THÁI BÌNH -- Sau đây là bài giảng của Đức Cha Nguyễn văn Sang nhân dịp cung hiến thánh đường giáo xứ Cao Mại:
Hôm nay là ngày long trọng của Giáo xứ Cao Mại - Cung hiến Thánh Đường cho Thiên Chúa. Chúng ta đã nghe đọc những trang sử vừa vui mừng, vừa đau khổ, vừa thành công, vừa thất bại của giáo xứ từ khi lập nghiệp cho đến bây giờ; đã trải qua biết bao gian nan khốn khó, nhưng đồng thời cũng đã nhận lãnh biết bao an ủi, đỡ nâng của chính Chúa cách này hay cách khác, và nhất là qua các đấng bậc coi sóc Giáo phận cũng như Giáo xứ này. Chúng ta đã có những bài học xương máu từ mấy trăm năm khi nhìn về quá khứ, nhưng chưa có ngày nào chúng ta cảm thấy trọng đại bằng ngày hôm nay. Trong dĩ vãng chúng ta đã xây nhà thờ, đã khánh thành và làm phép nhà thờ; chúng ta đặt tượng đài, thu góp những vật liệu nhất là sau những lần nhà thờ bị phá hoại…nhưng hôm nay chúng ta cung hiến Ngôi Nhà Thờ này cho Thiên Chúa, đó là một biến cố quan trọng nhất, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử giáo xứ. Vậy, cung hiến Nhà Thờ cho Thiên Chúa nghĩa là gì? Nghĩa là chung lòng chung sức với nhau hiến dâng Ngôi Nhà Thờ này để là của thuộc riêng về Thiên Chúa. Chúa là Đấng Thánh, là Đấng cầm quyền cai trị muôn loài muôn vật, là Chủ hết mọi loài mọi vật, thánh hiến là tuyên bố những điều đó nhưng đồng thời cũng thực hiện những điều đó để cho lễ vật của chúng ta dâng lên Thiên Chúa thuộc về Ngài.
Thiên Chúa nhận lấy một vật dụng cũng như nhà thờ là của riêng Chúa nghĩa là thế nào? Nghĩa là Chúa sẽ ban xuống cho vật đó, cho ngôi nhà thờ đó muôn vàn ơn phúc. Khi đi mừng tân gia hay dự lễ khai trương trụ sở, công ty, tập đoàn… ta thấy thật vui mừng, vĩ đại, nhưng ăn thua gì khi chúng ta cung hiến một ngôi nhà thờ cho Thiên Chúa. Những sự kiện trần gian này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian, không mấy khi kéo dài muôn thế hệ, lần mở lại lịch sử những nền văn minh như Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc, hay nhân vật lẫy lừng như Thành Cát Tư Hãn…nghìn năm một thủa cũng đã qua đi, chỉ có mình Thiên Chúa là bền vững, chỉ những biến cố và sự kiện thuộc về Thiên Chúa mới bền vững mà thôi.
Chúng ta vừa mừng Lễ Noel và cũng đã được nghe bức thư của Đức Giám mục gửi cho anh chị em Giáo phận trong dịp này; không phải chúng ta mừng một lễ hội trần gian: hát hò, nhảy múa, Ông già Noel phát quà… mà là một kỉ niệm, một kỉ niệm vô tiền khoáng hậu, tức là không có kỉ niệm nào mà chúng ta nhớ tới được trọng vọng như vậy; không có sức mạnh nào làm lay động cả vũ trụ này như vậy. Đó không chỉ là một kỉ niệm, mà còn là một thực tại. Chúa vẫn sinh ra mọi ngày, mọi giây, mọi phút trong tâm hồn mỗi người để mỗi chúng ta có thể là đối tượng cho Mùa Noel kéo dài mãi. Trong Giáo hội cũng vậy, việc chúng ta cung hiến ngôi nhà thờ này cho Thiên Chúa là một sự kiện, một biến cố siêu nhiên có tính bền vững, phong phú và thánh thiện mà chúng ta không thể nào hiểu hết nổi.
Khi làm phép nước để rảy trên bàn thờ và nhà thờ, chúng ta đã cầu xin Thiên Chúa thánh hóa chúng ta và ngôi nhà thờ này để nhờ đó chúng ta được lĩnh nhận các bí tích, gặp gỡ Thiên Chúa và anh em như lời Người đã phán: “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18, 20). Chúng ta đến nhà thờ để được nghe và học hỏi Lời Chúa, đó là ánh sáng soi đường và bổ dưỡng cho chúng ta để chúng ta có thể sống như lời Chúa Giêsu Kitô đã nói: sống dồi dào và sung mãn hơn (x.Ga 10, 10).
Chúng ta thường nói với nhau rằng: chúng ta phải bay lên! Nhưng bay lên thế nào được, nếu thân xác con người với tất cả tội lỗi, tất cả những tính mê nết xấu, tất cả những điều trần tục níu kéo chúng ta lại, chẳng những không bay lên được mà có khi còn đổ ngã nữa là khác. Vì vậy, tôi đã từng nói với những vị có chức quyền ở trong nước: muốn bay lên thì phải có tinh thần, phải có tín ngưỡng, phải có tôn giáo, phải có văn hóa… vì đó là động lực giúp con người bay lên; thế còn nguyên vật chất thế gian này không thể bay lên được vì nó nặng nề. Anh chị em biết, chúng ta không thể nào bay lên được nếu chúng ta không có một tinh thần đạo hạnh. Người ta cũng nói rằng, những người sống theo vật chất thì thường đi xuống và bị gọi là thoái hóa; chỉ có tinh thần, lòng đạo đức mới giúp chúng ta bay lên được mà thôi. Do đó, nhà thờ chính là nơi đào tạo con người vì nhờ vào Lời Chúa là đèn soi muôn bước chân, là lương thực bổ dưỡng… để cho con người được bay lên, để cho con người được thanh thoát, để cho con người được sống và sống dồi dào sung mãn.
Ngoài ra, chúng ta còn vào nhà thờ để lĩnh thụ các Bí tích, được trở nên con người mới nhờ vào phép Rửa tội. Không có một con người mới nào sánh được với con người mới của chúng ta khi lĩnh thụ phép Rửa tội vì trở nên con cái Chúa, là hoàng tử của Chúa nhưng không theo nghĩa ở đời này: “con vua thì lại làm vua, con bác sãi chùa thì quét lá đa”. Làm con Chúa có một ý nghĩa mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Chúng ta được trở nên trong sạch khi có lòng ăn năn hối cải và chịu phép Giải tội. Chúng ta rước Mình Máu Thánh Chúa, cả Thiên Tính lẫn Nhân tính ngự vào linh hồn chúng ta, ở với chúng ta như lời chúa đã phán: “ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6, 56 – 57)… Chúng ta vào nhà thờ lĩnh thụ bí tích là như vậy.
Tình thương của Thiên Chúa chan hòa trong thánh đường vì Ngài ở giữa chúng ta và chúng ta ở với nhau. Thánh đường không phải là nơi tập họp những người ăn trộm ăn cắp, xì ke ma túy…cho nên người ta thường nói, có lẽ trong hoàn cảnh xã hội hiện nay thì chỉ có mỗi nhà thờ là không có ôm, còn ở đâu cũng ôm: nào là café ôm, bia ôm, karaoke ôm,...chỉ nhà thờ của chúng ta mới có tình yêu thương trong sạch. Cho nên, khi khánh thành ngôi nhà thờ là chúng ta khánh thành một trung tâm làm cho con người trở nên thánh thiện trong sạch, huy hoàng tráng lệ, nhất là ngôi nhà thờ cao mại lại có một ý nghĩa lịch sử rất lớn, một ngôi nhà thờ tượng trưng cho tình bác ái yêu thương. Người xưa có câu: “Phú Linh quằn quại, Cao Mại đau thương” ý nói: Phú Linh và Cao Mại tượng trưng cho sự chém giết lẫn nhau. Tôi nhớ, khi đến đây để đặt viên đá đầu tiên thì tôi cứ tưởng rằng mình đang đứng trên mảnh đất thấm máu tổ tiên. Để được xây nhà thờ, tôi nhớ là tôi đã phải xin mãi trung ương mới cho vì họ nói rằng: nhà thờ này tượng trưng cho sự hiềm khích giữa lương với giáo nên chỉ để làm kỉ niệm. Tôi nói rằng: kỉ niệm cái gì chứ kỉ niệm một sự xấu thì kỉ niệm làm gì? Kỉ niệm những gì là tốt đẹp chứ không phải kỉ niệm đánh nhau hay chém giết nhau. Chúng ta có thể nói với con cháu mình rằng đây là kỉ niệm ông bà, cha mẹ mày đánh nhau không? Chúng ta cũng là con Hồng cháu Lạc, máu đỏ da vàng, cũng là con người Việt Nam, xóm làng với nhau, xúm lại xây dựng một ngôi nhà thờ kỉ niệm tình bác ái yêu thương thì hơn. Cuối cùng họ đã nghe tôi giải thích như vậy thì đồng ý và cho tôi xây lại ngôi nhà thờ này. Trong thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng nhà thờ, chúng ta đã mời ông chủ tịch, ông mặt trận, ông thượng toạ và chúng ta ôm hôn nhau trên bàn thờ cũng như ở dưới nhà thờ. Nghĩa cử đó tôi cũng đã kể cho khắp năm châu bốn bể nghe và người ta rất yêu mến. Nhà thờ cao mại này, hôm nay chúng ta cung hiến nó đã có một kỉ niện trong lịch sử là nhà thờ yêu thương và bác ái. Một ngôi nhà thờ mà không đào tạo được, không nuôi dưỡng được sự khoan dung, tình yêu thương thì ngôi nhà thờ ấy bỏ đi, vứt đi được rồi. Bên trong nhà thờ không được giảng dạy sự oán thù, sự chia rẽ mà là nơi chủ trương tình yêu thương, là nơi khoan dung tha thứ cho nhau thì mới xứng đáng, xứng danh dành cho Thiên Chúa. Đó cũng là Lời Chúa đã nói với chúng ta qua bài Phúc âm ngày hôm nay: “…giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4,23). Tuy nhiên chúng ta không thể ngồi trong ngôi nhà thờ này mãi được; chúng ta sốt sắng đạo đức đến đâu mặc lòng cũng phải ra khỏi nhà thờ này, để đi xây dựng một ngôi nhà thờ mới trong lòng chúng ta ở hết mọi nơi mọi chỗ trong sự thật và trong tinh thần. Đã đến lúc Chúa Giêsu Kitô và đã đến lúc ngôi nhà thờ ấy phải là mỗi người chúng ta. Ngôi nhà thờ ấy là nơi chúng ta làm chứng cho sự thật, là nơi thực thi tinh thần yêu thương và bác ái. Cho nên hôm nay cung hiến ngôi nhà thờ xứ Cao Mại này là một dịp tốt cho chúng ta cảm tạ đội ơn Chúa, nhớ lại những ơn lành Chúa đã ban trong suốt 300 năm lịch sử; đồng thời chúng ta cũng học được những bài học tốt lành để làm thế nào biến chúng ta cũng trở nên một ngôi nhà thờ đáng để dâng kính cho Thiên Chúa, là Đấng duy nhất thánh thiện và có quyền trên hết mọi loài mọi vật. Sau nữa, chúng ta cũng vun trồng tình yêu thương tha thứ, bác ái khoan dung ở trong ngôi nhà thờ này và hãy đem lý tưởng đó đi hết mọi nơi trên thế giới như lời Chúa đã dạy: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19), nghĩa là để cho mọi người cũng được đắm chìm trong tình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi; nghĩa là mỗi người chúng ta trở nên một đền thờ cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự. Đấy là điều kiện để cho mỗi người Công Giáo chúng ta hợp với tất cả mọi người thiện chí nâng tâm hồn lên với Chúa, hướng tâm hồn lên với Chúa mà hát mừng ngợi khen Chúa ở trong đền thờ vĩnh viễn ở trên Nước trời. Amen.
Hôm nay là ngày long trọng của Giáo xứ Cao Mại - Cung hiến Thánh Đường cho Thiên Chúa. Chúng ta đã nghe đọc những trang sử vừa vui mừng, vừa đau khổ, vừa thành công, vừa thất bại của giáo xứ từ khi lập nghiệp cho đến bây giờ; đã trải qua biết bao gian nan khốn khó, nhưng đồng thời cũng đã nhận lãnh biết bao an ủi, đỡ nâng của chính Chúa cách này hay cách khác, và nhất là qua các đấng bậc coi sóc Giáo phận cũng như Giáo xứ này. Chúng ta đã có những bài học xương máu từ mấy trăm năm khi nhìn về quá khứ, nhưng chưa có ngày nào chúng ta cảm thấy trọng đại bằng ngày hôm nay. Trong dĩ vãng chúng ta đã xây nhà thờ, đã khánh thành và làm phép nhà thờ; chúng ta đặt tượng đài, thu góp những vật liệu nhất là sau những lần nhà thờ bị phá hoại…nhưng hôm nay chúng ta cung hiến Ngôi Nhà Thờ này cho Thiên Chúa, đó là một biến cố quan trọng nhất, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử giáo xứ. Vậy, cung hiến Nhà Thờ cho Thiên Chúa nghĩa là gì? Nghĩa là chung lòng chung sức với nhau hiến dâng Ngôi Nhà Thờ này để là của thuộc riêng về Thiên Chúa. Chúa là Đấng Thánh, là Đấng cầm quyền cai trị muôn loài muôn vật, là Chủ hết mọi loài mọi vật, thánh hiến là tuyên bố những điều đó nhưng đồng thời cũng thực hiện những điều đó để cho lễ vật của chúng ta dâng lên Thiên Chúa thuộc về Ngài.
Thiên Chúa nhận lấy một vật dụng cũng như nhà thờ là của riêng Chúa nghĩa là thế nào? Nghĩa là Chúa sẽ ban xuống cho vật đó, cho ngôi nhà thờ đó muôn vàn ơn phúc. Khi đi mừng tân gia hay dự lễ khai trương trụ sở, công ty, tập đoàn… ta thấy thật vui mừng, vĩ đại, nhưng ăn thua gì khi chúng ta cung hiến một ngôi nhà thờ cho Thiên Chúa. Những sự kiện trần gian này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian, không mấy khi kéo dài muôn thế hệ, lần mở lại lịch sử những nền văn minh như Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc, hay nhân vật lẫy lừng như Thành Cát Tư Hãn…nghìn năm một thủa cũng đã qua đi, chỉ có mình Thiên Chúa là bền vững, chỉ những biến cố và sự kiện thuộc về Thiên Chúa mới bền vững mà thôi.
Chúng ta vừa mừng Lễ Noel và cũng đã được nghe bức thư của Đức Giám mục gửi cho anh chị em Giáo phận trong dịp này; không phải chúng ta mừng một lễ hội trần gian: hát hò, nhảy múa, Ông già Noel phát quà… mà là một kỉ niệm, một kỉ niệm vô tiền khoáng hậu, tức là không có kỉ niệm nào mà chúng ta nhớ tới được trọng vọng như vậy; không có sức mạnh nào làm lay động cả vũ trụ này như vậy. Đó không chỉ là một kỉ niệm, mà còn là một thực tại. Chúa vẫn sinh ra mọi ngày, mọi giây, mọi phút trong tâm hồn mỗi người để mỗi chúng ta có thể là đối tượng cho Mùa Noel kéo dài mãi. Trong Giáo hội cũng vậy, việc chúng ta cung hiến ngôi nhà thờ này cho Thiên Chúa là một sự kiện, một biến cố siêu nhiên có tính bền vững, phong phú và thánh thiện mà chúng ta không thể nào hiểu hết nổi.
Khi làm phép nước để rảy trên bàn thờ và nhà thờ, chúng ta đã cầu xin Thiên Chúa thánh hóa chúng ta và ngôi nhà thờ này để nhờ đó chúng ta được lĩnh nhận các bí tích, gặp gỡ Thiên Chúa và anh em như lời Người đã phán: “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18, 20). Chúng ta đến nhà thờ để được nghe và học hỏi Lời Chúa, đó là ánh sáng soi đường và bổ dưỡng cho chúng ta để chúng ta có thể sống như lời Chúa Giêsu Kitô đã nói: sống dồi dào và sung mãn hơn (x.Ga 10, 10).
Chúng ta thường nói với nhau rằng: chúng ta phải bay lên! Nhưng bay lên thế nào được, nếu thân xác con người với tất cả tội lỗi, tất cả những tính mê nết xấu, tất cả những điều trần tục níu kéo chúng ta lại, chẳng những không bay lên được mà có khi còn đổ ngã nữa là khác. Vì vậy, tôi đã từng nói với những vị có chức quyền ở trong nước: muốn bay lên thì phải có tinh thần, phải có tín ngưỡng, phải có tôn giáo, phải có văn hóa… vì đó là động lực giúp con người bay lên; thế còn nguyên vật chất thế gian này không thể bay lên được vì nó nặng nề. Anh chị em biết, chúng ta không thể nào bay lên được nếu chúng ta không có một tinh thần đạo hạnh. Người ta cũng nói rằng, những người sống theo vật chất thì thường đi xuống và bị gọi là thoái hóa; chỉ có tinh thần, lòng đạo đức mới giúp chúng ta bay lên được mà thôi. Do đó, nhà thờ chính là nơi đào tạo con người vì nhờ vào Lời Chúa là đèn soi muôn bước chân, là lương thực bổ dưỡng… để cho con người được bay lên, để cho con người được thanh thoát, để cho con người được sống và sống dồi dào sung mãn.
Ngoài ra, chúng ta còn vào nhà thờ để lĩnh thụ các Bí tích, được trở nên con người mới nhờ vào phép Rửa tội. Không có một con người mới nào sánh được với con người mới của chúng ta khi lĩnh thụ phép Rửa tội vì trở nên con cái Chúa, là hoàng tử của Chúa nhưng không theo nghĩa ở đời này: “con vua thì lại làm vua, con bác sãi chùa thì quét lá đa”. Làm con Chúa có một ý nghĩa mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Chúng ta được trở nên trong sạch khi có lòng ăn năn hối cải và chịu phép Giải tội. Chúng ta rước Mình Máu Thánh Chúa, cả Thiên Tính lẫn Nhân tính ngự vào linh hồn chúng ta, ở với chúng ta như lời chúa đã phán: “ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6, 56 – 57)… Chúng ta vào nhà thờ lĩnh thụ bí tích là như vậy.
Tình thương của Thiên Chúa chan hòa trong thánh đường vì Ngài ở giữa chúng ta và chúng ta ở với nhau. Thánh đường không phải là nơi tập họp những người ăn trộm ăn cắp, xì ke ma túy…cho nên người ta thường nói, có lẽ trong hoàn cảnh xã hội hiện nay thì chỉ có mỗi nhà thờ là không có ôm, còn ở đâu cũng ôm: nào là café ôm, bia ôm, karaoke ôm,...chỉ nhà thờ của chúng ta mới có tình yêu thương trong sạch. Cho nên, khi khánh thành ngôi nhà thờ là chúng ta khánh thành một trung tâm làm cho con người trở nên thánh thiện trong sạch, huy hoàng tráng lệ, nhất là ngôi nhà thờ cao mại lại có một ý nghĩa lịch sử rất lớn, một ngôi nhà thờ tượng trưng cho tình bác ái yêu thương. Người xưa có câu: “Phú Linh quằn quại, Cao Mại đau thương” ý nói: Phú Linh và Cao Mại tượng trưng cho sự chém giết lẫn nhau. Tôi nhớ, khi đến đây để đặt viên đá đầu tiên thì tôi cứ tưởng rằng mình đang đứng trên mảnh đất thấm máu tổ tiên. Để được xây nhà thờ, tôi nhớ là tôi đã phải xin mãi trung ương mới cho vì họ nói rằng: nhà thờ này tượng trưng cho sự hiềm khích giữa lương với giáo nên chỉ để làm kỉ niệm. Tôi nói rằng: kỉ niệm cái gì chứ kỉ niệm một sự xấu thì kỉ niệm làm gì? Kỉ niệm những gì là tốt đẹp chứ không phải kỉ niệm đánh nhau hay chém giết nhau. Chúng ta có thể nói với con cháu mình rằng đây là kỉ niệm ông bà, cha mẹ mày đánh nhau không? Chúng ta cũng là con Hồng cháu Lạc, máu đỏ da vàng, cũng là con người Việt Nam, xóm làng với nhau, xúm lại xây dựng một ngôi nhà thờ kỉ niệm tình bác ái yêu thương thì hơn. Cuối cùng họ đã nghe tôi giải thích như vậy thì đồng ý và cho tôi xây lại ngôi nhà thờ này. Trong thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng nhà thờ, chúng ta đã mời ông chủ tịch, ông mặt trận, ông thượng toạ và chúng ta ôm hôn nhau trên bàn thờ cũng như ở dưới nhà thờ. Nghĩa cử đó tôi cũng đã kể cho khắp năm châu bốn bể nghe và người ta rất yêu mến. Nhà thờ cao mại này, hôm nay chúng ta cung hiến nó đã có một kỉ niện trong lịch sử là nhà thờ yêu thương và bác ái. Một ngôi nhà thờ mà không đào tạo được, không nuôi dưỡng được sự khoan dung, tình yêu thương thì ngôi nhà thờ ấy bỏ đi, vứt đi được rồi. Bên trong nhà thờ không được giảng dạy sự oán thù, sự chia rẽ mà là nơi chủ trương tình yêu thương, là nơi khoan dung tha thứ cho nhau thì mới xứng đáng, xứng danh dành cho Thiên Chúa. Đó cũng là Lời Chúa đã nói với chúng ta qua bài Phúc âm ngày hôm nay: “…giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4,23). Tuy nhiên chúng ta không thể ngồi trong ngôi nhà thờ này mãi được; chúng ta sốt sắng đạo đức đến đâu mặc lòng cũng phải ra khỏi nhà thờ này, để đi xây dựng một ngôi nhà thờ mới trong lòng chúng ta ở hết mọi nơi mọi chỗ trong sự thật và trong tinh thần. Đã đến lúc Chúa Giêsu Kitô và đã đến lúc ngôi nhà thờ ấy phải là mỗi người chúng ta. Ngôi nhà thờ ấy là nơi chúng ta làm chứng cho sự thật, là nơi thực thi tinh thần yêu thương và bác ái. Cho nên hôm nay cung hiến ngôi nhà thờ xứ Cao Mại này là một dịp tốt cho chúng ta cảm tạ đội ơn Chúa, nhớ lại những ơn lành Chúa đã ban trong suốt 300 năm lịch sử; đồng thời chúng ta cũng học được những bài học tốt lành để làm thế nào biến chúng ta cũng trở nên một ngôi nhà thờ đáng để dâng kính cho Thiên Chúa, là Đấng duy nhất thánh thiện và có quyền trên hết mọi loài mọi vật. Sau nữa, chúng ta cũng vun trồng tình yêu thương tha thứ, bác ái khoan dung ở trong ngôi nhà thờ này và hãy đem lý tưởng đó đi hết mọi nơi trên thế giới như lời Chúa đã dạy: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19), nghĩa là để cho mọi người cũng được đắm chìm trong tình yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi; nghĩa là mỗi người chúng ta trở nên một đền thờ cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự. Đấy là điều kiện để cho mỗi người Công Giáo chúng ta hợp với tất cả mọi người thiện chí nâng tâm hồn lên với Chúa, hướng tâm hồn lên với Chúa mà hát mừng ngợi khen Chúa ở trong đền thờ vĩnh viễn ở trên Nước trời. Amen.