Lá thư của một người bạn, Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến từ Irắc gởi cho Cha anh nhân việc nước Mỹ tưởng niệm biến cố 9/11

Tháng 9 Năm 2004

Thưa Cha, lần trước Cha có hỏi con rằng từ chiến trường Irắc, con sẽ nói gì với nước Mỹ vào ngày 9/11 này nếu như con có một chiếc microphone và đang đứng trước họ. Con cũng đã có lần nghĩ suy về điều này, và đây là lời đáp của con cho họ.

Con của Cha,

Kevin

Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến


Tổng Thống Bush Tưởng Niệm Các Nạn Nhân của Biến Cố 9/11




Nước Mỹ thân mến,

Ngành Thủy Quân Lục Chiến giờ đây đã mõi mệt lắm rồi. Tôi biết rằng tôi không nên nói như vậy vì tôi chẳng có thẩm quyền gì cũng như trách nhiệm gì để nói thay cho toàn bộ Ngành Thủy Quân Lục Chiến, do đó, những ý kiến sau đây chỉ là của riêng tôi mà thôi. Tôi xin nói cách khác, chính là, người sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến này đã mõi mệt rồi. Tôi viết ra những dòng chữ này từ những thỏi cát bụi bặm, và nóng bỏng của chiến trường Iraq, thuộc vùng phía Tây của Baghdad, vào lúc 3 giờ sáng, nhưng không phải là tôi mõi mệt vì đất cát. Tôi cũng không mõi mệt vì những đêm dài không ngủ, hay vì phải lái máy bay và chiến đấu. Tôi không mỏi mệt vì thức ăn, dẫu rằng nó chẳng phù hợp gì cả với khẩu vị của tôi chút nào.

Tôi không mỏi mệt vì cái nắng gay gắt như thiêu cháy cả tâm cang. Tôi cũng chẳng mỏi mệt vì những lằn súng cối bắn vào doanh trại của tôi. Tôi không mỏi mệt vì thấy những đồng đội Thủy Quân Lục Chiến của tôi đã ngã xuống, mặc dầu cả Ngành Thủy Quân Lục Chiến, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, đang vẫn còn khóc thương vì sự ra đi của những người anh, người chị đã bị tử trận; cái chết chính là một phần của cuộc chiến, và mỗi chiến binh nào cũng biết được điều này khi đi tham chiến. Một Thủy Quân Lục Chiến chết đi, nhiêu đó thôi cũng đã quá đủ và quá nhiều lắm rồi; thế nhưng chúng tôi đã biết cho đi nhiều hơn là chúng tôi nhận lãnh trở lại, và khác với những kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi đã tự hào chiến đấu, để nếu có chết đi, thì đó là cái chết cho chánh nghĩa. Tôi không mỏi mệt vì những phi vụ hay vì con người; vì lẽ, tôi chỉ mới có ở đây, nơi chiến trường Irắc nguy hiểm này, chỉ mới có vài tháng.

Tuy nhiên, tôi mỏi mệt vì thái độ đạo đức giả (hypocrisy) và sự thiển cận (shortsightedness) dường như đã tìm ẩn rất sâu trong mỗi người dân Hoa Kỳ và giới truyền thông đại chúng. Tôi mỏi mệt vì những lối nói hùng biện, hoa mỹ của các chính trị gia vì đã không hiểu thấu được ý nghĩa cao cả những gì mà anh em trong ngành Lực Lượng Võ Trang Hoa Kỳ đang phải thi hành, và tựu chung lại, tôi đã quá mỏi mệt vì người dân Mỹ đã không hiểu rõ và thấu suốt những gì mà chúng tôi đang làm.

Ba năm trước đây, khi còn ngồi trong một lớp học ở Quantico, Virginia, đang lúc tham dự Khóa Huấn Luyện Sĩ Quan Cơ Bản của Ngành Thủy Quân Lục Chiến, lúc đó chúng tôi đang học về các cách định hình và thám sát mặt đất, vị Chỉ Huy của chúng tôi cho ngưng lớp học và thông báo cho chúng tôi biết rằng một số máy bay đã đâm sầm xuống New York và Washington, D.C., và hứa sẽ cho chúng tôi biết thêm nhiều tin tức. Những dòng lệ, khi đó, rơi xuống trên đôi mắt của một sĩ quan Chuẩn Úy ngồi bên phải tôi, trong khi đó lớp học-vẫn cứ thế mà tiếp tục, mặc dầu, các sĩ quan học viên lúc đó đã không còn mấy tập trung và để ý đến người sĩ quan đó cho lắm; vì Chị của Anh ta sống tại New York và làm việc cho Trung Tâm Thương Mại Thế Giới. Đến giờ nghĩ trưa, như thường lệ, chúng tôi vào nhà ăn (chow hall), nhưng lần này thì không, chúng tôi chỉ ăn bánh pizza và ai nấy cũng đều quy hướng vào chiếc máy truyền hình. Những miếng bánh pizza nằm đó lạnh lẽo trước mặt chúng tôi, vì chúng tôi đang chăm chú ngó vào những hình ảnh mà toàn thể người dân Hoa Kỳ đã nhìn thấy vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tôi nghĩ về giây phút đó và nhận ra rằng, ở một mức độ nào đó, những gì đã xảy ra trong ngày định mệnh đó, đã làm đổi thay sự nghiệp quân sự của tôi cũng như mọi người dân Mỹ của tôi mãi mãi. Lúc đó, tôi không thể nào biết rằng, ba năm sau đó, mãi cho đến ngày hôm nay, tôi hiện đang bay trên bầu trời Irắc để thực hiện những phi vụ tấn công từ trên không, với tư cách là một phi công của chiến đấu cơ AH-1W Super Cobra. Tôi hiểu rằng, cuộc chiến chỉ mới được bắt đầu mà thôi, trên truyền hình cả thế giới đều biết được điều đó, và rằng tôi cùng các bạn sĩ quan đồng ngũ của Ngành Thủy Quân Lục Chiến cũng như của Ngành Lục Quân phải tham gia trong cuộc chiến đó.

Sau giờ ăn trưa, chúng tôi được lệnh phải trở về lớp học, lau chùi vũ khí và chuẩn bị mọi thiết cụ để được gởi sang Ngũ Giác Đài (Pentagon) để tăng cường việc bảo vệ an ninh cho khu Tổng Hành Dinh. Lệnh được đưa xuống là, tất cả mọi sĩ quan cần phải mang nhiều bao tay, đề phòng những trường hợp phải xử lý những xác chết của các nạn nhân bị không tặc tấn công.

Người sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên bị tử nạn trong Chiến Dịch Cho Một Đất Nước Irắc Tự Do (Operation Iraqi Freedom) chính là người bạn sĩ quan đồng ngũ với tôi trong Khóa Huấn Luyện Sĩ Quan Cơ Bản, người ngồi kế cạnh tôi trong lớp học về thám hiểm mặt đất vào đúng ngày 11 tháng 9 năm 2001, và cũng là người đã để cho lệ rơi khi nhận được hung tin: người Chị quá cố của Anh đã chết trong lần tấn công đầu tiên của bọn khủng bố vào Tòa Nhà Thương Mại Thế Giới.

Anh đã chiến đấu rất anh dũng, đã dẫn đầu chiến tuyến, và đã bị tử trân khi đang cùng đại đội của Anh dành lấy quyền kiểm soát mỏ thanh lọc dầu từ những phe trung thành nhất của Saddam, vào ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến. Sự anh dũng của Anh đã khiến cho việc phải nhớ nằm lòng những thủ tục đáp khẩn cấp khi đã học được nơi trường lái máy bay T-34, đã không còn mấy quan trọng nữa. Cảm giác giận dữ, bực tức, được xen lẫn trong tâm trí của các học viên của trường lái, thế nhưng chúng tôi vẫn cứ thế mà tiếp tục. Như một sĩ quan huấn luyện nêu ra cho chúng tôi biết rằng: “Các anh phải chiến đấu cho cuộc chiến này, chứ không phải tôi. Do đó, phải chắc rằng, các anh phải chuẩn bị kỹ càng khi các anh đến đó.”

Đúng, vị sĩ quan huấn luyện đó nói đúng; các bạn sĩ quan của tôi từ Pensacola hiện cũng đang có mặt bên tôi, ngày đêm phải bay qua lại để hổ trợ cho các lính Thủy Quân Lục Chiến và Lục Quân ở dưới mặt đất. Vị sĩ quan huấn luyện đó, giờ đây, chắc có lẽ, đã nghĩ hưu, nhưng tôi tin rằng, Ông ấy biết rằng Ông đã nghĩ hưu vì Ông đã đóng góp được phần mình cho một quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử của thế giới, đó là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Phần nhiều Quý Vị khi đọc về dòng chữ vừa rồi, sẽ cảm thấy khó chịu vì lối nói quá tự tin và kiêu ngạo, và có lẽ, Quý Vị sẽ thôi không còn muốn đọc nữa. Nhưng tôi xin Quý Vị hãy cứ tiếp tục mà đọc, vì tôi không nói rằng người Mỹ tốt hơn bất kỳ những người nào khác, vì tôi tin rằng đó không phải là chuyện mà tôi đề cập đến. Tôi không nói rằng đất nước của chúng ta, những người lãnh đạo của chúng ta, những ngành quân sự và tình báo của chúng ta là quá hoàn hảo và không bao giờ sai lầm, vì qua suốt dòng lịch sử mà chúng ta đã có, và chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy, chúng ta sẽ nổ lực cao độ để đạt được điều đó. Quốc Gia này còn hơn hẳn cả việc chỉ có dân chúng và những nhà lãnh đạo; hơn hẳn cả dòng lịch sử, hiện tại cũng như tương lai; một quốc gia với những giá trị thế tục, vốn sẽ thay đổi khi những nhà lãnh đạo thay đổi, thế nhưng, nó cũng có những đức tín vượt thời gian, những ý thức hệ đã nhuộm bởi máu và sự anh dũng của những chiến binh yêu nước. Như muốn trích dẫn lại Lời Tuyên Thệ Trung Thành, quốc gia của chúng đã được dựng xây “dưới mắt Thiên Chúa; không chia rẽ, phân ly; với quyền tự do và công lý cho tất cả mọi người” (“under God, indivisible, with liberty and justice for all."). Là những người Mỹ, nhiều lúc chúng ta đã được quá tự do hơn là chúng ta nên có.

Nếu bạn là một người vô thần, bạn sẽ gặp khó khăn với dòng chữ “dưới mắt Thiên Chúa”; nếu bạn chống đối lại việc giải phóng cho những người dân tại đất nước Irắc, Afganistan, Á Châu, toàn bộ Châu Âu (tới hai lần), và khối Cộng Sản Xô Viết củ, thì chắc có lẽ cụm từ “quyền tự do và công lý cho tất cả mọi người” sẽ làm bạn tức tối và nổi giận lắm thì phải. Quốc Gia của chúng ta, qua suốt dòng lịch sử, đã vun trồng và tưới nước cùng với máu, cho những hạt giống dân chủ trên rất nhiều lục địa, ngay cả khi đất nước bất đồng về những quyết định khác nhau. Sự bất đồng chính là một điều tuyệt vời. Để bất đồng với hàng xóm hay với chính phủ của bạn, thì đó chính là trung tâm điểm của sự tự do. Những người công dân bất đồng về những quyết định quan trọng và những quyết định gây ra sự tranh cãi của những nhà lãnh đạo, đó là chuyện rất thường qua dòng lịch sử.

Cựu Tổng Thống Truman đã dũng khí quyết định cho thả hai quả bom nguyên tử hòng để chấm dứt đi một cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử loài người, và rồi, bằng chính những hành động của mình, Ông đã ngăn cản Xô Viết, để đem ánh sáng của nền dân chủ đến cho Đông Âu, và Berlin. Cựu Tổng Thống Lincoln đã gìn giữ quốc gia trong suốt cuộc nội chiến; cựu Tổng Thống Reagan đã biết được trong chính trái tim của mình rằng sự tự do là một vũ khí mạnh mẽ hơn là sự áp bức, cưỡng bách. Các nhà lãnh đạo được dân chúng trả lương để có thể đưa ra những quyết định rất khó khăn, và đôi lúc những quyết định để gây ra sự tranh cãi. Lịch sử sẽ minh đoán và phân định sự thành công của những hành động đó và tính nguyên thủy vô tư mà vào thời đó, khó mà có thể chứng minh cho được. Trong lúc đang phải tranh cãi, hay thể hiện sự bất đồng của bạn về cuộc chiến hiện thời, dẫu sao thì, bạn cũng nên nhớ phải hết sức cẩn thận để tránh đưa Quốc Gia của bạn vào vùng nguy hiểm, hay những ai đang ngày đêm, phải phục vụ và bảo vệ quốc gia. Giờ phút tốt nhất để vận dụng sự tự do ngôn luận của Quý Vị chính là lúc tranh cãi về những quyết định khó khăn nhất trước khi chúng được đưa ra, chứ không phải vào lúc mà mạng sống của những người con thân yêu, những người đồng hương của Quý Vị đang phải trong dòng chiến tuyến của khói lửa, súng cối, hỏa tiển ở tận bên kia bờ lục địa.

Hãy nuôi nấng và ấp ủ những quyền về dân sự mà Quý Vị hiện tại đang có; tôi biết được điều này sau vài tháng ở chiến trận Irắc, và giờ đây tôi càng trân trọng và biết ơn về điều đó hơn nữa. Một mặt, thì Quý Vị có quyền nói rằng Quý Vị “hổ trợ cho các binh sĩ,” nhưng mặc khác, Quý Vị chống đối lại cuộc chiến tại Irắc và Afganistan. Quý Vị có quyền bỏ phiếu cho Thượng Nghị Sĩ John Kerry vì Quý Vị tin rằng Ông ta có một chiến lược thoát khỏi Irắc, hay chỉ đơn giản, Quý Vị không thể nào chịu đựng nổi Tổng Thống Bush. Quý Vị có quyền để bỏ phiếu cho Tổng Thống Bush nếu như Quý Vị tin rằng Ông đã làm tốt trong vòng 4 năm qua. Thậm chí, Quý Vị cũng còn tự quyết định rằng chẳng cần phải bỏ phiếu cho ai cả, và né tránh các vấn đề ấy, càng nhiều chừng nào, càng tốt chừng nấy. Dĩ nhiên, đó là những chọn lựa của Quý Vị, và đối với rất nhiều người trên thế giới này, chẳng phải làm gì cả, là cách mà họ chọn.

Không phải đây là nhiệm vụ của tôi, cũng chẳng phải việc tôi được Luật Công Bằng Quân Sự (Uniformed Code of Military Justice hay viết tắt là UCMJ) cho phép, để nói với Quý Vị cách thức mà tôi bỏ phiếu. Nhưng tôi có thể giải thích với Quý Vị sự thật về những gì đang diễn ra chung quanh Quý Vị. Chúng tôi đã biết, và đã biết ngay từ ban đầu rằng, thành công hay thất bại cuối cùng của cuộc chiến tại Irắc và Afganistan, cũng như tương lai của các quốc gia này, phần lớn là tùy thuộc vào chính những người dân Irắc và Afganistan. Nếu một ai đó than phiền rằng chúng ta không nên tham chiến với Saddam Hussein, rằng tin tình báo của chúng ta không chính xác, và rằng những động lực mà Tổng Thống Bush đưa ra là không được trong sáng cho lắm, thì Quý Vị hãy tự đưa ra một hành động nào cho tương xứng xem sao. Quý Vị hãy thực hiện quyền bỏ phiếu của Quý Vị mà bỏ phiếu cho Thượng Nghị Sĩ Kerry, rồi sau đó hãy ngừng hẳn việc than phiền về một điều gì đó đã xảy ra một năm trước đó. Quyết định gởi quân sang Irắc và Afganistan giờ đây đã thuộc về quá khứ, và tôi tin rằng trong tiến trình dân chủ, điều quan trọng cho đất nước này chính là việc phân tích những quyết định của những nhà lãnh đạo quốc gia để tránh lập lại những lầm lỗi, thế nhưng, điều quan trọng hơn hết vẫn là việc quy hướng vào tương lai. Câu hỏi mà từng ứng viên sẽ “kéo chúng ta sớm thoát khỏi Irắc” sẽ có lẽ không cần phải được cân nhắc nữa trong tâm trí của Quý Vị. Quý Vị không nên muốn chúng tôi phải rút ra khỏi Irắc và Afganistan càng sớm càng tốt. Chỉ có một chiếc lược rút quân duy nhất hiện thời chính là việc biến cho thời gian phục vụ chiến trận của chúng tôi tại đây sao cho có ý nghĩa và chính đáng nhận ra sự hy sinh của biết bao nhiêu người con của Quốc Gia. Chỉ có một chiến lược duy nhất hòng có cơ may cổ võ nền hòa bình và sự ổn định ở vùng Trung Đông mà thôi.

Thì đó chính là chiến lược rút quân mà cả hai ứng cử viên, thông qua những cách nói và âm điệu rõ ràng khác nhau mà thôi. Tôi sẽ nói về Irắc vì đó là nơi mà tôi đang hiện diện, mặc dầu tôi cảm thấy rằng, nguyên lý nền tảng này phải cần được áp dụng cho cả Irắc lẫn Afganistan.

Ngành Quân Sự Hoa Kỳ phải tiếp tục giúp huấn luyện và hổ trợ cho Lực Lượng Cảnh Sát Irắc, Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia, và Lực Lượng Võ Trang Irắc. Chúng ta phải tiếp tục giao cho họ trách nhiệm và quyền hành để họ có thể thi hành những nhiệm vụ của họ, để rồi cuối cùng họ có thể giết hay bắt đi những phần tử chống đối của chế độ củ và những tay khủng bố nước ngoài đang cố tạo ra một đất nước bất ổn và cực đoan. Chúng ta phải tiếp tục sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng mà chúng ta đã phá hũy trong cuộc chiến, và cải thiện những cơ sở hạ tầng vẫn còn dưới cấp trong suốt thời gian cầm quyền của Saddam. Chúng ta nên đón chào và khuyến khích lực lượng đồng minh dẫu biết rằng có nhiều quốc gia chọn lối kháng cự ít hay không muốn tham dự; nhiều lực lượng đồng minh truyền thống của chúng ta cũng đã từng làm điều này trong suốt nhiều năm trời, và điều đó, chẳng có gì là làm cho chúng ta ngạc nhiên cả. Chúng ta phải tôn trọng những người dân Irắc và giúp đỡ họ hiểu được ý nghĩa của những quyền cơ bản của con người, mà những người bình dân Irắc vẫn không thể nào biết được. Chúng ta phải tôn trọng những khác biệt về văn hóa và tôn giáo. Chúng ta phải giúp đỡ những người dân Irắc phát triển và hình thành nên niềm tự hào quốc gia, và quan trọng hơn cả, là chúng ta phải để lại cho đất nước này những điều tốt đẹp hơn là chúng ta đã tìm thấy vào đúng lúc, đúng chổ, để mọi người dân có cơ hội tự quyết định lấy vận mệnh của riêng họ. Chúng ta phải thực hiện những điều trên càng sớm và càng hiệu quả chừng nào càng tốt chừng nấy, để họ không xem chúng ta như là những người xâm chiếm, mà là những người giúp giải phóng và những người giúp đỡ họ. Chúng ta phải tiếp tục rao truyền về điều này một cách rõ ràng và thường xuyên, cho cả thế giới, để những lời nói được đi đôi với những hành động của chúng ta.

Nếu chúng ta rời bỏ trước khi những sự việc trên được thành hình, thì Irắc lại lần nữa rơi vào tình trạng hỗn loạn và sẽ có thể đưa vùng Trung Đông đến một cuộc chiến khác tàn khốc hơn. Lúc đó, việc thi hành chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ vĩnh viễn bị mất mặt; và khủng bố sẽ gia tăng lên tại ngay đất nước Hoa Kỳ này cũng như trên khắp cả thế giới, vì khi đó, Hoa Kỳ đã cho thấy rằng Hoa Kỳ không có quan tâm gì mấy đến chuyện xây dựng và giúp đỡ, mà chỉ quan tâm đến có mỗi chuyện hủy hoại mà thôi. Nếu chúng ta bỏ chạy hay rút quân sớm, chúng ta chứng tỏ cho các kẻ thù của chúng ta rằng khủng bố thì mạnh mẽ hơn và có hiệu nghiệm hơn là sự tự do. Rất nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, chẳng hạn, đã khẳng định cho bọn khủng bố biết rằng chúng mạnh mẽ hơn cả đất nước Tây Ban Nha. Sự thất bại của chúng ta và những hệ quả của nó, sẽ quầng nặng trên mỗi đôi vai của chúng ta, như là một tập thể của Quốc Gia. Đó sẽ là lầm lỗi của chúng ta. Nếu chúng ta còn nằm trong cuộc, thì lỡ mà Irắc hay Afganistan lại rơi vào cuộc nội chiến của chính riêng họ, thì khi đó, chúng ta hoàn toàn trong sạch. Là một công dân của Quốc Gia Hoa Kỳ và là một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến, tôi chỉ có thể ngủ được khi không còn điều gì làm ray rứt lương tâm của tôi, vì tôi biết rằng, tôi và đất nước của tôi, đã làm hết mình cho những người dân của hai xứ này. Nếu chúng tôi rời bỏ họ sớm, thì tôi sẽ không thể sống với chính mình, và kể cả Quý Vị cũng vậy. Dòng máu đỏ sẽ nằm trong tay của chúng ta, thất bại hay không, chính là phụ thuộc vào chúng ta.

Điểm mấu chốt chính là: cho dẫu có là Cộng Hòa hay Dân Chủ; có đồng ý hay bất đồng với quyết định tham chiến; thì Quý Vị cũng chí ích phải ủng hộ cho những nổ lực chung của chúng ta. Quý Vị không thể nào vừa ủng hộ các binh sĩ, lại vừa lên tiếng phản đối sứ vụ mà họ đang phải thi hành. Cứ mỗi lần, cha mẹ của một người lính Thủy Quân Lục Chiến đã ngã xuống có dịp xuất hiện trên kênh truyền hình CNN cùng với một tấm ảnh, và tố cáo Tổng Thống Bush đã sát hại người con của Ông, thì quả đúng là một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược cho các kẻ thù. Tôi không thể nào hiểu được nổi đau mất mà mà Ông ta đã phải kinh qua trước cái chết của đứa con Ông, thế nhưng Ông ta đã làm mất danh dự, đã nhục nhã và hổ thẹn trước ký ức của một người anh em gan dạ của tôi, người đã phải trả bằng máu cho sự hy sinh cao cả nhất của mình, vì anh ta cũng chính là tôi, những người lính Thủy Quân Lục Chiến, là đồng đội của tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã và hổ thẹn cho những hành động mà cha mẹ của Anh đã làm, và tôi cầu nguyện cùng với Thiên Chúa rằng nếu tôi phải chết đi, thì cha mẹ của tôi sẽ đứng tự hào trước các ống kính truyền hình, và tái khẳng định niềm tin của ông bà rằng: cuộc sống và sự hy sinh của tôi là có ý nghĩa; rằng ông bà yêu mến tôi vô cùng, và ủng hộ cho sứ vụ của đồng đội tôi tại Irắc và Afganistan. Bằng lời tuyên ngôn như thế, ông bà muốn loan truyền rất rõ cho tất cả các kẻ thù của chúng ta trên khắp thế giới là nước Mỹ đang đoàn kết với nhau, chúng ta không thể nào bị nhục chí trước những vụ bắt cóc, những vụ chặt đầu (decapitations) và những tra tấn mà quân khủng bố thực hiện; và chúng ta thật sự đang quan tâm đến những người dân Irắc và Afganistan để cho họ có một cơ hội biết đến nền dân chủ và những quyền lợi cơ bản nhất của con người.

Đừng ủng hộ những ai muốn tìm kiếm sự thất bại cho chúng ta; hay cũng đừng cố mà tầm thường hóa (trivialize) những hy sinh đã thực hiện tại những nơi dầu sôi, bóng lửa bên kia bờ lục địa. Đừng biến những cái chết của những người đồng hương Quốc Gia của chúng ta trở nên vô nghĩa và hoài công. Hãy nói cho giới truyền thông và những vị dân cử của Quý Vị rằng: Quý Vị đang hợp lực đằng sau chúng tôi và những sứ vụ của chúng tôi. Hãy gởi thư và lời động viên, khích lệ đến với những ai, đang bị gởi ra trận. Khi Quý Vị gặp một người nào đó đang phục vụ cho sự yên bình của Quý Vị, cho dẫu người đó, có thuộc vào ngành Lực Lượng Võ Trang của Hoa Kỳ, của ngành cảnh sát, hay của ngành cứu hỏa, đi chăng nữa, hãy bày tỏ sự tôn kính đối với họ. Hãy luôn cám ơn những người vợ, những người chồng chung quanh Quý Vị, đang phải ngày đêm, nuôi nấng các con nhỏ một mình, vì những người chồng hay vợ của họ đang ở ngoài chiến tuyến. Hãy ghi nhớ không những những ai đã phải trả giá bằng cái chết, mà còn cả những người cựu chiến binh - những người đã mang lấy trong mình họ, những vết hằn, và những nổi đau về thể lý, cũng như những vết sẹo về tình cảm của việc họ đã đứng ra bảo vệ nền tự do, dân chủ cho đất nước này. Và chí ích, hãy biết lắng nghe theo những lời khuyên dạy của người mẹ rằng: “Nếu con không thể nói ra một điều gì đó tốt đẹp, thì tốt hơn hết, là đừng nói ra điều chi cả.”

Đừng trao cho quân thù một chổ đứng qua tiếng nói công cộng của Quốc Gia. Những kẻ thù của chúng ta, và của cả thế giới sẽ cùng tham gia vui mừng và hoan hĩ vào cuốn phim Fahrenheit 9/11 và sẽ cực lực vổ tay hân hoan vui sướng cứ mỗi lần một người dân Mỹ lên tiếng đả kích những nổ lực cao đẹp của chúng ta. Ngành Quân Sự có thể thành công hay không, điều đó còn tùy ở mọi người dân Mỹ, rằng liệu họ có ủng hộ, chúng tôi, một cách hết mình không.

Hãy ngủ ngon giấc vào ngày kỷ niệm thứ ba của biến cố 9/11, hỡi nước Mỹ dấu yêu! Những người anh hùng rắn chắc đang chuẩn bị gánh lấy tất cả mọi bạo lực thay cho toàn thể Quý Vị. Rất nhiều người con trai, và con gái của Quý Vị đã tình nguyện đứng giữ yên bờ cõi cho Quý Vị ngày đêm. Không chỉ những người con không sờn mưa, nắng, ngày, đêm và sự hiểm nguy, những binh sĩ Lục Quân, những người lính Thủy Quân Lục Chiến gầm gừ, những đội Đặc Nhiệm, vân vân, mà còn cả hàng ngàn những đứa trẻ 18, 19 tuổi, những thanh thiếu niên, những người đang ở rất xa bên kia thềm lục địa, đang ngày đêm phục vụ như là những người tài xế, những thư ký kho liệu, những nhà phân tích, những người thợ máy, vân vân. Tất cả họ đều có những câu chuyện, gia đình và rất nhiều giấc mơ. Họ rất nhớ Quý Vị, rất yêu mến Quý Vị, và đang đặt mạng sống của họ trước sự hiểm nguy thay cho Quý Vị. Đừng biến thời gian của họ tại đó, và đừng biến sự hy sinh của họ nơi chiến trường đó, trở nên vô nghĩa. Hãy ủng hộ họ, và sứ vụ của họ. Hãy luôn nguyện cầu và nhớ đến họ!

Mong cho một thế giới mãi bình yên và được Thiên Chúa mến yêu nhiều!

Vài dòng con gởi lại cho Cha.

Con,

Kevin

Từ một nơi xa lắm…….

P.S. Sau khi viết xong Lá Thư định mệnh này trước ngày 11 tháng 9 năm 2004, thì vào sáng sớm hôm nay, Trung Úy Kevin cũng đã thiệt mạng, vào đúng ngày 11 tháng 9 năm 2005. Đây là lần tham chiến thứ hai của Anh tại chiến trường Irắc. Đăng lại lá thư này, để tưởng nhớ đến bạn dẫu chúng ta khác lớp và khác quân Ngành!

Yêu và Thí Trọn Cả Mạng Sống Vì Người Mình Yêu...