GIÚP BẠN DẠY GIÁO LÝ

Học Kinh Thánh trong năm nầy hầu như xuất hiện tại các Nhà thờ khắp đất nước ta nhất là tại cac Nhà thờ ở thành phố. Nhu cầu phải có bản dịch Kinh Thánh của Hội đồng Giám mục Việt nam được nhắc tới như một đòi hỏi của mọi thành phần Dân Chúa người Việt. Kẻ hèn nầy chỉ dám nói tới như vậy. Để trả lời một số câu hỏi của quý bạn dạy Giáo lý và có thể giúp ích cho người khác, tôi xin gửi bài trả lời một số thắc mắc của độc giả qua trang của VietCatholic sau đây:

I - KINH THÁNH LÀ GÌ?

1. Từ ngữ:


Lần đầu tiên trong văn chương tôn giáo Israen, sách Macabê quyển một (thế kỷ hai trước Công nguyên) dùng từ ngữ “Kinh Thánh” để chỉ tất cả các sách Cựu Ước (Mac 12, 9)

Trước đó, Sách Thánh được gọi bằng các từ ngữ cụ thể: sách Luật của Môisen (để chỉ năm quyển đầu tiên: Khởi nguyên, Xuất hành, Lêvi, Dân số, Thứ luật), sách của Đavid (để chỉ sách Thánh vịnh), sách của Salomon (để chỉ sách Khôn ngoan). Câu nói “Lề luật, Các Tiên tri và các Sách khác" trở nên thành ngữ để chỉ toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước (xem sách Huấn ca, bài tựa).

Sang tiếng Hylạp, người ta dùng chữ “Ta Biblia”, để chỉ tất cả bộ Kinh Thánh. Ta Biblia có nghĩa là “những tấm da viết chữ cuộn tròn lại”.

Ta nên biết thời xưa chưa có giấy viết như chúng ta. Người ta viết chữ trên lá cây kè, trên vỏ cây, trên tấm gỗ có trét lớp sáp, lớp kim loại chì, trên những miếng đất sét rồi nung chín, trên những tấm da. Vì dùng nhiều vật liệu viết khác nhau, sách vỡ mang nhiều tên cụ thể khác nhau:

- Thanh sử (sử xanh) vì người Trung Hoa viết sử trên những thẻ tre có cật xanh.

- Papyrus - là loại cây chỉ thảo, mọc rất nhiều ở châu thổ sông Nil nước Aicập, thân cây cấu tạo bởi sợi và gỗ mềm, người ta cắt thành dải dài, ép chặt và phơi khô thành những “tờ giấy” rộng không quá 15cm, nhưng chiều dài có thể tới 50 mét. Tờ giấy cuốn tròn lại, vì thế mới gọi là “volumen” (do động từ volvere, cuộn tròn). Aicập sản xuất và xuất khẩu papyrus. Tất nhiên, thời đó, người ta dùng giấy papyrus để sao chép Kinh Thánh. Ngày nay, còn giữ lại được một số bản sao:

Papyrus Nash bằng tiếng Do thái (Hébreu), sao chép khoảng thế kỷ hai sau Công nguyên, gồm có bản Hiệu đính Mười giới răn trong sách Xuất hành (Xh 20, 2-17) và ít khoản của Thứ luật (Tl 6, 4...).

Papyrus Rylands sao chép khoảng năm 150, gồm có một số câu Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương 18 (Jn 18, 31-33, 37, 38).

Papyrus Bodmer II sao chép khoảng năm 200, gồm các chương I đến chương 14 Phúc âm theo thánh Gioan trừ 6, 11-35.

Papyrus Chester Beatty gồm có một số sách Cựu Ước (Khởi nguyên Isaia, Ezékiel, Daniel, Esther) sao chép khoảng thế kỷ hai sau Công nguyên, và gần trọn bộ Tân Ước trừ các thư mục vụ của Thánh Phaolô (1, 2 Timôthê và Titô) viết vào thế kỷ 3.

Parchemin - là những miếng da cừu hoặc dê cạo sạch, làm giấy viết, sáng chế tại Pergame, thủ đô Mysie, vì thế mới gọi là “parchemin” (perhamena charta = papyrus của xứ pergame).

Codex - da được cắt thành từng miếng và khâu dây thành sách gọi là codex. Có nhiều codex nổi tiếng:

Codex Vaticanus (gọi như vậy vì Thủ bản này thuộc thư viện Vatican), gồm Cựu Ước và Tân Ước trừ sách Macabê, sao chép khoảng thế kỷ 2, bằng Hy lạp ngữ.

Codex Sinaiticus (gọi như vậy vì tìm thấy ở tu viện thánh Cathérine, núi Sinai) viết bằng tiếng Hy lạp, gồm Cựu Ước và Tân Ước với cả thư Barnabê và sách Pasteur d'Hermas không thuộc Kinh Thánh, sao chép khoảng thế kỷ 4.

Codex Alexandrius, viết bằng chữ Hy lạp khoảng thế kỷ 5, gồm có Cựu Ước trừ đôi đoạn sách Khởi nguyên, I Samuen, mất Thánh vịnh, Tân Ước thiếu phần lớn Phúc âm theo thánh Mathêu, thiếu hai chương Phúc âm theo Thánh Gioan, và chương 7 thư 2 Corinto ngoài ra còn có thư của thánh Clêmentê Roma không thuộc Kinh Thánh (Codex này thuộc tài sản tòa thượng phụ Alexandrie).

Codex Ephraemi sao chép bằng tiếng Hy lạp, thuộc thế kỷ 5, mang danh thánh Ephrem, gồm có Cựu Ước thiếu một phần sách Khôn ngoan) và Tân ước (thiếu 2 Thess và 2 Jn).

Codex Bexae sao chép bằng tiếng Hy lạp khoảng thế kỷ 5-6 gồm có Tân Ước.

Những từ ngữ Papyrus, Parchemin, Codex bây giờ ta hãy để cho các nhà chuyên môn dùng. Còn chúng ta, ngoài thành ngữ chỉ toàn bộ Cựu Ước (Lề Luật, các Tiên tri và các Sách khác), chúng ta nhớ tới tiếng “Biblia” chỉ toàn bộ Kinh Thánh lẫn Cựu và Tân Ước. Ngoài ra cũng nên nhớ tới kiểu nói “Có Lời đã chép, đã viết” (Il est écrit, xem Mt 4, 4-7) để chỉ Kinh Thánh Cựu Ước. Đáng lẽ nói “Thiên Chúa Giavê đã phán”, người ta nói "Có Lời đã chép, đã nói” tức là dùng thụ động cách để tránh kêu đến thánh danh Giavê, có mục đích vừa nhấn mạnh tới sự thánh thiện vô phương đạt tới của Thiên Chúa vừa chỉ sự trung tín, không bao giờ suy chuyển của lời Chúa phán.

Nếu so sánh các kiểu nói của Do thái và Hy lạp, kiểu nói Do thái dài nhưng ý nghĩa rất phong phú. Đó là tâm lý của người Đông phương. Tên đặt thường mang một ý nghĩa. Dân Việt ta cũng vậy. Đặt cho người này là Hiền, là Dũng là mong muốn cho người đó có đức tính hiền lành, hoặc cam đảm). Dân tây phương không có thói quen đó. Từ ngữ “Ta Biblia” (tấm da viết chữ cuộn tròn) dùng để chỉ Lời Chúa được chép lại, quả thực nội dung từ ngữ đó không nói lên ý nghĩa như vậy, vì nó chỉ có nghĩa là sách, tập sách. Vì thế, người ta thêm tĩnh từ “thánh” vào, gọi là Sách Thánh (la sainte bible) làm cho nó có nội dung phong phú. Tiếng Việt gọi là Kinh Thánh (theo cách nói tiếng Nôm) hoặc Thánh Kinh (theo cách nói tiếng Hán) càng có ý nghĩa hơn:

- Kinh là sách chép lời thánh hiền.

- Thánh chỉ sự thiêng liêng, quyền phép (thí dụ: thuốc thánh, hay như thuốc thánh) hoặc chỉ trí tuệ, đạo đức cao vời (thí dụ: thánh hiền, thánh sư, gioœi như ông thánh, đạo đức như thánh). Nhưng từ ngữ “thánh” trong Kinh Thánh còn vượt lên trên các ý nghĩa trên, vì nhấn mạnh tới hoạt động “thánh” của Chúa Thánh Thần, tới ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần tác động nơi các văn sĩ viết Kinh Thánh (Thánh ký). Vì thế, mọi lời viết ra trong Kinh Thánh thực là thánh như thánh Phêrô khẳng định: “Không bao giờ một lời Tiên tri lại do người phàm tự ý viết ra, trái lại chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có người đã viết ra nhân danh Thiên Chúa” (2 Phêrô 1, 21). Và thánh nhân đã chỉ cho biết giá trị của những lời thánh Phaolô viết ra: “chiếu theo sự khôn ngoan của Chúa mà anh Phaolô đã viết ra cho tín hữu” (2 Phêrô 3, 15), và Ngài gọi đó là Kinh Thánh (xem 2 Phêrô 3, 16). Cùng lập trường với Thánh Phêrô, thánh Phaolô viết: “Tất cả Kinh Thánh đã được Thiên Chúa linh hứng, có ích cho việc giảng dạy, biện bác, tu chỉnh và đào tạo trong đường công chính” (2 Timôthê 3, 16).

Như vậy, tạ tạm định nghĩa: KINH THÁNH là sách do Chúa Thánh Thần linh hứng cho Thánh ký viết ra.

2. Một quyển sách có hai tác giả

Thánh Thần linh hứng / Thánh ký viết ra. Một quyển sách có hai tác giả (keœ làm ra). Ta phải hiểu Thiên Chúa và Thánh ký làm việc như thế nào? viết như thế nào?

- Phải chăng Thiên Chúa phán và Thánh ký lắng tai nghe rồi chép ra? (thầy đọc cho học trò chép, viết chính tả).

- Phải chăng Thiên Chúa mạc khải cho Thánh ký những chân lý, những đề mục rao giảng rồi để cho Thánh ký dùng ngôn ngữ của mình viết ra thành bản văn hẳn hoi?

Cách thứ nhất, Thánh ký chỉ là viên thư ký, không thể gọi là tác giả được. Chính “bản thân” Kinh Thánh phi bác giả thuyết này, vì nếu do một ông thầy đọc cho thì các học trò viết “y chang”, đàng này, mấy Thánh ký cùng viết về một đề tài mà văn khác nhau, thậm chí có những Lời Chúa khác nhau. Thí dụ: viết về Chúa Giêsu lên trời, thánh Matthêu nói Chúa lên trời ở Galilê, thánh Luca nói ở Giuđa (Giêrusalem)?

Cách thứ hai, Thiên Chúa là tác giả nội dung mạc khải, còn Thánh ký là tác giả văn chương. Cách này thường gặp trong các bài diễn văn của các nhà lãnh đạo. Thí dụ: bài diễn văn của quốc trưởng, của Đức Giáo Hoàng, luôn luôn do một ban nhân viên soạn thảo theo những tư tưởng của Người thành bài văn rồi đệ trình Người xem lại. Khi đọc, Người diễn tả quan điểm của mình cho phái đoàn v.v... Ai cũng bảo bài diễn văn này của Người. Đúng như vậy vì tư tưởng bài văn của Người và Người chấp nhận văn chương của ban chuyên môn diễn tả tư tưởng của Người, dĩ nhiên cũng phải chấp nhận tài viết văn, tài liên tả tư tưởng trong sáng, lưu loát của ban chuyên viên. Họ không phải là những viên thư ký ghi chép, “sao y bản chính”, nhưng họ đã góp phần sáng tạo làm nên bài diễn văn.

Tuy nhiên, cách thứ hai nầy cũng không thể dùng để cắt nghĩa Thiên Chúa và Thánh ký là tác giả Kinh Thánh được vì Thiên Chúa chẳng những là tác giả nội dung Kinh Thánh mà còn là tác giả văn chương của Kinh Thánh nữa, còn Thánh ký chẳng những là tác giả văn chương mà còn sử dụng quyền tự do trong phần thu thập, trình bày nội dung cho độc giả mình nữa.

Thí dụ: đọc chương 1 và 2 sách Sáng Thế ký, ta không nghĩ rằng ngày nào đó Thiên Chúa “chiếu phim” cho thánh ký biết công việc và thứ tự Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, muôn loài, muôn vật rồi Thánh ký tường thuật lại y nguyên. Trái lại, ta phải nghĩ rằng Thánh ký là một thần học gia được Thiên Chúa trực tiếp mạc khải hoặc qua trung gian các truyền thông, rồi suy nghĩ, sống với các chân lý đó, sau cùng, Thánh ký mới viết ra bằng ngôn ngữ, văn chương của mình trong môi trường văn hóa, trình độ văn minh của dân tộc mình, của một miền chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Thí dụ: thánh Luca cho biết khi viết Phúc âm, Ngài đã “truy tầm gốc ngọn mọi sự” về Chúa Kitô mới viết ra. Viết để phục vụ Giáo đoàn Hy lạp, Ngài boœ ra những gì cá biệt Do thái và những điều có thể gây mếch lòng tân tòng.

3. Ơn linh hứng và mạc khải

a. Ơn linh hứng (inspiration):

Là đoàn sủng dành riêng cho các Thánh ký, giúp thu thập, tìm hiểu, phán đoán và diễn tả Ý Chúa, tư tưởng của Chúa không sai lầm để viết ra thành sách.

Thí dụ: thánh Luca cho biết “bởi chưng đã có nhiều người tra tay diễn tả lại trình tự các biến cố đã thực hiện giữa chúng tôi theo như các keœ từ đầu đã chứng kiến và phục vụ cho Lời đã truyền lại cho chúng tôi, thì chúng tôi nhất thiết là sau khi đã truy tầm gốc ngọn về mọi sự một cách tường tận, cũng nên cứ tuần tự mà viết ra, thưa Ngài Thiophê, ngõ hầu Ngài được am tường rằng giáo huấn Ngài đã lãnh hội là chắc chắn” (Luca 1, 1-4).

Như vậy, viết Kinh Thánh, thánh Luca đã phải thâu tập, chọn lọc những tài liệu có trước rồi mới viết ra thành tác phẩm. Công việc không khác chi một người viết truyện, một người viết sử hiểu theo nghĩa rộng, nhưng việc làm của Thánh ký khác hẳn nhà viết truyện, viết sử vì tác động của ơn linh hứng khiến cho tác phẩm thánh vừa là của Chúa vừa là của Thánh ký.

b. Mạc khải (révélation):

Mạc là tấm màn che, khải là mở ra, mở tấm màn che cho thấy những gì dấu ẩn trong đó. Thiên Chúa mạc khải là Thiên Chúa toœ ra cho người ta biết Ngài, biết Thánh Ý Ngài, biết tư tưởng của Ngài.

Hoạt động mạc khải gồm ba khía cạnh chính: toœ mình, kêu gọi và thông ban:

- Chúa toœ mình bằng lời nói, cưœ chỉ, việc làm. Thí dụ: Chúa phán dạy Môisen (trực tiếp). Chúa Giêsu tới giảng dạy (trực tiếp) Chúa dùng các Tiên tri đi rao giảng lệnh Chúa (trung gian: gián tiếp). Chúa toœ mình qua sự hiện hữu của vũ trụ (gián tiếp).

- Chúa mạc khải để người ta chạy đến với Chúa và Chúa trao nhiệm vụ (mạc khải luôn luôn có tính thiên triệu). Thí dụ: Chúa mạc khải Thánh danh Ngài (Giavê) cho thánh Môisen và trao cho thánh nhân sứ mệnh giải thoát Israen khoœi Ai cập.

- Chúa mạc khải để thông ban sự sống của Ngài cho ta, thông ban sự thật (chân lý) cho nhân loại để nhân loại được giải thoát khoœi lầm lạc, sống trong chân lý, kết hiệp với Chúa.

4. Hai con đường mạc khải

Chúa mạc khải cho nhân loại biết Ngài bằng hai con đường: TỰ NHIÊN và SIÊU NHIÊN.

a. Mạc khải tự nhiên:

Chúa toœ mình ra trong công trình sáng tạo của Ngài. Điều này suy luận một tí là biết ngay. Nhìn vào tác phẩm dĩ nhiên ta biết có người đã làm ra nó, và có thể biết được tài cán của tác giả. Nhìn vào vũ trụ, dùng lý trí suy luận theo nguyên lý nhân quả, ta biết có Đấng đã tạo nên, tức là biết có Chúa hiện hữu, sáng tạo vũ trụ. Sách Khôn ngoan chương 13, thư Roma 1, 20 làm chứng có mạc khải tự nhiên. Vì thế, ta không lạ gì khi mọi bộ lạc, dân tộc đều tin thờ Chúa có thể dưới nhiều hình thức khác nhau - có khi sai lầm, những danh xưng khác nhau (Thượng đế, Ông Trời, Thần Trời, Ông Xanh v.v...) nhưng người ta phải công nhận rằng chúng đều biểu lộ tâm tình tôn thờ Đấng tạo dựng vũ trụ, muôn loài, muôn vật, cầm quyền vạn vật và ngự trị trên trời cao huy hoàng. Họ tôn thờ Đấng Tạo Hóa có thể dưới hình thức sai lầm như thờ mặt trăng, mặt trời, tinh tú, con thú v.v... vì giải thích sai lầm các hiện tượng thiên nhiên, nhưng tự căn bản họ hướng tới vị Thần linh lớn nhất là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mọi sự.

Do những sai lầm trong việc tôn thờ, ta hiểu rằng mạc khải tự nhiên không rõ ràng vì cái hữu hình che lấp cái vô hình. Mạc khải này chỉ cho biết một Đấng linh thiêng tạo dựng vũ trụ hoặc chỉ đưa ra câu hoœi: Ai làm ra vũ trụ? Ai cho các muôn vật hiện hữu? v.v... Mặc dầu bài toán vũ trụ đã giúp bác học Newton trả lời: Tôi thấy Thiên Chúa trước viễn vọng kính của tôi, nhưng có lẽ ông trả lời rõ ràng dứt khoát như thế là do ảnh hưởng của mạc khải siêu nhiên.

b. Mạc khải siêu nhiên:

Là sự Thiên Chúa toœ mình ra cho loài người biết bằng hành động nói, làm và nhất là việc Nhập thể và Cứu chuộc của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người.

Mạc khải này mang tính cách một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người, ăn sâu vào lịch sử nhân loại, hướng dẫn lịch sử nhân loại theo chương trình của Chúa.

Tác giả thư gưœi người Do thái đã viết: “Đã lắm phen cùng nhiều cách, xưa kia Thiên Chúa dùng các Tiên tri mà nói với cha ông. Nhưng đến thời sau hết, tức là ngày nay, Ngài đã nói với ta nơi một con người, mà Ngài đã đặt làm thừa tự của vạn vật" (Dt 1, 1-2).

Trước hết, Thiên Chúa mạc khải chính Ngài cho những vị Ngài tuyển chọn (các Tiên tri rồi chính Con Một của Ngài): đây là mạc khải bằng lời có tính cách cá nhân và lịch sử:

- Cá nhân vì Thiên Chúa dành quyền tuyển chọn từng người một, Ngài ban ơn cho người đó có khả năng nhận lãnh các điều siêu nhiên.

- Lịch sử vì sự đáp ứng của vị được Chúa mạc khải: biến đổi bản thân mình thích hợp với ơn Chúa ban, thích hợp với sứ mệnh Chúa trao phó. Đáp ứng đó là một quá trình lâu dài, một cuộc sống mới. Thí dụ: Abraham đáp ứng lời Chúa kêu gọi boœ quê cha, đất tổ đi về miền Canaan sinh sống ông đã ra đi như một cuộc mạo hiểm theo tiếng Chúa. Thí dụ thánh Môisen sau khi được Chúa mạc khải Thánh Danh và trao cho thánh nhân sứ mệnh giải thoát Israen, thánh nhân đã từ boœ đời cũ, sống trọn cuộc đời theo Chúa.

Tiếp đến, những vị được mạc khải công bố, rao truyền chân lý mạc khải thấm nhập vào cộng đoàn, vào tập thể, vào đất nước. Kết quả là lịch sử của tập thể, của đất nước, của nhân loại mở ra những trang sử mới.

Xét về tự nhiên, ta có thể hiểu được điều trên vì những trang sử nhân loại không phải do mọi người trên thế giới tạo ra, nhưng là do những vị nhân, những nhân vật lịch sử tạo ra. Thí dụ: Thuyết của Copernic “hành tinh quay chung quanh mình và chung quanh mặt trời” (thuyết nhật tâm) làm đảo lộn quan niệm từ xưa tới nay cho rằng “mặt trời xoay chung quanh quả đất, quả đất là trung tâm vũ trụ” tạo nên cuộc cách mạng khoa học (Cách mạng Copernic). Thí dụ: Pasteur dùng các thí nghiệm khoa học chống lại thuyết tự nhiên sinh, trở thành cha đeœ khoa vi trùng học, ngành sát trùng, phương pháp điều chế Vaccin, giúp cho y khoa tiến bộ vượt bực. Thí dụ: Permi thành công trong việc cheœ nguyên tưœ ra làm đôi, tính được năng lượng chúng phóng thích, mở đầu thời đại nguyên tưœ.

Cũng thế, chính những vị được mạc khải đi công bố, rao truyền sứ điệp mạc khải đã làm “đảo lộn” đời sống cộng đoàn, tạo ra nơi cộng đoàn một ảnh hưởng lớn lao, phát sinh một đời sống mới ảnh hưởng tới cả nhân loại. Thí dụ: các Tiên tri loan truyền mạc khải “chỉ có một Thiên Chúa, ngoài Thiên Chúa ra không còn thần minh nào cả, các thần tượng do tay người phàm tạo ra chỉ là vật tầm thường” đã giúp dân Israen thoát khoœi nạn đa thần, mê tín dị đoan, gây một ảnh hưởng lớn lao kéo dài cho tới ngày nay.

Xét về mặt siêu nhiên, ta để ý tới sự can thiệp của Thiên Chúa, hành động của Thiên Chúa hướng dẫn sứ điệp của Ngài do vị Tiên tri loan báo. Mạc khải của Ngài luôn luôn tạo nên những giai đoạn mới cho nhân loại. Chúng ta ghi nhận mấy giai đoạn chính:

1/. Mạc khải cho Ađam-Eva trước khi sa ngã:

Con người tự nhiên có giá trị tầm thường (là bụi đất, có họ hàng với sinh vật khác vì cùng từ bụi đất), nhưng được Thiên Chúa tạo dựng cách đặc biệt (do hơi thở của Thiên Chúa phú ban sự sống) thành “tác phẩm giống hình ảnh Thiên Chúa”. Vì thế loài người được ưu đãi:

- Sống trong vườn Địa đàng (không nên hiểu là cái vườn, nên hiểu là tình trạng sống hạnh phúc, thánh thiện).

- Sống kết hiệp thân mật với Chúa (Kinh Thánh diễn tả bằng hình ảnh rất thơ mộng: chiều đến, Chúa đi dạo vườn, truyện trò với hai ông bà).

- Với sứ mệnh: Sinh sản và giáo dục con cái trong thể chế hôn nhân (Stk 1, 28) làm chủ chim trời cá biển (chủ thiên nhiên Stk 1, 28). Sống lao động hạnh phúc (canh tác và giữ vườn Stk 2, 15). Sống theo thể chế hôn nhân tự nhiên (đơn hôn, bất khả ly dị Stk 2, 24). Kết hiệp với Thiên Chúa bằng cách giữ luật Luân lý được diễn tả bằng ngôn từ “Không được ăn trái cây biết lành biết dư" ( Stk 2, 17).

2/. Mạc khải sau khi Ađam-Eva phạm tội:

“Ta sẽ đặt mối thù ngươi và người đàn bà, giữa dòng giống ngươi và dòng giống người đàn bà. Dòng giống bà sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi thì rình cắn gót chân” (3, 15). Lời Chúa phán ở đây là “Tin mầng nguyên thủy” tức là một tin vui đầu tin cho loài người bị chết trong tội lỗi rằng Thiên Chúa sẽ cứu độ loài người (tức là loài người khoœi án tưœ), sự thiện sẽ thắng sự ác qua một trung gian “dòng giống bà”. Tin Mầng này khởi sự công cuộc cứu chuộc nhân loại.

3/. Mạc khải cho tổ phụ Abraham:

Tuyển chọn và thành lập một dân riêng của Chúa.

<B>4/. Mạc khải cho Môisen:

Đưa dân ra khoœi Ai cập, tổ chức dân Chúa thành một dân tộc thánh, ký kết Giao ước để từ đó dân sống dưới luật pháp của Chúa.

5/. Mạc khải nơi Đức Kitô:

Vì là Thiên Chúa làm người, Chúa Kitô trực tiếp mạc khải các chân lý tôn giáo và Ngài mạc khải trọn vẹn hoàn toàn ý định của Thiên Chúa, kế hoạch cứu chuộc nhân loại trong mầu nhiệm Vượt qua (chết và sống lại, lên trời vinh hiển). Từ mầu nhiệm Vượt qua, kỷ nguyên của Nước Trời đã bắt đầu ở trần gian và hoàn toàn bộc lộ trong ngày Chúa quang lâm (ngày tận thế).

5. Cách thức Thiên Chúa mạc khải trong Kinh Thánh:

a. Mạc khải việc và lời

Để cho người ta hiểu rõ ràng công việc Thiên Chúa cứu độ nhân loại, Thiên Chúa đã dùng mạc khải lời (révélation-parole) và mạc khải việc (révélation-événement). Hai thành phần cốt yếu này tạo nên mạc khải duy nhất do chính Thiên Chúa thực hiện. Thí dụ: trong những biến cố giải thoát Israen luôn luôn có Lời của Thiên Chúa phán trước hoặc trong hoặc sau qua trung gian của Tiên tri, nhờ thế người dân hiểu được sự hiện diện và nội dung cứu độ của Thiên Chúa (dân Israen thoát khoœi Ai cập dưới con mắt người đời có lẽ chỉ là một biến cố của người trần thôi: vùng lên trốn chạy khoœi nơi nguy hiểm, nhưng nhờ Lời Chúa phán với thủ lãnh Môisen, ta biết được chính biến cố này là hành động cứu độ của Thiên Chúa).

b. Mạc khải tiệm tiến

Mục đích của mạc khải là cho dân biết Chúa, biết Thánh Ý Chúa. Nhưng vì con người ta không thể một lúc nhận biết được tất cả mạc khải, Thiên Chúa đã sử dụng phương pháp giáo dục tiệm tiến (tiệm là dần dần, từ từ; tiến là đi lên) để mạc khải. Và như vậy, đọc Kinh Thánh ta nhận ra được một sự tiến bộ trong mạc khải. Đọc toàn bộ Kinh Thánh ta mới nhận được toàn bộ mạc khải. Chỉ đọc một vài quyển, hoặc ngừng lại ở một vài đoạn, không thể có một cái nhìn viên mãn về mạc khải, không thể nhận ra được chân lý toàn vẹn.

Thí dụ: Từ quan niệm độc tôn - đến độc thần - đến Một Chúa Ba Ngôi.

Đầu tiên, Thiên Chúa được mạc khải là Thần Linh tối cao trên các Thần Linh khác: “Ngươi sẽ không thờ thần nào khác trước Thánh Nhan Ta” (Xh 20, 3; Thứ luật 5, 7). Như vậy, các thần khác có thể hiện hữu, tức là chưa phủ nhận sự hiện hữu của các thần khác, Luật chỉ dạy phải thờ một Thiên Chúa mà thôi (đây là quan niệm độc tôn).

Dần dần, tới mạc khải độc thần: Chỉ có một Thiên Chúa hiện hữu mà thôi, các thần khác không có hoặc chỉ là tượng đất, đá v.v... do người ta làm ra (Thứ Luật 4, 32-35; Tv 113).

Và sau cùng, tới mạc khải Một Chúa Ba Ngôi (Mt 28, 19).

Thí dụ: Từ quan niệm diệt thù (hêrem) - “mắt đền mắt răng đền răng” - tới thương yêu keœ thù.

- Luật hêrem: phải diệt sạch mọi keœ thù và tài sản (1 Sm 15, 3).

- Tiến đến “mắt đền mắt răng đền răng” (Xh 21, 24) tức là chỉ trừng phạt tương xứng với sự thiệt hại mà thôi (anh đánh tôi gãy một cái răng, tôi có quyền đánh anh gãy một răng thôi) không được phạt quá mức độ họ gây cho mình.

Thí dụ: Quan niệm về đời sau: Cựu Ước cho biết mọi người chết (lành hoặc dữ) đều xuống shéol (âm phủ), nơi bị lãng quên. Tân Ước mạc khải rõ ràng, cho biết có thưởng / phạt phân minh: keœ lành lên thiên đàng, keœ dữ phải sa hoœa ngục.

Thí dụ: Ban đầu, quy mọi sự về Thiên Chúa - sau phân biệt rõ ràng.

Ban đầu, bất cứ việc gì tốt hay xấu xảy ra, người ta đều nghĩ rằng Thiên Chúa là nguyên nhân (Thiên Chúa làm ra cả). Thí dụ: Sách Samuen viết: “Nộ khí Giavê bốc cháy trên dân Israen: Ngài xui Đavid gây họa cho họ, bằng cách ra lệnh: “Hãy đi làm sổ Israen và Giuđa” (2 Sm 24, 1).

Dần dần người ta phân biệt rõ: điều tốt do Thiên Chúa làm ra, điều xấu do Satan, vì thế sách Ký sử viết: Satan đứng lên phá hại Israen và nó xui Đavid làm sổ dân Israen (1 Ks 21, 1).

Tân Ước nói cho biết rõ: tội lỗi, điều xấu do lòng con người là nguyên nhân hoặc do ma quỉ cám dỗ, nhưng cũng do người quyết định chứ không phải do ma quỉ cưỡng ép (Mt 15, 19-20).

c. Chúa Kitô làm viên mãn mạc khải:

Nơi Chúa Kitô, mạc khải cứu độ đạt tới mức độ tột đỉnh về lời và việc. Thánh Ý Chúa Cha hoàn toàn được mạc khải trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô (chết và sống lại). Không qua Chúa Kitô, người ta sẽ không hiểu được mạc khải chứa trong Cựu Ước.

Và vì nơi Chúa Kitô, mạc khải cứu độ đưa tới mức hoàn toàn viên mãn, nên mạc khải công (révélation publique) đã kết thúc; nhưng vì các thánh Tông đồ nhận trực tiếp mạc khải và đi rao giảng nên thực tế mạc khải công chỉ chấm dứt với vị Tông đồ cuối cùng qua đời (thánh Gioan Tông đồ). Những mạc khải sau này (thí dụ: Chúa hiện ra với bà thánh Magarita Maria hứa ban ơn chết lành cho keœ chịu lễ chín lần thứ sáu đầu tháng liên tiếp, Đức Mẹ hiện ra với ba treœ ở Fatima v.v...) đều thuộc mạc khải tư, có giá trị nhưng Hội Thánh không bao giờ dùng để tuyên bố tín điều.

Phần lớn mạc khải công đã được chép trong Kinh Thánh (tức là Kinh Thánh chứa đựng mạc khải công gồm mạc khải Lời và Việc), nhưng ta nên để ý để tránh lầm lẫn mạc khải với linh hứng.

6. Phân biệt mạc khải và linh hứng:

- Vị nhận mạc khải và công bố ra theo lệnh Chúa dạy, ta gọi là Tiên tri (hoặc Sứ ngôn: sứ là người đại diện; ngôn là lời nói).

- Vị viết Kinh Thánh có ơn linh hứng, ta gọi là Thánh ký.

Thiên Chúa mạc khải là Thiên Chúa toœ cho Tiên tri biết những chân lý siêu nhiên mà chắc chắn Ngài không thể biết được, hiểu được do sức riêng của mình. Vị tiên tri chỉ có việc nói lại, loan truyền lại mà thôi. Hoạt động mạc khải như vậy là hoạt động phú bẩm, in vào tâm trí những tư tưởng của Chúa, đồng thời Thiên Chúa ra lệnh cho Đấng đó loan truyền cho dân chúng biết dầu sứ điệp đó bất lợi cho chính bản thân mình. Thí dụ: Tiên tri Giêrêmia nói: "Giavê phán thế này: Ai ở trong thành sẽ chết chém, chết đói, chết dịch, ai ra đầu hàng quân Kanđu sẽ sống, và của sót lại ít ra là mạng của mình. Giavê phán như thế này: thế nào thành cũng bị nộp trong tay quân Babel và nó sẽ hạ thành” (Giêr 38, 2-3).

Còn ơn linh hứng không có tính cách “cưỡng ép” như mạc khải, trái lại, tác giả được tự do tìm kiếm, thu thập tài liệu đã mạc khải, đã rao giảng do các Tiên tri hoặc truyền thống để lại, rồi tìm cách diễn tả, viết ra trong trình độ văn hóa của tác giả (rất hiếm người được mạc khải, đi rao giảng rồi viết ra). Ơn linh hứng không làm cho văn chương hay hơn, nhưng quả thật nó ăn sâu vào mọi khả năng của tác giả, bảo đảm viết đúng ý Chúa, Lời Chúa.

Nói như vậy ta dễ dàng nghĩ rằng Kinh Thánh có hai phần: phần tư tưởng, chân lý và phần ngôn ngữ, văn chương và cũng dễ dàng gán cho tư tưởng, chân lý thuộc thần linh (do ơn linh hứng), ngôn ngữ, văn chương thuộc nhân loại (do tác giả viết ra). Thật ra, thần linh về mặt tư tưởng, chân lý đã đành, còn thần linh trong phần ngôn ngữ, văn chương nữa, do ở điểm: thánh thiện, chân thật hiệu lực mà ơn linh hứng tác động. Nhưng vì “siêu nhiên không phá hủy tự nhiên”, ơn linh hứng không làm mất tự do của tác giả, nên hoạt động của linh hứng duy trì tính “nhân loại” trong Kinh Thánh qua những giới hạn của ngôn ngữ, những sự bất toàn của tác giả. Như thế, cả những bất toàn, khiếm khuyết của tác giả nằm trong Kinh Thánh đều hưởng ơn linh hứng. Từ đó, một hệ luận rút ra, ta rất nên biết: linh hứng không loại trừ sai lầm khoa học do tác giả không biết đã viết vào Kinh Thánh.

Khi xét về mạc khải và linh hứng, hai lĩnh vực khác nhau, nhưng dầu sao vẫn có một sự qua lại, hòa hợp, thống nhất vì mạc khải là tư liệu viết Kinh Thánh, tất cả đều do Thánh Thần tác động trong các phạm vi này:

- Hình thái mạc khải Tiên tri: do tác động mạc khải, vị Tiên tri nhận lãnh các chân lý siêu nhiên vượt khoœi khả năng tự nhiên của mình và đi loan truyền. Mạc khải hoàn toàn do phú bẩm từ trên đưa xuống, cùng lắm là Tiên tri dùng ngôn ngữ mình để diễn tả.

- Linh hứng Tiên tri: do hoạt động thần linh nâng khả năng nhận thức và phán đoán của Tiên tri khiến ngài hiểu được “siêu nhiên”. Thí dụ: thị kiến xe “Giavê” cho biết Giavê không boœ quên dân tại nơi lưu đày, ngược lại Ngài chiếu toœa vinh quang nơi đất dân ngoại.

- Linh hứng Thánh Kinh: là ơn trợ giúp vị Thánh ký, tác động vào ý chí và nhận thức không phải để suy nghĩ, tư tưởng cho bằng thâu thập những điều đã suy nghĩ, tư tưởng của các tài liệu hoặc truyền thống để lại.

Nhà văn Kinh Thánh hoạt động trong phạm vi nào? - Chắc chắn, các ngài hưởng hình thái linh hứng tiên tri để suy nghĩ, để trầm tư mặc tưởng các chân lý đã mạc khải, các truyền thống, nhu cầu cộng đoàn, kể cả các câu chuyện nhân loại phải chọn để diễn tả chân lý, và hưởng hình thái linh hứng Thánh Kinh để viết các tư tưởng, chân lý thần linh thành Kinh Thánh. Tuy nhiên, ta cũng không nên quên những trường hợp các Tiên tri được ơn mạc khải đồng thời cũng trở thành nhà văn Kinh Thánh, thí dụ: thánh Môisen, ít nhất ngài đã viết những điều cốt tủy làm nên bộ Ngũ Kinh. (xưa, người ta nghĩ ngài viết trọn Ngũ Kinh).

II - HỘI THÁNH VỚI KINH THÁNH

1 - THÁNH TRUYỀN


Hội Thánh do Chúa Kitô thiết lập, qui tụ những người tin vào Thiên Chúa, tin nhận Chúa Kitô và sống theo Giáo lý của Ngài để kéo dài sự hiện diện hữu hình của Ngài ở trần gian này trong mục đích tiếp tục sứ mệnh cứu độ của Ngài cho tới tận thế.

Tân ước cho biết ban đầu Chúa gọi Nhóm Mười Hai huấn luyện họ thành Tông đồ, là kẻ được sai đi (Apostolos), rồi Chúa gọi Nhóm Bảy Mươi Hai, Nhóm các Bà tự nguyên giúp Chúa và khi Chúa chịu chết và sống lai, Chúa trao cho thánh Phêrô quyền làm đầu Hội Thánh. Hội Thánh nầy được gọi là Hội Thánh Chúa Kytô (Christi Ecclesia) tồn tại trong Hội Thánh Công giáo( Ecclesia catholica) (xem Hiến chế Lumen gentium số 8), do Đức Giáo hoàng kế vị Thánh Phêrô và các Đức Giám mục kế vị các thánh Tông đồ.

Vậy theo thời gian, Hội Thánh tiên khởi là Hội Thánh Chúa Kytô, là của thế hệ Tông đồ vì do các Tông đồ và các môn đệ của các Tông đồ trực tiếp điều khiển kéo dài tới vị Tông đồ sau cùng qua đời, rồi chuyển sang Hội Thánh Công giáo (gồm có Hội Thánh Giáo phụ, rồi Hội Thánh tông truyền). Chính Hội Thánh tiên khởi là mẫu mực tối cao (norma non normata) về đức tin cho mọi thế hệ tương lai, do:

- Hội thánh tiên khởi hoạt động do hành vi sáng tạo của Thiên Chúa hoạt động nơi các thánh Tông đồ và môn đệ. Quả vậy, ta thấy mọi hoạt động của các thánh Tông đồ và môn đệ, sức sống của các giáo đoàn tiên khởi điều biểu lộ rõ ràng sức sáng tạo của Chúa Thánh Thần. Thí dụ: thị kiến cho thánh Phêrô “ăn những loài bò sát”, đưa tới việc thánh nhân tiếp nhận gia đình Cornêlio, dân ngoại trở lại (CvTđ 10, 11-48). Chính vì thế ta biết được Thiên Chúa đã muốn cho Hội Thánh tiên khởi trở thành mẫu mực Đức tin của mọi thế hệ tương lai. Hội Thánh tiên khởi cũng đã ý thức điều đó nên đã diễn tả Đức tin của mình bằng văn tự để lưu truyền cho các thế hệ sau.

- Thời gian của Hội Thánh tiên khởi là thời gian mạc khải công cuối cùng và hoạt động linh hứng cuối cùng Chúa Thánh Thần cho các Thánh ký viết Kinh Thánh.

Vì thế, văn tự Tân Ước là lời tuyên xưng Đức Tin của Hội Thánh tiên khởi được khách thể hóa bằng Sách Thánh, và dĩ nhiên, đọc Tân Ước, ta biết được Đức tin của Hội Thánh, Đức tin Tông truyền, Hội Thánh chân chính. Tân Ước chính là 1ời Thiên Chúa được viết ra vì lẽ một là chính Thiên Chúa muốn các thánh ký (một số Tông đồ và môn đệ) viết ra, hai là viết ra những điều Thiên Chúa đã mạc khải trong Chúa Kitô, ba là chính Thiên Chúa ban ơn linh hứng để các vị ấy viết cho đúng.

Vì Tân Ước khách thể hóa lời tuyên xưng Đức tin của Hội Thánh tiên khởi (hoặc là lời rao giảng Đức tin của Hội Thánh trong niềm tin không lay chuyển) nên Hội Thánh có quyền bảo vệ và giải thích Lời đó, không phải chỉ Hội Thánh tiên khởi mới có quyền mà thôi mà Hội Thánh của các thế hệ sau kéo dài tới tận thế cũng có quyền vì Hội Thánh của các thế hệ liên kết Đức tin của Hội Thánh lời rao giảng của Hội Thánh tiên khởi, nói cách khác Hội Thánh các thế hệ sau kế nhiệm Hội Thánh tiên khởi và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn như xưa và bảo trợ bằng ơn bất khả ngộ (không thể sai lầm) nên Đức tin luôn luôn được bảo đảm tinh ròng, “trước sau là một”., nói cách khác Hội Thánh Công giáo là Hội Thánh Chúa Kyto6

2- Thánh Truyền và Quyền Giáo huấn (huấn giáo)

Đến đây, ta đã thấy rõ Tân Ước là kinh Đức tin của Hội Thánh và Hội Thánh có quyền trên sách đó, nhưng một câu hoœi quan trọng đặt ra: Sách nào thuộc Tân Ước?

Trong Tân Ước, không có bản mục lục chính thức nào liệt kê sách nào thuộc Tân Ước.Lại nữa, bên cạnh những sách đáng tin thuộc Tân Ước còn có những sách khác viết về Đức tin của Hội Thánh như Phúc Âm thánh Tôma, Phúc Âm thánh Phêrô v.v..., vậy làm sao xác định được chắc chắn quyền nào thuộc Tân Ước?

Muốn biết, phải tìm tới những chứng cớ cựu trào nơi các giáo phụ, nơi các tác phẩm cựu trào có đề cập tới sách Tân Ước hoặc có trích dịch câu Kinh Thánh Tân Ước. Làm như vậy mặc nhiên công nhận “dấu chứng của các sách Tân Ước” chứa đựng trong những kiến thức ngoài Tân Ước(tức là Thánh Truyền) Nhờ suy tư lâu dài để gạn lọc, Hội Thánh qua tiếng nói của công đồng Triđentinô đã lập bộ Thư Quy Kinh Thánh, liệt kê những sách thuộc Kinh Thánh làm nền tảng cho Đức tin, ta thấy Tân Ước có 27 quyển như hiện nay.

Còn Cựu Ước?? - Nhận thức những quyển sách nào thuộc Kinh Thánh Cựu Ước xuất phát từ nhận thức của Chúa Kitô và các thánh Tông đồ với Hội Thánh tiên khởi nghĩa là căn cứ vào những trích dẫn để làm chứng, căn cứ vào sử dụng để xác định. Thí dụ: thánh Mathêu trích dẫn các câu trong các sách Cựu Ước (Như thế là ứng nghiệm lời Tiên tri Giêrêmia, Isaia v.v...) cho biết những sách đó thuộc Kinh Thánh, hoặc Chúa Kitô sử dụng Thánh vịnh cho ta biết Thánh vịnh thuộc Kinh Thánh v.v...

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một nguồn gốc nầy thôi, sự xác tín chưa thể thoœa mãn đầy đủ vì lẽ các lời trích dẫn đó không đầy đủ (có sách trích, có sách không) để giúp Giáo Hội tìm ra đâu là sách thuộc Cựu Ước. Ngoài ra, còn biết bao nhiêu là khó khăn do sự thiếu nhất trí của nhiều người dùng Cựu Ước: nhóm Sađốc chỉ nhận có bộ Ngũ thư, Do thái Palestin thế kỷ I nhận có 39 quyển bằng tiếng hébreux trong khi Do thái Diaspora ở Alexandria công nhận thêm 5 quyển: Tobia, Giuđich, Khôn ngoan, Huấn ca (Ecclesiasticus), Baruc, 1 và 2 Macabê (tức là có hai Thư quy: Thư quy hébreux gồm có 39 quyển, Thư quy Hy lạp gồm 45 quyển). Thánh Giêrôm rất mến chuộng bản văn Hébreux (Thư quy hébreux), nhưng Ngài cũng dịch sách Tobia (Trong Thư quy Hy lạp). Có lẽ như Cha Karl Ranner nói, phẩm chất quyển sách trong Cựu Ước nói lên tính linh hứng của chính quyển sách.

Giáo hội đã nhờ vào các nguồn chứng liệu trên để lập thành Thư quy Cựu Ước gồm 45 quyển.

- Thư quy là gì?

Thư quy, tiếng Hy lạp gọi là “kanon” có nghĩa luật lệ, mẫu mực. Kinh Thánh gọi là Thư quy vì là sách làm quy luật Đức tin của Giáo hội (règle de la Foi de l'Eglise).

Thư quy là “thuật ngữ luật pháp” trở thành “thành ngữ”, người ta thấy nó xuất hiện đầu tiên trong môi trường Kitô giáo, nơi bản văn của thánh Athanasio (298-373) khi ngài biện luận sách Pasteur d'hermas không thuộc “kanon”. Thế kỷ 4, thuật ngữ nầy được dùng khá phổ thông.

Công đồng Triđentinô, ngày 8 tháng Tư năm 1546, công bố các sách vừa là “thánh” vừa là “Thư quy”, và liệt kê đầy đủ Cựu Ước có 45 quyển, Tân Ước có 27 quyển như đã in trong bản dịch phổ thông (Vulgata).

Công đồng Vatican I ngày 24 tháng Tư năm 1870, công bố: “Nếu ai không chấp nhận các quyển sách và cả từng phần các quyển đó trong bộ Kinh Thánh là “thánh và thư quy” như công đồng Triđentinô đã liệt kê hoặc chối những sách này không có ơn linh hứng của Chúa thì bị vạ tuyệt thông".

Lưu ý:

Công đồng tuyên bố Cựu Ước có 45 quyển vì gộp sách Tiên tri Giêrêmia và Ai ca thành một quyển. Ngày nay, người ta tách Tiên tri Giêrêmia khoœi Ai ca, nên Cựu Ước có 46 quyển (Tự điển Dictionnaire biblique của Cha J. Dheilly ghi Cựu Ước 45 quyển, còn Dictionnaire de la foi chrétienne ghi 46 quyển, chắc không gây thắc mắc gì).

3- Hội Thánh giải thích Kinh Thánh

Cựu Ước chuẩn bị cho Chúa Kitô đến thực hiện ơn cứu độ. Tân Ước mô tả Chúa Kitô thực hiện ơn cứu độ.

Hội Thánh đi rao giảng Chúa Kitô cứu độ bằng Lời Chúa trong Cựu Ước và Tân Ước. Nhờ lời rao giảng của Hội Thánh, người ta mới hiểu được Kinh Thánh, mới biết Chúa Kitô và sống theo Chúa Kitô theo lời dạy của Ngài tức là theo Kinh Thánh.

Mọi phần tưœ trong Hội Thánh đều được mời đi rao giảng, đi truyền giáo, nhưng không phải ai cũng tùy tiện giải thích Kinh Thánh. Thánh Phêrô đã căn dặn cẩn thận: “Trước tiên, anh em hãy nhận biết rằng không có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lại được phép giải thích cách tùy tiện. Quả vậy, không bao giờ một lời Tiên tri nào lại do tự người phàm nói ra, trái lại, chính Thánh Thần thúc đẩy mà có người đã nói ra nhân danh Thiên Chúa” (2 Ph 1, 20-21).

Hội Thánh đã ý thức rõ điều đó nghĩa là biết mình phải bảo vệ kho tàng mạc khải trong Kinh Thánh song song với bổn phận đem Lời Chúa đến cho mọi người. Nhưng như thế không có nghĩa là Hội Thánh không luôn kêu gọi mọi người tìm hiểu và giải thích Kinh Thánh vì biết rằng tác động của Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn mọi tâm hồn thiện chí sẽ cho trổ những bông hoa đặc biệt để giúp ích cho cả Hội Thánh. Nếu không trổ những bông hoa đặc biệt, tâm hồn thiện chí vẫn nhận được ơn Thánh Thần giúp hiểu, sống và rao giảng Lời Chúa, vì thế Hội Thánh không ngăn cản, trái lại Hội Thánh kêu gọi mọi người học hoœi, tìm hiểu, rao giảng Kinh Thánh.

Tuy nhiên, vẫn cần có đề phòng vì rất dễ đồng hóa tác động của Thánh Thần với tình cảm, ý kiến riêng tư của con người. Lịch sử cho biết người ta giải thích Kinh Thánh theo nhiều cách khác nhau, có khi rơi vào lạc giáo, nguy cơ mất Đức tin vì thế cần phải có tiếng nói chính thức của Hội Thánh để bảo vệ Đức tin của Hội Thánh. Ta nên biết “nếu Đức tin của ta không phải là Đức tin của Hội Thánh” thì ta chưa có Đức tin chân chính, vì thế ta phải khiêm ngường lắng nghe tiếng nói của Hội Thánh. Nhưng không phải vì thế mà ta không dám tìm hiểu, giải thích Kinh Thánh, trái lại, ta phải nghe lời Hội Thánh mời gọi ta đọc, tìm hiểu, giải thích Kinh Thánh cho người khác với những lời chỉ dẫn khôn ngoan trong các văn kiện của Hội Thánh.

Các văn kiện của Hội Thánh bàn về Kinh Thánh:

Từ một thế kỷ nay, Hội Thánh đã ban hành một số văn kiện đáng ghi nhớ:

- Thông điệp Providentissimus của Đức Lêo XIII ra ngày 18/11/1883 do những khám phá của khoa khảo cổ học, người ta có khuynh hướng chỉ chấp nhận mạc khải trong phạm vi các chân lý thần linh, còn những gì liên quan tới khoa học đều ở ngoài phạm vi linh hứng. Thông điệp xác nhận: linh hứng bao trùm tất cả mọi phần, mọi câu trong Kinh Thánh và dĩ nhiên chúng đều hưởng ơn bất khả ngộ (không thể sai lầm), tuy nhiên chân lý thần linh không được bảo chứng trong những vấn đề khoa học (không cần phải tin những gì liên qua tới khoa học).

- Thông điệp Spiritus Paraclitus của Đức Benoit XV ra ngày 13/9/1920 nhân dịp kỷ niệm 15 thế kỷ thánh Giêrôm, chống lại khuynh hướng xem lịch sử Thánh Kinh (các truyện có lịch sử tính trong Kinh Thánh) là một tường thuật có cái voœ bề ngoài thuộc lịch sử mà thực ra không có tính lịch sử thật, và lên án những ai hạn chế ơn bất khả ngộ trong phạm vi Đức tin và phong hóa mà thôi.

- Thông điệp Divino Afflante của Đức Pio XII ra ngày 30/9/43 mở đầu cho việc nghiên cứu Kinh Thánh: trọng dụng phương pháp bình văn (critique textuelle) để tìm ra nguyên văn, trọng dụng phân biệt thể văn (genre littéraire) để hiểu đúng ý tác giả.

- Thông điệp Humani generis của Đức Pio XII ra ngày 12/8/1950 kết án mấy khuynh hướng thần học mới chủ trương thuyết tương đối về tín điều, sai lầm về tội, về Bí tích Thánh Thể, về Hội Thánh, không đếm xỉa đến quyền Giáo huấn. Thông điệp còn bàn tới khoa học và Đức tin liên quan tới những đề tài Kinh Thánh: đơn tổ hay đa tổ, Ađam được tạo dựng từ đất hay một sinh vật (liên quan tới Nhân chủng học, thuyết biến hình thể, thuyết đa tổ).

- Huấn thị của Ủy ban Kinh Thánh năm 1964 bàn về lịch sử tính của Chúa Giêsu trong Phúc Âm, phải lưu tâm tới ba giai đoạn lưu truyền các tài liệu trong Phúc Âm, nói một cách khác muốn tìm lại Đức Giêsu lịch sử, ta phải đi ngược dòng qua 3 giai đoạn đã tìm thấy trong Phúc Âm.

- Hiến chế Dei Verbum của Công đồng Vatican II ban hành ngày 18/11/1965 bàn về Lời Chúa được mạc khải cho nhân loại; lời Chúa chứa đựng chân lý thần linh liên quan tới phần rỗi nên người ta không thể tìm thấy trong Kinh Thánh các loại chân lý khoa học, địa lý, lịch sử, nhân chủng học v.v... Lời Chúa diễn tả sự thánh thiện, sức sống thần linh nuôi dưỡng tâm hồn. Hiến chế không lên án phương pháp văn hình sử (formgeschichts) nhưng nêu ra những giới hạn của phương pháp này sử dụng, nhưng lại lưu ý ta phải xét tới văn thể, tới cách cảm nghĩ và diễn tả của tác giả sống trong thời đại của các ngài để tìm hiểu Kinh Thánh, sau cùng phải tìm hiểu chân lý thần linh trong toàn bộ Kinh Thánh chứ không dừng lại nơi câu cú, đoạn nào, và cần dựa trên truyền thống sống động của toàn thể Giáo Hội và trên sự tương hợp toàn bộ Đức tin (xem số 12).

4- Kinh Thánh và Tín Điều

Trong một hội nghị quốc tế học hoœi về Kinh Thánh của cả trăm giáo phái Tin lành tại Anh quốc, người ta thuyết trình, bàn cãi v.v... Cuối cùng, người ta tự hoœi xem mình còn Đức tin nữa không? Họ đã dùng kinh tin kính các Thánh Tông đồ làm tiêu chuẩn.

ƠŒ các phân khoa dạy Kinh Thánh trong Giáo Hội, ai muốn học phải có cưœ nhân hoặc Tú tài Thần học trước đã. Đây là một đòi buộc thật khôn ngoan, giúp cho người ta không bị lạc đường. Không phải Kinh Thánh làm cho người ta lạc đường, nhưng vì người ta hiểu Kinh Thánh một cách sai lạc, đưa tới phủ nhận Đức tin của Hội Thánh. Lý do dễ hiểu vì văn chương Kinh Thánh thuộc loại tưœ ngữ, cách chúng ta cả mấy ngàn năm; nếu hiểu Kinh Thánh qua phong tục, tập quán, ngôn ngữ bây giờ của chúng ta tức là lấy “râu ông này cắm cằm bà kia”. Người ta cố gắng đọc các loại sách cổ, đào bới tìm các cổ vật để hiểu phong tục, kiểu nói xưa, nhưng kết quả còn ít, không cho phép ta hiểu hết phong tục, tập quán, cách sinh sống của thế hệ mà Thánh ký đó sống.

Vậy, muốn học hoœi Kinh Thánh, trước hết ta phải học hoœi Đức tin của Hội Thánh được tuyên bố thành những tín điều suốt trong lịch sử của Hội Thánh, tức là cũng học hoœi Kinh Thánh vì Hội Thánh căn cứ vào Kinh Thánh với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần để tuyên tín, từ cơ sở đó, ta bước vào kho tàng Kinh Thánh mà không sợ lầm đường, lạc lối.

Gương của Đức Hồng Y Newman còn đó. Nhờ đọc các sách giáo phụ, lời giáo huấn của Giáo hội suốt dòng lịch sử dân Chúa, Ngài đã rời Anh giáo để trở về với Hội Thánh Công giáo. Như vậy, rời Đức Tin của Hội Thánh, người ta không thể đi đúng đường.

Quyền Giáo huấn của Hội Thánh (Huấn quyền) được thực hiện theo chiều dài của lịch sử Hội Thánh. Qua các Công đồng, Đức Giáo hoàng công bố tín điều

(ex cathedra)(bắt buộc phải tin), Đức Giáo hoàng dạy các thông thường trong Thông điệp, Tông thư, các Đức Giám mục kế quyền các Thánh Tông đồ giảng dạy. Dầu giảng dạy theo cách thông thường, đức vâng lời bắt ta phải vâng phục lời giảng dạy của Đức Giáo hoàng trong phạm vi đức tin và phong hoa, cũng thế, ta phải vâng lời Đức Giám mục địa phận và những vị thay mặt ngài trong phạm vi đức tin và phong hóa(gồm lãnh vực đức tin, luân lý, phong hóa).

III- Thánh Truyền và Những Tập tục trong Hội Thánh

-Thánh Kinh, và Thánh Truyền và Quyền Giáo huấn trong Hội Thánh“theo Ý định vô cùng sáng suốt của Thiên Chúa, cả ba liên kết và phối hợp với nhau đến nỗi không thực thể nào trong ba có thể đứng vững một mình được”(Hiến chế Dei Verbum số 10).

- Thánh Kinh là Lời Chúa được rao giảng và được Thánh ký viết lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.

- Thánh Truyền là lời Chúa được rao giảng với sức sống Đức Tin của Hội Thánh tiên khởi đã được Thánh ký viết lại trong Kinh Thánh một phần và còn một phần không được viết lại trong Kinh Thánh được lư u truyền trong Hội Thánh gọi là Thánh truyền. Người Tin lành không công nhận Thánh Truyền. Hội Thánh Công giáo công nhận Thánh Truyền và dạy nhờ Thánh Truyền giúp hiểu rõ Thánh Kinh. Thí dụ: Tân ước không có bản mục lục Kinh Thánh Tân ước. Quyển nào là Kinh Thánh trong Tân ước? Nhờ Thánh Truyền cho biết quyển nầy là Kinh Thánh, quyền kia không phải Kinh Thánh. Người Tin lành chối bỏ Thánh Truyền nhưng họ cầm trong tay quyển mà họ nói là Lời Chúa, Lời Kinh Thánh là nhờ Thánh Truyền đó!!Còn tập tục đạo đức trong Hội Thánh khắp năm châu thì rất nhiều, không phải Thánh Truyền.

- Quyền Giáo huấn do Chúa Kytô trao ban khi Ngài dạy các Thánh Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng, dạy người ta tuân giữ lệnh Chúa truyền (Mt 28, 19-20) và Chúa hứa yểm trợ Hội Thánh: ở lại với Hội Thánh và sai Thánh Thần xuống giúp Hội Thánh. Hội Thánh đã dùng quyền Giáo huấn với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần chỉ cho ta biết quyển sách nào là Kinh Thánh, quyển sách nào không phải Kinh Thánh, Hội Thánh chỉ cho ta biết chân lý Đức Tin để ta tin cho đúng, tránh rơi vào sai lầm, thí dụ: linh mục Arius giảng Chúa Giêsu Kytô không phải là Thiên Chúa, Hội Thánh đã cho họp Công đồng Nicê (năm 325) và tuyên tín: Chúa Giêsu là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha, và thỉnh thoảng Đức Giáo hoàng công bố tín điều giúp ta khỏi sai lầm.Hội Thánh khuyến khích ta học hỏi Kinh Thánh và dùng quyền của mình giúp ta hiểu Kinh Thánh cho ta khỏi sai lầm.Tuyên bố tín điều thì không bao giờ sai lầm vì ơn bất khả ngộ do Chúa Thánh Thần ban cho, nhưng khi dạy thông thường đôi khi cũng sai lầm, thí dụ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã xin lỗi dân Trung quốc về hiểu sai tôn kính tổ tiên của phong tục họ.

Tập tục trong Hội Thánh: sống Đạo, sống Đức Tin được diển tả tùy thuộc vào ngôn ngữ văn hóa, tập tục của từng nơi, từng dân tộc, từng sắc tộc riêng biệt và khác nhau. Thật là một vườn hoa tươi đẹp trong Hội Thánh.Nhưng cũng có những tâp tục phải được “thăng hoa” cho hợp với Giáo lý Công giáo. Tập tục có thề thay đổi theo thời đại do giao lưu văn hóa, kinh tế v.v. Tập tục dĩ nhiên khác với ThánhTruyền xét về mặt nội dung, nhưng cũng góp phần phát triển truyền thống đạo đức, sống đưc tin. Rươc, kiệu Đưc Mẹ trong tháng Hoa, rước Thánh Tâm Chúa trong tháng Thánh Tâm, đọc kinh, lần hạt, ngắm Sự Thương Khó Chúa trong Mùa Chay v.v. khi bị xem thường mà không có gì thay thế là một mối nguy cho đời sống đúc tin.

IV- Thuật ngữ “Giao ước” trong Cựu Ước và Tân Ước:

Giao ước, tiếng Do thái gọi là Berith, là từ ngữ thông dụng trong những mối giao tiếp xã hội mang ý nghĩa minh ước hoặc khế ước liên kết giữa cá nhân với cá nhân, đoàn thể với đoàn thể hoặc cá nhân với đoàn thể tạo ra nghĩa vụ và quyền lợi giữa đôi bên đã ký ước.

ƠŒ Israen và vùng Cận đông, bà con huyết tộc không phải ký Giao ước với nhau vì họ quan niệm huyết tộc là căn bản pháp lý tự nhiên của Giao ước rồi, nên bà con ruột thịt tự nhiên có nghĩa vụ và bổn phận tương trợ lẫn nhau, bảo vệ cho nhau. Đối với người ngoài, để bảo vệ và tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của nhau như người trong huyết tộc, người ta đã ký Giao ước trong máu. Nghi lễ gồm có:

- Cả hai bên tuyên thệ ký Giao ước với nhau.

- Xẻ những con vật kết ước ra làm đôi, mỗi bên kết ước đều đi qua giữa, vừa đi vừa nói những lời nguyền rủa keœ bội ước.

- Tiếp đến là bữa ăn kết ước.

- Rồi dựng vật chứng ước bằng cây, bằng đá hoặc bằng một dấu tích lễ nghi.

Có nhiều thứ Berith, nhưng ta có thể xếp thành hai loại:

a. Giao ước song phương bình đẳng:

Hai bên kết ước có thể lực ngang nhau, ký kết để tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho nhau.

Thí dụ: Abimêlec ký giao ước với Isaac: Giữa chúng ta nghĩa là giữa chúng tôi và ông có rủa thề: chúng tôi xin ký một berith với ông. Ông đã không hề làm hại chúng tôi, cũng như chúng tôi không đụng đến ông, cũng như chúng tôi đã chỉ làm lành cho ông, và đã để ông đi bằng an. Ông là người được Giavê chúc phúc. Isaac đã dọn tiệc đãi họ và họ đã ăn uống. Sáng ngày, họ dậy sớm, và hai bên đã thề ước với nhau. Và Isaac đã tiễn chân họ (Stk 26, 28-31).

Thí dụ: Giao ước song phương bình đẳng giữa Đavid và Gionathan (xem 1 Sm 20, 15-17).

b. Giao ước song phương bất đẳng

Hai bên kết ước với nhau, một bên có thế lực sẵn sàng bảo trợ cho bên yếu, bên yếu hứa sẽ vâng phục bên mạnh.

Thí dụ: dân Babaon ký giao ước với tướng Gioduê: "... chúng tôi xin làm tôi các ông, vậy xin hãy ký một berith với chúng tôi..." Gioduê đã làm hòa với họ và ký giao ước với họ để bảo đảm sinh mạng cho họ (sách Gioduê 9, 11-15).

Đó là ý nghĩa thông dụng của từ ngữ berith trong giao tế xã hội.Từ những kinh nghiệm xã hội, Thiên Chúa sẽ mạc khải cho Israen mối liên lạc mà Ngài giao ước với dân Ngài. Từ ngữ này sẽ mang thêm nhiều ý nghĩa.

GIAO ƯỚC SINAI

Giao ước này thuộc loại song phương bất đẳng: một bên là Thiên Chúa toàn năng và hoàn toàn tự do kết ước với dân Israen (dĩ nhiên con người đối với Thiên Chúa làm sao so sánh nổi, ngay việc so sánh Israen với các dân tộc khác, cũng thấy Israen thua sút về nhiều mặt). Vì thế, sáng kiến Giao ước, các điều kiện thực thi Giao ước hoàn toàn do Thiên Chúa khởi xướng. Nói như thế xem ra có veœ “bất lợi cho bên yếu” tức là bên Israen!! - Đối với Giao ước đời nghĩ như vậy rất đúng, vì bên yếu bao giờ cũng chịu số phận thua thiệt, nhượng bộ bên mạnh; trái lại, nơi Thiên Chúa toàn năng và giàu có vô cùng, việc Israen ký và tuân giữ Giao ước hoàn toàn có lợi cho Israen vì Thiên Chúa “ban phát” chứ không lấy gì của Israen.

Từ ngữ giao ước ở đây mang hai ý nghĩa: di chúc và Giao ước.

- Di chúc: cũng là Giao ước song phương bất đẳng, mô tả sáng kiến hoàn toàn của một bên “cho”, bên kia chỉ việc “nhận”. Thiên Chúa là bên “cho”, ban tài sản của mình (sự sống của Ngài) cho dân Israen, mà thực sự dân Israen không có quyền gì đòi hoœi Thiên Chúa. Từ ngữ này mô tả Thiên Chúa nhân hậu và trung tín, Ngài đã hứa rồi thì không bao giờ rút lại dầu cho dân bất trung. Sự bất trung của loài người chỉ làm cho Giao ước không hiệu quả, nhưng lời hứa vẫn được Thiên Chúa giữ nguyên vẹn.

- Giao ước: đưa Israen tới một trật tự mới, dân tộc mới sống trong ân sủng và luôn luôn được nhắc nhở kêu gọi hiến dâng ý chí tình yêu để sống trung thành với Giao ước.

Nội dung Giao ước Sinai

Xuất hành: “Nếu các ngươi tuân giữ Lời Ta, các ngươi sẽ đặc biệt thuộc về Ta giữa muôn dân thiên hạ”(Xh 19, 5) thực ra “toàn thể địa cầu thuộc về Ta, nhưng các ngươi được dành riêng cho ta để trở thành một quốc gia tư tế và một dân tộc thánh”(Xh 19, 5-6)

Đoạn văn này rất phong phú vì tóm tắt cả lịch sử Israen và tất cả ý thức tôn giáo của họ. Cần để ý một vài nét chính:

- Đề cập tới sự tuyển chọn nhưng không: Thiên Chúa chọn Israen không phải vì họ xứng đáng, có công trạng nhưng chỉ do lòng nhân hậu của Thiên Chúa.

- Minh định sự tuyển chọn riêng biệt: tách Israen ra khoœi các quốc gia khác.

- Giao sứ vụ (cũng là đặc ân của tuyển chọn): dân tư tế và dân thánh.

- Yêu sách của sự tuyển chọn: Tuân giữ lệnh Chúa (được mạc khải trong Thập giới).

- Lời hứa của Chúa: bảo vệ và nâng đỡ dân.

Giao ước đã mạc khải một khía cạnh chính yếu của chương trình cứu độ là kết hợp mọi người Israen lại thành một cộng đoàn phụng tự (tư tế) để hiến thân tôn thờ, phụng sự Thiên Chúa, một cộng đoàn thánh vì được quy định theo luật lệ riêng của Thiên Chúa, được ký thác Lời Hứa cứu độ.

Tuy nhiên, Giao ước Sinai đã biểu lộ bộ mặt bất toàn của nó là chỉ dành riêng cho Israen tức là thiếu tính phổ quát (chung cho cả nhân loại), lời hứa ban thưởng đặt trên bình diện trần thế (được mùa, giàu mạnh, sung túc, dân cư an bình, xứ sở thịnh vượng) có thể làm cho Israen sao nhãng khía cạnh siêu việt của Giao ước (lỗi do các thầy giảng dạy chỉ nhấn mạnh tới khía cạnh vật chất). Nhưng đó là bộ mặt bất toàn có tính tất yếu của Giao ước chuẩn bị, tạm thời, sau này được thay thế bằng Giao ước vĩnh cưœu do Chúa Kitô thiết lập.

Đó là nói về tương lai khi Giao ước vĩnh cưœu tới thay thế, còn thực tế lúc đó đối với Israen, Giao ước Sinai là cơ sở nền tảng cho đời sống của họ (họ không tách biệt đời khoœi Đạo, không quan niệm theo nhị nguyên thuyết, họ chỉ hiểu theo quan niệm nhất nguyên: mọi sự đều do Thiên Chúa). Đề tài lớn nhất của Cựu Ước là trung thành với Giao ước, là tuân giữ Giao ước. Và khi dân vi phạm Giao ước, xé Giao ước: boœ Chúa đi thờ thần ngoại, Cựu Ước rao giảng thống hối, quay trở về với Thiên Chúa, đồng thời hướng tới một Giao ước hoàn hảo, vĩnh cưœu.

Mặc dầu thuật ngữ Giao ước được dùng luôn luôn, nhưng thuật ngữ này dân Israen không dùng để chỉ Kinh Thánh của mình. Trong bản dịch Bảy mươi, từ ngữ berith (trong tiếng Do thái) được dịch là “diathêkè” (sang tiếng Hy lạp). Trong Tân Ước, từ ngữ diathêkè có mặt trong bốn bản tường thuật lập Bí tích Thánh Thể:

Mc 14, 24: Này là Máu tôi, Máu Giao ước đổ ra cho nhiều người.

Mt 26, 27-28: Tất cả hãy uống chén này, vì này là Máu tôi, Máu Giao ước đổ ra cho nhiều người được tha tội.

Lc 22, 20 và 1 Cor 11, 25: Chén này là Giao ước mới bằng Máu tôi.

Thánh Phaolô đã sử dụng 9 lần từ ngữ nầy trong các bức thư của Ngài. Trong bức thư gưœi người Do thái (thư này không phải của thánh Phaolô viết, có lẽ của một môn đệ viết ra), từ ngữ này được sử dụng 17 lần (lưu ý: Phúc âm chỉ dùng từ ngữ này trong các bản tường thuật lập Bí Tích Thánh Thể, thánh Luca dùng thêm một lần trong bài Benedictus).

Người đầu tiên sử dụng từ ngữ “Giao ước” để gọi Kinh Thánh (là sách Giao ước) phải kể tới thánh Phaolô. Trong 2 Cor 3, 14, thánh nhân viết: “Tâm tư họ ra chai đá. Cho đến ngày nay, khi họ đọc Cựu Ước, cũng cái màn ấy cứ còn lại đó, vẫn chưa vén lên, vì chỉ trong Đức Kitô màn đó mới được hủy boœ đi”.

Thực đã rõ, thánh Phaolô gọi Kinh Thánh Do thái là Cựu Ước trong ý nghĩa đó, Giám mục Méliton de Sardes thế kỷ 2 đã nói về các sách của Cựu Ước (Eusèbe H.E. IV, 26, 14), tiếp đến giáo phụ Tertulinô (nưœa thế kỷ 2, đầu thế kỷ 3) đã dùng trong ngôn ngữ Latinh (trong tác phẩm bút chiến Adversus Marcionem). Từ đó, từ ngữ Cựu Ước được dùng chỉ các sách thánh Do thái và từ ngữ Tân Ước chỉ sách thánh viết về Chúa Kitô.

=========================

THÔNG ĐIỆP, SỨ ĐIỆP, HIẾN CHẾ, TÔNG THƯ

Xin mời bạn Nguyễn Ngọc Bích lần lượt đi từ các văn kiện của Công đồng Vatican II, rồi qua các văn thư của Đức Giáo hoàng để biết các thuật ngữ đặt tên các văn bản, văn thư thuộc loại nào và tên gì được sử dụng trong Giáo hội bằng tiếng Latin. Ước mong rằng các bạn với tuổi trẻ, sức sống đang lên có những nghiên cứu thay vì hỏi theo kiểu” mì ăn liền”.Cách đây hơn 30 năm, một người ngoại quốc hỏi tôi người đầu tiên dịch chữ Ecclesia catholica, Église catholique ra tiếng Việt là Giáo hội công giáo, ông ta muốn biết sáng kiến của ai dịch catholica, catholique là công giáo. Tôi thú thật không biết và bây giờ tôi cũng chưa biết mặc dầu có hỏi nhiều người, có lục lọi sách vở. Xin các bạn các bạn giúp một tay.

I- Các văn kiện của Công đồng Vatican II gồm có ba loại: Hiến chế( có 4), Sắc lệnh (có 9) và Tuyên ngôn (có 3) đều đặt nền tảng trên Kinh Thánh, Thánh Truyền, Quyền Giáo huấn với hoàn cảnh mới, xã hội thay đổi. Mỗi văn kiện lấy chữ đầu tiên củả số một chương một để đặt tên cho văn kiện đó.

Constitutio (constitution) dịch sang tiếng Việt là Hiến chế (hiến là pháp luật, pháp độ; chế là làm ra, đặt ra, bó buộc). Hiến chế giống như hiến pháp là luật căn bản, nền tảng của các luật khác.

Thí dụ: Hiến chế tín lý về Hội Thánh (constitutio dogmatica.de Ecclesia) của Công đồng Vatican II gọi tên là Lumen gentium (Ánh sáng muôn dân ) do chữ đầu tiên số 1 trong chương 1 của Hiến chế là Lumen gentium. Hiến chế nầy là Luật căn bản của tổ chức Hội Thánh: Hội Thánh là một mầu nhiệm kép vì được thành lập do hai yếu tố thần linh và nhân loại, gồm hai thành phần: giáo sỹ và giáo dân.Trước đó, người ta giản lượt đời sống Hội Thánh vào hoạt động của hàng Giáo phẩm, giáo sỹ, vô tình gạt giáo dân sang một bên. Bây giờ, thí dụ Hội Thánh như căn nhà có hai mái, một mái là giáo sỹ, một mái là giáo dân.Hai mái hợp lại mơi thành cái nhà. Hội Thánh là Dân Thiên Chúa, vai trò của giáo dân mà sách Tông đồ Công vụ, các thư của Thánh Phaolô cho biết rất quan trọng được phục hồi v.v.

Decretum (décret, decree ) dịch sang tiếng Việt là Sắc lệnh (Sắc là chiếu chỉ của vua, lệnh là bố cáo ra, công bố ra ). Chín sắc lệnh của Công đồng Vatican II là những luật lệ có đối tượng riêng (Giám mục, linh mục, Chủng viện, Giáo dân làm tông đồ v.v

Thí dụ: Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Hội Thánh (Decretum de

Activitate missionali Ecclesiae) goi tên là Ad gentes (đến với muôn dân) gồm có những nguyên tắc giáo thuyết, các công việc truyền giáo, các Giáo hội địa phương, các nhà Truyền giáo, Tổ chức hoạt động truyền giáo, Sự cộng tác..Dựa vào Hiến chế Tín lý về Hội Thánh gọi Hội Thánh ánh sáng muôn dân (lumen gentium) nên trung tâm và đời sống Hội Thánh là truyền giáo (đưa Chúa dến cho mọi người), Sắc lệnh Ad gentes trình bày Giáo lý cũng như phương cách truyền giá trong thời đại ngày nay.

Declaratio (déclaration) dịch sang tiếng Việt là Tuyên ngôn (tuyên là bày tỏ cho mọi người biết, ngôn là lời nói). Ba Tuyên ngôn của Công dồng Vatican II nói lên lập trường, chính sách của Hội Thánh về Giáo dục Kytô giáo (Gravissimum Educationis), về Liên lạc của Hội Thánh với các tôn giáo ngoài Kytô giáo (Nostra Aetate), về Tự do tôn giáo (Dingitatis Humanae).

Thí dụ: Trong tuyên ngôn Tự do tôn giáo, Công dồng xác nhận mọi người đều có nhân phẩm phải được tôn trọng, phải hưởng tự do, tự do tìm kiếm chân lý và Công đồng tuyên bố tôn giáo chân thật tồn tại trong Hội Thánh Công giáo và Tông truyền.Mọi người hành động theo lương tâm của mình kể cả trong lãnh vực tôn giáo.

2- Loại và tên văn kiện của Đức Giáo hoàng

Littera Encyclica (lettre encyclique, encyclycal letter) dịch sang tiếng Việt là Thông điệp. Encyclica do tiếng Hylạp en-kyklios (en:trong, kyclos:vòng tròn). Thế kỷ 18, Encyclica dành riêng làm thuật ngữ chỉ văn thư của Đức Giao hoàng gửi cho mọi thành phần trong Hội Thánh (Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Tu sỹ, Giáo dân), dịch sang tiếng Việt là Thông điêp (thông:truyền đạt di, chung cả; điệp: văn thư về việc quan). Thiết tưởng dịch là Châu thư (châu: hình tròn, vật hình tròn như hột ngọc, thư: văn thư. kinh thư, thượng thư)

Constitutio Apostolica (constitution apostolique., apostolic constitution ) dich sang tiếng Việt là Tông hiến ( apostolica; tông đồ, tông tòa; constitutio:luật căn bản ).

Thí dụ: Tông hiến về sách lễ Roma quy định các luật lễ về Thánh lễ được Đức Phaolô VI ban hành 03-4-1969.

Adhortatio Apostolica (exhortation apostolique, apostolic exhortation) dịch sang tiếng Việt là Tông huấn (tông: tông đồ, tông tòa; huấn: dạy bảo, giải thích ). Văn thư của Đức Giáo hoàng giáo huấn và khuyến khích can đảm thi hành trong một lãnh vực nhất định.

Thí dụ: Tông huấn Familiaris consortio của Đức Gioan Phaolô II giáo huấn về nhiệm vụ của gia đình và khuyến khích thực hành trong gia đình theo Giáo lý của Hội Thánh trong thế giới ngày nay, ban hành 22-11-1981.

Epistula Apostolica (épitre apostolique, apostolic epistle) dịch sang tiếng Việt là Tông dụ ( tông: tông đồ, tông tòa; dụ: ngưởi trên bảo xuống kẻ dưới).Cũng có văn thư chỉ đề Epistola thôi.

Thí dụ: Tông dụ Lumen ecclesiae của Đức Phaolo VI ban hành ngày 20-11-1974 nói về vai trò ánh sáng của Giáo hội.của mọi thành phân trong Giáo hội.

Lettera Apostolica (lettre Apostolique, Apostolic letter) dịch sang tiếng Việt là Tông thư là thư của Đức Giáo hoàng viết bàn về một hai điều để dạy dỗ, khuyến khích v.v. Thí dụ: Tông thư Pax et reconciliatio (hòa bình và hòa giải) của Đức Phaolo6 VI ban hành ngày 14-02-1964.

Letterae Apostolicae Motu Proprio datae dịch sang tiếng Việt là Tự Sắc

(motu: một chuyển động, một hành động, Proprio:tự ý riêng mình ).Thí dụ: Tự sắc Matrimonia mixta của Đức Phaolô VI quy đinh luật lệ về hôn nhân giữa Công giáo và người Tin lành, giữa ngưởi Công giáo và người chưa lãnh Bí tích Thánh tẩy (rửa tội) ban hành ngày 31-3-1970.

Bulla: dịch ra tiếng Việt là Sắc chỉ (thư bổ nhiệm chức tước do Tòa Thánh ban ).

Ghi chú: bạn đừng lo khi đọc các văn bản của Đức Giáo hoàng bạn phải xếp vào loại nào vì khởi đầu mỗi văn bản đã nói văn bản nầy thuộc loại nào rồi. Làm vội vàng, có thề sai, Bạn thông cảm cho.

Chúa nhật Chúa Kytô Vua. ngày 23-11-2008