SINH HOẠT
TÌM HIỂU & THỰC HIỆN
THƯ MỤC VỤ
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


NHẬP ĐỀ

1. Tuy mới chỉ tham dự một ít buổi sinh hoạt ĐỨC TIN & VĂN HÓA, tôi cũng rất vui mừng vì thấy sinh hoạt này bổ ích và đáp ứng sự chờ đợi của một số giáo dân và nữ tu. Lược qua các đề tài thuyết trình hay chia sẻ của nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân từ đầu đến giờ, chúng ta thấy còn thiếu một mảng đề tài mang tính “thời sự” là những vấn đề, những tài liệu, những sinh hoạt nóng hổi của Giáo hội Việt Nam hay Giáo hội Á châu hay Giáo hội toàn cầu. Ví dụ: Hội nghị giáo dân Á châu lần thứ 2 tại Bangkok (Thái Lan) tháng 3.2001, Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 17 tại Toronto tháng 7.2002, Thư Mục vụ (TMV) Hội đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) tháng 10.2002, cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ 4 của các gia đình tại Manila (Philippin) vào tháng 1.2003.

Chính vì để cho nội dung các buổi sinh hoạt ĐỨC TIN & VĂN HÓA được phong phú, nhiều mầu sắc hơn mà hôm nay chúng ta sẽ trao đổi với nhau về một vấn đề thời sự của Giáo hội Việt Nam chúng ta. Đó là TMV mà HĐGMVN vừa công bố ngày 11.10.2002 sau hội nghị thường niên tại Hà Nội.

2. Nếu quan tâm chúng ta đều biết rằng trong hội nghị thường niên năm 2001, HĐ GMVN đã lưu ý đến vấn đề gia đình và cho rằng gia đình đáng được Giáo hội quan tâm đặc biệt trong chương trình mục vụ ở ngàn năm thứ ba. Các Giám mục cũng hứa sẽ ban hành một Thư Mục vụ về gia đình vào dịp hội nghị thường niên năm nay. Và HĐGMVN đã giữ lời hứa năm ngoái, khi công bố Thư Mục vụ về vấn đề hôn nhân và gia đình vào ngày 11.10 vừa qua, trước khi kết thúc hội nghị thường niên năm 2002. Chúng ta thử tìm hiểu TMV ấy và trao đổi với nhau để tìm ra các biện pháp thích hợp nhất nhằm thực hiện các hướng dẫn của HĐ GMVN trong đời sống gia đình, giáo xứ và giáo phận hiện nay và trong tương lai.

PHẦN THỨ NHẤT: TÌM HIỂU THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

TMV về ‘vấn đề hôn nhân và gia đình’ của HĐGMVN mang tựa đề: THÁNH HÓA GIA ĐÌNH. TMV năm nay tuy ngắn, nhưng xúc tích và đầy đủ. Bố cục chặt chẽ, tư tưởng lô gíc, trong sáng, dễ hiểu: Sau lời mở đầu nêu lý do (số 1), TMV đề cập đến “hiện tình hôn nhân và gia đình tại Việt Nam” trong phần thứ nhất (số 2-3), trình bày “hôn nhân và gia đình dưới ánh sáng của mạc khải” trong phần thứ hai (số 4-6), đưa ra NHỮNG PHƯƠNG THẾ CỤ THỂ VÀ THIẾT THỰC trong phần thứ ba (số 7-8) và kết thúc bằng lời kết và lời cầu nguyện cho các gia đình (số 9-10).

* PHẦN Mở đầu CỦA THƯ MỤC VỤ (Số 1).

Trong phần mở đầu, HĐGMVN nêu ba lý do của việc chọn đề tài ‘hôn nhân và gia đình’ cho TMV năm nay. Đó là:

(1o) HĐGMVN nhắc lại mối quan tâm và sự lưu ý của mình về gia đình đã được nêu lên trong Thư Chung 2001 (1).
(2o) HĐGMVN muốn tiếp nối lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong tông huấn “đời sống gia đình” (Familiaris Consortio) đã được ban hành ngày 22.11.1981, tức cách nay 21 năm (2).
(3o) HĐGMVN chào đón cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đình sẽ được tổ chức tại Manila (Philíppin) vào ngày 23-26.1.2003 sắp tới. Chủ đề của cuộc gặp gỡ này là “Gia đình Kitô giáo là tin mừng cho thiên niên kỷ thứ ba” (3).

* Phần I CỦA THƯ MỤC VỤ: Hiện tình hôn nhân và gia đình tại Việt Nam (Số 2-3).

Trong phần thứ nhất về hiện tình hôn nhân và gia đình tại Việt Nam, TMV nêu lên nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam và nguy cơ đe dọa các gia đình hiện nay:

1. Trước hết TMV làm nổi bật nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, rất gần với Đạo Chúa và rất thuận lợi cho việc đón nhận Tin Mừng Kitô giáo khi nêu lên những giá trị truyền thống: nề nếp gia phong, chữ hiếu, chữ tín, sự thuận hòa, tình làng nghĩa xóm:

“Nĩi d?n gia dình Vi?t Nam, ngu?i ta nghi ngay t?i m?t n? n?p gia phong r?t g?n gui v?i gio lý d?c tin. Gia dình ?y coi ch? Hi?u lm d?u nn r?t s?n sng dĩn nh?n nh sng Phc m, trong dĩ di?u ran ph?i th?o kính cha m? du?c x?p ngay sau ba di?u ran quy d?nh vi?c th? phu?ng Thin Cha. Gia dình ?y xem ch? Tín lm tr?ng nn d? dng g?p th?y noi di?u ran th? su v th? chín ti?ng nĩi chung nh?m b?o v? d?i s?ng hơn nhn m?t v? m?t ch?ng b?t kh? phn ly. Gia dình ?y g?m cĩ ơng b cha m? con chu trn thu?n du?i hồ trong m?t mi nh d?m ?m, du?c xem nhu m?t mơi tru?ng t? nhin thu?n l?i cho vi?c pht tri?n d?c tin, nh?t l cho vi?c xung t?ng Thin Cha l Cha v coi m?i ngu?i nhu anh ch? em. Gia dình ?y s?ng lin d?i v?i cc gia dình khc trong tình lng nghia xĩm hi?p thơng c?u nguy?n khi vui cung nhu lc bu?n, d?n d t?o nn m?t hình ?nh d?p v c? th? d? di?n t? tình huynh d? Kitơ gio. Chính vì th?, H?i Thnh d du?c d?nh nghia nhu l Dn Thin Cha, Thn Mình Cha Kitơ, Ð?n Th? Cha Thnh Th?n thu?ng du?c ngu?i Vi?t Nam hình dung nhu m?t gia dình.” (Số 2).

2. Kế đến TMV đề cập đến các nguy cơ đang đe dọa các gia đình Việt Nam. Đó là tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự phát triển các phương tiện thông tin đại chúng hay chính xác hơn là những hậu quả tiêu cực của ba tác nhân trên.

Hậu quả tiêu cực của tiến trình công nghiệp hóa là tiến trình ấy “ko theo nh?ng xo tr?n trong sinh ho?t gia dình, lm ?nh hu?ng d?n n? n?p gia phong nhu lơi cu?n m?t s? ngu?i d?n ch? hu?ng th? ích k?, v xa hon d?n l?i s?ng buơng th? sa d, t? dĩ lm gia tang nh?ng tru?ng h?p ly d? v lm suy gi?m ý th?c v? ph?m gi s? s?ng”

Hậu quả tiêu cực của tiến trình đô thị hóa là tiến trình ấy khiến “m?t s? cha m? ph?i s?ng xa con ci, nn vi?c gio d?c co b?n khơng du?c luu tm dng m?c; m?t s? ngu?i tr? ph?i r?i gia dình d?n lm vi?c ? noi xa l?, nn d? b? bĩc l?t s?c lao d?ng v m?c ph?i nh?ng t? n?n x h?i nhu xì ke, ma ty hay roi vo nh?ng hồn c?nh trong dĩ nhn ph?m b? coi thu?ng; m?t s? tr? em b? d?y ra du?ng ph? s?ng lang thang

Hậu quả tiêu cực của sự phát triển nhanh chóng và đa dạng các phương tiện truyền thông xã hội là du nh?p nh?ng l?i s?ng thi?u lnh m?nh, tc h?i d?n n?p s?ng d?o d?c gia dình nhu t? do luy?n i, s?ng chung khơng cu?i xin, d? dng s? d?ng b?o l?c” (Số 3)

* Phần II CỦA THƯ MỤC VỤ: Hôn nhân và gia đình dưới ánh sáng mạc khải (Số 4-6).

Trong phần thứ hai về hôn nhân và gia đình dưới ánh sáng mạc khải, TMV lần lượt trình bày hôn nhân rồi gia đình dưới ánh sáng mạc khải Kitô giáo.

1. Trước tiên là hôn nhân dưới ánh sáng mạc khải:

“Con ngu?i l hình ?nh c?a Thin Cha Tình Yu (x. 1Ga 4,8). N?u b?n ch?t c?a Thin Cha l yu thuong v Ngi d t?o d?ng con ngu?i theo hình ?nh c?a chính Ngi (St 1,26), thì b?n ch?t c?a con ngu?i cung gi?ng b?n ch?t c?a Thin Cha l yu thuong. Ch? khi no yu thuong v du?c yu thuong, con ngu?i m?i h?nh phc v d?t du?c m?c tiu c?a cu?c s?ng.

V Thin Cha d?ng nn con ngu?i cĩ nam cĩ n?. C? nam v n? d?u l hình ?nh c?a Thin Cha (St 1,27) do dĩ t? b?n ch?t con ngu?i cĩ x h?i tính, v l hình ?nh c?a Tình Yu Hi?p Thơng Ba Ngơi Thin Cha.

T? n?n t?ng trn, m?i tình yu chn th?t gi?a con ngu?i v?i con ngu?i d?u hu?ng t?i s? hi?p thơng khuơn m?u ny. Do dĩ, tình yu trong hơn nhn v gia dình l tình yu mang l?i h?nh phc vì lm cho con ngu?i du?c thơng ph?n Tình Yu Ba Ngơi Thin Cha m?t cch c? th? t?i tr?n gian” (Số 4).

“Nhung tình yu gi?a Thin Cha v con ngu?i trong l?ch s? c?u d? d du?c di?n t? b?ng hơn u?c, nghia l d?u ch? bi?u l? tuong quan gi?a Thin Cha v?i Dn Ngu?i. Ðĩ l m?i tuong quan yu thuong, su d?m, th?m thi?t, m nhi?u trang Kinh Thnh C?u U?c d dng nh?ng hình ?nh phu th d? di?n t?.

Giao u?c ?y d?t d?n t?t di?m trong m?u nhi?m Nh?p Th? C?u Chu?c. Noi Cha Gisu, Tình Yu c?a Thin Cha d?i v?i nhn lo?i, du?c bi?u l? cch tr?n v?n - Thin Cha yu thuong nhn lo?i d?n m?c d? t? hi?n b?n thn mình noi Ngu?i Con M?t l Ð?c Gisu Kitơ (Ga 3,16). Thin Cha yu thuong d?n n?i m?c l?y b?n tính con ngu?i, d? t? h?, ph?c v? v hi?n thn cho con ngu?i qua ci ch?t trn th?p gi.

Bí tích Hơn ph?i l hình ?nh c?a tình yu Thin Cha d?i v?i nhn lo?i nĩi chung, v H?i Thnh nĩi ring. Nhu Ð?c Kitơ d yu thuong H?i Thnh th? no thì trong hơn nhn, ngu?i ta cung du?c m?i g?i d? hi?n thn, hy sinh, qun mình, ph?c v? nhau nhu th?”
(Số 5).

2. Rồi đến gia đình dưới ánh sáng mạc khải:

“Ngồi ra, theo ý d?nh c?a Thin Cha, hơn nhn l n?n t?ng cho m?t c?ng dồn r?ng l?n hon, t?c l gia dình. Nh? hơn nhn m dơi b?n tr? thnh cha m?, lnh nh?n noi Thin Cha qu t?ng l nh?ng ngu?i con. Khi cha m? yu thuong con ci, h? tr? thnh d?u ch? h?u hình c?a Tình Yu Thin Cha d?i v?i con ngu?i. Khi cha m? cham sĩc con ci, h? lm thnh m?t c?ng d?ng hi?p thơng nh?ng ngơi v?. Chính s? hi?p thơng m?t thi?t trong gia dình Kitơ gio l hình ?nh s? hi?p thơng gi?a Ba Ngơi Thin Cha: Yu nhau v nn m?t v?i nhau m v?n hồn tồn tơn tr?ng s? khc bi?t gi?a cc ngơi v?.

T? ý nghia ?y, ngay gi?a lịng cu?c s?ng hơn nhn v gia dình, tồn b? nh?ng tuong quan lin v? nhu tình v? ch?ng, tình ph? m?u, tình con th?o, tình anh em du?c k?t d?t, v nh? dĩ, m?i ngơi v? du?c d?n dua vo trong gia dình nhn lo?i v gia dình Thin Cha l H?i Thnh. (ÐSGÐ s? 15).” (Số 6).

* Phần III CỦA THƯ MỤC VỤ: Những phương thế cụ thể và thiết thực (Số 7-8).

Trong phần thứ ba, khi nói về các phương thế cụ thể và thiết thực TMV nêu lên hai hạng người như là chủ thể thực hiện các phương thế ấy. Đó là các vị hữu trách và các gia đình.

1. Với các vị hữu trách, HĐGMVN nêu lên định hướng chung cho Giáo hội Việt Nam là “chọn hôn nhân và gia đình như mục tiêu ưu tiên của chương trình mục vụ trong năm 2003” và đưa ra những phương thế cụ thể và thiết thực sau đây (số 7):

(1o) Các giáo phận nên có Văn phòng Mục vụ về hôn nhân và gia đình.
(2o) Các giáo xứ nên tổ chức các lớp học hỏi về hôn nhân và gia đình, dựa trên tông huấn ‘đời sống gia đình’ của Đức Gioan Phaolô II.
(3o) Cần soạn thảo một chương trình giáo lý hôn nhân.
(4o) Đào tạo một đội ngũ giáo lý viên vững vàng.
(5o) Kêu gọi sự cộng tác của giáo dân cho khả năng chuyên môn và có kinh nghiệm trong các lãnh vực: tâm lý, xã hội, pháp luật, quản trị, ý khoa.
(6o) Có bộ phận chuyên trách về gia đình trong Ban Mục vụ giáo xứ.
(7o) Tổ chức các sinh hoạt Mục vụ gia đình vào những dịp đặc biệt và thích hợp.

2. Với các gia đình, HĐGMVN nhấn mạnh đến vai trò chủ chốt của gia đình:

“Mục vụ gia đình chỉ thực sự có kết quả khi các gia đình tự ý thức, tích cực tham gia về các chương trình học hỏi và nhất là chủ động canh tân đời sống gia đình bằng đổi mới chính bản thân” và lưu ý các gia đình về một số việc cụ thể sau đây (số 8):

(1o) Cha mẹ làm gương sáng trong giáo dục con cái.
(2o) Cha mẹ lo phát triển đời sống đức tin cho con cái.
(3o) Cha mẹ hướng dẫn con cái biết sống tình liên đới trong các mối tương quan gia đình và xã hội.
(4o) Cha mẹ quan tâm đến việc làm trong sạch môi trường sách báo, phim ảnh, bạn bè của con cái.
(5o) Cha mẹ mở rộng mối quan hệ của gia đình với các gia đình chung quanh để kính trọng, yêu thương, trao đổi, học hỏi và quan tâm giúp đỡ, góp phần phát triển nền văn minh tình thương.

* PHẦN Kết CỦA THƯ MỤC VỤ (Số 9-10).

Trong phần kết, TMV có một lời kết và một lời cầu cho các gia đình. Trong lời kết TMV nhắc lại khẳng định của Đức Gioan Phaolô II trong tông huấn ‘đời sống gia đình’ “Tương lai nhân loại sẽ đến qua gia đình” (ĐSGĐ số 86), để kêu gọi mọi người -hữu trách và thiện chí- phải quan tâm đến việc bảo vệ và thăng tiến các giá trị đời sống gia đình. TMV nhấn mạnh: “D?u cho cĩ nh?ng bĩng t?i v khĩ khan che l?p di ph?n no s? cao d?p c?a nh?ng gi tr? hơn nhn v gia dình, nhung cc Kitơ h?u v?n luơn du?c m?i g?i v?ng tin vo quy?n nang c?a Thin Cha d? tr? thnh s? gi? loan bo Tin M?ng v? gia dình cho th? gi?i hơm nay, v d? cc gia dình Kitơ h?u tr? nn tin m?ng cho Thin nin k? th? ba.” (Số 9).

Để kết thúc thư TMV các Giám mục Việt Nam dâng lên Thánh Gia Thất Nazareth lời cầu nguyện cho các gia đình:

“L?y Thnh Gia Nazareth, l guong m?u c?a d?i s?ng thnh thi?n, cơng bình v yu thuong, xin cho gia dình chng con tr? nn noi do t?o nhn d?c, trong hi?n hồ, ph?c v? v c?u nguy?n. Xin cho chng con xy d?ng gia dình, thnh noi an ?i cho cu?c d?i d?y th? thch. Xin cho chng con bi?t lm cho m?i ngu?i trong gia dình, du?c thang ti?n d? gĩp ph?n vo vi?c pht tri?n x h?i, v c?ng tc trong vi?c xy d?ng Gio H?i.

Xin Ba Ð?ng luơn hi?n di?n trong gia dình chng con, khi vui cung nhu lc bu?n, khi lm vi?c cung nhu lc ngh? ngoi, khi lo u cung nhu lc hy v?ng, khi sinh con cung nhu lc cĩ k? qua d?i, d? khi tr?i qua m?i thang tr?n c?a cu?c s?ng, chng con luơn luơn chc t?ng Cha, cho d?n ngy du?c sum h?p v?i Ba Ð?ng trong Nu?c Tr?i. Amen
(Số 10).

PHẦN THỨ HAI: GÓP Ý VÀ TRAO ĐỔI ĐỂ THỰC HIỆN THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

I. NHẮC LẠI CÁC PHƯƠNG THẾ CỤ THỂ VÀ THIẾT THỰC CỦA TMV:

Tuy ngắn gọn, đơn sơ, dễ hiểu nhưng TMV của HĐGMVN năm nay chứa đựng những nội dung giáo lý căn bản của Kitô giáo về hôn nhân và gia đình. Đó là một điểm son mà chúng ta phải ghi nhận. Điểm son thứ hai -quan trọng và mới mẻ hơn - của TMV năm 2002 này là HĐGMVN đã đưa ra những phương thế cụ thể và thiết thực cho các vị hữu trách và cho các gia đình. Phải chăng chúng ta có thể hiểu các vị hữu trách trong TMV là các cơ cấu và các người có trách nhiệm về mục vụ Gia đình được nêu lên trong tông huấn ‘đời sống gia đình’ của Đức Gioan Phaolô II. Theo tông huấn này thì các cơ cấu của mục vụ gia đình là (a) cộng đồng Giáo hội, (b) giáo xứ, (c) gia đình, (d) các hiệp hội gia đình (ĐSGĐ số 69-72) và những người có trách nhiệm về mục vụ gia đình là (a) giám mục, (b) các linh mục và phó tế, (c) các tu sĩ nam nữ (d) các giáo dân chuyên môn và các người sử dụng và các nhân viên ngành truyền thông xã hội (ĐSGĐ số 73-76).

Trong các phương thế cụ thể và thiết thực mà TMV đã đưa ra, có những phương thế thuộc cấp giáo phận, có những phương thế thuộc cấp giáo xứ, và có những công việc thuộc trách nhiệm các bậc cha mẹ trong gia đình.

1. Có 5 công việc thuộc cấp giáo phận, là:

(1o) Xác định ‘hôn nhân và gia đình là ưu tiên hàng đầu’ trong đường hướng mục vụ năm 2003 của giáo phận,
(2o) Hình thành Văn phòng mục vụ về hôn nhân và gia đình trong giáo phận,
(3o) Soạn thảo một chương trình giáo lý hôn nhân,
(4o) Đào tạo một đội ngũ giáo lý viên vững vàng,
(5o) Kêu gọi sự cộng tác của giáo dân có khả năng chuyên môn về các ngành có liên quan tới đời sống hôn nhân và gia đình.

2. Có 4 công việc thuộc cấp giáo xứ, là:

(1o) Tổ chức các lớp học hỏi về hôn nhân và gia đình, không chỉ cho những người sắp bước vào đời sống hôn nhân gia đình mà cho cả những người đang sống đời sống gia đình. Lý do là nội dung và thời gian dành cho lớp/khóa chuẩn bị hôn nhân gia đình rất hạn chế, không thể coi đó là đủ cho sự giáo dục gia đình về các lãnh vực nhân bản và tâm linh.
(2o) Mời gọi sự cộng tác của giáo dân chuyên môn,
(3o) Thành lập bộ phận chuyên trách về gia đình nằm trong Ban Mục vụ giáo xứ và
(4o) Tổ chức các sinh hoạt mục vụ gia đình vào những dịp thuận lợi.

3. Còn thuộc trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ cũng có 5 việc nêu trong số 8 TMV, là:

(1o) Cha mẹ làm gương sáng trong giáo dục con cái.
(2o) Cha mẹ lo phát triển đời sống đức tin cho con cái.
(3o) Cha mẹ hướng dẫn con cái biết sống tình liên đới trong các mối tương quan gia đình và xã hội.
(4o) Cha mẹ quan tâm đến việc làm trong sạch môi trường sách báo, phim ảnh, bạn bè của con cái.
(5o) Cha mẹ mở rộng mối quan hệ của gia đình với các gia đình chung quanh để kính trọng, yêu thương, trao đổi, học hỏi và quan tâm giúp đỡ, góp phần phát triển nền văn minh tình thương.

II. GÓP Ý CỦA THUYẾT TRÌNH VIÊN NHẰM THỰC HIỆN TỐT THƯ MỤC VỤ

Nếu chúng ta nhất trí với nhau về chân lý đức Tin GIÁO HỘI LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN MÀ MỌI KITÔ HỮU CÓ PHẦN & PHẢI GÓP PHẦN và khởi đi từ chân lý ấy thì không những chúng ta có thể mà chúng ta còn có trách nhiệm trao đổi, thảo luận, bàn bạc với nhau để tìm mọi cách thực thi các chỉ dẫn vàng ngọc của HĐGMVN. Mặt khác những phương thế mà TMV đưa ra chỉ thực sự trở thành cụ thể và thiết thực nếu các cơ cấu và các người có trách nhiệm về Mục vụ gia đình hăng hái và tích cực thực thi. Đối chiếu với thực tế, chắc chắn các giáo phận, các giáo xứ và các gia đình đã và đang thực hiện nhiều điều, nhưng cũng chưa thực hiện một số điều. Vậy chúng ta sẽ góp ý, trao đổi với nhau về các biện pháp mà chúng ta cho là cần thiết và hữu ích.

Góp ý 1: Về chức năng nhiệm vụ của Văn phòng hay Ban Mục vụ về hôn nhân và gia đình: Theo cá nhân tôi thì Văn phòng hay Ban Mục vụ về hôn nhân và gia đình có những chức năng nhiệm vụ sau đây:

(1) Tham vấn cho Đức Tổng Giám mục và Ban Mục vụ giáo phận về những vấn đề liên quan tới hôn nhân và gia đình.
(2) Đề xuất với giáo phận, giáo hạt, giáo xứ chương trình Mục vụ hôn nhân và gia đình.
(3) Cung cấp sách, tài liệu về hôn nhân và gia đình.
(4) Huấn luyện đội ngũ giáo lý viên dạy hôn nhân gia đình và đào tạo các nhân viên mục vụ gia đình cho giáo phận, giáo xứ.
(5) Liên hệ với các tổ chức gia đình trong và ngoài Giáo hội, trong và ngoài nước.

Góp ý 2: Về thành viên của Văn phòng hay Ban Mục vụ giáo phận về hôn nhân và gia đình: Tốt nhất là nên có đủ mọi thành phần dân Chúa: linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân nam nữ là thành viên của Văn phòng hay Ban Mục vụ giáo phận về hôn nhân gia đình. Cũng nên có hai loại thành viên: thành viên đại biểu, tức những người đại diện cho các đơn vị như giáo hạt, hội đoàn và thành viên có chuyên môn về các lãnh vực có liên quan như giáo dục, tâm lý, sinh lý, xã hội, tư vấn, y khoa, giáo lý và mục vụ gia đình…

Góp ý 3: Về cơ cấu tổ chức của Văn phòng hay Ban Mục vụ giáo phận về hôn nhân và gia đình: để đạt hiệu quả trong công việc, các thành viên sẽ được phân công vào các bộ phận hay tiểu ban chuyên môn: văn phòng, tư vấn, nghiên cứu, dịch thuật, huấn luyện v.v…(4).

Bao hàm tất cả những công việc kể trên, Văn phòng hay Ban Mục vụ về hôn nhân gia đình cần có một nội qui nhẹ nhàng, thông thoáng nhưng đầy đủ, qui định rò ràng trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm kỳ của mỗi thành viên, mỗi bộ phận, mỗi tiểu ban.


III. PHÁT BIỂU GÓP Ý CỦA NGƯỜI THAM DỰ ĐỂ THỰC HIỆN THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM.

(Để trống 5-6 dòng)

PHẦN CHÚ THÍCH

(1) Trong Thư Chung 2001 HĐGMVN viết:

“Trên thế giới và ngay trong đất nước chúng ta, gia đình đang bị đe doạ bởi nhiều lực huỷ diệt của văn hoá sự chết. Mối đe doạ từ bên trong là lối sống hưởng thụ ích kỷ, là sự hời hợt trong lời cam kết dấn thân. Mối đe doạ từ bên ngoài là nỗi vất vả của đời sống lao động, kinh tế, là sự cuốn hút của những phương tiện truyền thông, là lối sống buông thả đang nhen nhúm trong xã hội. Tất cả những yếu tố bên trong, bên ngoài ấy đang làm cho gia đình trở nên mong manh, đưa đến những hậu quả nặng nề cho các cặp vợ chồng và nhất là cho con cái. Những thống kê chưa đầy đủ về ly dị trong những năm qua cho thấy một tỉ lệ gia tăng đáng sợ.

Trong truyền thống dân tộc thì gia đình là rường cột của xã hội. Giáo huấn của Hội Thánh coi gia đình như chiếc nôi của sự sống và như nhà giáo dục đầu tiên (x. Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 46). Như vậy, ta cần tìm mọi phương thế bảo vệ và củng cố sự bền vững của gia đình, trong đó bậc cao niên cần được chăm lo và trẻ em cần được đùm bọc. Các giáo xứ cần chú trọng đến việc giúp các bạn trẻ chuẩn bị hôn nhân kỹ hơn, bằng cách giúp họ hiểu biết về các phương diện tâm sinh lý, dưỡng nhi, giáo dục, và cần tìm những phương thức đồng hành với các gia đình trẻ để giúp họ vượt qua những khủng hoảng thường xảy ra trong những năm đầu của đời sống hôn nhân. Chúng tôi ước mong mỗi giáo phận có một Văn phòng mục vụ về Hôn nhân và Gia đình, và giữa các giáo phận có sự chia sẻ kinh nghiệm cũng như tài liệu mục vụ. Đó sẽ là bước đầu để tiến tới việc thiết lập một Văn phòng Mục vụ Gia đình ở cấp Hội đồng Giám mục
(Thư Chung HĐGMVN 2001, số18).

(2) Trong Tông huấn ‘Đời sống Gia đình’ Đức Gioan Phaolô II đã kêu gọi:

“Vì thế, cần nhấn mạnh một lần nữa việc Giáo hội phải cấp bách can thiệp mục vụ để nâng đỡ gia đình. Cần phải cố gắng hết sức để ngành mục vụ gia đình được củng cố và phát triển, trở thành một ngành thật ưu tiên, vì chắc chắn trong tương lai, việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc nơi Giáo hội tại gia” (FC số 65; Diễn văn tại Đại hội Giám mục Nam Mỹ, khóa 3 ngày 28-1-1979, IV, a: AAS 71 (1979), t.204).

Còn về tầm quan trọng của Tông huấn Familiaris Consortio, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận viết:

“Tông huấn này là một tài liệu căn bản của Giáo hội về gia đình luôn mới mẻ cho cả giai đoạn hiện tại và chắc chắn cho nhiều thập niên tới, để mỗi người có thể khám phá và hiểu biết hơn về những phong phú về giáo lý, những gía trị về luân lý, nhất là trong lãnh vực mục vụ và văn hóa xã hội. Ước gì tập sách này đến với các cộng đoàn giáo xứ (cách riêng các linh mục, các cộng sự viên và những đôi vợ chồng và gia đình) như một sách cẩm nang giúp cho việc giảng dạy, thảo luận, huấn luyện, học hỏi trong các buổi giáo lý, trong cuộc sống và trong hoạt động mục vụ của mình”

(Lời giới thiệu của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cho bản dịch của linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ ấn hành tại Roma năm 2001 để kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông huấn).

(3) Đây là lần gặp gỡ quốc tế thứ 4 của các gia đình. Lần gặp gỡ đầu tiên là vào năm 1994 tại Roma (Italia) nhân dịp Liên Hiệp Quốc và Giáo hội Công giáo chọn năm 1994 là Năm Gia đình. Lần gặp gỡ thứ hai là vào năm 1998 tại Rio de Janeiro (Brazin). Lần gặp gỡ thứ ba là vào tháng 10.2000 tại Roma (Italia), trong khuôn khổ Năm Thánh 2000.

(4) Một số thông tin về Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh:

(4.1) Vào tháng 6 năm 2000, Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã thành lập Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận (BMVGĐGP). Trong buổi họp đại diện các hội đoàn đang sinh hoạt trong Giáo phận Đức Tổng đã công bố việc thành lập này và đã bổ nhiệm hai linh mục Dòng làm Trưởng và Phó BMVGĐGP và chỉ thị là BMVGĐGP sẽ mời một số linh mục và nam nữ giáo dân làm thành viên.

(4.2) Một số việc BMVGĐGTPHCM đã thực hiện trong hơn 2 năm qua:

Cho đến ngày hôm nay chúng ta có thể liệt kê một số công việc nổi bật sau đây của Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận trong khoảng thời gian hơn hai năm (6.2000-10.2002) như sau:

+ Trong 6 tháng của năm 2000:

- Tập hợp được 9 cặp vợ chồng thuộc 9 hội đoàn đang hoạt động trong Giáo phận thành một nhóm đi dự Ngày Năm Thánh Gia Đình và Hội nghị thần học về Gia đình vào tháng 10 năm 2000.

- Tổ chức một thánh lễ đặc biệt nhân ngày Thánh góa các Gia đình trong giáo phận vào ngày lễ Thánh Gia cuối tháng 12.2000, tại Nhà thờ Chánh tòa. Trong buổi lễ hội ấy, Nhóm Roma (tức nhóm 9 cặp vợ chồng đi Roma) đã báo cáo một cách sinh động chuyến đi hành hương Năm Thánh của mình cho các đại biểu giáo dân các giáo xứ.

+ Trong cả năm 2001:

- Linh mục Trưởng và Phó Ban Mục vụ Gia đình tập hợp được 15 linh mục, đại diện của 15 giáo hạt vào Ban Mục vụ Gia đình. Hiện nay BMVGĐGPTPHCM mới chỉ có 17 linh mục. Các linh mục này tham gia vào công việc của Ban ở nhiều mức độ khác nhau.

-Tổ chức một buổi lễ hội đặc biệt nhân ngày Thánh góa các Gia đình trong giáo phận vào ngày lễ Thánh Gia cuối tháng 12.2001, cũng tại Nhà thờ Chánh tòa. Trong buổi lễ hội ấy, có một số gia đình được mời lên làm chứng từ, chia sẻ nỗ lực sống đời sống gia đình cách thánh thiện của họ.

+ Trong 10 tháng của năm 2002 này:

- Cuốn tài liệu GIÁO LÝ HÔN NHÂN mà BMVGĐGPTPHCM hứa với Đức Tổng là sẽ cho ra mắt vào ngày Lễ Thánh Gia năm 2001 đã không chào đời kịp vào ngày này. BMVGĐGP xin Đức Tổng cho gia hạn đến tháng 3.2002, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

- Công việc mà BMVGĐGPTPHCM đang lo toan trong lúc này là lập danh sách các cặp vợ chồng đại diện 15 giáo hạt và một số hội đoàn, để lập đoàn đi dự Hội nghị toàn cầu về Gia đình từ ngày 23 đến ngày 26.01.2003 tới đây tại Manila (Philíppin). Tập cách chủ đề gợi ý sinh hoạt đã được Ban Mục vụ gia đình giáo phận Phú Cường dịch từ tiếng pháp sang tiếng Việt, nhưng cũng chưa được BMVGĐGPTPHCM đem vào sinh hoạt trong các giáo xứ.

(4.3) Một số góp ý về những việc cần làm của BMVGĐGPTpHCM:


Phải thành thật và công bằng mà nói rằng: Những việc mà BMVGĐGPTPHCM đã thực hiện trong thời gian hơn hai năm qua, còn quá khiêm tốn so với trách nhiệm nặng nề và sự chờ mong của các gia đình. Ngoài những lý do khách quan, chắc chắn có nhiều lý do chủ quan mà các vị có trách nhiệm chưa xem xét, phân tích và hoạch định. Để đóng góp với BMVGĐGP, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số việc cần làm trong năm 2002 và những năm kế tiếp.

+ Xúc tiến việc thành lập BMVGĐGP thực sự với các thành viên gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ.

Ngày nay trong Giáo hội không ai có thể quan niệm một Ban Mục vụ nào đó có liên quan tới giáo dân mà lại không có thành viên giáo dân, với đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn. Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận Tp Hồ Chí Minh cũng không thể làm khác thông lệ ấy. Cho đến nay - tức gần hai năm sau ngày được công bố - Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận vẫn chỉ gồm có các linh mục (dòng và triều). Không thể nại bất cứ lý do gì để trì hoãn việc hình thành BMVGĐGP với đầy đủ các thành viên.

* Về thành viên BMVGĐGP thiết tưởng nên gồm đủ mọi thành phần Dân Chúa: có linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân nam nữ. Đi vào cụ thể Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận nên có hai loại thành phần: thành phần đại diện các giáo hạt, các hội đoàn giáo dân và thành phần chuyên môn.

* Về thành viên đại diện các giáo hạt thì BMVGĐGP đã có 15 linh mục đặc trách Mục vụ Gia đình của 15 giáo hạt. Nên có thêm 15 giáo dân đại diện cho 15 giáo hạt và 10-12 giáo dân đại diện 10-12 hội đoàn giáo dân. Giáo dân đại diện giáo hạt thì do linh mục Hạt trưởng đề cử sau khi tham khảo ý kiến các linh mục trong hạt. Giáo dân đại diện các hội đoàn thì do chính Ban Phụ trách các hội đoàn ấy đề cử. BMVGĐGP chỉ cần nêu một số tiêu chuẩn tương đối để các hạt và các hội đoàn dựa vào đó mà chọn người. Như vậy BMVGĐGP sẽ có khoảng 40-45 thành viên đại diện.

* Về thành viên chuyên môn thì Ban BMVGĐGP nên mời một số linh mục, tu sĩ và giáo dân chuyên về Giáo lý, Giáo luật, Dân luật, Tâm lý, Xã hội, Giáo dục, Tư vấn…. Số thành viên chuyên môn nên bằng ½ hay 2/5 số thành viên đại diện. Cơ cấu Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận như thế thì mọi hoạt động sẽ có nhiều thuận lợi sau này vì Ban vừa có các chuyên viên, vừa có các đại diện giáo hạt và hội đoàn trong giáo phận.
Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận sẽ gồm khoảng 60-70 thành viên, một con số chấp nhận được về mặt tổ chức. Từ số 60-70 thành viên này sẽ hình thành Ban Thường Thực và một số Ban chuyên môn, chịu trách nhiệm một số lãnh vực hoạt động quan trọng nhất của Ban. Cũng từ số 60-70 thành viên này, Ban Mục Vụ Gia đình Giáo phận sẽ dần dần lên được Chương Trình Hành động một năm, hai năm hoặc năm năm.

+ Xúc tiến việc soạn thảo một nội qui với những qui định tối thiểu:

Một nhóm nhỏ, một ê-kíp làm việc chung với nhau cũng đã cần có một số qui định tối thiểu mà ai nấy đều tán thành và chấp hành. Huống chi một Ban quan trọng như Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh thì thiết tưởng ngay từ bước đầu, nên có một bản Nội Qui tuy nhẹ nhàng nhưng đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, thành phần, nhiệm kỳ, quyền lợi và bổn phận.

+ Xúc tiến việc xây dựng Văn Phòng Mục Vụ Gia đình Giáo phận:

Cùng với việc hình thành Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận với đầy đủ thành viên, nên xây dựng ngay một Văn phòng Mục vụ Gia đình Giáo phận với các chức năng thông thường: điều hành, tổ chức, tiếp xúc, tư vấn, sách vở tài liệu, phim ảnh.
* Xúc tiến việc tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi với nhau giữa các linh mục, tu sĩ, giáo dân đang hoạt động trong lãnh vực gia đình:

Một trong những sinh hoạt cần thiết và bổ ích hiện nay là Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận đứng ra tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân đang hoạt động trong lãnh vực gia đình. Những buổi này chắc chắn sẽ đem lại nhiều ích lợi to lớn cho các đương sự và cho hoạt động của Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận.

+ Xúc tiến việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo dành riêng cho những người đang hoạt động trong lãnh vực Mục vụ gia đình kể cả các tu sĩ và linh mục.

Cũng nên tổ chức các Khóa tập huấn thích hợp cho các anh chị em giáo dân đang cộng tác với các linh mục trong công tác chuẩn bị hôn nhân gia đình hay tư vấn gia đình tại các giáo xứ. Có hai hạng người mà BMVGĐGP cần quan tâm đào tạo là các giáo lý viên hôn nhân và các nhân viên Mục vụ Gia đình. Các giáo lý viên dạy các khóa chuẩn bị hôn nhân cần nắm vững giáo lý chẳng những về hôn nhân gia đình mà còn về tính dục, giáo luật, việc sinh sản con cái theo tinh thần Kitô giáo. Các nhân viên mục vụ gia đình là những người đảm trách một công tác nào đó của Mục vụ Gia đình: tổ chức các khóa chuẩn bị hôn nhân; làm công tác tư vấn tâm lý, tình yêu, hôn nhân và gia đình; tổ chức các loại hình sinh hoạt Mục vụ Gia đình v.v….

(Trích thư góp ý gửi các linh mục Trưởng, Phó Ban thành viên BMVGĐGPTPHCM ngày 23.12.2001 của Nguyễn Văn Nội)

Tp HCM ngày 30 tháng 10 năm 2002