Chúa nhật 2 B mùa Chay
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình, vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi mà còn vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi của bản thân, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình, nói cách khác là ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay B này.
Yêu mến ai thì không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để hiến dâng điều tốt nhất của mình cho người mình yêu. “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho” (St 22, 2). Được hiểu như là lệnh truyền của Thiên Chúa, nhưng thật ra đó chính là tấm lòng của Abraham dành cho Đấng đã kêu gọi ông ra khỏi nơi quê cha đất tổ mà tiến về hứa địa. Dù băn khoăn, đau xót, nhưng Abraham vẫn muốn hiến dâng điều tốt nhất của mình là chính sự sống nối dài của mình, qua người con một.
Tình yêu thật diệu kỳ. Chính khi trao dâng là lúc lãnh nhận và lãnh nhận gấp trăm, gấp nghìn lần. Abraham đã không mất người con một yêu quý, mà đã trở thành cha của một đoàn con đông đảo “như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Tình yêu thật diệu kỳ. Một lẽ như nhiên, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Là Đấng phải được mọi vật mọi loài tôn thờ và chúc tụng, là Đấng đáng được mọi người thần phục mến yêu và hiến dâng tất cả, thì Thiên Chúa lại trao ban tất cả cho chúng ta. Thánh Tông đồ dân ngoại đã luận lý rằng: Một khi Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho chúng ta thì lẽ nào Người lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? (x.Rm 8,32).
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê. Có Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. Nội dung đàm đạo là về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu sắp chịu tại Giêrusalem. Và đó chính là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại. Vì không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đây không phải là một tình cảm nhất thời mang tính tự phát, nhưng là một ý đinh có từ ngàn đời qua một chương trình được chuẩn bị từ ngàn xưa, mà sự hiện diện của Môsê và Êlia, đại diện cho Lề luật và hàng Ngôn sứ là một minh chứng khả tín.
Nếu nói rằng Thiên Chúa trao ban chính Con Một, vì nhân loại bội phản, bất trung, sa ngã, phạm tội thì quả không sai. Nhưng nếu nói rằng Thiên Chúa hiến ban Con Một của Người cho nhân loại để mạc khải chính Người là Tình Yêu thì đúng hơn nhiều. “Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới”.
Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Mùa chay, mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Đấng cứu độ. Các khổ hình Chúa Kitô đã chịu và cái chết tủi nhục của người trên thập giá như một lời tố cáo tội ác của nhân loại chúng ta. Thấy được sự xấu xa của bản thân mình, hẳn nhiên ít nhiều, chúng ta cũng được thúc đẩy chê ghét tội lỗi và hoán cải ăn năn. Tuy nhiên chính tình yêu của Chúa mới làm chúng ta vươn lên, đổi mới, nên hoàn thiện và nhất là biết sống yêu thương cách quên mình.
Được chiêm ngắm dung nhan sáng láng của Thầy chí thánh, đúng hơn là nhờ được thông phần một cách nào đó “bản thể của Đấng là Tình Yêu”, thì Phêrô đã lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”(Mc 9,5). Sao chỉ có ba cái lều mà không là bốn, năm hay là sáu? Dù đang kinh hoàng và không biết phải nói gì, nhưng Phêrô đã thay hai bạn đồng môn Gioan và Giacôbê nói lên tấm lòng của mình, một tấm lòng quên mình vì người khác.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7). Ước gì chúng ta hằng luôn ghi khắc vào tâm khảm những lời từ miệng của Đấng Cứu Độ sau đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 14,24). “ Vậy, nếu Thầy là Thầy và là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,12). “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
Ai hiểu được chữ tình? Có thể nói rằng đó là những ai biết ở lại trong tình yêu Đấng Cứu Độ, đồng thời, nhờ và với tình yêu của Người, đã biết yêu thương như Người yêu thương. Thấy tội ác của mình, người ta có cơ may hối hận, ăn năn. Nhưng nghiệm thấy được tình yêu cứu độ người ta sẽ biết đổi đời và vươn lên.
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình, vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi mà còn vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi của bản thân, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình, nói cách khác là ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay B này.
Yêu mến ai thì không chỉ muốn mà còn tìm mọi cách thế để hiến dâng điều tốt nhất của mình cho người mình yêu. “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm của lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho” (St 22, 2). Được hiểu như là lệnh truyền của Thiên Chúa, nhưng thật ra đó chính là tấm lòng của Abraham dành cho Đấng đã kêu gọi ông ra khỏi nơi quê cha đất tổ mà tiến về hứa địa. Dù băn khoăn, đau xót, nhưng Abraham vẫn muốn hiến dâng điều tốt nhất của mình là chính sự sống nối dài của mình, qua người con một.
Tình yêu thật diệu kỳ. Chính khi trao dâng là lúc lãnh nhận và lãnh nhận gấp trăm, gấp nghìn lần. Abraham đã không mất người con một yêu quý, mà đã trở thành cha của một đoàn con đông đảo “như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Tình yêu thật diệu kỳ. Một lẽ như nhiên, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Là Đấng phải được mọi vật mọi loài tôn thờ và chúc tụng, là Đấng đáng được mọi người thần phục mến yêu và hiến dâng tất cả, thì Thiên Chúa lại trao ban tất cả cho chúng ta. Thánh Tông đồ dân ngoại đã luận lý rằng: Một khi Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho chúng ta thì lẽ nào Người lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? (x.Rm 8,32).
Các Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê. Có Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Người. Nội dung đàm đạo là về cuộc khổ nạn mà Chúa Giêsu sắp chịu tại Giêrusalem. Và đó chính là đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại. Vì không có tình yêu nào cao quý cho bằng mối tình của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13). Đây không phải là một tình cảm nhất thời mang tính tự phát, nhưng là một ý đinh có từ ngàn đời qua một chương trình được chuẩn bị từ ngàn xưa, mà sự hiện diện của Môsê và Êlia, đại diện cho Lề luật và hàng Ngôn sứ là một minh chứng khả tín.
Nếu nói rằng Thiên Chúa trao ban chính Con Một, vì nhân loại bội phản, bất trung, sa ngã, phạm tội thì quả không sai. Nhưng nếu nói rằng Thiên Chúa hiến ban Con Một của Người cho nhân loại để mạc khải chính Người là Tình Yêu thì đúng hơn nhiều. “Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới”.
Thập giá Chúa mời gọi ta hoán cải. Mùa chay, mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Đấng cứu độ. Các khổ hình Chúa Kitô đã chịu và cái chết tủi nhục của người trên thập giá như một lời tố cáo tội ác của nhân loại chúng ta. Thấy được sự xấu xa của bản thân mình, hẳn nhiên ít nhiều, chúng ta cũng được thúc đẩy chê ghét tội lỗi và hoán cải ăn năn. Tuy nhiên chính tình yêu của Chúa mới làm chúng ta vươn lên, đổi mới, nên hoàn thiện và nhất là biết sống yêu thương cách quên mình.
Được chiêm ngắm dung nhan sáng láng của Thầy chí thánh, đúng hơn là nhờ được thông phần một cách nào đó “bản thể của Đấng là Tình Yêu”, thì Phêrô đã lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”(Mc 9,5). Sao chỉ có ba cái lều mà không là bốn, năm hay là sáu? Dù đang kinh hoàng và không biết phải nói gì, nhưng Phêrô đã thay hai bạn đồng môn Gioan và Giacôbê nói lên tấm lòng của mình, một tấm lòng quên mình vì người khác.
“Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7). Ước gì chúng ta hằng luôn ghi khắc vào tâm khảm những lời từ miệng của Đấng Cứu Độ sau đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 14,24). “ Vậy, nếu Thầy là Thầy và là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,12). “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).
Ai hiểu được chữ tình? Có thể nói rằng đó là những ai biết ở lại trong tình yêu Đấng Cứu Độ, đồng thời, nhờ và với tình yêu của Người, đã biết yêu thương như Người yêu thương. Thấy tội ác của mình, người ta có cơ may hối hận, ăn năn. Nhưng nghiệm thấy được tình yêu cứu độ người ta sẽ biết đổi đời và vươn lên.