PHẦN III: GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ
Phép Giảng Tám Ngày:
2. Lời lẽ vụng về, ngây ngô
Như chúng tôi đã nói, hẳn là Đắc Lộ soạn bằng tiếng Latinh trước, rồi mới dịch và cũng nhờ các thày ủng hộ. Cho nên câu văn lời nói còn rất nhiều vụng về, ngây ngô khó hiểu. Chúng ta hãy thưởng thức một vài câu:
Khi hội đồng nhóm họp để tìm cách giết Chúa Giêsu thì họ nói với nhau thế này: "Ta toan sự người này sao làm nhiều phép lạ thể ấy" (quid facimus, quia hic homo multa signa facit?). Thật là khó hiểu, nếu dịch bản La ngữ thì là: chúng ta làm gì đây, vì người này làm nhiều phép lạ (205).
Cũng thế, ai hiểu được lời Đắc Lộ viết: "Hãy làm phúc cho đáng việc lo tội" (177). (Facite fructus dignos paenitentiae). Phải dịch là: hãy làm việc phúc đức (làm thành hoa trái) xứng đáng với sự thống hối.
Còn câu khó hiểu nữa: "Đã chọn để sự dữ mà bởi đấy làm sự lành, lấy làm hơn chẳng để ai làm sự dữ" (68) (maluit ex malis bona facere, quam nulla esse permittere), thà bởi sự dữ mà làm sự lành, hơn là không có sự lành nào.
Và cuối cùng, nên đọc thêm câu này: "Nào có ai vào cầm trong ấy, muốn làm sao thì được làm vậy ru?". Cầm ở đây là giam cầm, bị tù tội (Qui ibi detinentur, num quid possunt facere quod libuerit). Kẻ bị giam trong đó thì liệu có thể làm được điều mình muốn không?
Dầu sao cũng có câu ngây ngô nhưng gây hứng thú cho người thời nay không ít. Thí dụ: "Vì tối mạt thì cho sáng, kẻ nạng tai cũng cho sáng, kẻ què chên thì cho đi ngay, kẻ đau nạng thì đã, rồi cũng cho sống lại" (179). Cái thích thú thứ nhất là mấy tiếng Đàng Trong như mạt (mặt), nạng (nặng), chên (chân); thứ hai là có tiếng đã là khỏi, và thứ ba là đúng tiếng nói dân gian khi viết: sáng mắt, sáng tai.
Để kết luận về điều này, hãy đọc thêm:
"Khi mạt blời làm sáng thì đức Chúa blời làm cùng.
Khi lửa làm nóng thì cùng làm nóng bvối.
Khi gió rỗng làm mát thì làm mát bvối.
Khi nước làm đết hóa ra thì cũng làm hóa ra bvối.
Khi đết sinh nên của gì thì cũng sinh nên bvối.
Vì có giúp mọi sự mà làm mọi viẹc lien bvối" (41).
Ngoài những chữ mạt blời (mặt trời), đết (đất), lien (liên), còn có bvối (với), gió rỗng (viết với dấu hỏi rổng) có nghĩa là không khí (aer, aeris).
3. Lời đối thoại
Lời đối thoại khá phức tạp, nhất là trong tiếng Việt, khi phải giữ đúng tôn ti đẳng cấp trong xã hội cũng như nơi gia đình, đại gia đình. Còn phức tạp hơn khi là những nhân vật như nhân vật trong Phúc âm, trong Kinh Thánh. Hơn nữa chúng ta đã dùng tiếng Việt, tiếng nói dân gian để viết truyện nôm bao giờ đâu. Các nhà nho của ta chỉ dùng nôm để làm thơ ngâm vịnh mãi cho tới thế kỉ 17 mới có một bản tường trình vắn tắt bằng chữ nôm.
Thế cho nên câu văn đối thoại thấy trong Đắc Lộ là một tài liệu rất quí, mặc dầu còn vụng về ngây ngô, cũng nên nhớ trong Khái luận, Đắc Lộ nói khá nhiều về cách xưng hô trong tiếng Việt, cách xử dụng các đại từ chỉ ngôi. Khi Thiên Chúa đã lấy xương sườn cụt Adong để làm thành thân xác Eva thì Adong đã nhận ngay ra và nói như thế này: "Xưâng nầy bây giờ là xưâng tao, và thịt nầy là thịt tao" (76. 77). Lời đối thoại giữa con rắn và Evà: "Blái nầy tốt lành, sao bà chẳng ăn? mà bà ếy thưa mlời dại ràng: "đức Chúa blời có cấm, mà ăn phải dái chết chang? nào có chết đâu, vì chưng đức Chúa blời đã hay, ngày nào bay ăn phải blái nầy, thì mở con mắt bay ra, được chịu bàng đức Chúa blời mà biết sự lành sự dữ" (84). Còn lời Chúa nói với Adong thì được Đắc Lộ viết ra tiếng Việt như thế này:
Mầy ở đâu?
Tôi lạy đức Chúa blời, tôi đã nghe tiếng đức Chúa blời, tlong vườn bvui bvẻ, mà tôi sợ hãy, vì tôi tlền tluầng, thì tôi ẩn mềnh.
Ai bảo mầy, cho mầy hay, mầy ở tlền tluầng? Thật bởi mầy ăn phải blái tao đã cấm mà chớ.
Tôi lạy đức Chúa blời, đần bà đức Chúa blời cho tôi làm bạn cùng, thì cho tôi blái mà tôi đã ăn.
Sao mầy làm thể ếy gái kia?
Tôi lạy đức Chúa blời, con rắn đã dối tôi, mà tôi đã ăn (90-92).
Những câu đối thoại giữa mẹ và con:
Lạy đức Chúa Con sao làm thể ếy cùng mẹ?
Lạy đức Mẹ mà sao đức Mẹ có tìm Con làm bvậy? (174)
Ta có gì cùng Bà (181) [phép lạ ở Cana].
Đối thạ ạiởa đức Kitô và người bệnh:
Mày muấn đã cho lành chang?
Tôi lạy ông, tôi chảng có ai giúp tôi, cho đến khi nước động, tôi xuấng cho chóng, vì chưng khi tôi blạt chên tay làm bvệy, kẻ khác thì xuấng tlước, mà tôi bấy lâu năm chảng được lành.
Mày dệy, vác lếy giưầng mày mà về (192-193).
Đối thoại giữa đức Kitô và quân dữ, trong vườn Giệt:
Hở bay có tìm ai?
Ta tìm Jesu Nazarenô.
Jesu là tao (211).
Lời dạy đi truyền giáo:
Tao đã chịu mọi phép blọn và tlên blời và dưới đết, bay hãy đi deạy dẽỗ kháp người thế mà rửa tội, khi lếy một phép và một danh đức Cha, cùng đức Con cùng đức Spirito Sancto, mà dẽạy nó giữ mọi sự tao đã khién bay giữ (248).
Ở đây, nên nhắc lại là Đắc Lộ khá bướng bỉnh khi không nhận dùng chữ "nhơn danh" trong công thức làm phép rửa tội vì Đắc Lộ thấy trong từ này có ngụ ý ba đức Chúa trời chứ không phải là một. Cho nên nếu dùng từ Hán Việt này thì phải nói "nhơn nhít danh". Vì thế ở đây Đắc Lộ dùng chữ nôm rõ ràng là "lấy một phép và một danh". Nếu nói: "vấ ộh pavh. ấN uanhi hl yipuél àấl
y"danp"ựthì hbể danh" chỉ ba đức Chúa blời không còn là một nữa. Cuộc tranh luận này đã xảy ra năm 1645 và trong Từ điển, Đắc Lộ còn viết: "nhin danh Cha", hồ nghi chưa hẳn cùng nghĩa với tiếng Latinh "in nomine Patris". Kết luận về những lời đối thoại, chúng ta thấy Đắc Lộ đã vận dụng được những đại từ để chỉ rõ liên hệ giữa hai người nói chuyện với nhau, liên hệ rất khác nhau vì có tôi, tao, ta, chúng tôi, lại có mầy, bay, nó, nhưng những đại từ đó không thể dùng trong tất cả các trường hợp như: mẹ/con, cha/con, chủ/tớ, trên/dưới, bạn/thù, quen/lạ, quan/dân. Vì thế nếu có tôi/ông, tôi/chúa thì cũng có tao/bay, tao/mầy, có ông/tôi, tôi/ông thì cũng có tao/mầy, ta/bay; còn giữa mẹ con thì mẹ/con, giữa cha con thì cha/con. Chữ "tớ" cũng được dùng với "người" trong lời người kẻ trộm lành thưa với Chúa:
"Ví bằng người là Christô thì chữa mình và chữa tớ" (226). (còn tiếp)
Phép Giảng Tám Ngày:
2. Lời lẽ vụng về, ngây ngô
Như chúng tôi đã nói, hẳn là Đắc Lộ soạn bằng tiếng Latinh trước, rồi mới dịch và cũng nhờ các thày ủng hộ. Cho nên câu văn lời nói còn rất nhiều vụng về, ngây ngô khó hiểu. Chúng ta hãy thưởng thức một vài câu:
Khi hội đồng nhóm họp để tìm cách giết Chúa Giêsu thì họ nói với nhau thế này: "Ta toan sự người này sao làm nhiều phép lạ thể ấy" (quid facimus, quia hic homo multa signa facit?). Thật là khó hiểu, nếu dịch bản La ngữ thì là: chúng ta làm gì đây, vì người này làm nhiều phép lạ (205).
Cũng thế, ai hiểu được lời Đắc Lộ viết: "Hãy làm phúc cho đáng việc lo tội" (177). (Facite fructus dignos paenitentiae). Phải dịch là: hãy làm việc phúc đức (làm thành hoa trái) xứng đáng với sự thống hối.
Còn câu khó hiểu nữa: "Đã chọn để sự dữ mà bởi đấy làm sự lành, lấy làm hơn chẳng để ai làm sự dữ" (68) (maluit ex malis bona facere, quam nulla esse permittere), thà bởi sự dữ mà làm sự lành, hơn là không có sự lành nào.
Và cuối cùng, nên đọc thêm câu này: "Nào có ai vào cầm trong ấy, muốn làm sao thì được làm vậy ru?". Cầm ở đây là giam cầm, bị tù tội (Qui ibi detinentur, num quid possunt facere quod libuerit). Kẻ bị giam trong đó thì liệu có thể làm được điều mình muốn không?
Dầu sao cũng có câu ngây ngô nhưng gây hứng thú cho người thời nay không ít. Thí dụ: "Vì tối mạt thì cho sáng, kẻ nạng tai cũng cho sáng, kẻ què chên thì cho đi ngay, kẻ đau nạng thì đã, rồi cũng cho sống lại" (179). Cái thích thú thứ nhất là mấy tiếng Đàng Trong như mạt (mặt), nạng (nặng), chên (chân); thứ hai là có tiếng đã là khỏi, và thứ ba là đúng tiếng nói dân gian khi viết: sáng mắt, sáng tai.
Để kết luận về điều này, hãy đọc thêm:
"Khi mạt blời làm sáng thì đức Chúa blời làm cùng.
Khi lửa làm nóng thì cùng làm nóng bvối.
Khi gió rỗng làm mát thì làm mát bvối.
Khi nước làm đết hóa ra thì cũng làm hóa ra bvối.
Khi đết sinh nên của gì thì cũng sinh nên bvối.
Vì có giúp mọi sự mà làm mọi viẹc lien bvối" (41).
Ngoài những chữ mạt blời (mặt trời), đết (đất), lien (liên), còn có bvối (với), gió rỗng (viết với dấu hỏi rổng) có nghĩa là không khí (aer, aeris).
3. Lời đối thoại
Lời đối thoại khá phức tạp, nhất là trong tiếng Việt, khi phải giữ đúng tôn ti đẳng cấp trong xã hội cũng như nơi gia đình, đại gia đình. Còn phức tạp hơn khi là những nhân vật như nhân vật trong Phúc âm, trong Kinh Thánh. Hơn nữa chúng ta đã dùng tiếng Việt, tiếng nói dân gian để viết truyện nôm bao giờ đâu. Các nhà nho của ta chỉ dùng nôm để làm thơ ngâm vịnh mãi cho tới thế kỉ 17 mới có một bản tường trình vắn tắt bằng chữ nôm.
Thế cho nên câu văn đối thoại thấy trong Đắc Lộ là một tài liệu rất quí, mặc dầu còn vụng về ngây ngô, cũng nên nhớ trong Khái luận, Đắc Lộ nói khá nhiều về cách xưng hô trong tiếng Việt, cách xử dụng các đại từ chỉ ngôi. Khi Thiên Chúa đã lấy xương sườn cụt Adong để làm thành thân xác Eva thì Adong đã nhận ngay ra và nói như thế này: "Xưâng nầy bây giờ là xưâng tao, và thịt nầy là thịt tao" (76. 77). Lời đối thoại giữa con rắn và Evà: "Blái nầy tốt lành, sao bà chẳng ăn? mà bà ếy thưa mlời dại ràng: "đức Chúa blời có cấm, mà ăn phải dái chết chang? nào có chết đâu, vì chưng đức Chúa blời đã hay, ngày nào bay ăn phải blái nầy, thì mở con mắt bay ra, được chịu bàng đức Chúa blời mà biết sự lành sự dữ" (84). Còn lời Chúa nói với Adong thì được Đắc Lộ viết ra tiếng Việt như thế này:
Mầy ở đâu?
Tôi lạy đức Chúa blời, tôi đã nghe tiếng đức Chúa blời, tlong vườn bvui bvẻ, mà tôi sợ hãy, vì tôi tlền tluầng, thì tôi ẩn mềnh.
Ai bảo mầy, cho mầy hay, mầy ở tlền tluầng? Thật bởi mầy ăn phải blái tao đã cấm mà chớ.
Tôi lạy đức Chúa blời, đần bà đức Chúa blời cho tôi làm bạn cùng, thì cho tôi blái mà tôi đã ăn.
Sao mầy làm thể ếy gái kia?
Tôi lạy đức Chúa blời, con rắn đã dối tôi, mà tôi đã ăn (90-92).
Những câu đối thoại giữa mẹ và con:
Lạy đức Chúa Con sao làm thể ếy cùng mẹ?
Lạy đức Mẹ mà sao đức Mẹ có tìm Con làm bvậy? (174)
Ta có gì cùng Bà (181) [phép lạ ở Cana].
Đối thạ ạiởa đức Kitô và người bệnh:
Mày muấn đã cho lành chang?
Tôi lạy ông, tôi chảng có ai giúp tôi, cho đến khi nước động, tôi xuấng cho chóng, vì chưng khi tôi blạt chên tay làm bvệy, kẻ khác thì xuấng tlước, mà tôi bấy lâu năm chảng được lành.
Mày dệy, vác lếy giưầng mày mà về (192-193).
Đối thoại giữa đức Kitô và quân dữ, trong vườn Giệt:
Hở bay có tìm ai?
Ta tìm Jesu Nazarenô.
Jesu là tao (211).
Lời dạy đi truyền giáo:
Tao đã chịu mọi phép blọn và tlên blời và dưới đết, bay hãy đi deạy dẽỗ kháp người thế mà rửa tội, khi lếy một phép và một danh đức Cha, cùng đức Con cùng đức Spirito Sancto, mà dẽạy nó giữ mọi sự tao đã khién bay giữ (248).
Ở đây, nên nhắc lại là Đắc Lộ khá bướng bỉnh khi không nhận dùng chữ "nhơn danh" trong công thức làm phép rửa tội vì Đắc Lộ thấy trong từ này có ngụ ý ba đức Chúa trời chứ không phải là một. Cho nên nếu dùng từ Hán Việt này thì phải nói "nhơn nhít danh". Vì thế ở đây Đắc Lộ dùng chữ nôm rõ ràng là "lấy một phép và một danh". Nếu nói: "vấ ộh pavh. ấN uanhi hl yipuél àấl
y"danp"ựthì hbể danh" chỉ ba đức Chúa blời không còn là một nữa. Cuộc tranh luận này đã xảy ra năm 1645 và trong Từ điển, Đắc Lộ còn viết: "nhin danh Cha", hồ nghi chưa hẳn cùng nghĩa với tiếng Latinh "in nomine Patris". Kết luận về những lời đối thoại, chúng ta thấy Đắc Lộ đã vận dụng được những đại từ để chỉ rõ liên hệ giữa hai người nói chuyện với nhau, liên hệ rất khác nhau vì có tôi, tao, ta, chúng tôi, lại có mầy, bay, nó, nhưng những đại từ đó không thể dùng trong tất cả các trường hợp như: mẹ/con, cha/con, chủ/tớ, trên/dưới, bạn/thù, quen/lạ, quan/dân. Vì thế nếu có tôi/ông, tôi/chúa thì cũng có tao/bay, tao/mầy, có ông/tôi, tôi/ông thì cũng có tao/mầy, ta/bay; còn giữa mẹ con thì mẹ/con, giữa cha con thì cha/con. Chữ "tớ" cũng được dùng với "người" trong lời người kẻ trộm lành thưa với Chúa:
"Ví bằng người là Christô thì chữa mình và chữa tớ" (226). (còn tiếp)