Lại một năm học nữa đi qua. Các trường học đã thi cử xong, và học sinh chuẩn bị cho mùa hè bù đầu với học thêm, chạy trường. Khi thấy hoa phượng nở trong sân trường, nhiều thầy cô ngậm ngùi: nhiều năm qua học sinh không có mùa hè.
Học sinh các lớp giáo lý thì không phải lo lắng căng thẳng như thế. Mùa hè thật đúng nghĩa là mùa cho các em nghỉ ngơi hoàn toàn, để chuẩn bị cho năm học giáo lý mới.
Nhưng khi cho các em làm bài thi học kỳ, tôi đứng tựa cửa phòng học nhìn xuống sân nhà thờ, thấy vừa vui vừa buồn khi một năm học đi qua. Các em làm bài giáo lý thì thường trung thực, không quay cóp như các lớp ở trường học bên ngoài, nên giám thị cũng nhàn! Vậy mà lòng vẫn ngổn ngang.
Giáo lý viên thường vui niềm vui nhẹ nhàng thanh thoát, vì ý thức được rằng mỗi giờ đến lớp là mình cùng đi với Đức Kytô, để giúp các em bén rễ sâu hơn vào Chúa và vào Hội Thánh. Do đó khi thấy các em đến lớp đều đặn, vui vẻ là mình cũng vui lây.
Vui nhất là các em tỏ ra dũng cảm và cao thượng. Không dũng cảm và cao thượng sao khi các em bỏ ra những sáng Chúa Nhật đẹp trời để vào ngồi học giáo lý. Lúc đó các em đã mệt nhoài vì bài vở nhồi nhét ở trường bên ngoài, các em phải chạy đôn đáo học thêm, còn phải tham gia những công tác ép buộc khác nữa.
Giáo lý viên cũng vui vì các em tự nguyện đi tìm Chúa Giêsu giữa một xã hội đang tìm cách loại trừ Người. Các em tìm văn hoá sự sống trong khi nhiều thế lực đang muốn tuyên truyền cho những điều trái ngược. Các em chọn con đường mang tên Giêsu, khi người ta muốn đi những con đường không biết dẫn về đâu.
Giáo lý viên còn vui vì khi đến lớp giáo lý, các em bộc lộ con người thật của các em là con cái Chúa, sống trung thực, không che đậy giấu giếm những suy nghĩ cũng như hành động của mình và không hề bị ép buộc để phải gian dối.
Một số giáo lý viên là giáo viên ở các trường, nên so sánh được thái độ các em rất dễ dàng. Chuyện thi cử hay chuyện tình bạn chẳng hạn, lớp giáo lý và lớp ngoài đời đã khác hẳn!
Chúng con cám ơn Chúa vì những niềm vui ấy. Nhưng giữa bộn bề của cuộc sống đa đoan phức tạp, các em thỉnh thoảng vẫn có những hành xử chịu ảnh hưởng của những làn sóng trái ngược với Tin Mừng. Và vì những điều ấy, giáo lý viên cảm thấy lòng thật buồn.
Ảnh hưởng lớn nhất của xã hội là sự thiếu trung thực. Dù các em đến lớp giáo lý với ý thức mình là con cái Chúa, nhưng các em lại phải suốt tuần vùi mình vào những môi trường từ khước Thiên Chúa, nên không nhiều thì ít các em cũng bị “vấn vương”. Thật xót xa khi các em làm bài kiểm tra mà hỏi nhau hay mở sách. Ít thôi nhưng cũng đáng buồn.
Thứ hai là trễ giờ. Thường các em đến lớp giáo lý sớm năm mười phút. Nhưng không phải là không có những trường hợp có em hớt hải vào sau khi cả lớp đã cầu nguyện đầu giờ. Em lặng lẽ đọc kinh, lặng lẽ bắt đầu bài học. Nhưng giáo lý viên thì buồn nhiều vì biết rằng chính xã hội đã gieo hạt giống không tốt ấy khắp nơi.
Một tinh thần thế tục khác đáng nói đã bắt đầu len lỏi vào các lớp giáo lý. Có em xin nghỉ học để tham gia hoạt động gì đó ngoài đời hoàn toàn không cần thiết cho đời sống các em. Có em lại đề nghị nghỉ học để “ăn mừng” chuyện đâu đâu, không phù hợp tinh thần Công giáo. Có em lo chuyện học thêm mà bỏ giờ giáo lý. Ý thức các em ngày càng kém do ảnh hưởng từ nhiều nơi.
Những điều ấy tuy không phổ biến, nhưng khi có xảy ra trong lớp giáo lý thì chính giáo lý viên phải tự xét lại mình. Không biết lời giảng của mình thế nào mà tinh thần giáo lý chưa thật sự thấm vào tất cả các em? Dĩ nhiên là thế gian thì lắm cạm bẫy, nhưng các lớp giáo lý chính là những chiếc phao cứu sinh Chúa gửi đến cho các em đang lớn. Nếu các lớp giáo lý chưa đưa các em đến gần Chúa Giêsu thì giáo lý viên còn phải tra vấn chính mình nhiều.
Mùa hè đang đến. Chỉ mới nhìn lướt qua bề nổi, các huynh trưởng giáo lý viên đã thấy chưa an lòng. Và còn một khía cạnh khác nữa là cung cách hành xử và học hỏi của mỗi giáo lý viên chúng ta. Để làm ngôn sứ cho Đức Kytô, chúng ta đã mạnh mẽ như Isaia chưa? Đã khiêm tốn như Giêrêmia chưa? Đã nhiệt thành như Phêrô chưa? Và đã đầy lòng yêu mến như Gioan chưa?
Đã đến lúc chúng ta - học sinh giáo lý, phụ huynh và giáo lý viên - cần suy tư lời Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Catechesi Tradendae: “Trong việc dạy Giáo Lý, điều quan trọng là dạy về những quyết tâm cá nhân trong lãnh vực luân lý để sống theo Tin Mừng, và những thái độ Kytô, dù anh hùng hay rất đơn giản trước cuộc đời hay trước thế gian - điều mà chúng ta gọi là các nhân đức của Phúc Âm”.
Có quyết tâm sống theo Tin Mừng, và nhờ lời cầu nguyện, chúng ta mới tránh được nguy cơ của bao trào lưu thế tục trái ngược với chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Học sinh các lớp giáo lý thì không phải lo lắng căng thẳng như thế. Mùa hè thật đúng nghĩa là mùa cho các em nghỉ ngơi hoàn toàn, để chuẩn bị cho năm học giáo lý mới.
Nhưng khi cho các em làm bài thi học kỳ, tôi đứng tựa cửa phòng học nhìn xuống sân nhà thờ, thấy vừa vui vừa buồn khi một năm học đi qua. Các em làm bài giáo lý thì thường trung thực, không quay cóp như các lớp ở trường học bên ngoài, nên giám thị cũng nhàn! Vậy mà lòng vẫn ngổn ngang.
Giáo lý viên thường vui niềm vui nhẹ nhàng thanh thoát, vì ý thức được rằng mỗi giờ đến lớp là mình cùng đi với Đức Kytô, để giúp các em bén rễ sâu hơn vào Chúa và vào Hội Thánh. Do đó khi thấy các em đến lớp đều đặn, vui vẻ là mình cũng vui lây.
Vui nhất là các em tỏ ra dũng cảm và cao thượng. Không dũng cảm và cao thượng sao khi các em bỏ ra những sáng Chúa Nhật đẹp trời để vào ngồi học giáo lý. Lúc đó các em đã mệt nhoài vì bài vở nhồi nhét ở trường bên ngoài, các em phải chạy đôn đáo học thêm, còn phải tham gia những công tác ép buộc khác nữa.
Giáo lý viên cũng vui vì các em tự nguyện đi tìm Chúa Giêsu giữa một xã hội đang tìm cách loại trừ Người. Các em tìm văn hoá sự sống trong khi nhiều thế lực đang muốn tuyên truyền cho những điều trái ngược. Các em chọn con đường mang tên Giêsu, khi người ta muốn đi những con đường không biết dẫn về đâu.
Giáo lý viên còn vui vì khi đến lớp giáo lý, các em bộc lộ con người thật của các em là con cái Chúa, sống trung thực, không che đậy giấu giếm những suy nghĩ cũng như hành động của mình và không hề bị ép buộc để phải gian dối.
Một số giáo lý viên là giáo viên ở các trường, nên so sánh được thái độ các em rất dễ dàng. Chuyện thi cử hay chuyện tình bạn chẳng hạn, lớp giáo lý và lớp ngoài đời đã khác hẳn!
Chúng con cám ơn Chúa vì những niềm vui ấy. Nhưng giữa bộn bề của cuộc sống đa đoan phức tạp, các em thỉnh thoảng vẫn có những hành xử chịu ảnh hưởng của những làn sóng trái ngược với Tin Mừng. Và vì những điều ấy, giáo lý viên cảm thấy lòng thật buồn.
Ảnh hưởng lớn nhất của xã hội là sự thiếu trung thực. Dù các em đến lớp giáo lý với ý thức mình là con cái Chúa, nhưng các em lại phải suốt tuần vùi mình vào những môi trường từ khước Thiên Chúa, nên không nhiều thì ít các em cũng bị “vấn vương”. Thật xót xa khi các em làm bài kiểm tra mà hỏi nhau hay mở sách. Ít thôi nhưng cũng đáng buồn.
Thứ hai là trễ giờ. Thường các em đến lớp giáo lý sớm năm mười phút. Nhưng không phải là không có những trường hợp có em hớt hải vào sau khi cả lớp đã cầu nguyện đầu giờ. Em lặng lẽ đọc kinh, lặng lẽ bắt đầu bài học. Nhưng giáo lý viên thì buồn nhiều vì biết rằng chính xã hội đã gieo hạt giống không tốt ấy khắp nơi.
Một tinh thần thế tục khác đáng nói đã bắt đầu len lỏi vào các lớp giáo lý. Có em xin nghỉ học để tham gia hoạt động gì đó ngoài đời hoàn toàn không cần thiết cho đời sống các em. Có em lại đề nghị nghỉ học để “ăn mừng” chuyện đâu đâu, không phù hợp tinh thần Công giáo. Có em lo chuyện học thêm mà bỏ giờ giáo lý. Ý thức các em ngày càng kém do ảnh hưởng từ nhiều nơi.
Những điều ấy tuy không phổ biến, nhưng khi có xảy ra trong lớp giáo lý thì chính giáo lý viên phải tự xét lại mình. Không biết lời giảng của mình thế nào mà tinh thần giáo lý chưa thật sự thấm vào tất cả các em? Dĩ nhiên là thế gian thì lắm cạm bẫy, nhưng các lớp giáo lý chính là những chiếc phao cứu sinh Chúa gửi đến cho các em đang lớn. Nếu các lớp giáo lý chưa đưa các em đến gần Chúa Giêsu thì giáo lý viên còn phải tra vấn chính mình nhiều.
Mùa hè đang đến. Chỉ mới nhìn lướt qua bề nổi, các huynh trưởng giáo lý viên đã thấy chưa an lòng. Và còn một khía cạnh khác nữa là cung cách hành xử và học hỏi của mỗi giáo lý viên chúng ta. Để làm ngôn sứ cho Đức Kytô, chúng ta đã mạnh mẽ như Isaia chưa? Đã khiêm tốn như Giêrêmia chưa? Đã nhiệt thành như Phêrô chưa? Và đã đầy lòng yêu mến như Gioan chưa?
Đã đến lúc chúng ta - học sinh giáo lý, phụ huynh và giáo lý viên - cần suy tư lời Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Catechesi Tradendae: “Trong việc dạy Giáo Lý, điều quan trọng là dạy về những quyết tâm cá nhân trong lãnh vực luân lý để sống theo Tin Mừng, và những thái độ Kytô, dù anh hùng hay rất đơn giản trước cuộc đời hay trước thế gian - điều mà chúng ta gọi là các nhân đức của Phúc Âm”.
Có quyết tâm sống theo Tin Mừng, và nhờ lời cầu nguyện, chúng ta mới tránh được nguy cơ của bao trào lưu thế tục trái ngược với chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa.