Ông ta có thể sẽ không qùi gối, nhưng mà đồng nghiệp ngồi gần bạn trong lễ ngàu Chúa nhật có thể là một người vô thần. Và ông ta cũng là một nhà khoa học.

Một nghiên cứu mới của Đại học Rice đã tìm thấy rằng 17% -- một trong năm nhà khoa học mô tả mình hoặc là vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri -- thực sự họ đến nhà thờ, mặc dù không quá thường xuyên, không phải vì họ cảm thấy một khát vọng tinh thần muốn tham gia cùng các tín hữu khác.

Nhưng nhiều khả năng, đó là vì những đứa con của họ.

Tại sao vậy? Câu hỏi là tại sao ai đó không tin rằng có Thiên Chúa lại muốn con cái của mình lãng phí thời giờ trong việc mà ông tin rằng không có nền tảng trong thực tế? Đặc biệt ông ta lại là một nhà khoa học.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà xã hội học Elaine Howard Ecklund Rice và Kristen Schultz Lee của Đại học Buffalo, phát hiện ra rằng những người vô thần, nhiều người muốn con cái của họ có cơ hội tiếp xúc với tôn giáo để chúng có thể tự quyết định riêng của mình về những gì để tin. Ngoài ra, nhà thờ là nơi có thể cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về luân lý và đạo đức, và đôi khi tham gia vào nghi lễ phụng tự ở nhà thờ có thể giảm bớt xung đột giữa vợ với chồng khi không đồng ý về giá trị của tôn giáo cho con cái của họ, cuộc nghiên cứu cho biết như vậy.

Cuộc nghiên cứu, được công bố trên số báo phát hành vào tháng 12 năm nay trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học của Tôn giáo, dựa trên các cuộc phỏng vấn tường tận với 275 nhà khoa học tại 21 trường đại học có chương trình nghiên cứu "ưu tú" tại Hoa Kỳ. Sáu mươi phần trăm của những người tham gia được mô tả mình là một trong hai loại người hoặc vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri, và 17% của những người không-có-niềm-tin nhưng có đi nhà thờ nhiều hơn một lần trong năm qua.

Nói chung, sự tương quan của họ với nhà thờ thường theo một mô hình tương tự - đa số là lớn lên trong một gia đình không tham gia sâu sắc trong tôn giáo, và họ đã không đi nhà thờ trong tuổi trưởng thành, nhưng sau này thiết lập một mối quan hệ với nhà thờ khi họ có con của riêng mình. Sau khi con cái đã trưởng thành, họ đến nhà thờ ít hơn và càng này càng ít hơn, có thể nói là không đi nhà thờ nữa.

Nhưng tại sao một người không tin là có Thiên Chúa lại muốn con mình tiếp xúc với tín điều mà ông ta rõ ràng tin là sai lầm?

Nhà nghiên cứu Ecklund nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng: "Một số thực sự nhìn thấy nó như là một phần của bản sắc khoa học của mình. Họ muốn dạy con cái mình thành những người biết suy tư tự do, cung cấp cho con cái sự lựa chọn tôn giáo, và vì vậy họ đưa con đến các tổ chức tôn giáo cốt ý đề con cái làm quen với và tiếp xúc với tôn giáo."

"Hãy để đám trẻ tự quyết riêng cho mình" như nhiều người trong số những người tham gia cuộc nghiên cứu nói với Ecklund.

Tuy nhiên, điều này xem ra là một sự oái oăm kỳ lạ khi mà một số người vô thần quan niệm và cảm nhận Giáo Hội như một "cộng đồng" đáng mong ước ở một thời điểm khi mà nhiều người vô thần hàng đầu đang kêu gọi các đồng nghiệp của họ hãy bước ra khỏi nới tự giam cầm và hãy đứng lên công khai chống lại tôn giáo. Nhà sinh vật học tiến hóa Richard Dawkins, nhà vật lý Victor Stenger và một số những người khác coi tôn giáo như là một nguồn của sự dữ trên thế giới.

Họ cho rằng khoa học đã vượt qua khỏi giai đoạn tin vào những gì siêu nhiên, một phần bởi vì khoa học đã trả lời một số câu hỏi mà trước đây chỉ tìm thấy và nằm trong tay giáo sĩ. Chẳng hạn như vấn đề "tiến hóa" cung cấp một lời giải thích tự nhiên như thế nào chúng ta có mặt trên trái đất này.

Những người có đức tin chân chính, ngược lại, coi người vô thần là "trong người ít đáng tin cậy nhất trong thế giới này", theo các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia. Các nhà khoa học nhấn mạnh trong tháng trước như sau: danh từ chính đáng gọi họ là "không đáng tin" hơn là "không thích."

Nhưng cho dù bạn quan niệm thế nào đi nữa thì cũng phải công nhận là - người vô thần có một chút của một vấn đề danh tính và hình ảnh của mình. Nếu họ cảm thấy không thoải mái khi đi đến nhà thờ tham dự tham dự nghi lễ, thì điều này không là gì khi so sánh với việc họ tham phần vào đời sống công cộng. Họ thường cảm thấy như họ là người ngoài cuộc và đứng ngoài nhìn vào trong.

Người vô thần đi nhà thờ

Nhà bình luận báo Michael Kinsley thú nhận là mình là người không có đức tin trong một bài viết trên tờ Los Angeles Times hồi tháng trước. Trong bài viết đó, ông thừa nhận, "Điều đó đặt tôi nhóm tôn giáo mà chỉ ở Mỹ này các thành viên những người không có tin ngưỡng bị cấm và không có bất kỳ hy vọng nào có thể trở thành tổng thống Hoa kỳ được, vì do thành kiến ​​của công chúng chống lại người không có tín ngưỡng tranh ghế vào làm tổng thống. Mặc dù rồi sẽ có tổng thống theo Mormon, tổng thống Do thái giáo, và ngay cả tồng thống 'gay" đồng tính, nhưng tổng th6óng không có tín ngường thì còn lâu!"

Ông ta phản ánh nhận định này với cuộc tranh cử tổng thống hiện thời trong đảng Cộng hòa "4 trong số các ứng viên Cộng hòa nói là họ được chính Thiên Chúa tuyển chọn để ra tranh cử tồng thống".

Bà Ecklund, người đã thực hiện một số nghiên cứu khoa học và tôn giáo, cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng điều này cũng có thể xẩy ra là một người vô thần để trở thành một thành viên của một cộng đồng tôn giáo và ông ta không có cảm giác mình là giả mạo cả. Bà nói: "Tôi không nghĩ rằng họ thấy nó như là một cuộc xung đột". Đó một phần là bởi vì họ đã thoát ra khỏi dòng chính xã hội gần như toàn bộ cuộc sống của họ.

Bà nói thêm: "Có một điều khác biệt rất lớn giữa cộng đồng khoa học và công chúng nói chung. Các nhà khoa học thường thì ít khi được lớn lên trong gia đình tôn giáo.Và ngay khi họ được lớn lên trong bối cảnh gia đình có tôn giáo, thì việc thực hành tôn giáo thường không mạnh mẽ và tôn giáo không phải là cơ cấu cốt lõi trong cuộc sống của họ."

Vì vậy, có lẽ khi một nhà khoa học là người vô thần hay là người thuộc thuyết bất khả tri họ thấy không có vấn đề về sự kiện quay về với tôn giáo, dù là chỉ trong một thời gian, bởi vì nó có thể mở ra những hướng đi mới cho con cái của họ. Kết lại, theo họ, điều đó lại không phải là trung tâm của khoa học sao?

"Những đứa trẻ có thể quyết định cho mình những gì để tin", Bà Ecklund nói.