GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS : 60 NĂM HỒNG ÂN, bài 17 : GIỚI THIỆU MẠNG LƯỚI www.giaoxuvnparis.org’



Ngày 01/10/1947 Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được Giáo quyền Pháp chính thức công nhận dưới danh hiệu Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Ðến nay, 2007, Giáo xứ đã tròn 60 năm tuổi đời. Ðây là dịp để mừng vui và kỷ niệm 60 năm Hồng Ân Chúa ban cho Giáo Xứ được tồn tại. Cũng là dịp để xem xét lại sự hoà nhập của văn hoá và đức tin qua cách sống đức tin và cách hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá Việt Nam ở Giáo xứ. Trong chiều hướng ấy, mời bạn xem bài 17 : « GIỚI THIỆU MẠNG LƯỚI www.giaoxuvnparis.org ».

GIỚI THIỆU MẠNG LƯỚI : www.giaoxuvnparis.org



Thông tin truyền thông là thành tựu và thành công xuất sắc nhất của khoa học kỹ thuật thời đại ngày nay. Nó gồm các phương tiện chính yếu là : sách vở, báo chí, điện ảnh, truyền hình, mạng lưới Internet và điện thoại di động. Hai phương tiện kỹ thuật sau cùng là mạng lưới và điện thoại lưu động đang đưa nhân loại vào một giai đoạn tân tiến về thông tin và truyền thông chưa từng thấy, nhờ tính chất nhanh chóng, nhờ nội dung đa phương mà chúng có thể lưu trử, vận tải và phổ biến. Mọi người, bất kể ngày hay đêm, đều có thể biết được điều gì đang xảy ra trên thế giới và có thể thiết lập được liên lạc trực tiếp với người khác ở bất cứ nơi nào trên địa cầu này. Mọi người, bất cứ ở góc xó nào trên địa cầu, chỉ cần có một cái máy điện toán nối kết vào mạng lưới, đều có thể tìm ra những kiến thức rất phong phú về mọi đối tượng, mọi đề tài, mọi thời gian, mọi ngôn ngữ.

Ý thức vai trò quan trọng của thông tin truyền thông trong đời sống hàng ngày của mỗi người, Giáo Hội đã lưu tâm rất nhiều đến các phương tiện Truyền Thông Xã Hội, trong đó có Mạng Lưới Internet và muốn dùng nó như một phương tiện quan trọng cho các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội. Trong « Tông thư gởi giới hữu trách truyền thông » ngày 24.01.2005, Ðức Thánh Cha Gioan Phao lô II đã khẳng định ý muốn này như sau : « Giáo Hội tìm thấy nơi các phương tiện truyền thông một sự trợ giúp quý báu cho việc truyền bá Tin Mừng và các giá trị tôn giáo, cho việc cổ võ đối thoại, sự hợp tác đại kết và liên tôn, và cho cả sự bảo vệ những nguyên tắc cứng rắn thiết yếu cho việc kiến tạo một xã hội tôn trọng phẩm giá con người và chú ý đến thiện ích chung. Giáo Hội sẵn lòng sử dụng những phương tiện truyền thông này để đưa ra những thông tin về chính mình và mở rộng các biên giới truyền giáo, giáo lý và đào tạo, trong khi xem việc sử dụng chúng như một lời đáp trả cho lệnh truyền của Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16:15) ».

Bắt nhịp theo đà tiến triển của các phương tiện khoa học, đặc biệt là tin học, cố gắng theo lời chỉ dậy của các bậc chủ chăn, cũng như theo bước các cộng đoàn đàn anh tân tiến khác trên thế giới, từ ngày 01.05.2002, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã khai xướng một sinh hoạt mục vụ văn hoá mới là khai trương một mạng lưới tin học www.giaoxuvnparis.org. Có tham vọng, nhưng bước đi còn chập chững.

Tham vọng của Mạng Lưới Giáo Xứ

Trong một bài khảo luận mới đăng trên mạng Giáo Xứ từ tháng năm 2007 vừa qua, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã đưa ra 8 lý do tại sao có Mạng lưới Giáo Xứ. Ðó cũng là 8 tham vọng mà Mạng lưới Giáo Xứ muốn đạt. Ngài viết : « Hưởng ứng ưu tư mục vụ chung của Giáo Hội : Chúng ta chỉ cần nêu lên ở đây lời mời gọi của Đức Gioan Phaolô II vào ngày 12.05.2002 : «Internet là một diễn đàn mới cho việc loan báo Tin Mừng. Do đó, nhân ngày Truyền Thông Thế Giới này, tôi dám hiệu triệu toàn thể Giáo Hội hãy can đảm bước vào diễn đàn mới này, để ra khơi thả lưới, sao cho hôm nay đây phối hợp được Tin Mừng với văn hóa hầu chứng tỏ cho thế giới thấy ‘Vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên khuôn mặt Đức Kitô» (2Cr 4,16).

- Biểu dương sức sống dồi dào của Giáo Xứ : Giáo Xứ Việt Nam chúng ta nằm giữa thủ đô Paris ánh sáng, cũng là nơi quy tụ nhiều nhân tài Việt Nam trong mọi lãnh vực văn hóa, cũng là điểm nhìn của nhiều cộng đoàn Việt Nam và ngoại quốc không những tại Pháp mà cả Âu Châu và trên năm Châu Lục. Họ muốn theo dõi Mạng Luới để đánh giá sinh hoạt và sức sống của Giáo Xứ chúng ta, của tập đoàn Công Giáo Việt Nam tại thủ đô Paris, đặc biệt về mục vụ và văn hóa.

- Công bố và chia sẻ Tin Mừng : Chúng ta nhớ luôn lời dạy của Chúa Giêsu : «Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh, nhưng còn bởi mọi lời Thiên Chúa phán ra» (Mt 4, 4); «Những gì nói trong đêm tối, phải được công bố ra ánh sáng, những gì rủ rỉ trong buồng kín, phải được công bố trên mái nhà» (Lc 12,3); «Các con hãy đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng» (Mc 13,10). Đó là sứ mệnh của Giáo Hội, của mọi thành phần trong Giáo Hội, và đó là sứ mệnh của Giáo Xứ chúng ta.

- Giới thiệu và cung cấp phương thức bảo toàn đời sống Kitô hữu : Mặc dầu đang sống trong một nước, một xã hội, một dân tộc còn mang nhiều ấn tích Kitô giáo, càng ngày chúng ta càng khám phá ra, phần lớn người ta không biết đạo Công Giáo, lại có nhiều người tỏ vẻ thù địch với Phúc Am. Riêng giữa cộng đồng người Việt Nam hiện sống tại Pháp, chỉ 33% là người công giáo. Rồi giữa 85.000 người Việt Nam Công Giáo tại Pháp, còn biết bao nhiêu người sống đạo nhưng lu mờ về giáo lý, về Phúc Am. Vô tri bất mộ, khi không biết đạo, làm sao mến đạo và sống đạo được. Căn bản là chúng ta phải lấy chính đời sống để giới thiệu và làm chứng cho Tin Mừng, nhưng chúng ta còn phải biết đến mọi phương tiện truyền thông hiện đại để loan báo Tin Mừng, để bày tỏ đời sống kitô hữu (xem TT 2, 13-14; GLGHCG 2493-2496).

- Thông tin liên lạc và học hỏi : Trước hết là phổ biến các sinh hoạt của Giáo Xứ. Tờ báo chưa đủ để thông tin và liên lạc với hết mọi người, mọi lứa tuổi trong Cộng Đoàn, càng không đủ so với độ nhanh của thời gian. Thông tin tạo liên lạc. Liên lạc để trao đổi, để chia sẻ và giúp nhau học hỏi về những vấn đề liên quan đến sinh hoạt của Giáo Xứ, của đời sống hằng ngày, cụ thể là trong việc làm, trong ngành nghề. Thông tin, liên lạc và học hỏi còn đi xa đến các Cộng Đoàn Việt Nam khác, đến Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam, đến Giáo Hội hoàn vũ, đến xã hội… nói tóm lại, là những gì tương quan đến đời sống của con người Kitô hữu (xem TT 3,5).

- Để mở rộng giới tuyến truyền giáo : Giáo Xứ vốn quan tâm đến sứ mệnh loan báo Tin Mừng : bằng lời cầu nguyện, bằng các công tác tông đồ theo khuôn khổ hội đoàn, ban, nhóm, bằng những sinh hoạt xã hội, bằng tờ nguyệt san ‘Giáo Xứ Việt Nam’, bằng việc ấn hành sách báo, bằng những lần thuyết trình, học hỏi trao đổi dưới mọi dạng thức, bằng những buổi trình diễn Thánh ca, kịch nghệ, ca vũ, hay bằng những bữa cơm thân hữu… Chưa đủ, chúng ta còn phải xử dụng ‘một diễn đàn truyền giáo hiện đại’ là Mạng Luới hay Site Internet. Đầu năm 2001, Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) đã lên tiếng khích lệ rằng ‘Người công giáo có thể và phải trở nên những nhà truyền giáo trên mạng lưới điện toàn cầu, phải nhanh chóng tận dụng những cơ hội mang lại từ những tiến bộ trong ngành truyền thông để chia sẻ và loan truyền đức tin công giáo’ (Vietcatholic News 31.05.2001)

- Gây ý thức cho giáo dân, cách riêng giới trẻ : Phải thú nhận, đa số giáo dân Việt Nam ở lứa tuổi 30 trở lên, còn xa lạ với diễn đàn mạng lưới nói chung và cách riêng với diễn đàn mạng lưới truyền giáo. Muốn cho giáo dân trong xứ đạo làm quen và nắm bắt được tầm mức quan trọng của mạng lưới truyền giáo, không gì bằng chính giáo xứ mở một mạng lưới và cho giáo dân thấy ‘đó là của họ, họ được mời tham gia và xử dụng’. Dĩ nhiên cần kiên trì và cổ động.

- Đáp ứng nhu cầu mục vụ giới trẻ : Mạng lưới là một phương tiện truyền thông xã hội siêu hiện đại, đang có những tác động lớn lao trên mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt trên giới trẻ. Trong một xứ đạo, người trẻ không chỉ ‘bấm Site Internet lên để đọc, để học hỏi thêm về giáo lý, để theo dõi sinh hoạt cộng đoàn, giáo phận và giáo hội hay các mục văn hóa quê hương’, nhưng còn để giới trẻ, ít ra một nhóm nào đó, góp phần sáng kiến văn hoá và kỹ thuật. Người trẻ có nhiều khả năng tham gia và lãnh nhận trách nhiệm trong phạm vi mục vụ này.

- Hòa nhập với các cộng đoàn anh em : Từ mười năm nay, không kể những Site Internet tầm mức quốc tế như Vietcatholic, Văn Phòng Phối Kết… nhiều giáo xứ tại Quê Hương hay nhiều cộng đoàn Việt Nam hải ngoại đã có Site Internet riêng. Vì thế Giáo Xứ Việt Nam thấy mình phải hòa nhập vào với các cộng đoàn anh em trong phạm vi mục vụ này. Cần xử dụng phương tiện truyền thông hiện đại để nối kết với anh em. »

NỘI DUGIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS HIỆN NAY, tra ngày 06.06.2007 NG MẠNG LƯỚI

Vừa vào mạng lưới, trên màn ảnh hiện ra một tấm hình lũ lượt người giáo dân Giáo Xứ Việt Nam Paris, rồi như một phi thuyền hạ cánh, biểu hiệu « Giáo Xứ Việt Nam – Paroisse Vietnamienne » với hình nước Việt Nam vàng trên tháp Effel xanh hiện ra.

Nhấn con chuột vào biểu hiệu này, TRANG CHỦ mạng lưới sẽ hiện ra, với ba không gian rõ rệt. Về phía trái, một bản mục lục của mạng lưới giới thiệu những mục chính của mạng lưới.

Ở chính giữa là hai bài chính trong tháng mới nhất của chủ nhiệm hay chủ bút báo Giáo Xứ Việt Nam. Hai bài chính hiện đang được đăng là « Thách đố trong đời sống đức tin » của Ðức Ông Mai Ðức Vinh và « Sống đạo » của Du Sinh.

Về phía phải là bảng lệt kê tất cả những bài mới được lưu trữ trong tháng. Ðó là những bài sau đây :

MỪNG ÐỆ NHẤT NGŨ NIÊN

Mạng lưới GiáoXứVNParis

▪ Mục Vụ Mạng Lưới

▪ Thách đố đức tin

▪ Những thách đố trong đời sống đức tin

▪ Con thuyền mang dấu ấn đức tin

▪ Bẩm sinh và môi trường giáo dục

▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân

▪ Hai ngày thân hữu 12 và 13.05.2007. pdf

▪ Hai ngày thân hữu 12 và 13.05.2007 (hình). pdf

▪ Tiệc Liên Đới nghề nghiệp 08.05.2007 (hình). pdf

▪ Ngày gia đình trẻ tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Marne-La-Vallée ngày 06.05.2007. pdf

▪ Đại hội Liên Đới nghề nghiệp 01.05.2007 (hình). pdf

▪ Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ tám - GXVN Paris ngày 01.05.2007

▪ Diễn Nguyện Thánh Ca Giáo Xứ Việt Nam Paris ngày 29.04.2007

▪ Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris. pdf

▪ Ngày Văn hóa VN do nhóm thư viện tổ chức tại GXVN Paris ngày 15.04.2007. pdf

▪ Phóng sự hình ảnh ngày Văn hóa VN 15.04.2007 nói chuyện về Linh mục Nguyễn Văn Thích và nghe nhạc Lê Trạch Lựu. pdf

▪ Phong hóa Việt Nam về Tương thân Tương ái

▪ Ðôi nét về tinh thần tương trợ cộng đồng trong văn chương VN

▪ Tình anh em một nhà qua ca dao Việt Nam

Nếu có ai tò mò muốn đọc xem mục lục có gì, họ chỉ cần đưa con chuột vào từng mục.

1. Mục tiếng tây « PAROISSE VIETNAMIENNE », không có dàn bài chi tiết, chỉ trực tiếp trình bày một bài chính « Faits marquants des derniers mois (những sụ kiện lớn trong những tháng qua)». Rồi về phía phải, có bảng liệt kê ba bài lưu trữ : ▪ Notre mission à Paris. Mgr Vingt-Trois, Arch.de Paris (Sứ mệnh của Giáo Hội ở Paris), ▪ Evangéliser Paris (truyền giáo ở Paris) và ▪ Histoire de la paroisse vietnamienne (Lịch sử giáo xứ việt nam)

2. Xuống mục « WEBLINKS », dường như có trục trặc kỹ thuật. Nhấn vào đây, chỉ thấy mạng trả lời rằng « không thể tìm ra trang này ».

3. Xuống mục « TIN TỨC », dàn bài chi tiết cho thấy ba lãnh vực : Thông tin, Sinh hoạt cộng đoàn và Giáo hội hoàn vũ.

31). Nhấn vào mục Thông tin, hiện ra ở giữa trang bài « Thông báo- Chủ nhật 29.04.2007 ». Về phía phải người ta đọc được SINH HOẠT THƯỜNG XUYÊN

Giờ Lễ Chủ Nhật :

Lễ I : 10g00

Lễ II : 11g30

Lễ III : 17g00

Bí tích Hòa giải :

* Sáng Chúa Nhật từ 10g đến 15g

* Hoặc theo hẹn

Bí tích Rửa tội :

* Cử hành vào sáng Thứ Bảy

* Xin liên lạc trước 1 tháng

Bí tích Hôn phối :

* Cử hành vào chiều Thứ Bảy

* Theo học khóa Dự bị Hôn phối :

Khóa Giáng sinh

hoặc Khóa Phục sinh

* Xin liên lạc với Ban Giám Đốc

Bí tích Xức dầu Thánh :

* Theo nhu cầu

* Xin liên lạc với Qúy Cha

Lịch Trình Thánh Lễ và Sinh Hoạt Giới Trẻ niên khóa 2006-2007

32). Nhấn vào mục « Sinh hoạt cộng đoàn », bài chính hiện nay sẽ hiện ra ở giữa viết về « Lễ mừng thượng thọ » vào ngày 31.12.2006. Về phía phải có sổ liệt kê những bài về sinh hoạt cộng đoàn còn được lưu trữ. Ðó là những bài sau đây :

▪ Ngày Văn hóa VN do nhóm thư viện tổ chức tại GXVN Paris ngày 15.04.2007. pdf

▪ Phóng sự hình ảnh ngày Văn hóa VN 15.04.2007 nói chuyện về Linh mục Nguyễn Văn Thích và nghe nhạc Lê Trạch Lựu. pdf

▪ Tiệc Xuân Ðinh Hợi GX VN Paris ngày Chủ nhật 110207. pdf

▪ Thân Hữu Taxi mở tiệc Xuân giúp các em mồ côi và khuyết tật, Paris tối ngày 10.02.2007. pdf

▪ Ngày bệnh nhân 04/02/2007, tại Giáo xứ VN Paris. pdf

▪ Hình ảnh cuộc thi Hang đá kỳ 3. pdf

▪ Canh thức Giáng Sinh – 2006

▪ Thi Hang đá kỳ 3 - 2006

▪ Thơ mời Mừng Thượng Thọ

33). Nhấn vào mục « Giáo Hội hoàn vũ », bài chính hiện ra là bài « Thách đố đức tin » của Trấn Quốc Phụ đã được liệt kê ở trang chủ. Về phía phải có liệt kê những bài lưu trữ sau đây :

▪ Những thách đố trong đời sống đức tin

▪ Con thuyền mang dấu ấn đức tin

▪ Chúa Kitô ủy nhiệm và tín thác nơi phụ nữ

▪ Cầu nguyện với kinh Mân Côi

▪ Lịch sử kinh Mân Côi

▪ Siêng năng lần hạt Mân Côi

▪ Ðức Tân Giáo Hoàng Biển Ðức XVI

▪ Ðức Hồng Y Jean-Marie Lustiger

▪ Trước một biến cố hoàn vũ. Habemus papam

▪ ÐGH JP2 và bước chân rao giảng

▪ ÐGH Gioan Phaolô II với Giáo Hội VN

▪ Chúng tôi tham dự Ðại Hội Giới Trẻ tại Ðức

▪ Nhìn lại Công Ðồng Vatican II

▪ Bảy Cải cách chủ yếu của CÐ Vatican II

▪ Tóm lược các văn kiện Công Ðồng Vatican II

4. Tiếp theo bảng mục lục là « LỜI CHÚA » với dàn bài chi tiết gồm năm tiểu đề : (Lời Chúa) theo phụng vụ, Lời Cha Chung, Chứng nhân, Lá thư mục vụ và Giáo lý.

41). Nhấn vào ti ểu đề « (Lời Chúa theo phụng vụ », lập tức hiện ra bài « Chúa nhật lễ Mình Máu Chúa năm C, 100607 ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

Chúa nhật lễ Chúa ba ngôi

Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Chúa nhật VII Phục Sinh

Chúa nhật VI Phục Sinh

Chúa nhật V Phục Sinh

Chúa nhật VI Phục Sinh

Chúa nhật III Phục Sinh

Chúa nhật II Phục Sinh

Chúa nhật Phục Sinh

Chúa nhật LỄ LÁ

42). Tiếp đến tiểu đề « Lời Cha Chung », bài chính nói về « Ðức Giáo Hoàng viếng thăm Thổ Nhĩ Kì » của Thi Chương. Phía phải có ghi những bài lưu trữ sau đây :

▪ Sống đạo hôm nay

▪ Truyền giáo hướng dẫn bác ái

▪ Ơn gọi trong mầu nhiệm Giáo Hội

▪ Thiên Chúa là tình yêu

▪ Trong sự thật xây dựng hoà bình

▪ Yêu mến Thiên Chúa

▪ Đối thoại bác ái và đối thoại chân lý

▪ Thánh Thể và việc truyền giáo

43). Vào tiểu đề « Chứng nhân », bài chính là « Abbé Pierre, con nguời niềm tin và tình thương » của Dô Mai Ðức Vinh. Phía phải có ghi những bài lưu trữ này :

▪ Abbé Pierre, con người niềm tin và tình thương

▪ Abbé Pierre vị giáo hoàng của người nghèo

▪ Cộng đồng Emmaüs

▪ Kính nhớ 117 Thánh TửĐạo Việt nam

▪ Kỷ niệm 60 năm tổ chức cứu trợ công giáo

▪ Frédéric Ozanam : dấn thân tranh đấu cho công bằng xã hội

▪ Marie de la Passion : Sáng lập Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ

▪ Thánh Giuse Moscati : Bác sĩ suốt đời xả thân cho bệnh nhân

▪ Hành trình nhân chứng đức tin của Trương Vĩnh Ký

▪ Ðức Cha Cassaigne Sanh, Giám mục người cùi VN

- Bàn Tay Linh Thiêng Nâng Đỡ

- Chân phước Charles de FOUCAULD

44). Sang tiểu đề « Lá thư mục vụ », bài chính viết về « Tương thân tương ái » của Ð Ô Mai Ðức Vinh. Phía phải có liệt kê những bài lưu trữ là :

▪ Chứng nhân cho Tin Mừng

▪ Xin rộng lòng đáp ứng

▪ Sứ điệp Giáng Sinh

▪ Sống tuyên chứng Tin Mừng’

▪ Kinh Mân Côi

▪ Công trình của Công Ðồng

▪ Nguồn sống

▪ Liên đới để sống Tin Mừng

▪ Hiến Dâng & Phục Vụ

▪ Con đường đã được uấn lại

▪ Tình yêu điên khùng

▪ Thật đáng hãnh diện !

▪ Dự án giáo dục cho con cái

45). Về tiểu mục « Giáo lý », bài chính là « Hình thức cầu nguyện ». Với những bài lưu trữ sau :

▪ Ðời sống cầu nguyện

▪ Mọi người được mời gọi cầu nguyện

▪ Kinh nguyện trong đời sống kitô hữu

▪ Cùng chết và sống lại với Chúa Kitô

▪ Thống hối nội tâm

▪ Anh em hãy đi và làm cho muôn dân...

- Hội Thánh loan báo Tin Mừng

▪ Lạy Chúa Ba Ngôi

▪ Tôi tin kính Đức Chúa Trời...

▪ Sự sống con người - Nhận biết Thiên Chúa...

▪ Con người khao khát Thiên Chúa...

5. Tiếp theo bảng mục lục là « VĂN HÓA & GIÁO DỤC » với dàn bài chi tiết gồm ba tiểu đề : Giáo dục & Gia đình, Xã hội & Liên đới và Văn hóa.

51). Nhấn vào tiểu đề « Giáo dục & gia đình », lập tức hiện ra bài « Bẩm sinh và môi trường giáo dục». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Giáo dục con cái...

▪ Ðể là những bậc phụ mẫu có thể chấp nhận được

▪ Các cặp dự hôn xây dựng ‘dự án giáo dục’ con cái

▪ Giáo dục ấu thiếu nhi tại từ 4 đến 12 tuổi Giáo Xứ VN Paris. pdf

▪ Giáo dục khởi đầu cho kha tráng niên ở Giáo xứ VN Paris. pdf

▪ Suy nghĩ về tuổi vị thành niên trên phương diện tâm lý học

▪ Ðem hạnh phúc đến cho con cái

▪ Khi đứa con mang nhãn hiệu “tự bế” xuất hiện trong gia đình

▪ Người mẹ trong gia đình công giáo

▪ Chuẩn bị các bạn trẻ sống đời hôn nhân

▪ Hôn nhân và gia đình

▪ Mục vụ hôn nhân dị chủng

▪ Niềm tin trong đời sống gia đình

▪ Khác biệt tính tình trong đời sống lứa đôi

▪ Thăng tiến hôn nhân gia đình

52). Nhấn vào tiểu đề « Xã hội & Liên đới », lập tức hiện ra bài « Ðánh đề ra đê mà ở ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Hình phạt nào cho cân xứng !

▪ Tiền trên trời rớt xuống

▪ Cha mẹ em hy vọng một phép lạ, nhưng quan tòa nói : “Giết em bé đi ”

▪ Vứt xác vào sọt rác

▪ Ðánh đề ra đê mà ở

53). Nhấn vào tiểu đề « Văn hóa », lập tức hiện ra bài « Phong hóa Việt Nam về tương thân tương ái ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Phong hóa Việt Nam về Tương thân Tương ái

▪ Heo trong Thánh Kinh.

▪ Ðêm ánh sáng huy hoàng.

▪ Lễ vật lòng thành kính dâng.

▪ Mừng Xuân Ðinh Hợi 2007

▪ Năm Bính Tuất kể chuyện chó

▪ Những biểu tượng sâu sắc của gà trống

▪ Năm Ất Dậu kể chuyện gà

▪ Chào mừng năm Giáp Thân

▪ Năm Qúy Mùi kể chuyện Dê

▪ Trọng tuổi già là sống đạo hiếu.

▪ Gốc rễ văn hóa VN

▪ Bảo tồn tiếng Việt và văn hóa dân tộc

▪ Làm sao phát triễn tình việt nơi con em chúng ta ?

▪ Làm sao dạy tiếng việt cho có tổ chức và có phương pháp?

▪ Căn tính người công giáo việt nam

▪ Niềm tin trong văn hóa Việtnam

▪ Quan niệm về trời trong Cung Oán Ngâm Khúc

▪ Thân thế sự nghiệp Phước môn Quận công Nguyễn Hữu Bài

▪ Một vài cảm nghĩ về tập thơ nôm của cụ Phước môn Nguyễn Hữu Bài

▪ Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn pho Ðại nam Quốc âm Tự vị đầu tiên của VN

▪ Ðại nam Quốc âm Tự vị - 1895. Paulus Huỳnh Tịnh Của

▪ Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa tiên phong

6. Tiếp theo là mục « CƠ CẤU TỔ CHỨC » với dàn bài chi tiết gồm sáu tiết : Vài dòng Lịch sử, Ban Giám Ðốc, Ban Thường Vụ, Các Cộng Ðoàn, Các đoàn thể, Các Ca đoàn.

61). Nhấn vào tiểu đề « Vài dòng lịch sử », lập tức hiện ra bài « Vài dòng lịch sử ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân.

bài 1 : Chương trình Mừng năm “Hồng Ân”. pdf

▪ bài 2 : Lịch sử Giáo Xứ Việt Nam Paris. pdf

62). Nhấn vào tiểu đề «Ban Giám Ðốc », lập tức hiện ra bài « Ban Giám Ðốc ». Về phía phải có một bài lưu trữ này :

▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân. bài 5 : Công việc của Ban Giám Ðốc. pdf

63). Nhấn vào tiểu đề « Ban Thường Vụ », lập tức hiện ra bài « Ban Thường vụ, nhiệm kỳ 2004-2007 ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân.

bài 6 : Sứ mệnh của Hội Ðồng Mục Vụ. pdf

▪ Hội Ðồng Mục Vụ của Giáo Xứ VN Paris

64). Nhấn vào tiểu đề « Các Cộng Ðoàn », lập tức hiện ra bài « Các Cộng đoàn ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Cộng Ðoàn Antony

▪ Cộng Ðoàn Cergy Pontoise

▪ Cộng Ðoàn Ermont

▪ Cộng Ðoàn Marne La Vallée

▪ Cộng Ðoàn Sarcelles-Garges

▪ Cộng Ðoàn Villiers Le Bel

65). Nhấn vào tiểu đề « Các Ðoàn thể », lập tức hiện ra bài « Các Ðoàn Thể ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

CÁC PHONG TRÀO

▪ Legio Mariae

▪ Phong trào Cursillo

▪ Thiếu nhi Thánh Thể

CÁC HỘI ÐOÀN

▪ Hội Yễm trợ ơn gọi

▪ Hội bà mẹ Công giáo

▪ Liên Ðới Nghề Nghiệp

CÁC NHÓM

▪ Nhóm cơm Chúa nhật

▪ Sinh hoạt giới trẻ

▪ Thư viện giáo xứ

▪ Sinh hoạt báo chí

CÁC LỚP HỌC

▪ Lớp Giáo lý

▪ Lớp tiếng Việt

▪ Lớp Pháp văn

▪ Lớp Ðàn tranh

▪ Lớp dự bị Hôn nhân

66). Nhấn vào tiểu đề « Các Ca đoàn », lập tức hiện ra bài « Vài dòng lịch sử ». Về phía phải có những bài lưu trữ này :

▪ Ca đoàn Giáo xứ

▪ Ca đoàn Triều dâng

▪ Ca đoàn Trinh Vưσng

▪ Ca đoàn Lê Bảo Tịnh

▪ Ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

7. Tiếp theo bảng mục lục là « SINH HOẠT VĂN HOÁ » với dàn bài chi tiết gồm ba tiểu đề : Ban Tu thư, Ban Báo chi và Những người cầm bút

71). Về tiểu mục « Ban Tu thư », bài chính là « Ban Tu Thư ». Với những bài lưu trữ sau :

▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân.

bài 11. Mục vụ văn hóa tu thư tập thể. pdf

▪ Tặng cho nhau (Kỷ yếu 60 năm hội Liên Tu sĩ); 2006

▪ Văn hoá gia đình; 2006

▪ Văn hoá và Đức tin; 2004

72). Về tiểu mục « Ban Báo chí », bài chính là « Sinh hoạt Báo Chí ». Với những bài lưu trữ sau :

▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân. bài 9. Báo ‘‘Giáo Xứ VN’’. pdf

▪ Ðọc giả báo Giáo Xứ VN Paris

▪ Ðọc truyện và thơ trong báo GXVN

▪ In ấn và phát hành

73). Về tiểu mục « Những người cầm bút », bài chính là « Những ngưới cầm bút ». Với những bài lưu trữ sau :

▪ Trần Văn Cảnh với bài gioi thiệu về tác giả và Ba loạt bài lưu trữ, 16 bài về ▪ Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 Năm Hồng Ân; 9 bài về ▪ Dẫn nhập vào văn hóa gia đình VN; 7 bài Phóng sự của Gs Trần văn Cảnh

▪ Cung Chi chỉ có bài gioi thiệu về tác giả

▪ Trần Anh Dũng chỉ có bài gioi thiệu về tác giả

▪ Phạm Bá Nha chỉ có bài gioi thiệu về tác giả

▪ Lê Ðình Thông với bài gioi thiệu về tác giả và ba bài lưu trữ ▪ Cộng đoàn gia đình : Là gì ? Ý nghĩa xã hội học; ▪ Cộng đoàn gia đình : nghĩa gì ? Ý nghĩa triết học; ▪ Cộng đoàn gia đình : Làm gì ? Ý nghĩa tôn giáo

▪ Mai Ðức Vinh với bài gioi thiệu về tác giả và bài lưu trữ ▪ Mục Vụ Mạng Lưới

8. Tiếp theo bảng mục lục là « TIỀN GIÚP GIÁO HỘI » không có dàn bài chi tiết, có bài chính « Lời chủ chăn : Tôi cần đến Giáo Hội và Giáo Hội trông chờ nơi tôi ». Phía phải có ghi 4 bài lưu trữ :

▪ ‘Giúp tài Chánh cho Giáo Hội’ - 2006

▪ Quanh việc giúp Tài Chánh cho Giáo Hội

▪ Chứng từ : Tại sao tôi giúp ?

▪ Cách thức góp “Tiền giúp Giáo Hội ”

9. Tiếp theo bảng mục lục là « CAC CỘNG ÐOÀN TẠI PHÁP » không có dàn bài chi tiết, có bài chính « Tuyên Úy đoàn ». Phía phải có ghi nh ững bài lưu trữ sau :

▪ Cộng Ðoàn Amiens

▪ Cộng Ðoàn Annecy

▪ Cộng Ðoàn Antony

▪ Cộng Ðoàn Autun

▪ Cộng Ðoàn Cergy Pontoise

▪ Cộng Ðoàn Châlon sur Saône

▪ Cộng Ðoàn Chambéry

▪ Cộng Ðoàn Colmar

▪ Cộng Ðoàn Clermont-Ferrand

▪ Cộng Ðoàn Ermont

▪ Cộng Ðoàn Evry (Essonnes)

▪ Cộng Ðoàn Grenoble

▪ Cộng Ðoàn Lille

▪ Cộng Ðoàn Lyon

▪ Cộng Ðoàn Marne La Vallée

▪ Cộng Ðoàn Marseille

▪ Cộng Ðoàn Mulhouse

▪ Cộng Ðoàn Metz

▪ Cộng Ðoàn Nancy

▪ Cộng Ðoàn Nantes

▪ Cộng Ðoàn Nice côte d'Azur

▪ Cộng Ðoàn Orléans

▪ Cộng Ðoàn Poitiers

▪ Cộng Ðoàn Reims

▪ Cộng Ðoàn Rennes Saint-Brieuc

▪ Cộng Ðoàn Sarcelles Garges

▪ Cộng Ðoàn Strasbourg

▪ Cộng Ðoàn Toulon

▪ Cộng Ðoàn Toulouse

▪ Cộng Ðoàn Troyes

▪ Cộng Ðoàn Valence

▪ Cộng Ðoàn Versailles

▪ Cộng Ðoàn Villiers Le Bel

LỜI KẾT

Cuối tuần vừa qua, tôi có dịp được ngồi cùng xe tốc hành TGV Paris Annecy và nói chuyện với một linh mục trẻ Việt Nam. Ngài đang dọn một luận án tiến sĩ về thần học cơ bản ở Học Viện Công Giáo Paris. Câu chuyện của chúng tôi quanh đi quẩn lại đều xoay quanh ba đề tài « Những chiều hướng nghiên cứu hiện nay trong thần học cơ bản, đặc biệt là ảnh hưởng của luồng tư tưởng sinh thái », « Bổn phận và điều kiện làm tông đồ của mỗi tín hữu » và « Những khó khăn của Giáo Hội, Giáo sĩ và Giáo dân Việt Nam ». Trước những chỉ trích hiện nay của nhiều người về những điều thiếu sót của một vài người trong hàng linh mục, hai chúng tôi đều đồng ý rằng « Nội cái tham vọng, cái ý chí muốn dâng mình cho Chúa để làm tông đồ của các vị đã là điều đáng phục rồi. Nhiều người, trong đó có tôi, đã không có được ý chí đó, nói chi đến những thiếu sót ». Qua lời trình bày của cha Mai Ðức Vinh về những lý do tại sao có Mạng Lưới Giáo Xứ mà tôi trích lại trong phần thứ nhất trên đây, rõ rệt ai cũng nhận ra rằng Giáo Xứ có tham vọng về mạng lưới và có tham vọng cao. Tham vọng này, nếu đem đối chiếu với những phân tích tóm tắt về nội dung hiện tại của Mạng Lưới Giáo Xứ, thì đại cương, trong tám tham vọng, tham vọng nào cũng đã đang được phần nào thực hiện, dẫu còn nhỏ nhoi.

Giáo Xứ đã sản xuất ba nguồn tài liệu dồi dào. 47 bài thuyết trình ước lượng dầy 470 trang. 233 số báo GIAO XU VIET NAM, mỗi số dầy 36 trang, vị chi tất cả dầy 8388 trang. 20 cuốn sách do Giáo Xứ chủ trương và xuất bản, ước lượng dầy 8000 trang. Vị chi tổng quát Giáo Xứ có một nguồn tài liệu dầy khoảng 17 000 trang. Số bài và số trang hiện mang lên, phổ biến và lưu trữ trên Mạng Lưới Giáo Xứ chỉ mới được khoảng 1/10. Áy là chưa kể những bài viết riêng cho Mạng Luới, chỉ mới được đăng mà không được lưu trữ. Hy vọng trong tương lai, đội ngũ kỹ thuật làm việc cho mạng lưới sẽ có đông người hơn, sẽ có nhiều giờ hơn để mang nhiều tài liệu hơn lên mạng lưới hầu thực thi nhiều hơn tham vọng mà Ðức Ông Giám Ðốc đã vạch ra cho Mạng Lưới Giáo Xứ.

Paris, ngày 07.06.2007