Mừng Xuân mới, Ăn Tết Ất Dậu

Nhân dịp đầu xuân Ất Dậu Kính Chúc Hàng Giáo Phẩm, Đức Hồng Y, Đức Giám Mục, Quý Cha, Quý Phó Tế, Các Vị Tu Sĩ Nam Nữ, Các Cụ, Các Bậc Trưởng Thượng, Hội Đồng Mục Vụ, Tất cả Đoàn Thể, Ban Nghành và tất cả quý vị trong các Cộng Đòan Dân Chúa khắp nơi, và nhất là quý vị đang đoc bài này được khoẻ mạnh, may mắn trong năm mới, Bình An và Vui vẻ trong Ơn Nghĩa Chúa và Đức Mẹ Lavang.

Tôi xin phép đựơc khái lược trong bài này ý nghĩa và một vài phong tục VN mình trong ngày Tết, với mong ước chân thành để quý bạn đọc, nhất là quý vị giới trẻ, sinh ra và lớn lên ở ngoài nước VN hiểu được phần nào ngày lễ trọng đại này.

Tôi sửa soạn viết bài này, từ hôm 1-1-2005, tức là ngày tết Dương Lịch, tại Cincinnati, Ohio, trời tuyết lạnh đổ thật nhiều hôm trước Giáng Sinh, hôm nay đang tan dần vì nhiệt độ lên đến trên 40 độ F. Sở dĩ dài dòng như vậy vì chúng ta ăn “ tết tây” ngay sau lễ Giáng sinh vào mùa đông. “Tết Tây” tính theo lịch theo chu kỳ mặt trời. Người Âu Mỹ mang ngày tết này sang VN mình, nên gọi là “Tết Tây”.

Bài này sẽ đăng trên VietCatholic vào dịp “Tết ta”, chúng mình ăn Tết Ât Dậu, còn gọi là Tết Nguyên Đán, tức là Tết Âm lịch, tính theo chu kỳ mặt trăng, Lunar calendar.

Người Hồi Giáo và Do Thái Giáo cũng dùng Âm lịch, theo chu kỳ mặt trăng, nhưng họ lại tính ra ngày tết, tức là ngày đầu năm, khác với ngày tết ta của mình.

Tết ta, thường rơi vào khoảng 21 tháng 1 và 20 tháng 2 dương lịch, January 21 to February 20. Thường vào khoảng cuối mùa đông sang đầu mùa Xuân, lúc hoa mai, hoa đào và các loại hoa nở rộ nơi quê hương VN. Năm nay, ngày đầu năm là 9 tháng 2 năm 2005. Mình, cũng như người Trung Hoa va người Đại Hàn là 3 dân tộc có truyền thống “ăn Tết’ vào dịp này, nên còn gọi là Mừng Xuân Mới.

Ngày xưa nưóc ta là nước nông nghiệp, sinh sống chủ yếu là trồng lúa, mỗi năm chỉ có một mùa, cứ vào khoảng cuối tháng 12, gọi là tháng chạp, thì lúa đã gặt, cất vào kho ăn cả năm. Mọi chuyện xong xuôi vừa đúng để ăn tết, đón Xuân.

Thời tiết tự nhiên ấm áp, nắng xuân tràn lan, lòng người phơi phới vì lúa đã đầy kho.Cho nên ngày tết là ngày thiêng liêng, ngày Tạ ơn Trời, là ngày đoàn tụ của con cháu đi học hay làm ăn xa trở về, là ngày làm mới, là ngày của Hy Vọng dâng tràn cho một năm mới và ngày mai tươi sáng và cũng là sinh nhật, birthday, của tất cả mọi người, ngày vacation của mọi người.

Ngày Tạ Ơn Trời, tạ ơn cho mùa màng tốt lành, lúa gạo đầy kho, mua may bán đắt, mọi bổng lộc, sức khoẻ trong năm vừa qua. Dù là tôn giáo nào, người Việt mình là dân tộc hửu thần, luôn tin tưởng và trông cậy vào Thượng Đế trên Trời cao. Người Việt mình cũng dùng dịp tết để tạ ơn người, tạ ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên, tạ ơn những đấng bậc ơn

Nghĩa cho mình,cấp chỉ huy của mình, biếu xén lẩn nhau bằng quà cáp, biếu xén. những món quà thường thì chỉ là bánh trái thường ăn trong dịp tết.Ngược lại, cũng là dịp để các cấp trên tưởng thưởng cho nhân viên của mình.

Ngày Đoàn Tụ, Tết luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Thủa trứơc, muốn đi học thì phải ra tỉnh mà khi đi thi, thì phải ra tận kinh đô, muốn buôn bán ngược xuôi phải đi xa nơi này chổ nọ, nhưng đến tết ai cũng muốn trở về làng, về quê nhà mình. Bởi vậy,ngày nay người Việt mình đi trôi dạt khắp nơi trên thế giới cũng muốn trở về VN ăn tết, hoặc ít nhất cũng quây quần trong cộng đòan hướng lòng về quê hương.

Vé máy bay về VN từ Hoa Kỳ và các nước phải mua nhiều tháng trước với giá rất đắt so với những ngày khác trong năm. Mặc dù khi trở về ai cũng cảm thấy đau lòng vì so sánh sự nghèo đói của xứ mình với sự văn minh, dân chủ tiến bộ nơi xứ người, nhưng vì tình gia đình, tình quê hương, họ vẩn trở về. Tin từ trong nước cũng cho biết, rất nhiều người VN mình, nhất là đồng bào đói khổ từ làng mạc ở miền bắc và miền Trung đổ vào miền nam và Sàì Gòn dể làm ăn, xếp hàng, nhịn đói ngày đêm ở ga xe lửa và bến xe đò từ nhiều tháng ngày trước để mua vé về quê ăn tết. Những chữ “ Về Quê Ăn Tết” của người VN mình có cái giá trị thiêng liêng và hãnh diện, khó có từ ngữ nào diển đạt hoàn toàn được ý nghĩa của sự chao đao trong lòng người dân Việt xa làng, xa quê mình.

Ngày tết còn là ngày đoàn tụ với những người đã qua đời. Từ trưa ngày 30 tết, tức là ngày chót của năm củ, người ta kê bàn thờ, sửa soạn đồ ăn, đặt lên bàn thờ cúng đón ông bà (vong linh ngườI đã chết) về ăn tết với con cháu. Đến chiều ngày mùng ba tết, người ta lại cúng tiển đưa Ông Bà về Tiên cảnh. Người Công Giáo VN, cũng có những buổi cầu nguyện dặc biệt cho Những người quá cố sớm về Hưởng Nhan Thánh Chúa.

Theo huyền thoại, ngày Tết là ngày dặc biệt để các vị thần như Thần Tài, Phước, Lộc, Thọ ban phước cho được nhiều sức khoẻ, tiền tài, may mắn,… nên có những nghi lễ, dâng hương đặc biệt. NgườI miền nam VN, bày trên bàn thờ cúng mâm hoa quả, phải có trái măng Cầu, trái Dừa, trái Đu Đủ và trái Xoài, ý chỉ rằng chỉ nguyện “Cầu Vừa Đủ Xài”, tinh thần cầu nguyện của dân gian miền nam VN đúng y như Kinh Lạy Cha mà Chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta “ Xin Cho Hằng Ngày Dùng Đủ”. Các Thánh Đường Công Giáo cũng có những Thánh Lể đầu năm để Vinh Danh Chúa là Vua vũ trụ, là chủ thể của thời gian, quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Tạ Ơn Chúa cho những ơn lành hồn xác trong năm củ và Phó Dâng lên Chúa và cầu nguyện cho sức khoẻ và may lành trong năm mới.

Tết cũng là ngày hòa giải , lạc quan và hy vọng, vốn tính hiền hòa dể tha thứ và yêu đời. Trong dịp tết, người Việt mình dể dàng tha thứ cho nhau chuyện xích mích, lỗi lầm trong năm củ và chúc tụng cho nhau những lời chúc tốt lành nhất trong năm mới.

Ngày tết, người Việt mình đốt pháo, để xua đuổi ma quỉ, xui xẻo của năm củ, đồng thời múa rồng, múa lân, nhất là các cửa hàng buôn bán để chào đón may mắn thịnh vượng về.

Tết còn là ngày sinh nhật , birthday, của tất cả mọi người. Phong tục mình không ăn mừng sinh nhật birthday mỗi người, vì ngày tết coi như mỗi người thêm một tuổi chứ không phải ngày sinh nhật birthday. Cho nên, ngày tết cả gia đình quây quần lại để chúc tuổi và mừng tuổi. Con Cháu chúc tuổi Ông Bà, các bậc trưởng thượng trước rồi Ông Bà Mừng tuổi và lì xì cho con cháu.

Tết còn là ngày làm mới trong ngày đầu tiên của năm mới.Mọi nhà dọn dẹp, sơn sửa mới mẻ, mọi nợ nần thanh toán trước khi qua năm mới. Mọi sự bắt đầu vui vẻ, hòa nhã, nói năng từ tốn lịch sự, bỏ quên ư phiền năm củ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm gội sạch sẻ, mặc quần áo mới. Người Việt mình tin rằng những sự vui vẻ đầ năm sẽ mang lại sự vui vẻ may lành cả năm.

Tết còn là dịp “long vacation”, nghĩ ngơi cho mọi người. Để chuẩn bị tết, người Việt mình Đã sửa soạn thức ăn cả tháng trứớc, bánh tét, tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa, bánh tráng các loại, bánh ích,…, nếu bạn ở miền nam VN. Có gia đình còn nấu một nồi Khổ Qua dồn thịt ăn mấy ngày tết, để cho moi sự Khổ Qua theo năm củ. Nếu bạn ở miền bắc, thì mời bạn ăn bánh chưng, giò, nem, ninh, mọc, dưa và củ hành muối. Trong những ngày tết người ta ăn thức ăn đã sửa soạn sẳn và không quét dọn gì cả. Vì quét dọn là quét cái hên, cái may lành ra đường, sẽ xui cả năm. Thật ra phong tục này rất dể thương và đáng quý, vì phụ nử VN ngày xưa, nấu ăn, dọn dẹp mỗi ngày. Đến ngày tết, mọi người được nghĩ ngơi, “ long vacation “, kể cả các bà, các cô.

Xông Đất và Xuất Hành đầu năm cũng là một phong tục dễ thương của Ngày Tết. Người Việt mình thăm viếng, chúc tuổi lẩn nhau. Nhưng người đầu tiên bứơc vào nhà rất quan trọng. Thường thì ngườI ta đã sắp xếp một ngườI trong bạn bè, thân thuộc có tính tình vui vẻ, thành công, khoẻ mạnh …. để người này mang sự may mắn dến gia đình mình khi họ là ngừơi đầu tiên bước vào Xông Đất. Khi đi ra khỏi cửa lần đầu tiên trong ngày tết, người ta cũng phải đi tìm Thầy coi quẻ, chọn lựa xem đi hướng nào để Xuất Hành mang lại may mắn, phúc lành trong năm mới.

Mùng một Tết Nguyên Đán năm nay, lọt vào ngày Thứ Tư Lể tro của năm Thánh Thể.

Theo thiển kiến của kẻ viết bài, người Công Giáo Việt Nam mình khắp trên bốn phương trời. Hãy đón mờI NGƯỜI THÂN THƯƠNG NHẤT đến xông đất lòng mình và gia đình mình là chính Chúa Ki Tô, và nghe lời dạy HƯỚNG XUẤT HÀNH, trong ngày đầu năm, để được PHÚC, qua lời Phúc Âm, mà tôi đã được nghe cha Bênađô Nguyễn Tiến Huân, Quản Nhiệm Cộng Đòan Đức Mẹ LAVANG, tại Cincinnati, trong Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thân tối hôm qua 4-2-2005, trong dịp khai mạc 3 ngày Hội Chợ Mừng Xuân Ất Dậu xin mời quý vị cùng nghe như sau đây:

Tin Mừng theo Thánh Mathêu, 5,1-10:

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên ngưòi công chính vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ đươc nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nứơc Trời là của họ.


(Trích đọan Bài này đã đăng trên Giai Phẩm Xuân Ất Dậu, CĐCG Đức Mẹ LaVang,

Cincinnati,Ohio)