Chúa Nhật VII Thường niên B
Một trong những hình thức vô thần hiện đại, như nhận định của đức Phaolô VI, đó là mất cảm thức về tội lỗi. Đã không còn nhạy cảm với tội lỗi thì cũng sẽ chẳng cần đến sự thứ tha. Trái lại, người có niềm tin tôn giáo thường rất nhạy bén với chủ đề tha thứ. Bởi lẽ họ là những người dễ cảm nhận thân phận tội lỗi của mình.
Kitô hữu thì càng nhạy cảm hơn với chủ đề này. Các buổi cử hành Phụng vụ, cách riêng Phụng vụ Thánh Thể thì thường được mở đầu bằng sự thống hối ăn năn. “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng… Xin Chúa thương xót chúng con…”. Ngay các bé thơ khi đã dăm bảy lần đến Nhà Thờ dù chưa thuộc lòng kinh thú nhận tội lỗi nhưng vẫn hăng hái đấm ngực: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, không thua kém người lớn.
Nhu cầu được thứ tha tội lỗi là một nhu cầu rất hiện sinh với người có niềm tin. Được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi thì không gì bằng. Tuy nhiên, để có thể cảm nhận một cách nào đó sự thứ tha của Thiên Chúa thì chúng ta cần phải xét xem cách thế Chúa tha thứ cho chúng ta.
Tha thứ là bỏ qua tất cả lầm lỗi: Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm rằng khi Chúa tha thứ là Người bỏ qua mọi tội ác chúng ta đã phạm vì “nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư?” Ngôn sứ Isaia nói thay Thiên Chúa: Chính Ta đây, vì danh dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa” (Is 43,24-25). Không còn nhớ thì cũng có nghĩa là không hề nhắc lại.
Khi đã lỗi phạm đến một ai đó, với lời xin lỗi thì chúng ta không gì hơn chỉ mong họ bỏ qua cho. Phận người chúng ta lắm khi nói rằng đã bỏ qua lầm lỗi của nhau, thế mà thỉnh thoảng cũng hay nhắc đi nhắc lại lầm lỗi ấy. Nhiều đức phu quân vốn thấy khó chịu vì sự càm ràm của người vợ, vì quý bà thật khó chừa cái tật nhắc lại lỗi lầm của chồng. Có bà lại chống chế: sở dĩ em nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của anh là để cho anh nhớ rằng em đã tha thứ cho anh!
Tha thứ là chữa lành, là cứu sống, là thi ân nhiều hơn trước. Phúc thay người có tội mà được thứ tha (x.Tv 3). Thiên Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta không chỉ là bỏ qua, không còn nhớ hay không còn nhắc đi nhắc lại tội chúng ta đã phạm, mà còn chữa lành hậu quả do tội chúng ta gây ra, cứu sống chúng ta và thi ân giáng phúc cho chúng ta hơn trước.
Chắc chắn có nhiều người bị bệnh tật về thể lý, hoặc gánh chịu những sự dữ mà không do bởi tội lỗi của họ. Chúa Giêsu đã nói rõ điều này về người mù từ lúc mới sinh (x.Ga 9) cũng như về những người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết (x.Lc 13,4-5). Tuy nhiên cũng có nhiều người vương phải bệnh tật hay chịu sự dữ nào đó, chính là vì tội lỗi của họ đã phạm. Người bị bại liệt được bốn thân nhân khiêng đến cùng Chúa Giêsu mà tin mừng tường thuật rất có thể thuộc trường hợp thứ hai. Giữa sự bị bại liệt và tội lỗi của anh ta chắc chắn có mối giây liên hệ nào đó. Anh ta không chỉ bị bại liệt về mặt thể lý mà còn bất toại về phương diện tâm linh.
Với những người thân của anh ta hôm ấy, phải thừa nhận rằng họ rất mong muốn Chúa Giêsu ra tay chữa lành bệnh bất toại cho người thân của họ bằng mọi giá. Bằng chứng là vì không thể vào nhà được do đám đông dân chúng cản trở, nên họ đã dỡ mái nhà người ta mà thòng chiếc chõng xuống. Chắc hẳn họ cũng như chính người bất toại đã thoáng chưng hững trước câu nói của Chúa Giêsu: “Này con, tội của con được tha rồi”. Thầm xin một điều mà lại nhận được một điều khác. Dù có chưng hững phút đầu, nhưng họ và cả người bất toại không hề có một phản ứng. Phải chăng, được tha tội quả là một hồng phúc? Và có lẽ không ai hơn người bất toại bấy giờ hiểu được thân phận tội lỗi của mình.
Biết được ý nghĩ của kinh sư có mặt lúc ấy cho rằng mình phạm thượng, Chúa Giêsu đã thách thức họ rằng: Nói với người bất toại: “Tội con được tha” hay nói: “hãy chỗi dậy vác chõng mà về nhà” đằng nào dễ hơn? Không thấy ai trả lời. Một sự im lặng như ngầm hiểu rằng thật khó mà nói với người bất toại: “Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà”, nếu người nói không có quyền năng chữa lành. Và rồi Chúa Giêsu đã thực hiện điều đó để chứng tỏ quyền năng chữa lành của Người và cũng để chứng minh rằng Người có quyền tha tội.
Thiên Chúa biểu lộ sự thứ tha tội lỗi cho chúng ta bằng sự chữa lành, cứu sống, bằng sự tin tưởng trao phó trách nhiệm (x. Ga 21,15-17) như với Phêrô ngày nào, bằng sự đón nhận chúng ta vào mối liên hệ tình thân (x.Lc 15,11-32) như với đứa con hoang đàng… Tuy nhiên để đón nhận sự thứ tha của Chúa cách hữu hiệu thì phải thực thi một điều kiện như không thể thiếu, đó là chúng ta phải biết quảng đại tha thứ cho nhau (x.Mt 6,12; 18,23-35). Và chắc chắn việc chúng ta tha thứ cho nhau không chỉ là bỏ qua mà còn phải biểu lộ bằng các dấu chỉ bên ngoài như Chúa đã làm, đó là cứu sống, chữa lành, đón nhận vào mối tình thân, tin tưởng trao phó trách nhiệm…
Một trong những hình thức vô thần hiện đại, như nhận định của đức Phaolô VI, đó là mất cảm thức về tội lỗi. Đã không còn nhạy cảm với tội lỗi thì cũng sẽ chẳng cần đến sự thứ tha. Trái lại, người có niềm tin tôn giáo thường rất nhạy bén với chủ đề tha thứ. Bởi lẽ họ là những người dễ cảm nhận thân phận tội lỗi của mình.
Kitô hữu thì càng nhạy cảm hơn với chủ đề này. Các buổi cử hành Phụng vụ, cách riêng Phụng vụ Thánh Thể thì thường được mở đầu bằng sự thống hối ăn năn. “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng… Xin Chúa thương xót chúng con…”. Ngay các bé thơ khi đã dăm bảy lần đến Nhà Thờ dù chưa thuộc lòng kinh thú nhận tội lỗi nhưng vẫn hăng hái đấm ngực: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, không thua kém người lớn.
Nhu cầu được thứ tha tội lỗi là một nhu cầu rất hiện sinh với người có niềm tin. Được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi thì không gì bằng. Tuy nhiên, để có thể cảm nhận một cách nào đó sự thứ tha của Thiên Chúa thì chúng ta cần phải xét xem cách thế Chúa tha thứ cho chúng ta.
Tha thứ là bỏ qua tất cả lầm lỗi: Tác giả Thánh Vịnh cảm nghiệm rằng khi Chúa tha thứ là Người bỏ qua mọi tội ác chúng ta đã phạm vì “nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi thì nào ai chịu nỗi được ư?” Ngôn sứ Isaia nói thay Thiên Chúa: Chính Ta đây, vì danh dự của Ta, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa” (Is 43,24-25). Không còn nhớ thì cũng có nghĩa là không hề nhắc lại.
Khi đã lỗi phạm đến một ai đó, với lời xin lỗi thì chúng ta không gì hơn chỉ mong họ bỏ qua cho. Phận người chúng ta lắm khi nói rằng đã bỏ qua lầm lỗi của nhau, thế mà thỉnh thoảng cũng hay nhắc đi nhắc lại lầm lỗi ấy. Nhiều đức phu quân vốn thấy khó chịu vì sự càm ràm của người vợ, vì quý bà thật khó chừa cái tật nhắc lại lỗi lầm của chồng. Có bà lại chống chế: sở dĩ em nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của anh là để cho anh nhớ rằng em đã tha thứ cho anh!
Tha thứ là chữa lành, là cứu sống, là thi ân nhiều hơn trước. Phúc thay người có tội mà được thứ tha (x.Tv 3). Thiên Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta không chỉ là bỏ qua, không còn nhớ hay không còn nhắc đi nhắc lại tội chúng ta đã phạm, mà còn chữa lành hậu quả do tội chúng ta gây ra, cứu sống chúng ta và thi ân giáng phúc cho chúng ta hơn trước.
Chắc chắn có nhiều người bị bệnh tật về thể lý, hoặc gánh chịu những sự dữ mà không do bởi tội lỗi của họ. Chúa Giêsu đã nói rõ điều này về người mù từ lúc mới sinh (x.Ga 9) cũng như về những người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết (x.Lc 13,4-5). Tuy nhiên cũng có nhiều người vương phải bệnh tật hay chịu sự dữ nào đó, chính là vì tội lỗi của họ đã phạm. Người bị bại liệt được bốn thân nhân khiêng đến cùng Chúa Giêsu mà tin mừng tường thuật rất có thể thuộc trường hợp thứ hai. Giữa sự bị bại liệt và tội lỗi của anh ta chắc chắn có mối giây liên hệ nào đó. Anh ta không chỉ bị bại liệt về mặt thể lý mà còn bất toại về phương diện tâm linh.
Với những người thân của anh ta hôm ấy, phải thừa nhận rằng họ rất mong muốn Chúa Giêsu ra tay chữa lành bệnh bất toại cho người thân của họ bằng mọi giá. Bằng chứng là vì không thể vào nhà được do đám đông dân chúng cản trở, nên họ đã dỡ mái nhà người ta mà thòng chiếc chõng xuống. Chắc hẳn họ cũng như chính người bất toại đã thoáng chưng hững trước câu nói của Chúa Giêsu: “Này con, tội của con được tha rồi”. Thầm xin một điều mà lại nhận được một điều khác. Dù có chưng hững phút đầu, nhưng họ và cả người bất toại không hề có một phản ứng. Phải chăng, được tha tội quả là một hồng phúc? Và có lẽ không ai hơn người bất toại bấy giờ hiểu được thân phận tội lỗi của mình.
Biết được ý nghĩ của kinh sư có mặt lúc ấy cho rằng mình phạm thượng, Chúa Giêsu đã thách thức họ rằng: Nói với người bất toại: “Tội con được tha” hay nói: “hãy chỗi dậy vác chõng mà về nhà” đằng nào dễ hơn? Không thấy ai trả lời. Một sự im lặng như ngầm hiểu rằng thật khó mà nói với người bất toại: “Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà”, nếu người nói không có quyền năng chữa lành. Và rồi Chúa Giêsu đã thực hiện điều đó để chứng tỏ quyền năng chữa lành của Người và cũng để chứng minh rằng Người có quyền tha tội.
Thiên Chúa biểu lộ sự thứ tha tội lỗi cho chúng ta bằng sự chữa lành, cứu sống, bằng sự tin tưởng trao phó trách nhiệm (x. Ga 21,15-17) như với Phêrô ngày nào, bằng sự đón nhận chúng ta vào mối liên hệ tình thân (x.Lc 15,11-32) như với đứa con hoang đàng… Tuy nhiên để đón nhận sự thứ tha của Chúa cách hữu hiệu thì phải thực thi một điều kiện như không thể thiếu, đó là chúng ta phải biết quảng đại tha thứ cho nhau (x.Mt 6,12; 18,23-35). Và chắc chắn việc chúng ta tha thứ cho nhau không chỉ là bỏ qua mà còn phải biểu lộ bằng các dấu chỉ bên ngoài như Chúa đã làm, đó là cứu sống, chữa lành, đón nhận vào mối tình thân, tin tưởng trao phó trách nhiệm…