HỘI THỪA SAI PARIS

CƠ SỞ XƯA VÀ NAY

Bước vào cổng số 128 rue du Bac, quận 6, Paris, người ta thấy hai bên tường có ghi tóm lược thành hình khu chủng viện (tay trái) và nhà nguyện (tay mặt). Qua khỏi một sân nhỏ, trước mặt, trên lầu là nhà nguyện, duới là Gian Hầm Mộ, và Phòng Tử Đạo. Cuối Phòng Tử Đạo có nhà sách ăn thông lên đường phố. Bên tay mặt sân nhỏ là phòng tiếp đón, có các chị VN làm việc tại đây. Ra khỏi phòng này tiến về phía trước mặt là khu nhà nhiều tầng chủng viện. Hai dẫy nhà ba tầng nối lại thành hình chữ L. Đi qua cửa chính, và hành lang ra phía sau là khu vườn rộng. Cuối vườn bên mặt là đài Đức Mẹ, và cuối vườn ở bên tay trái có một lối đi ăn thông ra rue de Babylone, quẹo trái mấy bước tới Thư Viện Á Châu. Sau đây là hình thành từng nơi.

1. Khu nhà chủng viện

Lúc đầu, hội đặt trụ sở ở Courd, xa Paris 40 cây số về phía tây, tại biệt thự của bà Miramion. Sau đưa về rue Quincampois, Paris. Và năm 1663, khu nhà chính đặt trụ sở đặt vĩnh viễn tại rue du Bac, với hai căn nhà ba tầng rời nhau. Từ 1675 hai căn nhà này nối liền lại. Năm 1732, hoàn thành khu nhà chính của chủng viện.

2. Nhà nguyện Hiển Linh (Epiphanie)

Ngày 27-10-1663, nhà nguyện Hiển Linh cũ được ĐC Bernard de Sainte Thérèse giám mục Babylone làm phép, và ĐC Bossuet giảng thuyết. Ngày 24-4-1683, ĐC François de Harlay de Champvallon Tổng Giám Mục Paris đặt viên đá đầu tiên xây nhà nguyện nới rộng. Ngày 7-8-1683, làm phép ‘‘Gian Hầm Mộ’’ và trở thành nhà nguyện tạm thời của xứ đạo với tên Hiển Linh. Thánh lễ Hiển Linh đầu tiên cử hành ngày 6-1-1687. Năm 1691, nhà nguyện được hoàn thành do kiến trúc sư Lepas-Dubuisson. Năm 1823, họa sỹ Aguste Couder vẽ và đặt bức hình Lễ Hiển Linh : Có Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng, bên cạnh là Thánh Giuse và có Ba Nhà Đạo Sỹ đang dâng lễ vật và bái thờ cung kính. Bức họa này ngày nay vẫn còn nguyên vẹn màu sắc tươi thắm. Chính tại nhà nguyện này, ngày 8-7-1848, cử hành lễ an táng văn hào François René Chateaubriand (1768-1848), một giáo dân nổi tiếng của giáo xứ, hiện diện có Victor Hugo, Sainte Beuve, Bérenger, Balsac và nhiều nhà trí thức. Năm 1874, khánh thánh nhà nguyện mới với sự có mặt của Tổng Thống Pháp Mithouard, mang tên Thánh François de Xavier des Mission Étrangères.

Những năm đầu, hàng năm lễ nghi lên đường truyền giáo mang nhiều ý nghĩa và cảm động đã diễn ra tại nhà nguyện này. Trước khi lên đường vượt biển truyền giáo, các chiến sỹ Phúc Âm đứng xếp hàng đối diện cộng đoàn trước bàn thờ. Cộng đoàn từng người lần lượt ôm hôn chân các tân Thừa Sai. Trong khi đó bài ca ‘‘Lên đường truyền giáo’’ (Chant pour le départ des missionaires) do nhạc sỹ Gounod sáng tác, được hát vang lên. Sau này, ông sáng tác thêm bài ‘‘Kỷ niệm các Vị Tử Đạo (Chant pour l’anniversaire des Martyrs). Năm 1868, họa sỹ Charles Louis de Fredy Coubertin (1822-1903) đã vẽ lại cảnh tượng ‘‘Lên Đường’’. Các nhân vật trong bức họa sơn dầu được nhận diện như sau : Bên phải hai phụ nữ là cha Lacordaire, dòng Đa Minh, mặc áo choàng đen. Người có bộ râu rậm, mặc áo khoác đang bắt tay một cựu quân nhân. Đó là Just de Bretenièrs, sau này bị chém đầu ở Triều Tiên, năm 1866. Sát liền cạnh là ĐC Thomine Desmazures, giám mục đầu tiên của Tây Tạng. Trước mặt các thừa sai, tác giả vẽ hai người con của mình. Cậu nhỏ ít tuổi, đang quay mặt nhìn, đó là Pierre de Courbertin, người sau này sáng lập trò chơi thể thao Olympic. Từ nhà nguyện Hiển Linh, người ta đã tiễn đưa khoảng 4500 vị thừa sai ra đi nối gót ĐC François Pallu, vị sáng lập Hội, đáp lại lời mời gọi khẩn thiết tiếp tục nhịp cầu nối tiếp quá khứ với hiện tại, mà còn nối kết các nền văn hóa và các tôn giáo. Lễ quan thày của Hội tổ chức rất lớn vào lễ Hiển Linh hàng năm.

Giờ lễ : Trong tuần, từ thứ Hai đến thứ Bảy : 7g. Chúa Nhật : 10g. Lễ ở Gian Hầm Mộ : 7g30.

3. Gian Hầm Mộ (La Crype).

Một bàn thờ và cây Thánh Giá ở giữa gian nhà. Ngay cửa vào, bên tay trái có ‘‘ngôi mộ giả’’ làm sẵn, trên nắp đá cẩm thạch có ghi danh sách 120 Vị Tử Đạo của Trung Hoa (1648-1930), 103 Vị Triều Tiên (1838-1867), 117 Vị Việt Nam (1745-1862), và 8 Vị Thái Lan và Lào (1940-1944). Trong ngôi mộ có những hòm nhỏ bằng gỗ, những bình đựng tro cốt. Trong năm, lần lượt các Linh Mục Thừa Sai sẽ cử hành mừng lễ các Ngài một vòng. Và bình hài cốt sẽ đem ra trưng bày dưới bàn thờ trong ngày lễ các Thánh Tử Đạo. Trong Gian Hầm Mộ, còn cất giữ hài cốt các vị Tử Đạo. Trong tuần, ở đây thấy có lớp giáo lý cho trẻ em trong khu phố.

Ngay cửa từ ngoài vào Gian Hầm Mộ, ở hai cây cột, một bên phải ghi tên bốn ĐC sáng lập Hội Thừa Sai. Cột bên trái ghi lời ĐC François Pallu, vị sáng lập, đặt hy vọng và nhắn nhủ những ngưới kế nghiệp như sau : Này chiếc cầu đã được khởi sự, rất sung sướng nếu những bộ xương của chúng tôi và của các bạn thân mến, có thể dùng làm cột chống đỡ cho thêm chắc, và làm thành con đường lớn và mở rộng cho những nhà truyền giáo và những người thợ gặt dũng cảm để đến thu hoạch một mùa gặt lúa mới của những cánh đồng rất mầu mỡ và rất hứa hẹn một sự sung mãn dư dật và dồi dào. (Tháng 9-1663). Bước xuống ít nấc thang là Phòng Tử Đạo.

4. Phòng Các Vị Tử Đạo (La Salle des Martyrs)

Đêm 31-7-1838, thánh Giám Mục Pierre Dumoulin Borie Cao (1808-1838), qua VN năm 1832, bị bắt và tống giam ở Đồng Hới, và bị án xử trảm tại pháp trường Đồng Hới, ngày 24-11-1838. Thi thể Ngài được chôn cất tại chỗ. Một năm sau, thi thể ngài được cải táng. Cùng với nhiều thánh tích khác, được chuyển qua Ma Cao, đem về Chủng Viện Thừa Sai Paris, ở 128 rue du Bac, ngày 3-8-1843. Tất cả được đặt trong một phòng trên lầu để tôn kính và cầu nguyện. Đó là khởi sự của Phòng Tử Đạo (La Salle des Martyrs).

Từ đây, các thánh tích của các vị tử đạo ở VN, Trung Quốc và Đại Hàn là lần lượt gửi về trụ sở Hội. Năm 1867, nhà trường mới đem trưng bày trong một phòng nhỏ, ở tầng trệt bên tay trái ngay cửa lớn vào tòa nhà chính. Qua những đợt phong chân phước cho các Linh Mục Thừa Sai của những năm 1900, 1909, 1925, 1968. .. Phòng này có thêm nhiều các ‘‘thánh tích và kỷ vật’’ qúi giá. Từ năm 2002, Phòng Các Vị Tử Đạo và Gian Hầm Mộ được chỉnh trang, rất đẹp, tối tân và tốn kém.

Tại Phòng Các vị Tử Đạo, ngay chính giữa có trưng bày chiếc ‘‘gông’’ của cha Borie. Trông như thang gỗ, nhưng là gông tròng vào cổ tội nhân, nặng và dài, khó đi lại. Bên cạnh có một giá để mã tấu, gươm giáo và đòng. Giữa gian phòng có bảy tủ kiếng đựng các thánh tích và kỷ vật. Ở đây xin ghi các Thánh Tích của các vị tử đạo tại VN :

Tủ kiếng 1 : Nhẫn giám mục, gậy và con dấu của ĐC Pierre Retord (+1858). Đựng nhiều kiểu Thánh Giá khác nhau, từ nhiều nơi,

Tủ 2 : Treo ba chiếc áo dài màu lam, kiểu Bắc Kỳ, Trung Hoa và Tây Tạng. Đồng hồ, đôi đũa, gối của Thánh Jean Louis Bonnard Hương (+1852), Bình trà của Paul Châu (+1852), Bộ trà, hộp trầu của thánh Augustin Shhoeffer Đông (+1851),

Tủ 3 : Thánh giá của Thánh Pierre Borie Cao (+1838), một thánh giá bằng nylon của Lm Théophile Bonnet, bị VC bắt giữ năm 1961.

Tủ 4 : Một số tượng Đức Mẹ, chuỗi của ĐC Pierre Retord (+1858),

Tủ 5 : Áo Lễ, chén và đĩa thánh của cha Ponnet (+ Huế, 1968), sách lễ của Lm Piere François Chatelet (+1885).

Tủ 6 : Giây Các Phép của Đc François Pallu (1684, Trung Quốc),

Tủ 7 : Gậy bằng gỗ của Thánh Theophane Vénard Ven (+1861). Trái banh nhỏ của Lm. Jean Pierre Idiard Alhor (1848)

Một dãy 6 hộc bàn có nắp kiếng trưng bày thư viết tay, nhật ký, ảnh đeo ngực, ảnh photo, sách kinh nguyện và kỷ vật nhỏ, hình một số căn nhà nơi sinh quán của các Thừa Sai. Có các phiếu để tham khảo về các kỷ vật này.

Trên hai bức tường có 9 bức họa các vị Tử Đạo VN, do các nghệ sỹ VN đương thời họa. Đó là : Đám táng của thánh Bonnard do ĐC Retord cử hành, có Thánh Lê Bảo Tịnh và chủng sinh tham dự (1852). Cuộc tử đạo của thánh Mĩ, Đường và Truật (1838), Cuộc tử đạo của thánh Xavier Cần (1837). Cuộc truy bắt thánh Khoan, Hiếu và Thành (1837). Cuộc tử đạo của thánh Khoan, Hiếu và Thành (1840). Cuộc truy bắt Thánh Borie, Điểm và Tự. Quang cảnh chém đầu của thánh Borie (1838). Cuộc tử đạo của thánh Năm, Mĩ và Đích (1838). Cuộc tử đạo của thánh Khanh. Cuộc tử đạo của thánh Năm và Tự (1840).

Dưới chân các bức họa này, có mấy hộp nhỏ đựng xiềng xích, giây trói, bản án bằng chữ Nho của thánh Tùy (+1833), bản án của thánh Augustin Shhoeffer Đông (+1851),

Ở một phòng nhỏ bên cạnh có chiếu loạt phim ‘‘Remplacer la Lampe’’, giới thiệu hoạt động truyền giáo mới nhất, của các linh mục Thừa Sai ở Camboge, Lào, Nhật, Úc... có khoảng 20 chỗ ngồi. Trẻ em đến thăm được xem phim hoạt họa về Truyền Giáo. Trên một bức tường trong phòng có ghi danh sách 177 linh mục đã chết vì bạo lực, từ 1670 đến 1975. Hai vị ở VN chết gần đây : Cha Guy Audigou (+31-3-1972 tại Cam Lộ) và cha Joseph Vulliez (+ 16-4-1975 tại Hương Bình)

Trong Phòng Tử Đạo có hai người hướng dẫn, trong đó có anh Việt Nam. Phòng Tử Đạo mở cửa : Từ thứ Ba đến thứ Bảy : Từ 11g đến 18g30. Chúa nhật và lễ nghỉ : 13g- 18g. Nếu các nhóm hành hương xin liên lạc điện thoại : 01 44 39 10 40.

5. Nhà Sách đặt cuối Phòng Tử Đạo và ăn thông lên mặt đường góc Babylone và rue du Bac. Có khoảng 200 sách viết về Việt Nam, bằng tiếng Pháp. Rất Ít sách tiếng Việt. Đăc biệt những băng Vidéo thực hiện trong năm 2004, như : Chemin de mission JP. Haure, misionnaire laic à Bali; Chrétiens au Brésil. Aux frontières de la foret. Un monde noeuvau sur la Transamazonnienne; Chrétiens au Cambodge; Chrétiens au Japon, au Laos, en Thailande, au Timor-Oriental; La mission de Mandritsara; Mahajunga, l’apostolat de la La mission de Mandritsara; Mahajunga, l’apostolat de la mer; Les Enfant des rues; Entre rêve et réalité (Ile Maurice)

Nhà sách mở cửa : Thứ Ba đến thứ Bảy : từ 11g 30 đến 19giờ. Đóng cửa thứ Hai.

Tél : 01 44 39 58 33. fax 01 44 39 58 34.

E-mail : librairie@mepasie.org

6. Văn khố. Ngay từ năm 1680, cha Jean Marc Odam có công giữ lại các thư từ của các linh mục từ các xứ truyền giáo gửi về. Số lượng thư, và báo cáo ngày càng nhiều. Đến sau, công viêc lưu trữ này trao cho người chuyên môn. Năm 1833, do cha Jean Fesson (1798-1876) vừa làm bề trên vừa giữ Văn khố. Tiếp nối đến cha Joseph Voisin (1797-1877) từ Trung Hoa về. Năm 1863, cha Jean Rousseille (1832-1900) đã có 300 tập. Năm 1894, cha Andrien Launay (1853-1927) giám đốc Văn Khố, sử gia, từ Viễn Đông về viết về truyền giáo Viễn Đông. Và lần lượt các cha sau đây đã phụ trách Văn khố : Cha Henry Sy, Cha Charles Cesslin (năm 1939), Cha Hubert Monjean, (1950), đã phân tích xếp loại được 80.000 trang, thành 400 tập, Cha Henri Simorin. Năm 1958 cha Jean Guennou, tác giả cuốn Missions Étrangères de Paris, làm giám đốc, Cha Pierre Pencolé từ VN về (1974), Cha Jean Baptiste Vérinaud (1981), Cha Joseph Devisse, từ Nhật về (1992)

Từ 1993, cha Gérard Moussay phụ trách Văn khố (nói tiếng Việt giỏi). Cô Brigitte Appavou, Phụ tá và cô Brigitte Maguiney chuyên viên. Văn khố nằm ở trên lầu hai của tòa nhà chính. Văn khố chia làm hai loại : hồ sơ cũ (1660-1920) và mới (1920-2000). Tất cả có 1600 hộp hồ sơ. Về VN có hồ sơ của các địa phận : Tonkin (từ 1666 đến 1920), Cochinchine (1666 -1920), Hà Nội (1920-1980), Vinh (1920-1954), Hưng Hóa (1900-1950), Thanh Hóa Phát Diệm (1900-1950), Huế (1920-1974), Qui Nhơn Nha Trang (1920-1970), Kontum (1920-1970), Sàigòn (1920-1970), Đàlạt (1920-1970).

E-mail : amep@archivesmep.com

Site : archivesmep.mepasie.org

7. Thư viện Á Châu của Hội Thừa Sai (Bibliothèque Asiatique des Missions Etrangères) tại 28 rue de Babylone, quận 6, mờ cửa ba ngày trong tuần, thứ Ba và thứ Tư : 9g- 12; 14g-17 g. Thứ Sáu : 9g-12g. Có nhiều sách tiếng Việt được lưu giữ tại đây, mà nhiều nơi khác không có. Fax : 01 44 39 47 88. E-mail : documep@wanadoo.fr

8. Bán nguyệt san Eglise d’Asie. Tờ báo chuyên viết về tình hình các giáo hội tại Á châu : Birmanie, Trung Hoa, Ấn Độ, Indonésia, Sri Lanka... Điều hành do các linh mục : Guillaume Aroçaréna, Jean Mais, (Cha đã đến VN từ 1966, và dạy học ở Đại Học công giáo Đà Lạt tới 1975), và Anouil Régis. Về Việt Nam, báo này viết khá nhiều và đầy đủ về GH VN trong thời gian qua.

Tél : 01 42 22 63 55 - Fax : 01 45 44 85 19.

E-mail : eglasie@mepasie.org

9.Tập san ‘‘Missions Étrangères de Paris’’ viết về các hoạt động hiện thời của Hội, nơi có các linh mục của hội đang làm việc. Về tình trạng nhân số mới đi truyền giáo hay đã qua đời. Giới thiệu tác phẩm mới của hội viên.

E-mail : revuemep@wanadoo.fr

10. Nhà mẹ cho cả thế giới : ở 128 rue du Bac, 75007, Paris

Bề trên cả : Cha JB. Etcharren (nhiệm kỳ 2004-2010)

Ban cố vấn : Cha Georges Colomb, (đại diện tổng quyền), Cha Antoine de Monjour, Cha Georges Mansuy, Cha Xavier Demolliens. (nhiệm kỳ 6 năm)

Tổng số linh mục của Hội Thừa Sai Paris là 302 (tháng 1-2004), đang hoạt động mục vụ tại Pháp, nhiều quốc gia, và được phân chia từng vùng hay nhóm, như : ở Nhật (có 41 linh mục làm mục vụ), Triều Tiên (có 14), Đài Loan (có cha Nguyễn Hữu Tiến, VN và 19), Hong Kong (Cha Lâm Minh, VN, phụ trách, với 10 linh mục khác), Cambodge (11), Thái Lan (27), Malaisie và Singapour (Cha Văn Giang, VN, phụ trách và 19 cha khác), Ấn Độ (14), Đảo Maurice (4), Indonésie (7), Nouvelle Calédonie (2), và Madagascar (10).

Có năm cha VN trẻ gia nhập Hội : Cha Pierre Lâm Minh và cha Pierre Lê Văn Thắng (làm việc ở Hong Kong), cha Grégoire Văn Giang và Cha Jean Nguyễn Văn Đích (Singapour), và Cha nguyễn Hữu Tiến (Đài Loan)

11. Các Văn phòng điều hành

1. Tổng Thơ ký : Cha Geoges Mansuy

2. Tổng Quản Lý : Cha François Gouriou.

3. Ban Mục vụ Giới Trẻ và Ơn Gọi : Cha Georges Colomb, Cha Antoine de Monjour, và Cha Xavier Demolliens.

4. Ban Thông Tin : Cha Guillaume Arotçareana

5. Ban Tiếp Đón và Cổ Võ truyền giáo : Cha Gilles Reithinger

6. Ban các linh mục sinh viên : Cha François Glory (phụ trách ở Paris), Cha Jean Péault và Cha Raymond Rossignol (ở Toulouse)

7. Ban Văn Khố : Cha Gérard Moussay

8. Ban Thư Viện : (Bổ nhiệm sau) Có một thư viện lớn, dành cho các cha sinh viên

9. Phụ trách cơ sở Paris : Cha Jean Michel Cuny

12. Các trung tâm khác

. Nhà ở Toulouse : Institut catholique. BP.7012,

31 rue de la Fonderie. 31068 Toulouse Cedex 7.

Hiện có một số cha sinh viên VN đang học tại đây.

Cha Raymond Rossignol và Cha Jean Péault phụ trách.

Tél et Fax : 05 61 36 81 15

E-mail : mep-toul@wanadoo.fr

. Nhà ở San Francisco : Cha Jacques Didier.

Paris Foreign Missions, 930 Ashbury st.

Sanfrancisco, CA. 94117-4409. USA.

Tél aux USA : (415) 664 67 47.

D’ailleur: (1-415) 664 67 47 Fax : 1-415 564 53 35

E-mail judidier@pacbell.net

13. Nhà hưu dưỡng

Missions Étrangères, Maison St. Raphael, 82290 Montbeton.

Tél : 05 63 67 58 04 - Fax : 05 63 67 45 32

14. Nhà Tiếp Đón Lauris

19 bis rue du Murier, BP. 32 - 84360 Lauris (Marseille)

Tél : 04 90 08 46 00 Fax : 04 90 08 46 9 (Gxvnparis.org)