Cuộc sống riêng tư cuả đức Giáo hoàng John-Paul II



(lời kể lại cuả Hồng y Stanislaw, tổng Giám mục điạ phận Cracovie).

Vài lời nói đầu: Năm mới con Heo, được một vị linh mục dòng Jésuite, cha M.Delansherre, từ Rome gửi tặng quyển sách “Une vie avec Karol” (Sống với cuộc sống Karol), thì quả là điều vạn phước. Để tỏ lòng biết ơn vị linh mục, thiết nghĩ chi bằng dựa vào quyển sách nầy mà viết đôi điều với độc giả. Ước mong quý Vị hiểu cho.

Một ký giả người Ý gốc Balan, Gian Franco Svidercoschi, lại viết sách bằng tiếng Pháp, ghi lại cuộc nói chuyện với đức Tổng Giám mục Cracovie (Balan) hiện vị, về việc Ngài đã “sống với cuộc sống cuả đức Thánh Cha Jean-Paul đệ nhị”, trong suốt thời gian 39 năm dưới chức vị “thư ký riêng”.

Thật ra, đây chưa hẳn là cuốn sách cuối cùng nói về đức Thánh Cha Jean-Paul đệ nhị, mà chỉ là quyển sách nhỏ, khiêm tốn, dày 200 trang, vừa được nhà sách Seuil cho xuất bản ngày 8/2/2007. Đức cha Stalislaw Dziwisz, kể ra những mẫu chuyện nầy trước thời gian nhậm chức Tổng Giám mục thành Cracovie (Balan), dưới triều đại được đức thánh Cha Benoît XVI hiện đương kiêm nhiệm phong chức Tổng Quản Cracovie. Nhiều mẫu chuyện riêng tư khá lý thú trong suốt cả 39 năm, mà Ngài nguyên là thư ký riêng cuả đúc Hồng Y Karol Wojtyla trong 10 năm tại Ba lan dưới ách cộng sản (60-70) và 29 năm ở thành Rome cuả vị Giáo hoàng Jean-Paul đệ nhị, đã làm cho chúng ta sống lại với lịch sử hiện đại cuả một vị Giáo hoàng từng làm cho thế giới cộng sản tan rã.

Cuộc đại phiêu lưu bắt đầu từ lúc Stanislaw vừa tròn 27 tuổi được Chúa chọn làm linh mục vào ngày 08/10/1966. Tổng toà thành Cracovie, đức hồng y Karol Wojtyla, nguyên là giáo sư trong thời gian Stanislaw còn là trú sinh Đại chủng viện, gọi về giử chức thư ký riêng. Trong thư đức Hồng y Karol nói: “Tại đây, cậu cứ tiếp tục học vấn và giúp tôi” . (Ici, tu pourras poursuivre tes études et tu m’aideras). Kể từ ngày đó, linh mục Stanislaw trở thành nhà “quý tộc” không rời nữa bước Karol Wojtyla.

Vị thư ký cho biết những nguy hiểm đến tánh mạng thường theo chân cả hai thầy trò suốt cả 12 năm tại thành phố Cracovie, tổng địa phận. Chính quyền Balan đã xem Đức Hồng Y Karol là con người “nguy hiểm” (bête noire) cuả chế độ cộng sản. Ngày đêm cho những tên mật vụ “dấu mình trong mấy chiếc xe có kiếng mầu đen” , không rời nữa bước. Thế mà đức Hồng y lại thường nói cách hóm hĩnh rằng đó là “những thiên thần hộ mệnh” và Ngài, mỗi lần trực diện, vẫn chúc phúc cho họ. Muốn những người nầy rỏ hơn, Ngài lại nhờ Mucha, viên tài xế tín cẩn, tìm đến các tên mật vụ Ba lan để chuyển lời.

Đức Hồng y Stanislaw không quên được giây phút đầu tiên, khi tại đền thánh Saint-Pierre, ngày 16 tháng 10 năm 1978, khói trắng vụt bốc lên trời, và lời gọi tên vị Hồng Y Karol Wojtyla. Ngài tự hỏi: “Lạy Chúa con có dám tin vào tai con đã nghe ?” . Cho đến lúc trực diện với một Karol Wojtyla, trong phẫm phục mầu trắng cuả Đức Thánh Cha, Ngài vẫn còn bối rối. May thay, vị tân Giáo hoàng đã giúp Ngài bình tĩnh trở lại bằng cách nói nhỏ bên tai qua câu thổ ngữ romain: “Li possano ?” (Ai đã bảo họ làm như vậy ? Qu’est-ce qu’il leur a pris ?) . Câu nói ám chỉ đến việc các Hồng Y đã bầu Ngài lên ngôi vị làm Đại diện Thiên Chúa trên cỏi trần nầy.

Việc đức Thánh Cha Jean-Paul ll nói thông thạo tiếng romain từ lúc Ngài còn là trú sinh cuả một trường Trung học tại vương quốc Bĩ. Ngài là vị Thánh Cha biết rất nhiều ngoại ngữ nhất. Thế nhưng hôm nay Ngài đang dành thì giờ học tiếng Trung hoa. Bởi lẽ, theo Ngài, là muốn hiểu thêm một dân tộc trên cả tỷ người, hầu “tìm cho ra một vị trí xứng đáng trong cộng đồng nhân loại” . Ngoài ra, Ngài còn quan tâm đến nhiều quốc gia khác. Trong đó phải kể đến Ấn độ, một nước có nhiều dân cư cùng cực và khốn khỗ nhất, nhờ sự khám phá cuả Thánh nữ Teresa. Ngài đã nhắc đến chuyện đức Thánh Cha Jean Paul ll hành hương đến Brésil, khi đi qua một khu dân cư, trước cảnh thảm thương, đã tháo ngay chiếc nhẫn lúc phong chức biếu tặng cho mọi người. Đây là cú “sốc” thật sự !

Cuộc sống thường nhật cuả đức Thánh Cha Jean-Paul ll cũng thường được nhà “quý tộc” Stanislaw kể đến. Một chương trình quá bận rộn. Những buỗi cầu nguyện dong dài, những lúc một mình tĩnh tâm hay tiếp khách, nếu không có một sức lực “ngoại hạng” như vậy thì không thể một ai cáng đáng nỗi. Những buổi triều kiến kéo dài ngoài chương trình ấn định, những buổi họp với các cộng sự viên, nhiều lúc vừa ăn vừa tiếp tục, những cuộc thăm bất ngờ cuả bạn bè ghé đến thành Rome….Không bao giờ thiếu số đông người ra vào trong điện Đức Thánh Cha !

Bên cạnh đó, chưa có vị Giáo Hoàng nào lại đi hành hương các nước ngoài nhiều như vậy. Và trong mọi lần đã quá nhiều trọng trách đỗ lên đầu vị thư ký riêng. Nhà “quý tộc” Stanislaw là người buộc phải biết tìm cách “thu dọn chiến trường” cách khéo léo, hầu làm phai mờ những bóng đen trong dư luận.Chẳng hạn, trong cuộc hành hương tại Chili, người ta đã trách cứ đức Thánh Cha hiện diện trên bao lơn (balcon) với nhà cựu độc tài quân phiệt Pinochet. Thực ra, trong một buổi thăm viếng riêng tư, đức Thánh Cha Jean-Paul ll đã khuyên nhà độc tài rằng “đã đến lúc nên trả lại mọi quyền hành cho chính quyền dân sự” . Cũng như chính Đức Thánh Cha đã đến thăm tất cả những người lãnh đạo khác tại xứ nầy để nhắc nhở họ về “sự bất bình đẳng giữa con người” .

Trong thời gian 80 tuổi, đức Thánh Cha Jean-Paul ll cảm thấy ngày càng bị hành hạ bởi những vết thương qua vụ ám sát và Ngài muốn rút lui. Như chúng ta đã biết, chính Ngài đã tuyên bố “Ngài muốn rút lui theo ý Chuá định” và “Ngài nguyện xin vác cây Thánh giá cuả Chuá đến cùng” (s’en remettre à la volonté de Dieu et porter sa Croix jusqu’au bout”.

Cuộc ám sát ngày 13/05/1981 đã được nhà “quý tộc” thư ký riêng nói rất dong dài và nhất là chuyện đức Hồng Y Stanislaw đã trải qua nhiều chuổi ngày đau khỗ khi nghĩ đến Ali Agca chẳng một tiếng xin lỗi Đức Thánh Cha. Tên sát nhân chuyên nghiệp lại tự hỏi “sao mà hắn đã làm trật cú nầy» và đã hãnh diện, chẳng chút do dự, hỏi lại “nạn nhân” khi chính “nạn nhân” đến thăm và chúc phúc hắn ta tại khám đường: “Nhưng vì sao mầy không chết ?” . Đức Hồng Y Stanislaw xác quyết rằng ngoài sự tin tưởng vào Đức Mẹ Đồng trinh Fatima, toà thánh Vatican, cho đến nay, vẫn chưa bao giờ có tin tức ngoại biệt về vụ ám sát Đức Thánh Cha Jean-Paul ll.

Tối ngày 2/04/2005, một số người thân thuộc trong gia đình cuả Đức Thánh Cha Jean-Paul ll, đã tụ tập bao quanh thánh thể Ngài. “Cho mãi đến 21 giờ 37 phút, tất cả chúng tôi biết thật Ngài đã tắt thở và chúng tôi đã khóc rất nhiều” .Tuy nhiên, đức Hồng Y Stanislaw còn nhớ lại một cảnh tượng lạ là “tất cả mọi người đều nghĩ rằng cuộc hiện diện cuả chúng tôi không phải là bài ca tưởng niệm (requiem) mà là cùng nhau thể hiện bài Thánh Ca Thiên Chúa (Te Deum). Chúng tôi cám ơn Chuá đã trao cho nhân loại và chúng tôi tặng phẩm quý giá Karol Wojtyla”.

Bruxelles, ngày 12/02/2007.