Các nhà khoa học bàn cãi về ý tưởng xua đuổi cơn bão

DENVER - Trông có vẽ đó là một ý kiến rất hay, khi chúng ta cố xua đuổi các cơn bão như Rita và Katrina chẳng hạn, ra khỏi bầu trời trước khi chúng gây thiệt hại cho biết bao người. Hay ít ra, làm suy yếu chúng đi và kéo chúng ra khỏi các thành phố.

Các nhà khoa học về khí quyển nói rằng thật là mơ tưởng khi chúng ta có thể hủy diệt hay thậm chí tạo ra một ảnh hưởng nào đó đối với một thứ rất lớn và hùng mạnh như một cơn bão. Họ đã từ bỏ tham vọng đó vào những năm trước sau hơn hai thập kỷ nghiên cứu dưới sự bảo trợ của chính phủ vốn chẳng mang lại được một kết quả nào cả.

Những công ty tư nhân đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm trên một bình diện nhỏ hơn nhiều, thế nhưng đã mang lại một chút kết quả mặc cho trước đó họ quả quyết rằng họ có thể xóa bỏ đi những đám mây của cơn dông tố khỏi bầu khí quyển.

Nhà khí tượng thủy văn Matthew Kelsch thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khí Quyển Quốc Gia tại thành phố Boulder cho rằng: “Việc đó cũng giống hệt như chuyện di chuyển một chiếc xe hơi bằng một ống xì thổi hạt đậu vậy. Vì lẽ, lượng năng lượng trong một trận bão thì mạnh hơn bất kỳ những gì mà chúng ta đang cố tính toán hay can thiệp vào.”

Chương trình làm giảm nhẹ cơn bão của chính phủ liên bang được gọi là Dự Án Stormfury (Quấy Rối Cơn Bão). Ý tưởng được đưa ra dưới thời của cựu Tổng Thống Eisenhower sau rất nhiều cơn bão lớn đánh vào vùng Phía Đông Duyên Hải vào giữa những năm thuộc thập niên 1950, đã giết chết đi 749 người và gây thiệt hại khoảng vài tỉ đô la.

Thế nhưng mãi cho đến năm 1961 thì những thử nghiệm ban đầu mới được tiến hành trong cơn bão Esther bằng một chiếc máy bay của Hải Quân thả những tinh thể bạc có chất iốt. Một vài bản báo cáo cho thấy sức gió đã được giảm từ 10% đến 30%.

Trong suốt Dự Án Stormfury, các nhà khoa học cũng còn thả những hạt tinh thể bạc có chất iốt vào những cơn bão của các năm 1963, 1969, và 1971 trên vùng Đại Tây Dương rất xa với đất liền. Những nhà nghiên cứu thả chất iốt bạc, một chất được dùng giống y hệt như đá hạt nhân vào các đám mây, chỉ bên ngoài hướng xoáy của cơn bão. Ý tưởng đó là một vòng của đám mây mới sẽ được tạo ra chung quanh đá hạt nhân nhân tạo. Các đám mây mới có nhiệm vụ là làm thay đổi chiều hướng của mưa và tạo ra một vòng xoáy mới vốn làm sụp đổ đi vòng xoáy củ. Cơn bão mới này sẽ đổ xuống một cách chậm rãi hơn và ít nguy hiểm hơn.

Đôi lúc, những thí nghiệm như vậy trông có vẽ có kết quả. Cơn bão Debbie vào năm 1969 được thả đá hạt nhân tới 2 lần trong suốt 4 ngày liền bởi rất nhiều máy bay. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng tính cường độ của nó cũng đã giảm và bị làm cho suy yếu đi khoảng 30%.

Để việc gieo đá vào đám mây được thành công, thì các đám mây phải có đủ dòng nước cực mát ở dạng chất lỏng mặc dầu dưới 32 độ F. Giọt mưa được hình thành nên khi đá hạt nhân giả và dòng nước cực mát phối trộn lẫn nhau.

Thế nhưng các nhà khoa học cũng còn biết thêm được rằng những cơn bão có chứa rất ít dòng nước cực mát hơn là những đám mây của các cơn dông tố, do đó, việc gieo đá không còn độ tin cậy nữa. Và khi các cơn bão gia tăng và xua tan đi tất cả những gì có trên nó, thậm chí chúng còn tạo ra những bức tường đám mây mới được gọi là “những vòng tròn xoáy đồng tâm.”

Điều này khiến cho việc làm giảm sức mạnh của cơn bão là không thể nào thực hiện được bằng chính sự can thiệp của con người. Dự Án Stormfury, từ đó, được cho vào quên lãng vào những năm của thập niên 1980 sau khi tốn kém khoảng hàng trăm triệu đô la.

Những phương thức làm giảm nhẹ cơn dông tố khác cũng đã được đề nghị ra bao gồm việc làm lạnh vùng đại dương nhiệt đới bằng các tảng băng và rãi các mãnh hay phần tử nhỏ hay các mảng phim lên trên bề mặt của bờ đại dương nhằm kìm chế những cơn bão khỏi tỏa nhiệt từ mặt biển.

Thỉnh thoảng, có người đề nghị hãy cho nổ một vũ khí nguyên tử để làm vỡ tan một cơn bão.

Các nhà nghiên cứu nói rằng những biện pháp đó sẽ giúp thu ngắn lại vùng ảnh hưởng của các cơn bão. Lấy ví dụ như, cơn bão Rita được ước tính xuyên xuốt khoảng 400 dặm. Theo trung tâm nghiên cứu khí quyển, năng lượng nhiệt nóng do một cơn bão tỏa ra là gần bằng 50 đến 200 tỷ tỷ watt hay bằng với mức năng lượng khi cho nổ một quả bom nguyên tử nặng khoảng 10 triệu tấn cứ trong mỗi 20 phút đồng hồ.