Ngày 18 tháng 9 năm 2011, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ, đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về vấn đề quyền bính trong Giáo Hội và nữ giới có thể làm gì để đóng góp thiên tài phái tính của họ vào việc lãnh đạo Giáo Hội.
Các phong trào ly tâm
Được hỏi tại sao trong suốt nhiều thập niên qua, thỉnh thoảng người ta lại lên tiếng về cùng những nan đề của Giáo Hội như hiện nay, Đức Hồng Y cho hay: Trong lịch sử Giáo Hội, luôn có “những phong trào ly tâm”, những mưu toan nhằm “tầm thường hóa” biến cố ngoại thường của Chúa Kitô và của Nhiệm Thể Sống Động của Người trong lịch sử. Một “Giáo Hội bị tầm thường hóa” sẽ mất hết các sức mạnh tiên tri; sẽ không còn khả năng nói bất cứ điều gì cho nhân loại và thế giới nữa, và trên thực tế, sẽ phản bội chính Chúa Công của mình. Thời nay chỉ có điểm dị biệt lớn là nó liên hệ tới truyền thông đại chúng và đồng thời có tính học thuyết nữa.
Nói về học thuyết, hiện đang có cố gắng nhằm biện minh cho tội lỗi, không phó thác cho lòng từ nhân, mà là tin cậy vào một sự tự chủ đầy nguy hiểm, một sự tự chủ đầy mùi vô thần thực tiễn. Còn về truyền thông, trong nhiều thập niên qua, các “lực ly tâm” sinh lý học mỗi ngày mỗi nhận được chú ý và thổi phồng của truyền thông, một ngành phần lớn sống bằng tranh chấp.
Nhưng việc đòi phong chức linh mục cho nữ giới có thuộc lãnh vực học thuyết hay không? Theo Đức HY Piacenza, chắc chắn có. Và vấn đề, vì thế, đã được cả hai vị Giáo Hoàng là Phaolô VI lẫn Gioan Phaolô II đương đầu. Vị sau, trong Tông Thư "Ordinatio Sacerdotalis" năm 1994, đã dứt khoát kết thúc vấn đề. Thực thế, trong Tông Thư này, ngài viết “Bởi thế, ngõ hầu mọi hoài nghi có thể được cởi bỏ liên quan đến một vấn đề có tầm hết sức quan trọng, một vấn đề có liên hệ đến chính cơ cấu thần linh của Giáo Hội, nhân danh thừa tác vụ củng cố anh em của ta (xem Lc 22:32), ta tuyên bố rằng Giáo Hội không có thẩm quyền nào bất cứ để truyền chức linh mục cho nữ giới và phán quyết này phải được mọi tín hữu của Giáo Hội dứt khoát tuân phục”. Từ đó trở đi vẫn có một số người lên tiếng cho rằng đó chỉ là một sự “dứt khóat tương đối” về học thuyết. Nói một cách thành thực, chủ trương ấy không hề có một nền tảng nào cả.
Chỗ đứng của phụ nữ trong Giáo Hội
Như thế, phải chăng không có chỗ đứng nào trong Giáo Hội dành cho phụ nữ sao? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Phụ nữ có một chỗ đứng hết sức quan trọng trong Nhiệm Thể Giáo Hội. Có điều, Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập. Chúng ta là người phàm, không thể quyết định về hình thức của nó; bởi thế, cơ cấu phẩm trật được Chúa Kitô liên kết với chức linh mục thừa tác, là chức chỉ dành cho nam giới. Nhưng tuyệt đối không có điều gì ngăn cản được việc đánh giá thiên tài nữ giới vì có những vai trò không liên kết với việc thi hành Chức Thánh. Thí dụ, ai dám ngăn cản một nữ kinh tế gia trở thành người đứng đầu việc quản trị Tòa Thánh? Ai dám ngăn cản một nhà báo nữ có khả năng trở thành phát ngôn viên cho Phòng Báo Chí của Tòa Thánh? Ta có thể nhân thừa các thí dụ ra khắp các cơ quan không liên kết với Chức Thánh. Có rất nhiều nhiệm vụ trong đó thiên tài nữ giới có thể đóng góp một cách lớn lao.
Vả lại, theo Đức HY Piacenza, không nên coi việc phục vụ trong Giáo Hội như một quyền bính và cố gắng phân bố quyền bình này theo định mức (quota), như kiểu xã hội phàm trần. Đàng khác, Đức HY cũng cho rằng việc đánh giá thấp huyền nhiệm mẫu tính vĩ đại, một điều hiện trở thành mô thức cho nền văn hóa đương thịnh, đã đóng góp rất nhiều vào việc làm nữ giới lệch hướng một cách tổng quát. Ý thức hệ lợi lộc vốn đã và đang cật lực dụng cụ hóa người phụ nữ mà không chịu thừa nhận sự đóng góp lớn lao nhất của họ cho xã hội và thế giới.
Giáo hội cũng không phải là một chính phủ theo nghĩa chính trị trong đó, người ta có quyền đòi được đại diện một cách thích đáng. Giáo Hội không phải như thế; Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô và trong Giáo Hội, mỗi người là một phần theo như Chúa Kitô đã thiết lập. Hơn nữa, trong Giáo Hội, vấn đề không phải là vai trò nam giới hay vai trò nữ giới mà đúng hơn là vai trò do ý Chúa muốn có kéo theo việc phong chức hay không. Bất cứ người nam giáo dân nào làm được điều gì thì nữ giáo dân cũng làm được điều đó. Điều quan trọng là được huấn luyện thích đáng và chuyên biệt, còn là đàn ông hay đàn bà là điều không quan trọng.
Hiệp đoàn và phục vụ hiệp thông
Tuy nhiên, một ai đó có thể thực sự tham gia vào sinh hoạt của Giáo Hội khi không có một chút quyền lực hay trách nhiệm nào không? Nhưng, theo Đức HY Piacenza, tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội đâu phải là vấn đề quyền lực. Vì nếu không như thế, ta phải loại bỏ sự lưỡng nghĩa thực sự để không còn coi Giáo Hội như một định chế nhân thần, mà nguyên tuyền chỉ là một trong những hiệp hội nhân bản, có thể là lớn nhất và cao quí nhất, xét theo lịch sử của nó; lúc đó, Giáo Hội cần được “quản trị” bằng một sự phân quyền nào đó. Điều ấy không đúng chút nào với thực tại! Phẩm trật trong Giáo Hội, ngoài việc là một định chế do Thiên Chúa thiết lập, còn luôn luôn được hiểu là để phục vụ sự hiệp thông. Chỉ có sự hàm hồ, mà theo lịch sử vốn phát sinh từ kinh nghiệm độc tài, mới khiến người ta nghĩ về phẩm trật Giáo Hội như một thực hành “quyền lực tuyệt đối”. Những người được mời gọi phụ giúp Đức Giáo Hoàng trong trách nhiệm bản thân của ngài đối với Giáo Hội phổ quát biết rất rõ: hiểu như thế là sai lầm xiết bao! Có biết bao công việc trung gian, tham khảo, nói lên tính hiệp đoàn thực sự đến nỗi, trên thực tế, không một hành vi cai quản nào lại là thành quả của một cá nhân, trái lại luôn là kết quả của một diễn trình dài, biết lắng nghe Chúa Thánh Thần và sự đóng góp quí giá của rất nhiều người. Trước nhất, các giám mục và hội đồng giám mục khắp thế giới. Tính hiệp đoàn không phải là một quan niệm có tính xã hội lịch sử, mà phát sinh từ Phép Thánh Thể chung, từ “cảm tính” (affectus) do việc cùng dùng một Bánh và cùng sống một đức tin sinh ra; từ việc kết hợp với Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; Người vẫn như thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi!
Nhưng há Rôma không có quá nhiều quyền lực đó ư? Đức HY Piacenza cho rằng nói đến “Rôma” chỉ là nói tới “công giáo tính” và “hiệp đoàn tính”. Rôma là kinh thành được Chúa Quan Phòng chọn làm nơi tử đạo của hai tông đồ Phêrô và Phaolô và hiệp thông với Giáo Hội này, theo lịch sử, vốn luôn có nghĩa là hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, là thống nhất, là sứ vụ và được chắc chắn về học thuyết. Rôma là để phục vụ mọi giáo hội. Nó yêu thương mọi giáo hội và lo bảo vệ các giáo hội bị đe dọa nhiều nhất bởi quyền lực thế gian và quyền lực các chính phủ không hoàn toàn tôn trọng quyền nhân bản và quyền tự nhiên bất khả nhượng tức tự do tôn giáo.
Phải nhìn Giáo Hội từ viễn tượng Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium của Vatican II, gồm cả các ghi chú dính liền với văn kiện này. Ở đấy, Giáo Hội tiên khởi, Giáo Hội của các Giáo Phụ, Giáo Hội của mọi thời, tức Giáo Hội của chúng ta hôm nay, một Giáo Hội không gián đoạn, đã được mô tả; đó cũng là Giáo Hội của Chúa Kitô. Rôma được kêu gọi chủ toạ trong Đức Ái và Sự Thật, là nguồn duy nhất của hòa bình Kitô Giáo đích thực. Sự thống nhất của Giáo Hội không phải là thỏa hiệp với thế gian và não trạng của nó, đúng hơn, do hồng ân của Chúa Kitô, là kết quả lòng trung thành của ta với sự thật và tình bác ái mà ta có khả năng sống thực.
Thiển nghĩ ngày nay, chỉ có Giáo Hội, chứ không ai khác, mới bênh vực con người và lý trí của họ, khả năng của họ trong việc hiểu biết hiện thực và bước vào liên hệ với hiện thực ấy, nói tóm là con người trong toàn diện tính của họ. Rôma là để phục vụ toàn thể Giáo Hội của Thiên Chúa đang hiện diện trong trần gian và đang là chiếc “cửa sổ mở ra” thế giới. Chiếc cửa sổ này đem lại tiếng nói cho tất cả những ai không có tiếng nói, mời gọi mọi người tiếp tục hoán cải và nhờ thế đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt hơn, một nền văn minh tình thương.
Nhưng có người cho rằng vai trò đó của Rôma đang cản trở sự hợp nhất và phong trào đại kết? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Vì vai trò của Rôma là điều kiện tiên quyết của sự hợp nhất và đại kết này. Đại kết là ưu tiên đối với đời sống của Giáo Hội và là một đòi hỏi tuyệt đối của Giáo Hội, một đòi hỏi phát sinh từ chính kinh cầu của Chúa Kitô: “Ut unum sint” (Để chúng nên một), một kinh cầu đã trở thành “lệnh truyền hợp nhất” cho mọi Kitô hữu chân chính. Bằng lời cầu nguyện chân thành và với tinh thần hoán cải liên tục trong tâm hồn, luôn trung thành với bản sắc của mình và trong cố gắng chung đạt tới đức ái hoàn hảo do Chúa ban tặng, mọi người phải cam kết làm hết sức để không còn một cản trở nào nữa cho hành trình tiến tới đại kết. Thế giới cần sự hợp nhất của ta; nên điều khẩn trương là phải bước vào đối thoại đức tin với mọi anh em Kitô hữu của ta, để Chúa Kitô thành men trong xã hội. Ta cũng phải khẩn trương cùng làm việc với những người không phải là Kitô hữu, nghĩa là, bước vào đối thoại liên văn hóa để cùng họ xây dựng một thế giới tốt hơn, hợp tác với họ trong các việc làm tốt, và làm cho xã hội mới và nhân bản hơn trở thành khả hữu. Ngay trong trách nhiệm này, Rôma cũng có vai trò thúc đẩy độc đáo. Không còn thì giờ cho chia rẽ nữa; mọi thì giờ và năng lực của ta phải được dùng để tìm kiếm hợp nhất.
Vấn đề độc thân
Người ta vẫn coi việc độc thân như là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu ơn gọi làm linh mục. Nhưng theo Đức HY Piacenza, việc độc thân không gây nan đề nào cả. Ngài cho rằng linh mục không phải là nhân viên xã hội, càng không phải là các viên chức của Thiên Chúa. Cuộc khủng hoảng về căn tính đặc biệt nặng nề trong các ngữ cảnh bị tục hóa nhiều hơn, trong đó, dường như không còn chỗ nào dành cho Thiên Chúa nữa. Nhưng linh mục vẫn như thuở nào; họ luôn là điều Chúa Kitô muốn họ là! Căn tính linh mục luôn lấy Chúa Kitô làm tâm điểm và do đó có tính Thánh Thể. Nó lấy Chúa Kitô làm trung tâm vì, như Đức Thánh Cha từng nhắc nhở nhiều lần, chính trong chức linh mục thừa tác,”Chúa Kitô kéo ta vào trong Người”, làm Người can dự vào ta và làm ta can dự vào chính sự hiện sinh của Người. Sự lôi cuốn “thực sự” này xẩy ra một cách bí tích, và do đó, một cách khách quan và tuyệt diệu, trong Bí Tích Thánh Thể, một bí tích mà linh mục vốn là thừa tác viên, nghĩa là người phục vụ và là dụng cụ hữu hiệu.
Nhưng luật độc thân của các linh mục có tuyệt đối không? Có thể thay đổi được không? Đức HY Piacenza cho rằng độc thân không phải chỉ là một luật đơn thuần. Luật này là hậu quả của một thực tại cao hơn, một thực tại chỉ nắm được trong tương quan sống động với Chúa Kitô. Chúa từng nói rằng “ai hiểu được thì hiểu”. Việc độc thân thánh không phải là một điều ta có thể vượt qua, đúng hơn, nó luôn luôn mới mẻ, theo nghĩa: nhờ nó, đời sống của linh mục được “đổi mới”, vì nó luôn là một ơn ban, mà lòng trung thành có gốc rễ nơi Thiên Chúa và các hoa trái của nó thể hiện nơi sự triển nở của tự do nhân bản.
Nan đề thực sự nằm ở chỗ con người hiện đại thiếu khả năng thực hiện các chọn lựa dứt khoát, nằm ở chỗ họ đã giảm thiểu tối đa sự tự do nhân bản, biến nó thành mỏng dòn đế độ không còn theo đuổi được sự thiện nữa, ngay cả khi nó được nhận ra và được trực giác như một khả thể của hiện sinh họ. Độc thân không phài là một nan đề, mà cả lòng bất trung và yếu đuối của một số linh mục cũng không thể là tiêu chuẩn để người ta phán đoán. Thống kê cho hay: hơn 40% cuộc hôn nhân đã thất bại. Nhưng lại chỉ có 2% linh mục thất bại mà thôi trong cuộc sống độc thân của họ, cho nên giải pháp không phải là biến độc thân thành một chọn lựa nhiệm ý. Thay vào đó, tại sao ta không ngưng việc giải thích tự do như là việc không bị trói buộc, không có gì là dứt khoát, và bắt đầu nhận chân rằng hạnh phúc nhân bản hệ ở tính dứt khoát trong việc hiến mình cho tha nhân và cho Thiên Chúa?
Khủng hoảng ơn gọi
Liệu ơn gọi làm linh mục có gia tăng hay không khi ta bãi bỏ việc độc thân? Đức HY Piacenza cho rằng không! Các hệ phái Kitô Giáo không có hàng linh mục thụ phong, không có học thuyết và kỷ luật độc thân, cũng đang gặp khủng hoảng lớn về ơn gọi vào hàng lãnh đạo cộng đoàn. Hiện cũng đang có cuộc khủng hoảng về bí tích hôn phối: người ta không coi nó là duy nhất và bất khả tiêu nữa. Trên thực tế, tất cả những cuộc khủng hoảng đang từ từ xuất hiện, xét trong căn bản, đều là cuộc khủng hoảng đức tin tại Phương Tây. Ta phải làm sao để đức tin lớn mạnh. Đó mới là trọng điểm. Chứ khủng hoảng thì hiện ta có khủng hoảng ngày lễ, khủng hoảng xưng tội, khủng hoảng hôn nhân v.v…
Việc tục hóa và do đó, việc đánh mất cảm thức về thánh hiêng, về đức tin và các thực hành về nó đã đem lại và tiếp tục đem lại sự giảm thiểu con số các ứng viên linh mục. Song song với các nguyên nhân rõ ràng có tính thần học và giáo hội này, ta còn thấy một số yếu tố có tính xã hội học: đầu tiên rõ ràng có việc giảm thiểu số sinh, kết quả là con số thanh thiếu niên cũng giảm và con số ơn gọi làm linh mục cũng vì thế giảm theo. Đây là yếu tố không thể bỏ qua. Mọi sự đều có liên hệ với nhau. Đôi khi tiền đề có đó, nhưng người ta không chấp nhận hậu quả, những hậu quả này không thể nào tránh được.
Phương thuốc đầu tiên và không thể chối cãi được để trị cuộc khủng hoảng sa sút ơn gọi đã được chính Chúa Giêsu đề ra: “Hãy cầu xin để Chúa mùa gặt sai thợ đến mùa gặt” (Mt 9:38). Đấy mới là chủ nghĩa hiện thực dành cho công tác mục vụ về ơn gọi. Cầu nguyện cho ơn gọi, một hệ thống cầu nguyện sốt sắng, phổ quát và cùng khắp cũng như thờ lạy Thánh Thể bao trùm cả thế giới mới là giải pháp đối với cuộc khủng hoảng ơn gọi hiện nay. Nơi nào một thái độ cầu nguyện như thế hiện hữu một cách bền bỉ, nơi ấy sẽ có chuyển biến lớn về con số ơn gọi. Mặt khác, điều hết sức nền tảng là phải lưu ý đến căn tính và tính chuyên biệt trong cuộc sống giáo hội của các linh mục, các tu sĩ và tín hữu giáo dân, để mỗi người thực sự hiểu biết và chào đón ơn gọi của Chúa dành cho mình. Mọi người phải hàng ngày cố gắng trở nên điều Chúa muốn mình trở nên.
Đối với Đức HY Piacenza, ta không nên cố gắng sống thoát sóng gió cuộc đời bằng bất cứ giá nào, với hoài mong được công luận hoan nghênh. Trái lại, ta luôn cố gắng phục vụ tha nhân, bất kể họ là ai, với tình yêu và lòng mến Chúa, luôn nhớ rằng chỉ có Chúa Giêsu mới là Cứu Chúa. Ta phải để Người bước tới, lên tiếng, hành động qua con người khốn cùng của ta và qua việc làm hàng ngày của ta. Ta không nên đặt ta lên trước mà phải đặt Người lên trước. Ta không nên nhát sợ trước tình thế, dù nó tệ hại đến đâu. Chúa vẫn đang hiện diện trên con thuyền Phêrô dù xem ra Người đang thiếp ngủ; Người vẫn đang ở đây! Ta phải hành động bằng nghị lực như thể mọi sự tùy thuộc ở ta nhưng với sự bình an thư thái của những người biết rõ ràng rằng mọi sự tùy thuộc nơi Chúa. Bởi thế, cần nhớ rằng vào lúc này đây tên của tình yêu là “chung thủy”!
Tín hữu chúng ta biết rõ Người Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, chứ Người không phải là một con đường, một sự thật, một sự sống. Chính vì thế, chìa khóa mở cửa sứ mạng của ta trong xã hội là lòng can đảm phụng sự sự thật, sẵn sàng chấp nhận lăng nhục và trách cứ; lòng can đảm này đồng nhất với tình yêu, với bác ái mục vụ, một đức ái cần được phục hồi để làm cho ơn gọi Kitô Giáo có tính hấp dẫn hơn bao giờ hết. Xin mượn châm ngôn của Hội Đồng Giáo Hội Phúc Âm họp tại Stuugart năm 1945 để kết thúc: “Tuyên xưng cách can đảm hơn, cầu nguyện cách tin tưởng hơn, tin kính cách hân hoan hơn, yêu thương cách say mê hơn”.
Các phong trào ly tâm
Được hỏi tại sao trong suốt nhiều thập niên qua, thỉnh thoảng người ta lại lên tiếng về cùng những nan đề của Giáo Hội như hiện nay, Đức Hồng Y cho hay: Trong lịch sử Giáo Hội, luôn có “những phong trào ly tâm”, những mưu toan nhằm “tầm thường hóa” biến cố ngoại thường của Chúa Kitô và của Nhiệm Thể Sống Động của Người trong lịch sử. Một “Giáo Hội bị tầm thường hóa” sẽ mất hết các sức mạnh tiên tri; sẽ không còn khả năng nói bất cứ điều gì cho nhân loại và thế giới nữa, và trên thực tế, sẽ phản bội chính Chúa Công của mình. Thời nay chỉ có điểm dị biệt lớn là nó liên hệ tới truyền thông đại chúng và đồng thời có tính học thuyết nữa.
Nói về học thuyết, hiện đang có cố gắng nhằm biện minh cho tội lỗi, không phó thác cho lòng từ nhân, mà là tin cậy vào một sự tự chủ đầy nguy hiểm, một sự tự chủ đầy mùi vô thần thực tiễn. Còn về truyền thông, trong nhiều thập niên qua, các “lực ly tâm” sinh lý học mỗi ngày mỗi nhận được chú ý và thổi phồng của truyền thông, một ngành phần lớn sống bằng tranh chấp.
Nhưng việc đòi phong chức linh mục cho nữ giới có thuộc lãnh vực học thuyết hay không? Theo Đức HY Piacenza, chắc chắn có. Và vấn đề, vì thế, đã được cả hai vị Giáo Hoàng là Phaolô VI lẫn Gioan Phaolô II đương đầu. Vị sau, trong Tông Thư "Ordinatio Sacerdotalis" năm 1994, đã dứt khoát kết thúc vấn đề. Thực thế, trong Tông Thư này, ngài viết “Bởi thế, ngõ hầu mọi hoài nghi có thể được cởi bỏ liên quan đến một vấn đề có tầm hết sức quan trọng, một vấn đề có liên hệ đến chính cơ cấu thần linh của Giáo Hội, nhân danh thừa tác vụ củng cố anh em của ta (xem Lc 22:32), ta tuyên bố rằng Giáo Hội không có thẩm quyền nào bất cứ để truyền chức linh mục cho nữ giới và phán quyết này phải được mọi tín hữu của Giáo Hội dứt khoát tuân phục”. Từ đó trở đi vẫn có một số người lên tiếng cho rằng đó chỉ là một sự “dứt khóat tương đối” về học thuyết. Nói một cách thành thực, chủ trương ấy không hề có một nền tảng nào cả.
Chỗ đứng của phụ nữ trong Giáo Hội
Như thế, phải chăng không có chỗ đứng nào trong Giáo Hội dành cho phụ nữ sao? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Phụ nữ có một chỗ đứng hết sức quan trọng trong Nhiệm Thể Giáo Hội. Có điều, Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập. Chúng ta là người phàm, không thể quyết định về hình thức của nó; bởi thế, cơ cấu phẩm trật được Chúa Kitô liên kết với chức linh mục thừa tác, là chức chỉ dành cho nam giới. Nhưng tuyệt đối không có điều gì ngăn cản được việc đánh giá thiên tài nữ giới vì có những vai trò không liên kết với việc thi hành Chức Thánh. Thí dụ, ai dám ngăn cản một nữ kinh tế gia trở thành người đứng đầu việc quản trị Tòa Thánh? Ai dám ngăn cản một nhà báo nữ có khả năng trở thành phát ngôn viên cho Phòng Báo Chí của Tòa Thánh? Ta có thể nhân thừa các thí dụ ra khắp các cơ quan không liên kết với Chức Thánh. Có rất nhiều nhiệm vụ trong đó thiên tài nữ giới có thể đóng góp một cách lớn lao.
Vả lại, theo Đức HY Piacenza, không nên coi việc phục vụ trong Giáo Hội như một quyền bính và cố gắng phân bố quyền bình này theo định mức (quota), như kiểu xã hội phàm trần. Đàng khác, Đức HY cũng cho rằng việc đánh giá thấp huyền nhiệm mẫu tính vĩ đại, một điều hiện trở thành mô thức cho nền văn hóa đương thịnh, đã đóng góp rất nhiều vào việc làm nữ giới lệch hướng một cách tổng quát. Ý thức hệ lợi lộc vốn đã và đang cật lực dụng cụ hóa người phụ nữ mà không chịu thừa nhận sự đóng góp lớn lao nhất của họ cho xã hội và thế giới.
Giáo hội cũng không phải là một chính phủ theo nghĩa chính trị trong đó, người ta có quyền đòi được đại diện một cách thích đáng. Giáo Hội không phải như thế; Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô và trong Giáo Hội, mỗi người là một phần theo như Chúa Kitô đã thiết lập. Hơn nữa, trong Giáo Hội, vấn đề không phải là vai trò nam giới hay vai trò nữ giới mà đúng hơn là vai trò do ý Chúa muốn có kéo theo việc phong chức hay không. Bất cứ người nam giáo dân nào làm được điều gì thì nữ giáo dân cũng làm được điều đó. Điều quan trọng là được huấn luyện thích đáng và chuyên biệt, còn là đàn ông hay đàn bà là điều không quan trọng.
Hiệp đoàn và phục vụ hiệp thông
Tuy nhiên, một ai đó có thể thực sự tham gia vào sinh hoạt của Giáo Hội khi không có một chút quyền lực hay trách nhiệm nào không? Nhưng, theo Đức HY Piacenza, tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội đâu phải là vấn đề quyền lực. Vì nếu không như thế, ta phải loại bỏ sự lưỡng nghĩa thực sự để không còn coi Giáo Hội như một định chế nhân thần, mà nguyên tuyền chỉ là một trong những hiệp hội nhân bản, có thể là lớn nhất và cao quí nhất, xét theo lịch sử của nó; lúc đó, Giáo Hội cần được “quản trị” bằng một sự phân quyền nào đó. Điều ấy không đúng chút nào với thực tại! Phẩm trật trong Giáo Hội, ngoài việc là một định chế do Thiên Chúa thiết lập, còn luôn luôn được hiểu là để phục vụ sự hiệp thông. Chỉ có sự hàm hồ, mà theo lịch sử vốn phát sinh từ kinh nghiệm độc tài, mới khiến người ta nghĩ về phẩm trật Giáo Hội như một thực hành “quyền lực tuyệt đối”. Những người được mời gọi phụ giúp Đức Giáo Hoàng trong trách nhiệm bản thân của ngài đối với Giáo Hội phổ quát biết rất rõ: hiểu như thế là sai lầm xiết bao! Có biết bao công việc trung gian, tham khảo, nói lên tính hiệp đoàn thực sự đến nỗi, trên thực tế, không một hành vi cai quản nào lại là thành quả của một cá nhân, trái lại luôn là kết quả của một diễn trình dài, biết lắng nghe Chúa Thánh Thần và sự đóng góp quí giá của rất nhiều người. Trước nhất, các giám mục và hội đồng giám mục khắp thế giới. Tính hiệp đoàn không phải là một quan niệm có tính xã hội lịch sử, mà phát sinh từ Phép Thánh Thể chung, từ “cảm tính” (affectus) do việc cùng dùng một Bánh và cùng sống một đức tin sinh ra; từ việc kết hợp với Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; Người vẫn như thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi!
Nhưng há Rôma không có quá nhiều quyền lực đó ư? Đức HY Piacenza cho rằng nói đến “Rôma” chỉ là nói tới “công giáo tính” và “hiệp đoàn tính”. Rôma là kinh thành được Chúa Quan Phòng chọn làm nơi tử đạo của hai tông đồ Phêrô và Phaolô và hiệp thông với Giáo Hội này, theo lịch sử, vốn luôn có nghĩa là hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, là thống nhất, là sứ vụ và được chắc chắn về học thuyết. Rôma là để phục vụ mọi giáo hội. Nó yêu thương mọi giáo hội và lo bảo vệ các giáo hội bị đe dọa nhiều nhất bởi quyền lực thế gian và quyền lực các chính phủ không hoàn toàn tôn trọng quyền nhân bản và quyền tự nhiên bất khả nhượng tức tự do tôn giáo.
Phải nhìn Giáo Hội từ viễn tượng Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium của Vatican II, gồm cả các ghi chú dính liền với văn kiện này. Ở đấy, Giáo Hội tiên khởi, Giáo Hội của các Giáo Phụ, Giáo Hội của mọi thời, tức Giáo Hội của chúng ta hôm nay, một Giáo Hội không gián đoạn, đã được mô tả; đó cũng là Giáo Hội của Chúa Kitô. Rôma được kêu gọi chủ toạ trong Đức Ái và Sự Thật, là nguồn duy nhất của hòa bình Kitô Giáo đích thực. Sự thống nhất của Giáo Hội không phải là thỏa hiệp với thế gian và não trạng của nó, đúng hơn, do hồng ân của Chúa Kitô, là kết quả lòng trung thành của ta với sự thật và tình bác ái mà ta có khả năng sống thực.
Thiển nghĩ ngày nay, chỉ có Giáo Hội, chứ không ai khác, mới bênh vực con người và lý trí của họ, khả năng của họ trong việc hiểu biết hiện thực và bước vào liên hệ với hiện thực ấy, nói tóm là con người trong toàn diện tính của họ. Rôma là để phục vụ toàn thể Giáo Hội của Thiên Chúa đang hiện diện trong trần gian và đang là chiếc “cửa sổ mở ra” thế giới. Chiếc cửa sổ này đem lại tiếng nói cho tất cả những ai không có tiếng nói, mời gọi mọi người tiếp tục hoán cải và nhờ thế đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt hơn, một nền văn minh tình thương.
Nhưng có người cho rằng vai trò đó của Rôma đang cản trở sự hợp nhất và phong trào đại kết? Đức HY Piacenza cho là trái lại. Vì vai trò của Rôma là điều kiện tiên quyết của sự hợp nhất và đại kết này. Đại kết là ưu tiên đối với đời sống của Giáo Hội và là một đòi hỏi tuyệt đối của Giáo Hội, một đòi hỏi phát sinh từ chính kinh cầu của Chúa Kitô: “Ut unum sint” (Để chúng nên một), một kinh cầu đã trở thành “lệnh truyền hợp nhất” cho mọi Kitô hữu chân chính. Bằng lời cầu nguyện chân thành và với tinh thần hoán cải liên tục trong tâm hồn, luôn trung thành với bản sắc của mình và trong cố gắng chung đạt tới đức ái hoàn hảo do Chúa ban tặng, mọi người phải cam kết làm hết sức để không còn một cản trở nào nữa cho hành trình tiến tới đại kết. Thế giới cần sự hợp nhất của ta; nên điều khẩn trương là phải bước vào đối thoại đức tin với mọi anh em Kitô hữu của ta, để Chúa Kitô thành men trong xã hội. Ta cũng phải khẩn trương cùng làm việc với những người không phải là Kitô hữu, nghĩa là, bước vào đối thoại liên văn hóa để cùng họ xây dựng một thế giới tốt hơn, hợp tác với họ trong các việc làm tốt, và làm cho xã hội mới và nhân bản hơn trở thành khả hữu. Ngay trong trách nhiệm này, Rôma cũng có vai trò thúc đẩy độc đáo. Không còn thì giờ cho chia rẽ nữa; mọi thì giờ và năng lực của ta phải được dùng để tìm kiếm hợp nhất.
Vấn đề độc thân
Người ta vẫn coi việc độc thân như là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu ơn gọi làm linh mục. Nhưng theo Đức HY Piacenza, việc độc thân không gây nan đề nào cả. Ngài cho rằng linh mục không phải là nhân viên xã hội, càng không phải là các viên chức của Thiên Chúa. Cuộc khủng hoảng về căn tính đặc biệt nặng nề trong các ngữ cảnh bị tục hóa nhiều hơn, trong đó, dường như không còn chỗ nào dành cho Thiên Chúa nữa. Nhưng linh mục vẫn như thuở nào; họ luôn là điều Chúa Kitô muốn họ là! Căn tính linh mục luôn lấy Chúa Kitô làm tâm điểm và do đó có tính Thánh Thể. Nó lấy Chúa Kitô làm trung tâm vì, như Đức Thánh Cha từng nhắc nhở nhiều lần, chính trong chức linh mục thừa tác,”Chúa Kitô kéo ta vào trong Người”, làm Người can dự vào ta và làm ta can dự vào chính sự hiện sinh của Người. Sự lôi cuốn “thực sự” này xẩy ra một cách bí tích, và do đó, một cách khách quan và tuyệt diệu, trong Bí Tích Thánh Thể, một bí tích mà linh mục vốn là thừa tác viên, nghĩa là người phục vụ và là dụng cụ hữu hiệu.
Nhưng luật độc thân của các linh mục có tuyệt đối không? Có thể thay đổi được không? Đức HY Piacenza cho rằng độc thân không phải chỉ là một luật đơn thuần. Luật này là hậu quả của một thực tại cao hơn, một thực tại chỉ nắm được trong tương quan sống động với Chúa Kitô. Chúa từng nói rằng “ai hiểu được thì hiểu”. Việc độc thân thánh không phải là một điều ta có thể vượt qua, đúng hơn, nó luôn luôn mới mẻ, theo nghĩa: nhờ nó, đời sống của linh mục được “đổi mới”, vì nó luôn là một ơn ban, mà lòng trung thành có gốc rễ nơi Thiên Chúa và các hoa trái của nó thể hiện nơi sự triển nở của tự do nhân bản.
Nan đề thực sự nằm ở chỗ con người hiện đại thiếu khả năng thực hiện các chọn lựa dứt khoát, nằm ở chỗ họ đã giảm thiểu tối đa sự tự do nhân bản, biến nó thành mỏng dòn đế độ không còn theo đuổi được sự thiện nữa, ngay cả khi nó được nhận ra và được trực giác như một khả thể của hiện sinh họ. Độc thân không phài là một nan đề, mà cả lòng bất trung và yếu đuối của một số linh mục cũng không thể là tiêu chuẩn để người ta phán đoán. Thống kê cho hay: hơn 40% cuộc hôn nhân đã thất bại. Nhưng lại chỉ có 2% linh mục thất bại mà thôi trong cuộc sống độc thân của họ, cho nên giải pháp không phải là biến độc thân thành một chọn lựa nhiệm ý. Thay vào đó, tại sao ta không ngưng việc giải thích tự do như là việc không bị trói buộc, không có gì là dứt khoát, và bắt đầu nhận chân rằng hạnh phúc nhân bản hệ ở tính dứt khoát trong việc hiến mình cho tha nhân và cho Thiên Chúa?
Khủng hoảng ơn gọi
Liệu ơn gọi làm linh mục có gia tăng hay không khi ta bãi bỏ việc độc thân? Đức HY Piacenza cho rằng không! Các hệ phái Kitô Giáo không có hàng linh mục thụ phong, không có học thuyết và kỷ luật độc thân, cũng đang gặp khủng hoảng lớn về ơn gọi vào hàng lãnh đạo cộng đoàn. Hiện cũng đang có cuộc khủng hoảng về bí tích hôn phối: người ta không coi nó là duy nhất và bất khả tiêu nữa. Trên thực tế, tất cả những cuộc khủng hoảng đang từ từ xuất hiện, xét trong căn bản, đều là cuộc khủng hoảng đức tin tại Phương Tây. Ta phải làm sao để đức tin lớn mạnh. Đó mới là trọng điểm. Chứ khủng hoảng thì hiện ta có khủng hoảng ngày lễ, khủng hoảng xưng tội, khủng hoảng hôn nhân v.v…
Việc tục hóa và do đó, việc đánh mất cảm thức về thánh hiêng, về đức tin và các thực hành về nó đã đem lại và tiếp tục đem lại sự giảm thiểu con số các ứng viên linh mục. Song song với các nguyên nhân rõ ràng có tính thần học và giáo hội này, ta còn thấy một số yếu tố có tính xã hội học: đầu tiên rõ ràng có việc giảm thiểu số sinh, kết quả là con số thanh thiếu niên cũng giảm và con số ơn gọi làm linh mục cũng vì thế giảm theo. Đây là yếu tố không thể bỏ qua. Mọi sự đều có liên hệ với nhau. Đôi khi tiền đề có đó, nhưng người ta không chấp nhận hậu quả, những hậu quả này không thể nào tránh được.
Phương thuốc đầu tiên và không thể chối cãi được để trị cuộc khủng hoảng sa sút ơn gọi đã được chính Chúa Giêsu đề ra: “Hãy cầu xin để Chúa mùa gặt sai thợ đến mùa gặt” (Mt 9:38). Đấy mới là chủ nghĩa hiện thực dành cho công tác mục vụ về ơn gọi. Cầu nguyện cho ơn gọi, một hệ thống cầu nguyện sốt sắng, phổ quát và cùng khắp cũng như thờ lạy Thánh Thể bao trùm cả thế giới mới là giải pháp đối với cuộc khủng hoảng ơn gọi hiện nay. Nơi nào một thái độ cầu nguyện như thế hiện hữu một cách bền bỉ, nơi ấy sẽ có chuyển biến lớn về con số ơn gọi. Mặt khác, điều hết sức nền tảng là phải lưu ý đến căn tính và tính chuyên biệt trong cuộc sống giáo hội của các linh mục, các tu sĩ và tín hữu giáo dân, để mỗi người thực sự hiểu biết và chào đón ơn gọi của Chúa dành cho mình. Mọi người phải hàng ngày cố gắng trở nên điều Chúa muốn mình trở nên.
Đối với Đức HY Piacenza, ta không nên cố gắng sống thoát sóng gió cuộc đời bằng bất cứ giá nào, với hoài mong được công luận hoan nghênh. Trái lại, ta luôn cố gắng phục vụ tha nhân, bất kể họ là ai, với tình yêu và lòng mến Chúa, luôn nhớ rằng chỉ có Chúa Giêsu mới là Cứu Chúa. Ta phải để Người bước tới, lên tiếng, hành động qua con người khốn cùng của ta và qua việc làm hàng ngày của ta. Ta không nên đặt ta lên trước mà phải đặt Người lên trước. Ta không nên nhát sợ trước tình thế, dù nó tệ hại đến đâu. Chúa vẫn đang hiện diện trên con thuyền Phêrô dù xem ra Người đang thiếp ngủ; Người vẫn đang ở đây! Ta phải hành động bằng nghị lực như thể mọi sự tùy thuộc ở ta nhưng với sự bình an thư thái của những người biết rõ ràng rằng mọi sự tùy thuộc nơi Chúa. Bởi thế, cần nhớ rằng vào lúc này đây tên của tình yêu là “chung thủy”!
Tín hữu chúng ta biết rõ Người Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, chứ Người không phải là một con đường, một sự thật, một sự sống. Chính vì thế, chìa khóa mở cửa sứ mạng của ta trong xã hội là lòng can đảm phụng sự sự thật, sẵn sàng chấp nhận lăng nhục và trách cứ; lòng can đảm này đồng nhất với tình yêu, với bác ái mục vụ, một đức ái cần được phục hồi để làm cho ơn gọi Kitô Giáo có tính hấp dẫn hơn bao giờ hết. Xin mượn châm ngôn của Hội Đồng Giáo Hội Phúc Âm họp tại Stuugart năm 1945 để kết thúc: “Tuyên xưng cách can đảm hơn, cầu nguyện cách tin tưởng hơn, tin kính cách hân hoan hơn, yêu thương cách say mê hơn”.