Sau khi Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) và Ngũ Giác Đài (Pentagon) bị quân khủng bố tấn công bằng phi tư tự sát ngày 11.9.2001, Hoa Kỳ lên án nhà cầm quyền Taleban của A Phú Hãn chứa chấp và hỗ trợ tổ chức khủng bố Al-Qaeda do Osama bin-Laden cầm đầụ Vì thế, Tổng thống Mỹ, George W. Bush, đã trả đũa bằng cuộc tấn công lật đổ nhà cầm quyền Taleban và phá tan sào huyệt của Osama bin-Laden tại A Phú Hãn. Cuộc chiến không dừng tại A Phú Hãn; nhưng có chiều hướng lan tới Trung Đông, mà Iraq là mục tiêu thứ hai của chính phủ Mỹ Không cần úp mở, trong những tháng vừa qua, Tổng thống George W. Bush đã nhiều lần tuyên bố sẽ tấn công Iraq và giao trọng trách cho cơ quan tình báo trung ương CIA soạn thảo kế hoạch và tổ chức một cuộc lật đổ Tổng thống Sađam Hussein.

Chính sách của Tổng thống George W. Bush gây nên tình trạng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iraq, giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng Minh cũng như đối với các nước theo Hồi giáo trên Thế giới Nhiều câu hỏi được đặt ra là:

1- Chính phủ Mỹ lấy tư cách gì đòi tấn công Iraq và lật đổ Tổng thống Sađam Hussein?

2- Lý thuyết nào ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Tổng thống George W. Bush?

3- Tại sao một số quốc gia Đồng Minh Tây phương không hoàn toàn tán thành cuộc chiến chống Iraq của Tổng thống George W. Bush?

Để quí đọc giả Dân Chúa hiểu được những khúc mắc trong cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Iraq, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày một cách khách quan về các vấn đề có liên quan tới ba câu hỏi nêu trên.

I- Chính phủ Mỹ Lấy Tư Cách Gì Đòi Tấn Công iraq và Lật Đổ Tổng Thống Sađam Hussein?

Nguyên nhân chính do phía Iraq gây nên

Sau khi Tổng thống Sađam Hussein đưa quân xâm chiếm Kuwait ngày 02.08.1990, quân đội Đồng Minh do Hoa Kỳ lãnh đạo dưới cờ Liên Hiệp Quốc đã bẻ gẫy cuộc xâm lăng Kuwait và hủy hoại hoàn toàn lực lượng Iraq trên chiến trường. Toàn bộ quân đoàn xâm lược bị đại bại trên chiến tuyến và không còn manh giáp trên đại độ kinh hoàng giữa biên giới Iraq, Kuwait và Saudi Arabia Tổng thống Sađam Hussein phải đầu hàng qua cuộc ngưng chiến ngày 28.02.1991 và đình chỉ chương trình sản xuất các vũ khí giết người hàng loạt; cũng như chịu sự kiểm soát và phá hủy các cơ sở sản xuất vũ khí nguyên tử, bom hóa học và vi trùng. Ngày 24.02.1991, một phái đoàn thanh tra của Liên Hiệp Quốc được gửi đến Iraq để kiểm soát và thi hành các quyết định của LHQ. Từ khởi đầu và sau cuộc chiến chống Iraq, LHQ đã ban hành một số quyết định như sau:

- UNSCR 660 và 661, ngày 2.6.1990, nhằm lên án cuộc xâm lược Kuwait và quyết định phong tỏa kinh tế Iraq.

- UNSCR 687 ngày 3.4.1991

Chấp nhận thỏa hiệp ngưng chiến và thành lập quân đội quan sát vùng phi quân sự; yêu cầu Iraq hủy diệt các loại phương tiện, dụng cụ, vũ khí hóa học và vi trùng học; hủy bỏ tất cả chương trình phát triển, yểm trợ, sửa chữa và sản xuất hỏa tiễn có tầm xa hơn 150 cây số Một Ủy ban Đặc nhiệm (UNSCOM) được thành lập để giám sát việc thi hành của nhà cầm quyền Iraq.

- UNSCR 688 ngày 5.4.1991.

Quyết định phong tỏa kinh tế đưa tới hậu quả là dân chúng Iraq bị đói khổ và thiếu thốn thuốc men để chữa bệnh. Do đó, LHQ chấp thuận cho Iraq xuất cảng dầu hỏa với trị giá khoảng 1,6 tỷ Mỹ-kim để nhập cảng thực phẩm và thuốc men. Số tiền bán dầu phải chuyển vào trương mục của LHQ và thời hạn là mỗi 6 tháng. Một phần số tiền bán dầu hỏa phải trả cho sự tàn phá Kuwait và phí tổn cho các cuộc hành quân của LHQ.

- UNSCR 707 ngày 15.8.1991: đòi nhà cầm quyền Iraq thỏa mãn các yêu cầu của phái đoàn thanh tra LHQ về việc kiểm soát bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Iraq.

- UNSCR 949 ngày 15.10.1994: LHQ ra lệnh cho Iraq ngưng ngay các cuộc gây hấn các nước láng giềng.

- UNSCR 986 ngày 14.04.1995: chấp nhận chương trình "dầu hỏa đổi thực phẩm" nhằm giảm bớt sự thiếu hụt lương thực của dân chúng Iraq. Số lượng dầu được xuất cảng là 1 tỷ Mỹ-kim mỗi 90 ngày. Lợi tức dầu phải chuyển vào trương mục quản trị của LHQ.

- UNSCR 1051 ngày 27.03.1996: cho phép Iraq được nhập và xuất cảng các loại hàng theo sự hướng dẫn của LHQ.

- UNSCR 1137 ngày 12.11.1997, không cho phép các viên chức cao cấp của Iraq du lịch ra nước ngoài, dù là đi công vụ Lý do: Iraq không tôn trọng các quyết định của LHQ.

Sau cuộc chiến, Tổng thống Sađam Hussein tiếp tục đàn áp dân Kurdistan ở phía Bắc và dân theo đạo Hồi thuộc hệ phái Shiite ở phía Nam. Nhằm bảo vệ dân Kurdistan và Shiite, cũng như sự an toàn của lực lượng Đồng Minh có nhiệm vụ bảo vệ Kuwait và Saudi Arabia, ngày 26.08.1991, LHQ đã ban hành quyết định: Các máy bay quân sự của Iraq không được phép hoạt động trong không phận từ vĩ tuyến 38 tới biên giới phía Bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ, và phía Nam từ vĩ tuyến 32 tới biên giới Saudi Arabia Sau đó vì phi cơ Iraq tiếp tục vi phạm không phận phía Nam; nên Hoa Kỳ và Anh Quốc đã nới rộng không phận hạn chế lên tới vĩ tuyến 33.

Tuy cam kết như vậy, nhưng Tổng thống Sađam Hussein đã không chỉ bất tuân lệnh của LHQ mà còn đuổi các nhân viên Mỹ trong phái đoàn thanh tra ra khỏi Iraq vào ngày 13.11.1997. Vì áp lực của LHQ, Iraq phải chấp nhận cho các nhân viên Mỹ trở lại hoạt động cùng với phái đoàn thanh tra vào ngày 20.11.1997. Đến ngày 13.01.1998, TT. Sađam Hussein lại hủy bỏ toán thanh tra vũ khí do người Mỹ hướng dẫn. Sau thời gian phá hủy nhiều cơ sở chế tạo vũ khí của Iraq, phái đoàn LHQ đòi kiểm soát các dinh thự của TT Sađam Hussein, nơi mà người ta nghi là có chứa các loại vũ khí và bom giết người hàng loạt. TT. Iraq không chấp nhận. Cuộc xung đột lại xẩy ra và Iraq hủy bỏ tất cả sự hợp tác với phái đoàn thanh tra LHQ vào ngày 31.10.1998. Hội Đồng Bảo An LHQ họp khẩn để chuẩn bị cho một cuộc trừng phạt Iraq bằng quân sự LHQ rút toàn bộ phái đoàn thanh tra ra khỏi Iraq từ ngày 07.11.1998. Ngày 16 tới 20.12.1998, Hoa Kỳ mở cuộc hành quân ‘Chồn Cáo Sa Mạc’ (Operation Desert Fox) nhằm oanh kích các cơ sở trọng yếu quanh thủ đô Baghdad của đảng cầm quyền ‘Baath’ của T.T Sađam Hussein. Tuy vậy, cuộc oanh kích vẫn không giải quyết được sự khủng hoảng do Iraq gây ra và kéo dài cho tới ngày naỵ

Ngoài sự bất tuân hành các quyết định của LHQ, theo Hoa Kỳ, Iraq còn trực tiếp hỗ trợ tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Osama bin-Laden. Vì vậy, chính phủ Mỹ và Anh đòi Iraq phải cho phái đoàn thanh tra LHQ trở lại hoạt động một cách vô điều kiện và có quyền đi tới bất cứ vị trí nào trong lãnh thộ TT. Sađam Hussein ban đầu không chấp nhận các điều kiện do Hoa Kỳ đưa rạ Nhưng do áp lực từ nhiều quốc gia, đặc biệt Hoa Kỳ và Anh Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ ban hành một quyết định mới với sự cảnh cáo quyết liệt hơn. Nếu Iraq không chấp nhận Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ dùng biện pháp quân sự Cuối cùng TT. Sađam Hussein đã chấp nhận cho phái đoàn thanh tra tới Iraq vào ngày 18.11.2002 và nộp bản tường trình về chương trình nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí nguyên tử, hóa học và vi trùng v.v.. chậm nhất vào ngày 7.12.2002. Phái đoàn thanh tra LHQ sẽ tường trình kết quả cho Hội đồng Bảo an vào ngày 27.01.2003.

II- Lý thuyết nào ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Tổng thống George W. Bush?

2.1- Chiến Lược An Ninh

Khi quyết định thi hành một cuộc hành quân tấn công một quốc gia, dĩ nhiên chính phủ Mỹ phải dựa vào các nguyên nhân chính đáng để biện minh cho hành động của mình. Các lý do đưa tới sự quyết định tấn công Iraq của chính phủ George W. Bush có thể được nhận ra từ Chiến lược An ninh Quốc gia của Hiệp Chủng Quốc Mỹ (The National Security Strategy of The United States of America). Mỗi Tổng thống Mỹ, thuộc đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, khi nắm quyền lực đều đưa ra các chính sách có liên quan không chỉ tới vấn đề nội địa của nước Mỹ, nhưng cả các quốc gia khác trên Thế giới Lý do rất dễ hiểu, Hoa Kỳ ngày nay được coi như "Minh chủ Võ Lâm Ngũ Bá" của Thế giới trên cả bốn lãnh vực trọng yếu là chính trị, kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật.

Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập một vài nét khái quát về chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống George W. Bush.

Chiến lược này, được TT. Bush ban hành ngày 17.9.2002. Nó bắt nguồn từ 5 điểm chủ yếu, như kim chỉ nam, mà TT. Bush đã giới thiệu trong bài diễn văn đọc tại Trường Võ bị Quốc gia West Point vào ngày 1.6.2002:

"Chính nghĩa Quốc gia của chúng ta luôn luôn rộng lớn hơn sự phòng thủ Quốc gia. Chúng ta chiến đấu, như chúng ta từng chiến đấu, cho một nền hòa bình đích thực, một nền hòa bình có lợi cho tự do. Chúng ta sẽ bảo vệ nền hòa bình, chống lại các đe dọa từ quân khủng bố và những kẻ chuyên chế. Chúng ta sẽ bảo tồn nền hòa bình bằng xây dựng sự liên kết tốt đẹp trong số các Đại Cường. Và chúng ta sẽ bành trướng hòa bình bằng khuyến khích các xã hội tự do và cởi mở trên mỗi lục địa".

Về phương diện Quốc tế, theo TT. Bush, chiến lược của chính phủ Mỹ không chỉ đem lợi ích cho Hoa Kỳ, nhưng chung cho tất cả các quốc giạ Để đạt được thành quả của các mục tiêu trên, Hoa Kỳ sẽ: - Bênh vực các ước vọng về phẩm giá con người, gia tăng mạnh mẽ sự liên minh với Đồng Minh để đánh bại khủng bố thế giới và cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công chúng ta và bạn bè của chúng ta; nỗ lực cùng với các quốc gia khác làm giảm nguy các cuộc xung đột trong vùng, ngăn chặn kẻ thù tấn công chúng ta, Đồng Minh và bạn bè, bằng vũ khí hủy hoại hàng loạt, làm bừng lên kỷ nguyên phát triển kinh tế thế giới qua thị trường và mậu dịch tự do, bành trướng chu kỳ phát triển bằng các xã hội cởi mở và xây dựng cấu trúc dân chủ căn bản, phát triển chương trình hoạt động hợp tác với các trung tâm quyền lực khác trên thế giới, và thay đổi luật pháp an ninh quốc gia Hoa Kỳ để đương đầu với những thách thức và cơ may trong thế kỷ 21.

Qua chủ trương trên, chúng tôi rút ra một vài nét chính trong chiến lược an ninh quốc gia của chính phủ Mỹ về vấn đề đối ngoại là: hòa bình, liên minh đại cường, tự do dân chủ, chống khủng bố và chuyên chế, khích lệ thị trường và mậu dịch tự do.

Dựa vào Chiến lược An ninh Quốc gia của chính phủ Mỹ, chúng tôi thấy Iraq nằm trong chủ điểm "khủng bố và chuyên chế". Đặc biệt hơn, TT. Sađam Hussein đã không tôn trọng các quyết định của Liên Hiệp Quốc như nội dung của các văn kiện nêu trên và có sự liên lạc với tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Osama bin-Laden. Ngày 26.9.2002, Hoa Kỳ tố cáo Iraq không chỉ huấn luyện cho các thành viên của Al-Qaeda, mà còn cung cấp các dữ kiện liên quan tới việc sản xuất bom hóa học cho tổ chức khủng bố nàỵ Bà Condolleeza Rice, cố vấn an ninh quốc gia, đã từng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình CNN Mỹ là cuộc tấn công Trung tâm Thương mại ở Nữu Ước và Ngũ Giác Đài của bọn khủng bố Al-Qaeda có sự nhúng tay của Iraq

2.2- Lý Thuyết Mới Của Chính Phủ Mỹ và Anh Về Vấn Đề Tái Ổn Định Thế Giới

Lý thuyết mới về trật tự thế giới của chính phủ Bush được công khai hóa trên báo chí, đài truyền thanh và truyền hình. Chủ điểm của lý thuyết mới là "Tấn Công Trước"

Iraq là mối hiểm đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ và thế giới, vì Iraq đã nghiên cứu, phát triển và chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Iraq có thể cung cấp các loại vũ khí này cho quân khủng bố để tấn công Hoa Kỳ và Đồng Minh. Dựa vào Hiến chương LHQ về quyền được trả đũa khi bị tấn công, chính phủ Mỹ có quyền tấn công Iraq, như trường hợp của A Phú Hãn, mà không nhất thiết cần sự ủng hộ của các quốc gia Đồng Minh. Theo phương châm "phòng hỏa hơn cứu hỏa", không quốc gia nào được phép làm ngơ khi nhìn thấy sự rối loạn tại một nước láng giềng có thể trở thành mối đe dọa cho nền hòa bình của toàn khu vực. Thế thượng phong trong chiến lược phòng thủ là chận đứng ngay hành động của các nhà độc tài và các tổ chức khủng bố, trước khi họ có khả năng tấn công Hoa Kỳ và Đồng Minh. Một cách khách quan, người ta có thể nhận định rằng, chính phủ Mỹ không chấp nhận bất cứ một chế độ độc tài nào phát triển sức mạnh để trở thành mối họa đối với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Nhưng để tránh sự phê phán của thế giới, TT. Bush muốn LHQ gia tăng hành động trực tiếp vào các cuộc xung đột và Hoa Kỳ cũng sẵn sàng viện trợ cho các chế độ cai trị theo đường hướng phát triển tự do dân chủ.

2.3- Lý thuyết mới của Thủ tướng Anh, Tony Blair

Là đồng minh tri kỷ của Hoa Kỳ, Thủ tướng Tony Blair tán đồng lý thuyết của Robert Cooper, một nhà ngoại giao lão thành người Anh, hiện là cố vấn an ninh chính trị cho chính phụ Lý thuyết "Tái tạo Trật tự Thế giới" được Trung tâm Chính sách Ngoại giao phổ biến gồm các điểm chính như sau:

- Để tự vệ, tốt nhất là tấn công trước bằng sức mạnh quân sự nếu thấy bị đe dọa, vì bộ mặt của Thế giới đã đổi khác.

Sau cuộc khủng bố ngày 11.9.2001 tại Hoa Kỳ, người ta nhận thấy lý thuyết về an ninh của thời gian trước đây không còn thiết thực. Nếu chỉ hù dọa kẻ thù bằng sức mạnh quân sự sẽ không có hiệu quả đối với cấu trúc của Thế giới trong những năm vừa qua. Các tổ chức khủng bố và các nhà độc tài chủ trương chống phá mạnh mẽ các quốc gia Tây phương đã có khả năng sử dụng vũ khí giết người hàng loạt để trấn át siêu cường Hoa Kỳ và các đại cường quốc.

- Có thể áp dụng luân lý hai chiều

Các quốc gia Âu Châu thường có khuynh hướng áp dụng các chính sách của thời đại trước đây bằng phương pháp biểu dương sức mạnh, ngăn ngừa tấn công, thao dượt quân sự, một hình thức dàn trận giả v.v.. để rồi trong thế giới của thế kỷ 19, mỗi nước vẫn là một quốc gia biệt lập. Chúng ta tôn trọng luật pháp của đất nước mình; nhưng "khi vào rừng, chúng ta cũng cần phải áp dụng luật rừng".

- Tất cả là quan hệ lân bang.

Qua các hành động khủng bố của Osam bin-Laden, Robert Cooper cho rằng, thế giới quá nhỏ đến nỗi tất cả có thể coi như là các quốc gia lân bang và chính sách an ninh nên tóm gồm cả thế giới trong liên bang này. Sự bất ổn trong toàn bang sẽ trở thành mối đe dọa mà không một nước nào nên làm ngơ. TT. George Bush và Thủ tướng Tony Blair đồng quan niệm về một điểm là: loại kẻ thù mới ngày nay là loại không được phép sử dụng vũ khí giết người hàng loạt. Các nước độc tài quỷ quyệt và quân khủng bố đã và đang khai thác kẽ hở của sự phòng thủ của các quốc gia dân chủ Tây phương để mở những cuộc tấn công bất ngờ.

III- Tại sao một số các quốc gia Đồng Minh Tây phương không tán thành cuộc chiến chống Iraq của Tt. George W. Bush?

3.1- Đối với Đồng Minh Âu Châu (EU)

So với cuộc chiến năm 1991, người ta nhận thấy chính sách của chính phủ Mỹ đối với Iraq kỳ này đã không được sự ủng hộ của tất cả các nước hội viên trong Liên Hiệp Âu Châu. Ngoài Anh Quốc, Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha và Đan Mạch công khai ủng hộ Hoa Kỳ, một số các quốc gia Tây phương tỏ ra không đồng quan điểm với chính phủ Mỹ.

Vì giới hạn của bài viết, chúng tôi chỉ nêu ra đây 2 nước tiêu biểu là:

- Đức Quốc: Thời Thủ tướng Helmut Kohl thì quan hệ Đức-Mỹ có vẻ gắn bó. Trong cuộc chiến chống Iraq năm 1991, chính phủ Helmut Kohl tuy không gửi quân tham chiến; nhưng đã đóng góp cả chục tỷ Mỹ Kim cho cuộc hành quân của Đồng Minh. Trong cuộc khủng hoảng năm 1998, ngày 07.02.1998, Thủ tướng Helmut Kohl tuyên bố sẵn sàng cho Hoa Kỳ và Đồng Minh sử dụng các phi trường, nếu có cuộc tấn công Iraq. Tới thời Thủ tướng Gehard Schroeder thì tình nghĩa Đức-Mỹ có vẻ lạnh nhạt hơn. Trước cuộc bầu cử ngày 22.09.02, Thủ tướng Schroeder tuyên bố Đức Quốc không tham gia vào cuộc hành quân chống Iraq. Sau ngày bầu cử và thắng cử, Thủ tướng Schroeder vẫn không thay đổi lập trường. Một trong các nguyên nhân do Thủ tướng Schroeder đưa ra là hiện Đức Quốc đã cung cấp 10.500 lính cho quân đội LHQ, đứng thứ nhì sau Hoa Kỳ, và nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong Liên Hiệp Âu Châu.

- Pháp Quốc: Kể từ thời cố Tổng thống Charles De Gaulles cho tới ngày nay, có thể nói Pháp là một trong các quốc gia Âu Châu có chủ trương bất nhất đối với bất cứ chính sách nào của Hoa Kỳ. Trong thông điệp nhân dịp Năm Mới 1991, chỉ 17 ngày trước cuộc hành quân tấn công Iraq của Đồng Minh, Tổng thống Francoise Mitterand vẫn còn giữ thái độ lừng chừng qua lời tuyên bố: "sẽ gửi quân đội chiến đấu nếu cần; nhưng hòa bình vẫn còn cơ hội".

Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Pierre Chevènement lại nói: "mọi sự đã sẵn sàng, nhưng vào giờ phút chót khi chúng tôi không nhận được những hứa hẹn của Sađam Hussein, tôi vẫn nói là tôi không muốn đến thủ đô Baghdad". Sau đó ông từ chức.

Thời đó, Thủ tướng Michel Rocard phát biểu: "Chúng tôi biết chiến tranh là cần thiết, nhưng chúng tôi không thích". Mười năm sau, ông Thủ tướng này lại than vãn: "Tại sao Đồng Minh không lật đổ Sađam Hussein?"

Ngày nay chính phủ Pháp cũng không nhiệt tình về một cuộc tấn công Iraq. Ngày 17.02.2001, chính phủ Pháp không chỉ hủy bỏ công tác tuần không với các phi cơ Anh-Mỹ trong chương trình kiểm soát vùng cấm phi cơ Iraq hoạt động, mà còn chỉ trích cả kế hoạch này. Ngày 26.09.2002, Tổng thống Jacques Chirac tuyên bố: "Tôi không tin chiến tranh không thể ngăn cản được".

Chính phủ Pháp đưa ra kế hoạch 2 điểm: trước hết đòi Iraq cho phép phái đoàn thanh tra vũ khí trở lại làm việc; kế đến nếu Iraq từ chối hoặc cố tình ngăn cản thì một quyết định mới của LHQ sẽ cho phép dùng vũ lực.

Các nước Ả Rập vùng Trung Đông như: Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Jordan, Bahrain, Syria và Ai Cập, đang được Hoa Kỳ bảo vệ hoặc viện trợ thường xuyên, mặc dù không hài lòng lắm, nhưng vẫn phải tỏ thái độ ủng hộ kế hoạch tấn công Iraq của TT. George W. Bush.

Trong số 5 nước hội viên: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nga Sô, Trung Cộng và Pháp Quốc, có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, thì 3 quốc gia: Nga Sô, Pháp Quốc và Trung Cộng không ủng hộ biện pháp quân sự của Hoa Kỳ và Anh quốc. Sự chia rẽ giữa 5 đại cường cùng với sự khác biệt quan điểm giữa nhiều nước Tây phương và Ả Rập, khiến cho TT Sađam Hussein càng làm cao và coi thường các quyết định của LHQ. Vì thế, suốt hơn 10 năm qua, vấn đề Iraq đã không được giải quyết một cách trọn vẹn. Nhà độc tài Sađam Hussein vẫn nghiễm nhiên ngồi trên ngai Tổng thống và bằng chân như vại! Trong danh sách tường trình LHQ dài khoảng 12.000 trang, chính quyền Iraq vẫn nói dối là không chế tạo các loại vũ khí giết người hàng loạt.

Tuy nhiên, ngày 16.1.2003, phái đoàn thanh tra của LHQ đã tìm thấy 11 đầu đạn hóa học 122 mm và một đầu cần được phân tích, tại một kho chứa vũ khí ở Ukhaider cách thủ đô Baghdad hơn 100 km. Theo Hiro Veki phát ngôn viên của phái đoàn LHQ các đầu đạn này giống như loại đầu đạn hóa học mà Iraq đã nhập cảng vào thập niên 1980, thời kỳ chiến tranh giữa Iran và Iraq; thời kỳ Iraq đã dùng bom hóa học giết hàng ngàn người Kurdistan ở phía Bắc. Đây là bằng chứng điển hình chứng minh TT. Sađam Hussein đã dối trá trước LHQ và là bằng chứng thiết thực để Hội Đồng Bảo An LHQ quyết định cho phép dùng biện pháp quân sư Hoa Kỳ và Anh Quốc có lý do chính đáng tấn công Iraq và lật đổ TT. Sađam Hussein.

Theo tin tức của báo chí và đài truyền hình của Tây phương, chính quyền Saudi Arabia đã và đang cố gắng vận động các các quốc gia Hồi giáo vùng Trung Đông chấp nhận một giải pháp ôn hòa: "cho phép TT. Sađam Hussein được tị nạn chính trị".

Cho tới khi bài này được viết, Hoa Kỳ và Anh quốc đã huy động một lực lượng hùng hậu thuộc cả ba quân chủng: Hải, Lục, Không quân, với hàng trăm chiến hạm, hàng trăm phi chiến đấu và oanh tạc. Lực lượng bộ binh theo kế hoạch dự trù sẽ lên tới 150.000 người.

Người ta hy vọng các hoạt động ngoại giao có thể thành công vào giờ phút chót và nếu TT. Sađam Hussein công khai hóa các loại vũ khí hóa học, vi trùng và nguyên tử hoặc từ chức, thế giới có thể tránh được một cuộc chiến mà hậu quả sẽ đưa tới sự khủng hoảng lớn lao cả về chính trị và kinh tế.