Chúa Nhật XXI Thường Niên C
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Ai sẽ được cứu độ và bao nhiêu người được cứu? Đó là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm, thường được đặt ra vào thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày hôm nay.
1- Extra ecclesiam nulla salus?
Đối với những người Do Thái, họ quan niệm rằng: Để được cứu độ, phải thuộc về dân Do Thái, theo đạo Do Thái, nói tiếng Do Thái và sống trên đất Do Thái.
Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cũng có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ” (thánh Ciprianô). Một thời, quan niệm này đã bị hiểu một cách méo mó và nó cũng đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu dài hàng thế kỷ. Phải chờ đến Công Đồng Vaticanô II mới cho chúng ta một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội.
Theo đó, trong hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội. Có thể gọi họ là “những Kitô hữu vô danh” (theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner).
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ (x. 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai.
Một cách thú vị, Lời Chúa hôm nay đề cập đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ở bài đọc I, tiên tri Isaia loan báo về viễn tượng cánh chung trời mới đất mới của nhân loại, trong ngày đó Thiên Chúa quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ về với Người (x. Is 66,18-21). Theo đó, ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, dành cho hết mọi người. Cũng theo hướng này, bài Tin Mừng loan báo: “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa.” Vâng, ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, đó là niềm hy vọng lớn lao nhất cho tất cả chúng ta và cho những ai không thuộc về Giáo Hội.
2- Nhưng làm sao để được cứu độ?
Nói như thế không có nghĩa là ơn cứu độ chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa thôi, nhưng để được cứu độ, con người cần sự cộng tác với Thiên Chúa. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng: “Để dựng nên con, thì Thiên Chúa không cần đến con, nhưng để cứu độ con, thì Thiên Chúa cần đến con.”
Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay không trực tiếp trả lời có bao nhiêu người được cứu, nhưng Người chỉ cho chúng ta làm sao để được cứu độ khi nói: “Các ngươi hãy cố gắng vào cửa hẹp.” Người đang nói tới sự cộng tác của con người. Đó là nét đẹp của Thiên Chúa của Kitô giáo. Người không tự làm hết mọi sự, không “bao sân” nhưng Người mời gọi chúng ta cộng tác với Người để cứu độ mình. Nếu Người làm hết thì không còn công trạng của chúng ta nữa.
Giống như muốn thi đậu thì phải ôn luyện kỹ càng. Muốn chơi bóng giỏi thì phải tập luyện mỗi ngày. Muốn tránh cao mỡ và cao máu thì phải kiêng dầu mỡ và muối. Muốn có thân hình đẹp, phải luyện tập và ăn kiêng. Cũng vậy, muốn vào thiên đàng thì phải làm gì? Phải “khổ chế,” phải bước “vào cửa hẹp” để đạt tới ơn cứu độ và hạnh phúc.
3- Vào cửa hẹp
Vậy, vào cửa hẹp có nghĩa là gì? Xin thưa là bước vào con đường của hy sinh, khổ luyện, hay nói cách khác, đó là bước theo con đường thập giá mà Chúa Kitô đã đi. “Vào cửa hẹp” là nói không với những cám dỗ của những phim ảnh đồi trụy, những cuộc tình trộm vụng; nói không với những cách kiếm tiền phi đạo đức và phi nhân bản; nói không với những thái độ tự cao tự đại, gây chia rẽ hận thù…
“Vào cửa hẹp” là sống các giá trị của Tin Mừng, sống thật thà và trong sạch, sống bác ái và giúp đỡ tha nhân, nhất là đối với những người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcuta nói rằng: “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên lòng bác ái. Bác ái là thẻ căn cước đích thực cho phép chúng ta bước qua cửa hẹp vào Thiên Đàng.”
“Vào cửa hẹp” là để cho Chúa “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn” (Dt 12,5-6) khi chúng ta sai lỗi. Bởi vì, Chúa thương mới “cho roi cho vọt,” nghĩa là để Người sửa dạy chúng ta.
Khi nói có như thế với Chúa, chúng ta đang đi vào cửa hẹp, cửa dẫn chúng ta tới hạnh phúc, tới ơn cứu độ, tới Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta. Hạnh phúc đó, ơn cứu độ đó đã bắt đầu từ ngày hôm nay rồi. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Ai sẽ được cứu độ và bao nhiêu người được cứu? Đó là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm, thường được đặt ra vào thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày hôm nay.
1- Extra ecclesiam nulla salus?
Đối với những người Do Thái, họ quan niệm rằng: Để được cứu độ, phải thuộc về dân Do Thái, theo đạo Do Thái, nói tiếng Do Thái và sống trên đất Do Thái.
Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cũng có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ” (thánh Ciprianô). Một thời, quan niệm này đã bị hiểu một cách méo mó và nó cũng đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu dài hàng thế kỷ. Phải chờ đến Công Đồng Vaticanô II mới cho chúng ta một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội.
Theo đó, trong hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội. Có thể gọi họ là “những Kitô hữu vô danh” (theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner).
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ (x. 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai.
Một cách thú vị, Lời Chúa hôm nay đề cập đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ở bài đọc I, tiên tri Isaia loan báo về viễn tượng cánh chung trời mới đất mới của nhân loại, trong ngày đó Thiên Chúa quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ về với Người (x. Is 66,18-21). Theo đó, ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, dành cho hết mọi người. Cũng theo hướng này, bài Tin Mừng loan báo: “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa.” Vâng, ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, đó là niềm hy vọng lớn lao nhất cho tất cả chúng ta và cho những ai không thuộc về Giáo Hội.
2- Nhưng làm sao để được cứu độ?
Nói như thế không có nghĩa là ơn cứu độ chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa thôi, nhưng để được cứu độ, con người cần sự cộng tác với Thiên Chúa. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng: “Để dựng nên con, thì Thiên Chúa không cần đến con, nhưng để cứu độ con, thì Thiên Chúa cần đến con.”
Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay không trực tiếp trả lời có bao nhiêu người được cứu, nhưng Người chỉ cho chúng ta làm sao để được cứu độ khi nói: “Các ngươi hãy cố gắng vào cửa hẹp.” Người đang nói tới sự cộng tác của con người. Đó là nét đẹp của Thiên Chúa của Kitô giáo. Người không tự làm hết mọi sự, không “bao sân” nhưng Người mời gọi chúng ta cộng tác với Người để cứu độ mình. Nếu Người làm hết thì không còn công trạng của chúng ta nữa.
Giống như muốn thi đậu thì phải ôn luyện kỹ càng. Muốn chơi bóng giỏi thì phải tập luyện mỗi ngày. Muốn tránh cao mỡ và cao máu thì phải kiêng dầu mỡ và muối. Muốn có thân hình đẹp, phải luyện tập và ăn kiêng. Cũng vậy, muốn vào thiên đàng thì phải làm gì? Phải “khổ chế,” phải bước “vào cửa hẹp” để đạt tới ơn cứu độ và hạnh phúc.
3- Vào cửa hẹp
Vậy, vào cửa hẹp có nghĩa là gì? Xin thưa là bước vào con đường của hy sinh, khổ luyện, hay nói cách khác, đó là bước theo con đường thập giá mà Chúa Kitô đã đi. “Vào cửa hẹp” là nói không với những cám dỗ của những phim ảnh đồi trụy, những cuộc tình trộm vụng; nói không với những cách kiếm tiền phi đạo đức và phi nhân bản; nói không với những thái độ tự cao tự đại, gây chia rẽ hận thù…
“Vào cửa hẹp” là sống các giá trị của Tin Mừng, sống thật thà và trong sạch, sống bác ái và giúp đỡ tha nhân, nhất là đối với những người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcuta nói rằng: “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên lòng bác ái. Bác ái là thẻ căn cước đích thực cho phép chúng ta bước qua cửa hẹp vào Thiên Đàng.”
“Vào cửa hẹp” là để cho Chúa “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn” (Dt 12,5-6) khi chúng ta sai lỗi. Bởi vì, Chúa thương mới “cho roi cho vọt,” nghĩa là để Người sửa dạy chúng ta.
Khi nói có như thế với Chúa, chúng ta đang đi vào cửa hẹp, cửa dẫn chúng ta tới hạnh phúc, tới ơn cứu độ, tới Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta. Hạnh phúc đó, ơn cứu độ đó đã bắt đầu từ ngày hôm nay rồi. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/