QUỐC HỘI VIỆT NAM VỚI QUYỀN LÀM LUẬT

Sáng ngày 05.03.2016, tại Đền Đức Mẹ Hằng cứu giúp Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cử hành trọng thể Thánh lễ an táng Linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng. Nhiều ngàn đồng bào khắp nơi không phân biệt tôn giáo, chính kiến đã đến để tiễn biệt Cha. Đối với những người này, Cha đã đáp lời Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI ‘Ngày nay, người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy’. Cha vẫn ý thức việc mình làm là mối nguy cho chính mình và cộng đoàn, nhưng không thể không làm, nên Cha luôn hướng hoạt động mình lên Thiên Chúa, như Đức Kitô (Linh mục là một Đức Kitô thứ hai), để đốt ‘Ngọn nến Thái Hà’, với sự cộng tác của nhiều Linh mục, dòng và triều, khác, là một ngôn ngữ của cầu nguyện, một sự phó thác trong tay Chúa để dấn thân đến cùng. Qua thời gian, Ngọn nến này bùng phát thành những Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho sự thật và quê hương.

Đã có những Thánh Lễ an táng long trọng và đông người hiệp thông hơn, nhưng, đặc biệt hôm nay, số đồng bào không Công Giáo rất nhiều hơn và đa số những người này đã chích khăn tang để tưởng niệm người Cha tinh thần đã có mặt để giúp đỡ họ trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản, nhất là nạn nhân các cuộc cướp đất và những người yêu nước ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ biểu tình vì, từ 70 năm qua, Đảng cộng sản, nói chung, và Quốc hội, nói riêng, đã không hình thành được một Luật Biểu tình, dù đã được qui định qua bao nhiêu bản Hiến pháp.

Do đó, xin mời chúng ta cùng xem việc thi hành Quyền Làm Luật của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1975, đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Để so sánh, mình không cần dùng đến những thí dụ của các quốc gia Âu Tây, mà chỉ nhờ vào Việt Nam Cộng hòa. Khi Hiệp định Geneva được ký kết ngày 20.07.1954, đại đa số người Việt, trừ những người cộng sản ở các nơi họ ‘giải phóng’, có chế độ sống như nhau về chánh trị (trong Liên hiệp Pháp), kinh tế, xã hội…, từ ải Nam quan đến mũi Cà mau, với tên nước thống nhất ‘Quốc gia Việt Nam’. Do hậu quả Hiệp định đó, ký kết theo ý muốn chia hai Đất Nước của Pháp và Đảng cộng sản, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiếm miền Bắc (vĩ tuyến 17 Bắc, sông Bến hải) và Quốc gia Việt Nam tiếp tục ở miền Nam. Từ đó, hai nước Việt Nam (quốc gia và cộng sản) tuyệt giao với nhau. Khoảng một triệu đồng bào không chấp nhận cộng sản đã lìa bỏ nơi ‘chôn nhau cắt rốn’ để tìm sống tự do tại miền Nam.

Vì Hiến pháp qui định thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước cho các Việt Nam, đầy đau thương vì những kẻ tự xưng ‘thống nhất Quê hương’ nhưng bằng tàn bạo và lường gạt (hèn với giặc, ác với dân). Trái với những gì Đảng đã nói khi kết thúc Đại hội lần 12, Tướng công an Trần Đại Quang và đồng chí Nguyễn Xuân Phúc sẽ tựu chức trước khi có Quốc hội khóa 14 để bộ tứ ‘Quang Trọng Phúc Ngân’ nối ngôi tứ nhân bang ‘Sang Trọng Hùng Dũng’.

I.- NHỮNG BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM.

Chúng ta cần phân biệt : Quốc hội Lập Hiến được hình thành để chung quyết Hiến pháp và Quốc hội Lập Pháp để biểu quyết Luật với đa số phiếu tuyệt đối (quá 50% số phiếu hợp lệ) và tu chính Hiến pháp phải đạt đa số phiếu tuyệt đối đặc biệt (như 2/3, 3/4… số phiếu hợp lệ).

Do Quốc hội được qui định bởi Hiến pháp, đề nghị chúng ta xem qua sự hình thành Hiến pháp.

A./ Tại Việt Nam Cộng hòa.

1.- Hiến pháp.

1.1.- Tiến trình hình thành Hiến pháp 1956.

Trong cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, đa số cử tri đã đặt lá phiếu ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’ vào thùng. Do đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Việt Nam là nước Cộng hòa ngày 26.10.1955 và nhận nhiệm vụ Tổng thống. Từ đó, hàng năm, ngày 26 tháng 10 trở thành lễ Quốc Khánh và có năm đã kéo dài trong 3 ngày ‘Tết Cộng hòa’. Sau đó, Ủy ban Thảo hiến gồm 11 thành viên vào cuối năm 1955 để soạn Hiến pháp cho quốc gia cộng hòa mới.

Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia. Ngày 04.03.1956, Quốc dân Việt Nam Cộng hòa đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956. Ngày 26.10.1956, Tổng thống Ngô đình Diệm ban hành Hiến pháp. Theo đó, Việt Nam Cộng Hoà theo thể chế độc viện Lập pháp, có Tổng Thống và Phó Tổng Thống dân cử theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, với nhiệm kỳ 4 năm.

Ngày 02.11.1963, Tổng thống Ngô đình Diệm bị ám sát tiếp theo cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 và Hiến pháp ngày 26.10.1956 bị đình chỉ áp dụng.

1.2. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa 1967.

Đáp lại nguyện vọng toàn dân, ngày 19.06.1966, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu ký sắc lệnh tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 13.09.1966. Quốc hội với 117 dân biểu, trong vòng 6 tháng, đã hoàn thành và thông qua Dự thảo Hiến pháp ngày 18.03.1967. Ngày 01.04.1967, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ký ban hành Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa, có hiệu lực pháp lý từ ngày ký, gồm 117 điều, bảo đảm những quyền căn bản và quyền đối lập chính trị của người dân cũng như tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập.

1.3. Đặc điểm Giáo dục Nhân bản ghi trong Hiến pháp.

Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đệ I tổ chức Đại hội Giáo dục quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... , phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đệ II năm 1967. Đó là :

a./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người có một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

b./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

c./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, các bạn trẻ nước Việt sẽ trở nên những Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :

a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Kết quả, nền giáo dục nhân bản đã đào tạo bao nhiêu nhân tài cho Quê hương. Sau ngày 30.04.1975. ‘kẻ chiến thắng’ đã cưởng bách họ vào cải tạo và thay thế bằng hệ thống ‘hồng hơn chuyên’ lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Do đó, Đảng cộng sản, hèn với giặc, ác với dân và tham nhũng đã đưa đồng bào vào cảnh nghèo khổ, nợ nần cả ngàn mỹ kim. Trái lại, giới trẻ thời Việt Nam Cộng hòa buộc phải đi tị nạn, ngày nay, đã trở thành những nhân tài nổi danh như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, thẩm phán Jacqueline Nguyễn, rời Quê hương lúc 10 tuổi, có thể sẽ được Tổng thống bổ nhiệm vào Tối cao Pháp viện Hoa kỳ, … Trong Quân đội Mỹ, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật quân sự và khoa học, đã là người Mỹ gốc Việt mang sao đầu tiên và nhiều Đại tá Mỹ gốc Việt khác sẽ tiếp nối trở thành Tướng Mỹ trong thời gian tới. Nhiều lần, các phái đoàn cộng sản Việt tham dự các Hội nghị quốc tế phải đối diện với trưởng phái đoàn các nước khác là những công dân gốc Việt.

Sau 40 năm, hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa đã mang lại những hậu quả đáng nhục. Tại hội nghị ‘Quán triệt, triển khai nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở Sài gòn’ (tại sao không đề Thành Hồ ?) do ủy ban thành phố tổ chức ngày 01.03.2016, đại diện Sở Du lịch Sài gòn cho biết, chỉ trong thời gian ngắn sở này đã nhận được hàng trăm văn bản của tổng lãnh sự quán Nhật, Úc, Đài loan, Nam Hàn... tại Sài gòn thông báo về việc công dân của họ thường bị cướp giật, trộm cắp khi đến Việt Nam du lịch, học tập hay làm việc. Những tên trộm cắp, cướp giật thường là những thanh thiếu niên không có việc làm, nghiện ma túy ‘chiếm 84,8% trong cơ cấu tội phạm và gây bất an cho người dân’.

2.- Quốc hội Lập Pháp (làm luật).

Quốc gia Việt Nam, từ ngày 26.10.1955, đã trở thành một nước Cộng hòa bao gồm các đặc tính Độc lập, Tự do và Dân chủ (chỉ khi nước mình được độc lập, người dân mới có tự do và, chỉ nhờ thế, toàn dân mới có thể hành xử quyền làm chủ xã hội, tức dân chủ, là việc ứng cử và bầu cử. Trái với chế độ dân chủ là chế độ quân chủ, trong đó, mọi quyền ban luật, cai trị và xét xử đều trong tay Vua, như đảng Việt cộng trên Đất Việt hiện nay.

Quốc hội Việt Nam Cộng hòa là cơ quan lập pháp của nước Việt Nam Cộng hòa, được hình thành chiếu theo Hiến pháp để đáp ứng nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập’ độc lập nhưng không biệt lập. Nguyên tắc này được áp dụng tại tất cả các quốc gia dân chủ và tiến bộ.

Quốc hội nước này có hai thời kỳ rõ rệt với hai nền Cộng hòa 1955-1963 và 1967-1975. Giữa đó là một thời gian quân quản (với những Hiến ước tạm thời) dưới quyền của các tướng lãnh, với những danh xưng Hội đồng Quân nhân Cách mạng, Hội đồng Quân lực, và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Trong thời kỳ đó Quốc hội không hoạt động.

=> Cần đặc biệt lưu ý : Nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa, khi thực thi Dân chủ, đã tôn trọng những quyền tự do ngôn luận, báo chí, ứng cử, … dù Quê hương đang bị áp lực chiến tranh xâm lăng của cộng sản Hà nội. Lợi dụng tình trạng tự do này những kẻ thân cộng như sinh viên Lê Hiếu Đằng và đồng bọn tại Đại học Luật khoa Sài gòn, nơi hưởng sự ‘tự trị đại học’ qui định bởi Hiến pháp hay Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và cái gọi là ‘thành phần Thứ Ba’ (lãnh lương quốc gia để tuyên truyền xạo cho cộng sản’. Bởi thế, cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khen ‘Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, họ đã có những đóng góp vào thắng lợi của nhân dân ta’.

2.1. Quốc hội Đệ nhất Cộng hòa.

Hiến pháp 1956 đặt nhân dân ở cương vị tối cao của quốc gia và ‘chủ quyền thuộc về toàn dân’ (Điều 2). Điều cần lưu ý là nền tảng Hiến pháp nêu ra ba khía cạnh: ‘văn minh Việt Nam’, ‘duy linh’, và ‘giá trị con người’ được ghi rõ trong lời mở đầu. Bởi thế, Quốc hội đã có những dề nghị luật khá đặc biệt :

a- Luật Bảo vệ Gia đình do dân biểu Trần Lệ Xuân đệ nạp vào cuối năm 1957 và được ban hành tháng 5/1958 với hai điểm chính :

- Thứ nhất hôn nhân chỉ được thiết lập giữa một vợ và một chồng, tức hủy bỏ tục đa thê trước đó. Vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị tiêu hủy, trừ khi Tổng thống cứu xét và cho phép. Do đó, luật này bị người dân thường gọi là ‘luật cấm ly dị’.

- Thứ hai, đạo luật này mhằm mục đích tạo cơ sở bình quyền nam nữ bằng cách cho người vợ được quyền mở trương mục ngân hàng, thừa kế và sở hữu tài sản riêng mà không phụ thuộc vào chồng.

b- Luật Bảo vệ Luân lý ban hành tháng 6/1962 cấm một số vụ việc như đá gà, đánh bài bạc ăn tiền, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, mại dâm, thi hoa hậu, bói toán và khiêu vũ. Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là ‘luật cấm nhảy đầm’.

2.2. Lập pháp thời Đệ nhị Cộng hòa.

a) Quyền Lập pháp được Quốc dân ủy nhiệm cho Quốc hội, gồm hai viện (điều 30) :

- Hạ nghị viện gồm từ 100 đến 200 Dân biểu, được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh. Nhiệm kỳ 4 năm, có thể được tái cử (điều 31).

- Thượng nghị viện gồm từ 30 đến 60 nghị sĩ được bầu theo liên danh 10 vị cấp toàn quốc, trực tiếp và kín. Nhiệm kỳ 6 năm, có thể được tái cử và, cứ 3 năm, bầu lại 30 vị (điều 32).

b) Quốc hội có thẩm quyền: Biểu quyết các đạo luật, Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế, Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh, Kiểm soát Chính phủ trong việc thi hành chính sách Quốc gia (điều 39).

c) Đệ nạp dự luật (điều 43):

1.- Dân biểu và Nghị sĩ có quyền đề nghị các dự án luật.

2.- Tổng thống có quyền đề nghị các dự thảo luật.

3.- Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật, phải được đệ nạp tại Văn phòng Hạ Nghị viện.

B. Tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

[Đặc biệt lưu ý : Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật hiệân hành của Việt Nam, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28.11.2013. Ngày 28.09.2013, khi tiếp xúc với cử tri quận Tây hồ và Hoàn kiếm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phán ‘Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...’ và ‘Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992’.]

Ngày 02.09.1945, ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Chiếu Sắc lệnh số 34-SL ngày 20.09.1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập gồm 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng và Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Dự án Hiến pháp được soạn thảo và công bố vào tháng 11/1945.

Quốc hội Khóa I được bầu ngày 06.01.1946, gồm 403 đại biểu: 333 do bầu cử và 70 ghế do Hồ Chí Minh tặng (không qua bầu cử) cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và 20 cho Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách). Trong số 333 đại biểu do bầu cử, có 91 đại biểu các Tỉnh miền Nam (ai bầu ?) được lưu nhiệm cho đến 1976, trừ khi đã chết trước đó. Đến khóa mùa thu 1946, số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Cách và Việt Quốc đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung hoa Dân quốc (Đài loan ngày nay) sau Hiệp định Sơ bộ ngày 06.03.1946. Quốc hội khóa này chỉ chấm dứt năm 1960. Trong thời gian đó, Quốc hội khoá này có dịp thông qua Hiến pháp 1946 (ngày 09.11.1946 với 240 phiếu thuận trên 242 phiếu bầu) và 1959, sắc lệnh cải cách ruộng đất (giết người dân) và phê chuẩn Hiệp định Geneva. Các bản Hiến pháp đều được viết và thông qua bởi Quốc hội được gọi là Lập pháp (‘được gọi là’ vì các đại biểu rất lười hay không biết viết dự án luật, chỉ chờ Hành pháp đưa sang, bỏ phiếu thông qua và đếm tiền lương).

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo