Vài Nghĩ Suy của Một Nữ Tu gốc Iraq

"Những ngữ từ tử tế, nhân hậu có thể vắn gọn và dễ nói ra, thế nhưng những âm hưởng của chúng quả thật là vô tận" hay "Kind words can be short and easy to speak, but their echoes are truly endless" - Blessed Mother Teresa of Calculta.

"Thật đây đúng là một vinh dự và ơn lành khi được yêu cầu để chia sẽ những nghĩ suy giản đơn của tôi về niềm vui được phục vụ những người con của Thiên Chúa tại Irắc và Hoa Kỳ," đó là đoạn viết mở đầu của Nữ Tu Olga Yaqob, N.V.M.

Trong bức thông điệp này tôi muốn chia sẽ với các bạn về một số nghĩ suy mà tôi đã có dịp chia sẽ với những người bạn trẻ Công Giáo tại Tổng Giáo Phận Boston vào tuần qua về những mối liên hệ của tôi với người Mỹ và một số binh sĩ Hoa Kỳ mà tôi đã có dịp gặp gỡ vào Mùa Hè năm 2003 và 2006 vừa qua.

Sinh ra và lớn lên tại Irắc, mọi thông tin duy nhất mà tôi biết được về người Mỹ, chủ yếu là qua truyền hình do nhà nước kiểm soát. Lớn lên, thế hệ của chúng tôi tại Irắc chỉ xem được có hai kênh truyền hình công cộng mà thôi, và tất cả đều bị chính phủ kiểm soát cả. Tất cả những gì mà tôi biết về Hoa Kỳ cũng đều qua hai kênh truyền hình này mà thôi. Còn về tin tức qua mặt báo thì rất là hạn chế. Vì thế, nói chung, sự hiểu biết của tôi về nền văn hóa Tây Phương, và cụ thể là về những người Hoa Kỳ, cũng rất ư là hạn chế. Tôi luôn nói với chính mình rằng, "Thiên Chúa đã mang tôi tới Boston... là để cho tôi yêu mến nước Mỹ."

Nữ Tu Olga
Khi đã đến được Hoa Kỳ rồi, tất cả mọi cái nhìn của tôi về Hoa Kỳ, và nền văn hóa Tây Phương đều thay đổi. Chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên rằng tôi đã đến được thành phố Boston thuộc tiểu bang Massachusetts này. Nếu tôi có mặt tại thành phố Detroit hay Chicago, hay bất kỳ thành phố nào tại tiểu bang California, những nơi có rất nhiều người gốc Irắc, thì chắc có lẽ là tôi không còn nhớ gì cả về việc học biết thêm về những người Mỹ một cách sâu sắc hơn. Thế nhưng, Thiên Chúa đã gởi tôi đến đây, do đó tôi phải sống với các Nữ Tu người Hoa Kỳ, học hành chung với các sinh viên Hoa Kỳ, và 100% giao tiếp với người Hoa Kỳ chung quanh tôi trong tất cả mọi lãnh vực trong cuộc sống của tôi. Thiên Chúa đã đặt vào những người Mỹ này một lòng trắc ẩn theo kiểu riêng của tôi.

Khi chiến cuộc xảy ra, tôi đã nhận được rất nhiều email, các bức thông điệp cùng những cú điện thoại từ tất cả những người Mỹ mà tôi đã có dịp gặp gỡ tại Boston hai năm trước đây, vì họ muốn bảo chắc rằng tôi vẫn bình yên... giống thể như họ khiến cho tôi có cảm tưởng rằng tôi có một mái ấm gia đình tại đây vậy. Vâng đúng thế, tôi có một gia đình ở nơi đây. Đặc biệt là hai tháng đầu của chiến cuộc, khi không còn bất kỳ mọi cách liên lạc nào nữa với Irắc, tôi thậm chí không hề biết được là liệu các chị-em nữ tu của tôi có còn sống sót tại Irắc không nữa, vì rằng tại nơi đây tôi có một tổ ấm gồm rất đông người. Trong suốt những giờ nghĩ giải lao trong trường, các em sinh viên trẻ tuổi tại trường Đại Học Boston liên tục hỏi tôi rằng: "Chúng con có thể dắt Sơ về nhà con được không? vì chúng con không muốn Sơ một mình." Vì rằng tất cả chúng biết rằng tôi không có bà con dòng họ gì cả tại Boston. Thậm chí ngay cả các sinh viên, họ cũng chẳng muốn tôi phải lẽ loi một mình.

Do thế, đó đúng là một cảm giác thật tuyệt vời, đáng được mọi người nhìn thấy được, thế nhưng, rũi thay, nó không được nhìn thấy trên truyền hình hay bất kỳ bản thông tin nào của chính phủ Irắc cả, tôi nghĩ là bạn hiểu được ý tôi muốn ám chỉ đến điều gì? Lời nguyện và ước vọng của tôi chính là bắt nối các nhịp cầu giữa những người thuộc vùng Trung Đông và những người Hoa Kỳ. Tôi cố gắng nhân dạng hóa hình ảnh của một người dân Irắc theo cách mà con người nghĩ suy và biết đến về người dân Irắc bằng việc có mặt tại Hoa Kỳ trong tư cách là một người dân Irắc thật sự. Và cũng đồng thời, tôi cũng cố gắng nhân dạng hóa hình ảnh của một người dân Hoa Kỳ khi tôi nói hay viết với những người đồng loại của tôi tại Irắc về Hoa Kỳ.

Thiên Chúa đã trao gởi trái tim tôi cho sứ vụ này, và tôi rất tự hào mình là một người dân Irắc. Tôi thật sự yêu mến đất nước Irắc của tôi...và đồng thời, cũng qua tình yêu đó mà Thiên Chúa đã đặt trái tim tôi cho những người Hoa Kỳ, và qua họ, tôi cũng tìm được một tổ ấm tại đây. Bất cứ khi nào tôi viết những lá thư chính thức nhằm cổ võ nền hòa bình giữa các quốc gia của chúng ta, tôi chưa hề nói rằng: "Đất nước tôi hay Quốc Gia của các bạn" mà là "Các Quốc Gia của chúng ta hay Hai Đất nước của chúng ta."

Trong lần hồi hương về lại Irắc sau cuộc chiến, tôi đã bỏ ra hàng giờ để nói chuyện với các binh sĩ Hoa Kỳ. Họ không những vui mừng là vì tôi đã nói chuyện với họ bằng tiếng Anh, mà họ còn vui mừng hơn nữa khi biết là tôi đã từng sống và học tập tại đất nước Hoa Kỳ của họ. Họ cũng rất hạnh phúc khi biết được tôi là một Nữ Tu, và họ vẫn thường yêu cầu tôi cùng cầu nguyện với họ, và cầu nguyện cho họ. Trong cặp mắt của các binh sĩ Hoa Kỳ nam/nữ trẻ tuổi này, tôi cũng còn nhìn thấy được nổi sợ hãi và sự hoài nghi của họ. Tôi nhìn thấy được mong muốn được trở về quốc gia của họ, được trở về cùng với các gia đình của riêng họ, được sống những cuộc sống lặng lẽ đời thường, và tôi đã nhìn thấy được nổi sợ hãi và sự âu lo thấp thỏm mà họ đang phải ngày đêm vật lộn; nổi sợ hãi rằng họ sẽ được điều động tới nào nữa sau này, hay không biết được rằng mổi ngày trôi qua liệu có phải chăng đó là ngày cuối cùng trong cuộc đời của họ hay không; nổi sợ hãi về những người Irắc chung quanh họ, vì chẳng thể nào biết rằng liệu những người Irắc đó là bạn hay là thù của họ.

Tôi cũng rất lấy làm ấn tượng về lòng sốt mến, tận tụy mà tôi đã gặp được nơi những người binh sĩ nam/nữ Hoa Kỳ này. Họ vẫn thường khoe cho tôi thấy được những ảnh tượng mà họ đeo hay mang theo trong mình, hay những tràng chuổi Mân Côi mà lúc nào họ cũng cất giữ kín bên mình. Trong rất nhiều dịp, họ xin phép được chụp hình với tôi, để họ có thể khoe với bà con dòng họ của họ nơi quê nhà xa cách, đặt biệt là trường hợp của một binh sĩ có người cậu ruột làm Linh Mục, và một binh sĩ khác thì lại có một dì ruột làm Ma Soeur.

Thông qua việc chia sẽ tình yêu của trái tim tôi, vốn được trao tặng bởi Thiên Chúa cùng với những người thân quen của tôi tại Irắc lẫn Hoa Kỳ, nên tôi tuyên xưng tình yêu và sự an bình, vốn được khắc sâu tận trong trái tim tôi thông qua sức mạnh về sự tha thứ nhiệm mầu của Thiên Chúa, cho họ. Vâng, đúng là như thế đó, dẫu rằng một số người có thể nói rằng đó chỉ là một giấc mơ mà thôi, thế nhưng vị Nữ Thánh đáng kính của tôi, Thánh Têrêsa đã dạy cho tôi biết rằng Thiên Chúa thật sự lấp đầy những trái tim của chúng ta với những giấc mơ, mà không cần phải ràng buộc những lý do nào cả để hòng chúng ta có thể đạt được những giấc mơ đó.

Ngày yên bình này có thể không được nhìn thấy trong suốt cuộc đời tôi, thế nhưng tôi vẫn mãi tin rằng ngày đó sẽ đến, vì đức tin của tôi luôn mãi nghỉ yên cùng với những lời giao hứa của Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa của ngày hôm qua, của ngày hôm nay, và mãi mãi sau này. Tôi biết rằng tất cả những gì mà Ngài đã hứa ban, thì Ngài sẽ hiện thực chúng, và tôi xác tính rằng những lời hứa đó sẽ được hiên thực theo đúng với giờ giấc của riêng Người. Việc tha thứ chính là một sư thật trong đức tin, do đó, rồi cũng sẽ có ngày mà ánh sáng của hòa bình và tình yêu sẽ chiếu rọi từ chính sự nguyên thủy của lòng tha thứ này mặc cho mọi tăm tối rẻ chia trên khắp thế giới này.

Tất cả những ngày mà tôi đã trải qua nơi quê cha đất tổ của tôi, đã dần trôi đi theo cách thức đó, thời gian đã trôi đi quá nhanh, và trước khi tôi biết được một ngày mới sẽ đến, thì đó cũng là ngày mà tôi phải nói lời chia tay, giả từ. Những giờ phút đó chắc có lẽ sẽ là những giờ phút cay đắng nhất. Tôi cảm thấy buồn vì tất cả những ngày mà tôi có mặt cùng với đồng bào tôi chỉ là một giọt nước nhỏ trong một thùng nước rộng mênh mông với những ước mong và nhu cầu của riêng họ. Thật khó cho tôi, khi phải quay lưng với đồng bào của tôi, và một lần nữa, rời xa quê hương yêu dấu. Tôi vẫn thường nguyện cầu, cũng như nguyện xin lời dạy bảo và ơn thông thái của Thiên Chúa. Tôi khẩn cầu Ngài hãy chỉ cho tôi thấy đâu là nơi mà Ngài đang gọi kêu tôi, phải chăng ở lại Irắc và phục vụ dân của Người tại đó, hay quay trở về Hoa Kỳ để phục vụ cho những công ích của dân Người tại Hoa Kỳ. Cuối cùng, cũng đã đến lúc ly biệt, nước mắt tuôn chảy từ tất cả những ai mà tôi yêu mến, và họ cứ mãi hỏi thăm đến khi nào thì tôi sẽ lại quay trở về.

Tôi rời khỏi Baghdad biết rằng tâm hồn tôi được gieo lên cũng chính từ nơi đó. Với từng cây cỏ được gieo trồng trong những tảng đá của phía bắc, được trộn lẫn với một giọt nước nhỏ nhoi nơi bờ sông Tigris và Eupharates. Ngay tại vùng biên giới, một lần nữa tôi quay lại để ngắm nhìn đất nước của tôi, trong tim tôi thầm nói rằng, "Lạy Chúa, trong tay Ngài con xin phó dâng dân tộc và mãnh đất của con cho Ngài."

Trước khi vượt qua biên giới để vào Jordan, hai binh sĩ Hoa Kỳ nhắn tôi là hãy nhớ cầu nguyện cho họ. Họ rất đổi mừng vui khi thấy tôi quay trở lại Boston. Một người trong số họ đã nói với tôi, "Sơ ơi, Sơ hãy cầu nguyện cho chúng con và kêu gọi tất cả mọi anh-chị-em ở Boston lẫn các tiểu bang khác hãy cầu nguyện cho chúng con, để chúng con sớm quay trở về với các gia đình và đất nước chúng con."

Tôi bảo chắc với họ về lời cầu nguyện của tôi dành cho họ, trước khi chúng tôi trao lời tạm biệt. Tôi đã nói với họ rằng tôi sẽ luôn nguyện cầu cho tất cả mọi cuộc xung đột ngu xuẩn và điên cuồng này sẽ đến thời chấm dứt, để nhờ ơn huệ của Thiên Chúa, nhân loại khắp nơi có thể tận hưởng được ơn an bình của Thiên Chúa!

Nguyện xin bình an của Ngài đến với tất cả chúng ta, đặc biệt là cho các binh sĩ nam/nữ Hoa Kỳ, và mọi người dân Irắc,

Nữ Tu Olga của Dòng Thánh Thể, M.V.M.

TB: Nữ Tu Olga là một Nữ Tu thuộc một Dòng Kín tại Irắc và Nữ Tu hiện đang phục vụ tại Tổng Giáo Phận Boston. Nguyên bản tiếng Anh của bài viết này là của Nữ Tu, và Nữ Tu đã gởi bài viết ngắn này đến cho nhóm những binh sĩ Hoa Kỳ được diễm phúc gặp vị Nữ Tu nhân hậu này, và Bài Viết này cũng được đăng trong trang Blog của Đức Hồng Y Sean O'Maley, O.F.M.Cap.