Giáo sĩ Đắc Lộ và lịch sử nước Việt Nam - Một số nhân vật lịch sử

Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635)


Đàng Trong, việc truyền giáo bắt đầu sớm hơn ở Đàng Ngoài, nghĩa là vào năm 1615 dưới thời Nguyễn Phúc Nguyên. Nhưng trong các bài tường trình, ít nói trực tiếp đến ông chúa Nguyễn này. Người ta chỉ nói tới ông nghè Quảng Nam, Hoàng tử Kì con trưởng Nguyễn Phúc Nguyên, ông chú của chúa Nguyễn phúc Khê, bà dì của chúa hay thân mẫu của bào đệ của chúa là bà Vương Thái Phi Minh Đức mà thôi.

Tuy nhiên với một số người thân thích có cảm tình với Kitô giáo như thế thì nhà chúa cũng không thể có ác cảm được. Trong những vụ nhật thực, nguyệt thực, người ta được biết là Nguyễn Phúc Nguyên có những nhà toán học riêng của mình, còn Hoàng tử Kỳ cũng có những nhà toán học riêng của mình. Mà vì Kỳ đã cho các cộng tác viên của mình đến học với Ấá ủi oìsh,đnn học viitc cígháo sĩn ày giờ xảy ra nhật thực, nguyệt thực đúng hơn các chuyên gia của Nguyễn Phúc Nguyên.

Theo Borri thì Nguyễn Phúc Nguyên có gả một công chúa cho nhà vua Campuchia, lại cung cấp chiến thuyền và võ khí cho nhà vua để đương đầu với Thái Lan đe dọa nơi biên thùy. Điều này sử ta không nói tới nhưng quốc sử Campuchia ghi rõ rệt (Nguyễn Đình Đầu, Địa lý lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, trong Địa chí văn hóa T.P. H.C.M., 1987, trang 148).

Vẫn theo Borri, chính Nguyễn Phúc Nguyên phái sứ thần Đàng Trong đi Campuchia: ông này đã nể lời bà vợ là Kitô hữu tân tòng mà xin chịu phép rửa tội trước khi cho căng buồm trẩy đi Campuchia. Nguyễn Phúc Nguyên còn có hai tướng làm rể, lấy công chúa Ngọc Liên và Ngọc Đỉnh, Nguyễn Phúc Vinh và Nguyễn Phúc Kiều, cũng như có bà Minh Đức Vương Thái Phi là bà dì theo Kitô giáo.

Theo lời các giáo sĩ để lại, nhất là Borri thì thấy Nguyễn Phúc Nguyên rất cởi mở, rất sáng suốt. Ông tỏ ra không sợ ai, người Hòa Lan, người Bồ, người Nhật, hay ncưBi,T

ug ờn hởtc aađón nhận hết và cho phương tiện hoạt động thông thương buôn bán. Kể từ đời Nguyễn Hoàng, hai cửa biển Hội An và Qui Nhơn là hai hải cảng lớn, Nguyễn Phúc Nguyên không cần biết tới tôn giáo mới, nhưng ông cần buôn bán với người Bồ, cần súng ống đạn dược của người Bồ, để chống lại quân của Trịnh Tráng. Người Bồ đã xúi ông không cho người Hòa Lan tới, nhưng ông không nghe: ông có nhãn quan thương mại chứ không có nhãn quan ý thức hệ.

Năm 1624 Đắc Lộ tới Đàng Trong vào thời Nguyễn Phúc Nguyên, nhưng chỉ hai lần gián tiếp nhắc tới ông này. Một lần Đắc Lộ theo De Pina đến thăm bà Minh Đức và một lần xin ông nghè hoàng tử Hoàng tử Kỳ thỉnh cầu nhà chúa cho ở lại một trăm ngày để lo lễ giỗ De Pina chết đắm tàu ở Hội An năm 1625.

Sử nhà Nguyễn Thực lục tiền biên viết nhiều về sự nghiệp của Nguyễn Phúc Nguyên. Chúng tôi không nhắc tới ở đây. Chỉ biết vào thời ông, Giáo hội Kitô tương đối được bình an thịnh trị. Ông mất năm 1635 và người con thứ là Nguyễn Phúc Lan lên kế vị.