Thi Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giê Su Tại Giáo Xứ An Hải, Hải Phòng
Ngày 23 tháng 03 năm 2012 vừa qua, tại giáo xứ An Hải Cha quản nhiệm Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã tổ chức chương trình giao lưu – thi ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu, tham dự buổi giao lưu này có 42 người đại diện của 16 giáo xứ ở hạt Hải Phòng.
Xem hình
Ngay từ rất sớm, các tham dự viên đã có mặt tại nhà xứ An Hải để chuẩn bị cho chương trình giao lưu chia sẻ học hỏi về ý nghĩa của Ngắm nguyện đồng thời cùng nhau thảo luận cung cách - ngữ âm - ngữ điệu trong quy luật Ngắm nguyện sao cho hay cho chuẩn để bước vào chương trình thi Ngắm.
Trong phần giao lưu chia sẻ này, Cha quản nhiệm đã nói lên mục đích của buổi gặp mặt – chia sẻ Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu. Ngắm được coi là bài giáo lý, cách thực hành đạo đức bình dân, là cuốn Tin Mừng thu nhỏ cho mọi thành phần dân Chúa đều có thể hiểu và suy niệm, đã có rất nhiều người sau khi nghe cung điệu Ngắm sự thương khó Đức Chúa Giêsu, đã đến với Bí tích Hòa giải.
Ngắm nguyện ra đời cùng với những tín hữu đầu tiên, Ngài cũng nhắc lại thời kỳ lịch sử của giáo phận nhà, sau biến cố 1954, địa phận còn rất ít linh mục, nhưng cũng chính nhờ Ngắm nguyện mà ông cha ta đã giữ đạo và phát triển được cho đến nay, dù đã nhiều năm qua đi, nó cũng như những bài ca dân gian của người Việt Nam, len lỏi, ăn sâu vào thế giới tâm linh của những người Công Giáo, đây là một nét đẹp, một kho báu, một di sản của Địa phận Dòng của Giáo hội cần bảo toàn. Thời gian và cuộc sống hiện đại rất có thể sẽ làm cho những “di sản” này bị phai nhạt và dần mất đi, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn di sản ấy.
Sau khi hội thảo về ý nghĩa và thống nhất nội quy Ngắm, mỗi giáo xứ đã cử ra một vị đại diện xuất sắc nhất của xứ mình tham gia cuộc thi Ngắm.
10h bắt đầu vào chương trình thi Ngắm, Cha quản xứ Gioan Baotixita Ngắm khai mạc chương trình, tiếp đến các thí sinh đều tỏ ra rất sốt sáng dâng lời Ngắn nguyện, ai cũng dâng hết tâm tình để ngắm hay ngắm chuẩn bởi ý nghĩa sâu xa mà mọi người đã chia sẻ buổi hội thảo.
Tất cả các thí sinh đều mong muốn qua cuộc thi sẽ gợi lại cho người nghe về một nét đẹp trong đời sống đạo đức bình dân của cha ông, là con cháu phải có trách nhiệm truyền lại cho những thế hệ sau biết cảm nghiệm, bảo tồn nét đẹp truyền thống này (Giuse Phạm Công Chính, 53 tuổi ở giáo xứ Đông Xuyên ).
Trong bầu không khí sốt sáng của mùa chay thánh, mỗi Ngắm của các thí sinh dự thi cất lên làm cho người nghe cảm nghiệm sâu sắc hơn về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Anna Hải, giáo xứ An Hải).
16h cuộc thi Ngắm kết thúc Cha quản nhiệm đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa đồng thời Ngài cũng phát phần thưởng cho các tham dự viên đạt giải trong cuộc thi ngày hôm nay. Có một giải nhì hai giải ba và sáu giải khuyến khích.
Phê rô Lê Văn Hạnh, 33 tuổi giáo xứ Cựu Viên, người đạt giải Ba cuộc thi Ngắm hôm nay chia sẻ; “Qua cuộc thi Ngắm mọi người có thêm khoảng “lặng” để suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, vì vậy chúng tôi mong muốn chương trình thi Ngắm sẽ được tổ chức cấp giáo phận và cấp giáo tỉnh để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau”.
Liên Nguyễn
Ngày 23 tháng 03 năm 2012 vừa qua, tại giáo xứ An Hải Cha quản nhiệm Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã tổ chức chương trình giao lưu – thi ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu, tham dự buổi giao lưu này có 42 người đại diện của 16 giáo xứ ở hạt Hải Phòng.
Xem hình
Ngay từ rất sớm, các tham dự viên đã có mặt tại nhà xứ An Hải để chuẩn bị cho chương trình giao lưu chia sẻ học hỏi về ý nghĩa của Ngắm nguyện đồng thời cùng nhau thảo luận cung cách - ngữ âm - ngữ điệu trong quy luật Ngắm nguyện sao cho hay cho chuẩn để bước vào chương trình thi Ngắm.
Trong phần giao lưu chia sẻ này, Cha quản nhiệm đã nói lên mục đích của buổi gặp mặt – chia sẻ Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu. Ngắm được coi là bài giáo lý, cách thực hành đạo đức bình dân, là cuốn Tin Mừng thu nhỏ cho mọi thành phần dân Chúa đều có thể hiểu và suy niệm, đã có rất nhiều người sau khi nghe cung điệu Ngắm sự thương khó Đức Chúa Giêsu, đã đến với Bí tích Hòa giải.
Ngắm nguyện ra đời cùng với những tín hữu đầu tiên, Ngài cũng nhắc lại thời kỳ lịch sử của giáo phận nhà, sau biến cố 1954, địa phận còn rất ít linh mục, nhưng cũng chính nhờ Ngắm nguyện mà ông cha ta đã giữ đạo và phát triển được cho đến nay, dù đã nhiều năm qua đi, nó cũng như những bài ca dân gian của người Việt Nam, len lỏi, ăn sâu vào thế giới tâm linh của những người Công Giáo, đây là một nét đẹp, một kho báu, một di sản của Địa phận Dòng của Giáo hội cần bảo toàn. Thời gian và cuộc sống hiện đại rất có thể sẽ làm cho những “di sản” này bị phai nhạt và dần mất đi, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn di sản ấy.
Sau khi hội thảo về ý nghĩa và thống nhất nội quy Ngắm, mỗi giáo xứ đã cử ra một vị đại diện xuất sắc nhất của xứ mình tham gia cuộc thi Ngắm.
10h bắt đầu vào chương trình thi Ngắm, Cha quản xứ Gioan Baotixita Ngắm khai mạc chương trình, tiếp đến các thí sinh đều tỏ ra rất sốt sáng dâng lời Ngắn nguyện, ai cũng dâng hết tâm tình để ngắm hay ngắm chuẩn bởi ý nghĩa sâu xa mà mọi người đã chia sẻ buổi hội thảo.
Tất cả các thí sinh đều mong muốn qua cuộc thi sẽ gợi lại cho người nghe về một nét đẹp trong đời sống đạo đức bình dân của cha ông, là con cháu phải có trách nhiệm truyền lại cho những thế hệ sau biết cảm nghiệm, bảo tồn nét đẹp truyền thống này (Giuse Phạm Công Chính, 53 tuổi ở giáo xứ Đông Xuyên ).
Trong bầu không khí sốt sáng của mùa chay thánh, mỗi Ngắm của các thí sinh dự thi cất lên làm cho người nghe cảm nghiệm sâu sắc hơn về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Anna Hải, giáo xứ An Hải).
16h cuộc thi Ngắm kết thúc Cha quản nhiệm đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa đồng thời Ngài cũng phát phần thưởng cho các tham dự viên đạt giải trong cuộc thi ngày hôm nay. Có một giải nhì hai giải ba và sáu giải khuyến khích.
Phê rô Lê Văn Hạnh, 33 tuổi giáo xứ Cựu Viên, người đạt giải Ba cuộc thi Ngắm hôm nay chia sẻ; “Qua cuộc thi Ngắm mọi người có thêm khoảng “lặng” để suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, vì vậy chúng tôi mong muốn chương trình thi Ngắm sẽ được tổ chức cấp giáo phận và cấp giáo tỉnh để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau”.
Liên Nguyễn