỏi sự sống chúng ta, nhưng ngược lại, trong mức độ chúng ta có thể trở nên những kẻ yêu mến Thiên Chúa, chúng ta đi vào trong mầu nhiệm của sự "thánh thiện." Như vậy bữa ăn huynh đệ trở nên thực tại hằng ngày của chúng ta. Do đó, chúng ta được dẫn tới, chân trời thánh thiêng và sống còn của chính Thiên Chúa.

3. Trong chiều hướng này chúng ta tiến tới giai đoạn khác, cũng được chiêm ngắm trong chương trình của Thiên Chúa từ đời đời: "sự tiền định " của chúng ta như nghĩa tử Thiên Chúa. Không những như tạo vật nhân bản, nhưng thật sự thuộc vào Thiên Chúa như nghĩa tử của Người.

Ở các sách khác Thánh Phaolô tán dương (x. Galát 4:5; Roma 8: 15,23) tình huống siêu việt này của những nghĩa tử được bao hàm và xuất phát từ tình huynh đệ với Chúa Kitô, người Con tuyệt hảo, "làm trưởng tử giữa một đàn em đông đảo" ( Roma 8:29) và từ sự thân mật với Cha trên trời đấng bây giờ có thể được gọi là Abba, đấng chúng ta có thể gọi "Cha yêu dấu," với một nghĩa đích thực thân tình với Thiên Chúa, trong một tương quan tự nhiên và tình yêu. Do đó, chúng ta ở trước một ân huệ vĩ đại, được hiện hữu bởi "sáng kiến" thần linh "tinh sạch" và bởi "ân sủng," biểu hiện sáng chói của tình yêu cứu độ.

4. Để kết thúc, chúng ta phó thác mình cho giám mục vĩ đại thành Milan, là Thánh Ambroise, mà một trong những lá thư của ngài bình luận về những lời Thánh Tông đồ Phaolô gởi cho tín hữu Ephêsô, suy tư một cách chính xác về nội dung phong phú của thánh ca Kitô học. Ngài nhấn mạnh về ân sủng dồi dào siêu việt mà nhờ đó Thiên Chúa đã làm chúng ta nên những nghĩa tử trong Chúa Kitô Giêsu. "Do đó, không cần phải hồ nghi các chi thể được kết nối với đầu của mình, nhất là vì ngay từ đầu chúng ta đã được tiền định làm nghĩa tử của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô" ("Lettera XVI ad Ireneo" [Thư XVI gởi cho Irenaeus] 4 SAEMO, XIX, Milan-Rome, 1988, p. 161).

Thánh giám mục thành Milan tiếp tục suy tư của ngài bằng sự nhận xét: "Ai là người giàu, nếu không phải một mình Chúa, là đấng sáng tạo nên mọi sự?" và ngài kết thúc: "Nhưng Người giàu về lòng thương xót nhiều hơn, bởi vì Người đã cứu chuộc và biến đổi chúng ta, vì theo bản tính xác thịt, chúng ta là những đứa con của sự phẫn nộ và đáng phạt, nên chúng ta phải là những con cái hoà bình và yêu thương" (Số 7: Ibid., p.163).

Cuối buổi yết kiến, Đức Thánh Cha đọc bản tóm sau đây bằng tiếng Anh

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô.

Hôm nay tôi muốn suy tư với anh chị em về bài thánh ca trích từ Thư gởi tín hữu Êphêsô, trong thư Thánh Phaolô nói về ân sủng đổ xuống trên chúng ta trong Chúa Kitô. Thiên Chúa đã chọn chúng ta trong người Con của Người, và làm chúng ta nên những nghĩa tử của Người, hầu chúng ta nên tinh tuyền thánh thiện trước mặt Người.

Chúng ta hãy quan sát mỗi một những yếu tố này. Thiên Chúa đã tự do chọn chúng ta, người đã tiền định chúng ta trước khi tạo dựng thế giới. Hành động của ân sủng này là một lời gọi phải nên thánh, một tiếng gọi phải thông phần chính sự sống tình yêu của Thiên Chúa. Như vậy, chúng ta được kết hợp với Chúa Kitô, "trưởng tử giữa một đàn em đông đảo," chúng ta trở nên anh chị em của Chúa Kitô và những nghĩa tử của Cha. Với tư cách này, chúng ta được đặc ân gọi Cha với cái tên thân mật Abba.

Thánh Ambrôsiô đã viết về sự tuôn đổ kỳ diệu ân sủng làm chúng ta nên những nghĩa tử của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô. Người chỉ cho chúng ta thấy Thiên Chúa thật sự giàu lòng lòng thương xót, bởi vì Người đã biến đổi chúng ta từ tình huống tội lỗi chúng ta thành những đứa con trai và con gái của hòa bình và tình yêu, những kẻ đồng-thừa tự với Chúa Kitô hưởng vinh quang nước trời.

Sau đó Đức Giáo Hoàng chào các người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Bằng tiếng Anh, ngài nói:

Tôi hân hạnh chào đón những khách thăm viếng nói tiếng Anh hiện diện trong buổi yết kiến này, gồm những người hành hương đến từ Scotland, Canada và Hoa Kỳ:

Tôi xin chào cách riêng các thành viên Ủy Ban Vox Clara, tất cả các tu sĩ tham dự những chương trình đổi mới và đang họp tổng tu nghị trong lúc này. Trên tất cả tôi cầu xin hoà bình và niềm vui của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta; xin Thiên Chúa chúc lành tất cả anh chị em.