CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (9)

Chúa nhật ngày 22.04.2012, 36.584.399 cử tri Pháp từ 18 tuổi trở lên trong số 46.028.542 người ghi danh đã đặt lá phiếu bầu Tổng thống vào thùng. Như vậy 20,53% số người ghi danh đã không đến bỏ phiếu. Trong số những phiếu bầu nằm trong thùng phiếu lúc chấm dứt bầu vòng một, chỉ có 98,09% hợp lệ.

I. KẾT QUẢ TUYỂN CỬ VÒNG MỘT.

Ông François HOLLANDE đạt được 28,63% số phiếu hợp lệ ; Ông Nicolas SARKOZY 27,18% ; Bà Marine LE PEN 17,90% ; Ông Jean-Luc MELENCHON 11,11% ; Ông Franẫois BAYROU 9,13% ; Bà Eva JOLY 2,31% ; Ông Nicolas DUPONT-AIGNAN 1,79% ; Ông Philippe POUTOU 1,15% ; Bà Nathalie ARTHAUD 0,56% và Ông Jacques CHEMINADE 0.25%.

Như vậy, không có ứng cử viên nào đạt được 50% số phiếu hợp lệ, nên cuộc tuyển cử phải tiếp tục ở vòng hai giữa ông François Hollande và ông Nicolas Sarkozy là hai người có số phiếu cao nhất. Lý do : Tổng thống Pháp phải được bầu với đa số tuyệt đối.

Ngay từ lúc 20 giờ, khi các màn ảnh truyền hình chỉ vừa loan báo những kết quả phỏng đoán theo thăm dò ý kiến hỏi các cử tri vừa đầu phiếu cho thấy các biệt giữa hai ông Hollande và Sarkozy đã lên tới gần 3% số phiếu hợp lệ, những nhân vật đại diện cho ông Sarkozy đã ‘chê’ các viện thống kê đã phỏng đoán sai :

1/ Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử.

Vì cuộc tuyển cử vòng đầu được tổ chức vào đúng thời điểm học sinh nghỉ (vacances scolaires) và khi hỏi những người được phỏng vấn trả lời từ, một hai tháng trước là họ trả lời không đi bầu. Do đó, các viện này kết luận số người vắng mặt có thể lên đến 30% số người ghi danh. Điều đó còn cho thấy Chính phủ thất bại trong việc vận động cử tri đi đầu phiếu.

2/ Số phiếu tín nhiệm bà Le Pen cao hơn số dự đoán.

Trong ba tuần cuối trước vòng một, nhiều cuộc trưng cầu dân ý cho thấy tỷ lệ bầu cho bà Marine Le Pen (Mặt trận Quốc gia, Front national, FN, cực hữu) bị giảm sụt và bị ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon (Mặt trận Tả phái, Front de gauche, cực tả) so kè số phiếu, sau khi ông này tổ chức 3 cuộc vận động ngoài trời với nhiều chục ngàn người tham dự (lối biển người cộng sản). Kết quả ông Mélenchon chỉ được 11,11%, bà Le Pen đạt 17,90%.

Như năm 2002, do ‘người ta’ chê ông Jean Marie Le Pen thuộc cực hữu, nên khi được phỏng vấn bởi nhân viên các viện thống kê, những người được phỏng vấn không muốn ‘người ta’ chê mình theo Le Pen, nên đã trả lời sai là mình bầu cho ứng cử viên khác. Do đó, kết quả cuộc khảo sát sai theo. Ngày 21.04.2007, kết quả đầu phiếu vòng một là ông Le Pen loại ông Lionel Jospin (Xã hội) và vào vòng tranh với ông Jacques Chirac.

3. Dù về nhì, Tổng thống Nicolas Sarkozy vẫn hy vọng tái cử.

Khi còn tiếp tục tranh cử, các ứng cử viên vẫn còn mức xác xuất thẳng cử như nhau, theo nguyên tắc. Trong quá khứ, có 3 lần bầu cử Tổng thống, trong đó ứng cử viên về đầu trong vòng một đã thất bại trước người kia để mất ghế Tổng thống :

- 1974 : François Mitterand đạt 43,63% số phiếu hợp lệ và Valéry Giscard d'Estaing chỉ được 32,60% ở vòng một. Trong vòng hai, Giscard d'Estaing thắng cử với 50,81% số phiếu hợp lệ ;

- 1981, kết quả hoàn toàn trái ngược. Tổng thống tại chức Valéry Giscard d'Estaing thu 28,32% trong khi Franẫois Mitterand chỉ được 25,85%. Thế nhưng, ở vòng hai, François Mitterand chỉ được 25,85%. Thế nhưng, ở vòng hai, Mitterand thắng cử với 51,76% số phiếu hợp lệ.

- 1995, Lionel Jospin về đầu ở vòng một với 23,30%, nhưng RPR (hữu phái) có đến hai ứng cử viên Jacques Chirac với 20,84% và Edouard Balladur 18,58. Vào vòng nhì, buộc phải đoàn kết, Chirac được bầu làm Tổng thống với 52,64% số phiếu hợp lệ. [‘buộc phải đoàn kết’ là bài học cho tuyệt đại người Việt Nam không cộng sản vẫn bị đàn áp trong nước mà còn bị chia rẽ ở hải ngoại bởi Đảng cộng sản chỉ gồm khoảng 10% số người Việt]

II. CHUYỂN PHIẾU CHO VÒNG HAI.

Cử tri sử dụng lá phiếu của mình trong vòng một để đáp ứng theo tiếng gọi của con tim, tức chọn người mình yêu thích nhất. Nhưng, nếu vào vòng hai, chẳng may ứng cử viên đó không còn, thì mình phải suy nghĩ để chọn ai có lập trường, chủ trương khả dĩ làm việc tốt cho quốc gia, đồng bào hầu ủy nhiệm phần ‘quyền làm chủ của mình’, tức chọn bầu theo lý trí.
Bầu cử trong một quốc gia tự do đúng nghĩa là một quyền tuyệt đối, không theo yêu cầu hay hướng dẫn của một ai, kể cả ứng cử viên mà mình đã tín nhiệm ở vòng một.
Kết quả vòng một bầu Tổng thống Pháp ngày 22.04.2012 cho thấy 3 ứng viên không vào vòng hai, nhưng có số phiếu có thể ảnh hưởng đến vòng hai là : bà Marine Le Pen cùng hai ông Jean-Luc Mélenchon và Franẫois Bayrou. Tuy nhiên, khi biết kết quả, bà Eva Joly, ứng viên đảng Xanh, lên tiếng yêu cầu các cử tri đã bỏ phiếu cho bà hãy dồn phiếu cho ông Hollande trong vòng nhì vì đôi bên đã có thỏa thuận. Theo đó, đảng Xã hội sẽ nhường một số đơn vị bầu cử cho đảng Xanh, bằng cách không đưa đảng viên ứng cử.
Ông Mélenchon (Mặt trận Tả phái) rất không hài lòng khi về sau bà Le Pen (Mặt trận Quốc gia) vì, trong tháng trước bầu cử, nhiều kết quả trưng cầu dân ý cho thấy ông có số phiếu ngang ngửa và có thể hơn bà Le Pen với khoảng 16%, nên ông yêu cầu cử tri đã bỏ phiếu cho ông hãy chọn lá phiếu chống Sarkozy, nhưng tránh nhắc đến tên ông Hollande. Bí thư đảng Cộng sản, thành phần ủng hộ Mélenchon, mừng vì với trên 11% số phiếu hợp lệ (8 triệu euros bồi hoàn chi phá) tránh được ‘cháy túi’ như hai kỳ tuyển cử Tổng thống trước, tuyên bố đảng Cộng sản bầu cho Hollande ở vòng hai.

Ông Mélenchon và các đồng chí Mặt trận Tả phái đang đòi phải có những cuộc thảo luận với đảng Xã hội để đề cử ứng cử viên Dân biểu chung (như đảng Xã hội chia với đảng Xanh) trong cuộc bầu cử ngày 10 và 17.06.2012 tại những đơn vị bầu cử mà Mặt trận Quốc gia có thể gây khó khăn cho sự thắng cử của phe tả phái. Đó là ý nghĩ mới vì, cho đến bây giờ, Mặt trận Quốc gia đã chỉ gây thất bại cho hữu phái bằng vẫn giữ ứng viên để tạo ra cuộc bầu tam giác (triangulaire, tay ba, như trường hợp tranh cử Tổng thống năm 1995 nói trên giữa Jospin (tả phái), Chirac và Balladur (cùng phe hữu). Đó chỉ là muốn đe dọa, nếu không thuận ý thì họ có thể không bầu cho ông Hollande.

Cũng trong tối đó, ông François Bayrou cho biết ông sẽ gởi thư yêu cầu hai ứng cử viên vào vòng nhì trả lời những yêu cầu mà ông cho là cần thiết cho nước Pháp để đối phó với những khó khăn do các cuộc khủng hoảng hiện nay. Sau đó, ông sẽ có ý kiến sau cuộc tranh luận truyền hình Hollande-Sarkozy tối ngày 02.05.2012. Chiều ngày 03.05.2012, ông Bayrou tuyên bố, với tính cách cá nhân, ông sẽ bầu phiếu cho ông Hollande, nhưng ông để tự do tín nhiệm ai là quyền của mỗi người. Ông cho rằng ông Sarzoky nghiêng quá nhiều về phe cực hữu, rời xa những giá trị mà đảng Mouvement Démocratique và ông De Gaulle chủ trương. Tuy bỏ phiếu cho Hollande, ông cho biết vẫn không đồng ý với dự án kinh tế của ứng cử viên Xã hội.

Bà Marine Le Pen, vui mừng khôn xiết vì vừa đạt kỷ lục cho Mặt trận Quốc gia (năm 2002, dù Jean-Marie vào vòng hai, nhưng chỉ đạt 16,86%), hứa sẽ tuyên bố ý kiến về bầu vòng hai vào ngày 01.05.2012, ngày lễ Thánh nữ Jeanne d’Arc (theo lịch cũ). Trong ngày đó, bà tuyên bố bà sẽ bầu phiếu ‘trắng’ và mỗi cử tri bầu phiếu theo ý riêng của mình trước 30.000 người họp mặt, theo Mặt trận Quốc gia, nhưng chỉ khoảng 7 tới 10 ngàn, theo các ký giả.

Ngày 01.05.2012 cũng là Lễ Lao động, ngoài cuộc tuần hành truyền thống của các Nghiệp đoàn công nhân, còn có cuộc họp mặt ‘vrai travail’ (lao động thật) do ứng cử viên Sarkozy mời và đảng UMP tổ chức tại Trocadéro mà hai ông Sarkozy và Jean-François Copé (Chủ tịch đảng UMP) khoe có 200.000 người dự, một ký giả nói chỉ khoảng 30.000. Cảnh sát không công bố số người dự vì đây là một cuộc vận động tranh cử. Trái lại cuộc tuần hành của người lao động, mà ông Sarkozy mô tả là theo cờ đỏ và mời hãy theo cờ tam sắc (xanh, trắng và đỏ, quốc kỳ Pháp) mà các người theo ông đang phất phới. Số người tham dự là 750.000, theo ban tổ chức, và 316.000, theo Bộ Nội vụ.

Theo những giả cách (simulation), chúng ta có thể thấy một các gần đúng như sau :
- các cử tri bầu cho ông Mélenchon vòng một sẽ bầu 87% cho Hollande, 4% cho Sarkozy và 9% vắng mặt ;
- các cử tri bầu cho ông Bayrou vòng một sẽ bầu 36% cho Hollande, 36% cho Sarkozy và 28% vắng mặt ;
- các cử tri bầu cho bà Le Pen vòng một sẽ bầu 21% cho Hollande, 57% cho Sarkozy và 22% vắng mặt ;
- cử tri bầu cho các ứng cử viên còn lại ở vòng một sẽ bầu 46% cho Hollande, 34% cho Sarkozy và 20% vắng mặt.

Từ khi bắt đầu có thăm dò dân ý về bầu cử Tổng thống năm nay của tất cả các viện thống kê, từ tháng 03.2011 cho đến gần đây, các kết quả đều cho thấy ứng cử viên xã hội (dù là ông Dominique Strauss-Kahn hay bà Martine Aubry, trước kia, và ông François Hollande, ngày nay) đều thắng ông Sarkoy từ 52,50%-47,50% tới 57%-43%. Mực độ sai biệt có thể đến 3%.

Lưu ý. Năm 2007, ở vòng một, ông Sarkozy thu được 31% số phiếu hợp lệ, nhờ số phiếu của ông Le Pen [16,86% (2002) còn 10,44% (2007)]. Vào vòng nhì, ông thắng cử chắc chắn, phần lớn, cũng nhờ phiếu của những cử tri đã bầu cho hai ông Le Pen và Bayrou (riêng ông Bayrou tuyên bố không bầu ông Sarkozy và, sau này, ông cho biết ông đã bỏ phiếu ‘trắng’). Năm nay, ông Sarkozy đang hướng về các đề tài mà bà Le Pen chủ trương như nói ‘không’ với Liên hiệp Aâu châu một cách nhẹ nhàng để không làm mất lòng bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, và chống nhập cư. Do đó, có thể có ‘bất ngờ’.

Các cuộc vận động chấm dứt lúc 24 giờ ngày 04.05.2012.