Hôm nay, Giáo hội trên toàn thế giới hân hoan mừng lễ thánh John Neumann tu sĩ giám mục Dòng Chúa Cứu Thế, Vị thánh đầu tiên của nước Mỹ.
Phụng vụ lễ thánh John Neumann hướng ta đến tấm lòng mục tử của chính Chúa Giê-su: Biết chiên – Hy sinh cho đoàn chiên – Thao thức tìm kiếm những chiên lạc quy tụ về đoàn chiên duy nhất dưới quyền một mục tử. Hình ảnh Mục tử Giê-su như thể được họa lại nơi cuộc đời thánh John Neuman.
Bởi thế, ta sẽ lần lượt suy gẫm gương mục tử nhân lành Giê-su được chiếu tỏa nơi cuộc đời thánh nhân qua những ý: biết – hy sinh – thao thức về đoàn chiên của mình.
I. GẮN BÓ VỚI ĐOÀN CHIÊN
Chúa Giê-su là người mục tử “biết” đoàn chiên của mình. Người nhìn nhận, trân trọng đoàn chiên; Người gắn bó, nên một với đoàn chiên. Nhờ Người, đoàn chiên mới tồn tại như lời thánh Phao-lô “Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1, 23).
Thánh John Neumann (1811- 1860) cũng đã “biết” đoàn chiên được trao phó cho ngài. Vào thời của ngài, châu Mỹ là vùng đất mới có nhiều người châu Âu đến nhập cư và đang phát triển. Qua những lá thư của các nhà truyền giáo từ châu Mỹ gửi về, khi còn là thầy đại chủng viện, thầy John Neumann đã ước muốn được đến châu Mỹ để dấn thân phục vụ Tin Mừng. Thánh nhân đã “biết” nơi vùng đất này đang có nhiều người thuộc nhiều sắc dân đến lập nghiệp, “biết” được nhu cầu tâm linh của họ, biết được họ đang bị bỏ rơi cách thảm thương. Thánh nhân đã nên một với đám người di dân ấy bằng cách chấp nhận rời xa quê hương, dấn dân phục vụ họ cho đến hơi thở cuối cùng.
II. HY SINH
Để cho đoàn chiên đạt đến tầm vóc viên mãn, Mục Tử Giê-su đã hy sinh: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10, 10-11).
Sự hy sinh của Mục Tử Giê-su đã mang lại ơn giao hòa: “ đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một ; đã phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét” (Ep 2, 14).
Thánh John Neumann cũng noi gương hy sinh của Mục Tử Giê-su:
Từ thuở nhỏ, thánh John Neumann đã tập luyện nhân đức, rèn luyện bản thân bằng những việc hy sinh hãm mình. Để hướng đến nhu cầu mục vụ sau này ngài đã chuyên chăm học giỏi tất cả các môn học nhất là môn thiên văn và đã thông thạo cổ ngữ Hy Lạp cùng 5 ngôn ngữ khác không kể tiếng Đức và tiếng Bôhêmia.
Tuy đã nghiệm được thánh ý Chúa mời gọi vào sứ vụ phục vụ người di dân tại châu Mỹ nhưng việc rời xa gia đình là một hy sinh lớn lao trong đời thánh nhân. Ngày 08-02-1836, khi phải rời xa gia đình để qua châu Mỹ, ngài đã thưa với Chúa:
“Nghĩ đến phải vĩnh biệt với cha mẹ, lòng con tan nát, tăm tối của tuyệt vọng đã tràn vào tâm hồn con. Nhưng ý con chìm trong ý Chúa. Con muốn ước ao những điều Chúa ước ao. Ôi Chúa Giê-su! Xin đổ tràn đắng cay vào lòng con là kẻ tội lỗi khốn nạn, nhưng xin xoa dịu đau thương của gia đình con… Về phần con, con chỉ xin Chúa sức mạnh để thi hành một dự định mà Chúa đã gửi cho con”.
Ngày hôm ấy, ngài cũng viết thư cho cha mẹ:
“Thưa cha Mẹ yêu dấu, con đã đi mà không báo cho cha mẹ biết, vì con muốn tránh cho cha mẹ giây phút vĩnh biệt đầy chua xót… Công ơn cha mẹ bao năm dưỡng dục, nay cha mẹ có quyền mong chờ con đền đáp… Chúa biết con ao ước điều đó đến bực nào, nhưng dù đau đớn đến bao nhiêu, con cũng không thể bỏ qua tiếng Chúa truyền cho con hy sinh thân mình vì các linh hồn bị bỏ rơi”
Hành trình đến châu Mỹ đã khởi sự nhưng thánh John Neumann lại gặp phải một hy sinh khác, phải đi xin tiền để làm lộ phí. Bốn mươi ngày lênh đênh trên biển khơi, thầy John Neumann gặp nhiều điều sỉ nhục chế diễu từ thuyền trưởng cũng như khách đi tàu.
Ba tuần sau khi đến New York, ngày 25-06-1836, thầy John Neumann được thụ phong linh mục. Hai ngày sau đó 27-06-1836, cha John Neumann đã được đức giám mục giáo phận New York sai đi phục vụ tại giáo xứ Buffalo, một giáo xứ gồm những người di dân từ Anh, Đức, Pháp đến lập nghiệp và còn nghèo khổ. Từ đây, sứ vụ linh mục của cha đã bắt đầu. Ngài đi đến các làng, dạy dỗ những con người còn đang ở trong sự tối tăm dốt nát, yên ủi những người sầu khổ và giúp đỡ những người hấp hối… Họ đạo nào, cha cũng phải sửa hay cất lại nhà thờ, xây trường học, làm nhà xứ… Cha thường xuyên phải đi bộ trên những địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lương thực thiếu thốn... Đã vậy, cha còn phải đối diện với lòng người vô ơn, đố kỵ, gian manh…
Năm 1840, ước muốn noi gương Chúa Giê-su cách triệt để hơn, cha John Neumann xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Người ta cũng không tìm đâu ra một tập sinh giống như John Neumann vì trong năm Tập Viện, tập sinh này phải di chuyển đến 8 lần với trên 5000 km qua nhiều tiểu bang của Nước Mỹ. Ngày 16-07-1842, cha đã khấn lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên khấn Dòng tại miền Tây Đại Dương. Khi đã là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và nhất là khi là Bề Trên, cha đã giúp giải tỏa những cằng thẳng do giáo quyền hiểu lầm Nhà Dòng, giúp giải quyết những nợ nần chồng chất. Gương sáng và sự hy sinh của cha đã giúp dung hòa những xung đột mãnh mẽ xảy ra nơi các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ lúc bấy giờ. Ngài được các Bề Trên nhận định là : “Tu sĩ khôn ngoan và ưu tú nhất trong số những anh em tại Mỹ” “là kẻ sợ chức vụ và cũng là người xứng đáng nhận chức vụ”…
Năm 1852, giáo phận Philadenphia một giáo phận lớn nhất châu Mỹ (sau này chia làm 6 giáo phận) có nhiều người nói tiếng Đức, cần có một giám mục người Đức. Cha John Neumann đã được Đức Giáo Hoàng Pio IX tuyển chọn vào chức vị này. Nhận được tin này, cha đã vào phòng cầu nguyện suốt đêm; tiếp theo cha nhờ các Dòng nữ nơi ngài giảng tĩnh tâm và các cha trong Dòng cầu nguyện để ngài khỏi phải nhận sứ vụ giám mục. Trước đây, vì yêu mến đời sống cộng đoàn, đời sống tĩnh mịch và cầu nguyện, cha John Neumann mới xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Nay, nếu nhận chức giám mục thì cha phải rời xa anh em, và đây quả là một hy sinh theo ý Chúa qua Hột Thánh. Khi thi hành nhiệm vụ giám mục, đức cha John Neumann luôn bị ám ảnh bởi số nợ khổng lồ của giáo phận; mối bận tâm lớn nhất của ngài là việc lập các học đường công giáo và một ban giáo sư gồm các tu sĩ để hướng dẫn giáo dục. Có thể nói, đức cha John Neumann là người đã khai sáng nền Công Giáo học đường tại nước Mỹ. Ngài cũng tích cực thiết lập chăm sóc các Dòng tu nam nữ, các chủng viện, ngồi tòa giải tội đến độ không có một linh mục nào ở Philadenphia ngồi tòa bằng đức cha John Neuman…Ngài băng rừng vượt suối, năng thăm viếng mục vụ các giáo xứ, các gia đình. Dầu đã cố gắng phục vụ đến kiệt sức, ngài vẫn liên tục bị các giám mục khác khiếu nại với Rô-ma, bị những nhà phú hộ, những người có quyền, giới học thức, văn nghệ sĩ… kêu rêu, miệt thị, chê bai, vu khống.... Tất cả đều cho rằng ngài không thích hợp với chức giám mục chỉ vì ngài là một tu sĩ ngoại quốc, tận tụy, đơn sơ, nghèo khó, gần gũi với những người dân nghèo hèn, bệnh tật …Có ý kiến cho rằng: “chức giám mục mà ngài phải gánh lấy lê lết cực nhọc như một tội nhân bị điệu đến nơi tử hình”. Quả thật chỉ có cái chết ngày 05-01-1860 mới cất hẳn gánh nặng đó cho ngài.
Đức cha John Neumann đã trải qua quãng đời qua đời ở tuổi 49 và 8 năm giám mục. Trong điếu văn cho ngài có đoạn viết: “Mọi góc cùng ngõ hẻm của giáo phận đều được hưởng công lao của ngài. Chỉ trong một thời gian ngắn ngài đã đưa tổ chức giáo phận đạt đến chỗ hoàn hảo, đã gieo vãi tinh thần sốt sắng trong mọi họ đạo hơn một người có thể làm trong vòng 10 năm hay 20 năm. Ngài đã hiến toàn thân cho giáo phận và không hề dành lại một chút gì cho mình”. Hẳn kết quả này không thể một sớm một chiều có được mà nó phải được hun đức trong thao thức của thánh nhân ước muốn cứu rỗi các linh hồn như chính thao thức của Chúa Giê-su: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này.Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10, 16).
III. THAO THỨC
Chúa Giê-su Vị Mục Tử nhân lành đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Nhờ Người, “cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.” (Ep 2, 18); “các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Ep 3, 6).
Nguyên tắc là thế, nhưng trong thực tế có những trường hợp: “Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Mục Tử Giê-su vẫn tiếp tục lên đường kiếm tìm, mời gọi muôn người trở về với tình thương của Thiên Chúa.
Hội Thánh vẫn đang nối tiếp thao thức của Mục Tử Giê-su qua sự dấn thân của mọi thành phần dân Chúa cách riêng qua vị mục tử mang tên John Neuman. Thuở niên thiếu ngài đã hướng về phần rỗi các linh. Khi là thầy đại chủng viện ngài đã hướng lòng về miền truyền giáo châu Mỹ, hướng đến những người di dân thảm thương. Khi là linh mục Triều cha John Neumann đã dấn thân trong giáo phận New York 200 ngàn giáo dân mà chỉ có 36 linh mục. Lòng thao thức dấn thân của cha John Neumann càng bùng cháy dữ dội hơn nữa khi tại Rochester ngài gặp một cha Dòng Chúa Cứu Thế mang tên cha Prost. Khi đã là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, cha John Neumann tiếp tục chí ý thừa sai phục vụ những người bị bỏ rơi hơn cả. Khi phục vụ Hội Thánh trong sứ vụ giám mục, ngài nổi bật với lòng nhiệt thành mục tử, dễ thương với mọi người, dấn thân xây dựng giáo phận một cách hiệu quả và đã chết trên đường đang khi thi hành nhiệm vụ. Có thể nói, sự ra đi ở tuổi 49 của một vị thánh, Đức cha John Neumann đã mang đến trước tòa Chúa thật nhiều thao thức cho nhiều công trình cứu rỗi các linh hồn còn đang dở dang.
Hôm nay, ta mừng thánh tu sĩ giám mục John Neuman. Cuộc đời của ngài như bức họa lại dung mạo Vị Mục Tử Giê-su Nhân Lành: Biết – Hy sinh – Thao thức về đoàn chiên của mình.
Sự thánh thiện và khiêm tốn của thánh John Neumann như đang nhắc nhở những ai đang mang nơi mình trọng trách mục tử được Hội Thánh trao phó hãy trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước“trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cr 9, 22).
Cuộc đời của thánh nhân như lời nhắc nhớ mỗi người sống vì Tin Mừng “để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1Cr 9, 23) và “vinh quang chỉ được xây dựng trên nền tảng đức hạnh”. Lạy thánh John Neumann ! Xin cầu cho chúng con.
Phụng vụ lễ thánh John Neumann hướng ta đến tấm lòng mục tử của chính Chúa Giê-su: Biết chiên – Hy sinh cho đoàn chiên – Thao thức tìm kiếm những chiên lạc quy tụ về đoàn chiên duy nhất dưới quyền một mục tử. Hình ảnh Mục tử Giê-su như thể được họa lại nơi cuộc đời thánh John Neuman.
Bởi thế, ta sẽ lần lượt suy gẫm gương mục tử nhân lành Giê-su được chiếu tỏa nơi cuộc đời thánh nhân qua những ý: biết – hy sinh – thao thức về đoàn chiên của mình.
I. GẮN BÓ VỚI ĐOÀN CHIÊN
Chúa Giê-su là người mục tử “biết” đoàn chiên của mình. Người nhìn nhận, trân trọng đoàn chiên; Người gắn bó, nên một với đoàn chiên. Nhờ Người, đoàn chiên mới tồn tại như lời thánh Phao-lô “Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1, 23).
Thánh John Neumann (1811- 1860) cũng đã “biết” đoàn chiên được trao phó cho ngài. Vào thời của ngài, châu Mỹ là vùng đất mới có nhiều người châu Âu đến nhập cư và đang phát triển. Qua những lá thư của các nhà truyền giáo từ châu Mỹ gửi về, khi còn là thầy đại chủng viện, thầy John Neumann đã ước muốn được đến châu Mỹ để dấn thân phục vụ Tin Mừng. Thánh nhân đã “biết” nơi vùng đất này đang có nhiều người thuộc nhiều sắc dân đến lập nghiệp, “biết” được nhu cầu tâm linh của họ, biết được họ đang bị bỏ rơi cách thảm thương. Thánh nhân đã nên một với đám người di dân ấy bằng cách chấp nhận rời xa quê hương, dấn dân phục vụ họ cho đến hơi thở cuối cùng.
II. HY SINH
Để cho đoàn chiên đạt đến tầm vóc viên mãn, Mục Tử Giê-su đã hy sinh: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10, 10-11).
Sự hy sinh của Mục Tử Giê-su đã mang lại ơn giao hòa: “ đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một ; đã phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét” (Ep 2, 14).
Thánh John Neumann cũng noi gương hy sinh của Mục Tử Giê-su:
Từ thuở nhỏ, thánh John Neumann đã tập luyện nhân đức, rèn luyện bản thân bằng những việc hy sinh hãm mình. Để hướng đến nhu cầu mục vụ sau này ngài đã chuyên chăm học giỏi tất cả các môn học nhất là môn thiên văn và đã thông thạo cổ ngữ Hy Lạp cùng 5 ngôn ngữ khác không kể tiếng Đức và tiếng Bôhêmia.
Tuy đã nghiệm được thánh ý Chúa mời gọi vào sứ vụ phục vụ người di dân tại châu Mỹ nhưng việc rời xa gia đình là một hy sinh lớn lao trong đời thánh nhân. Ngày 08-02-1836, khi phải rời xa gia đình để qua châu Mỹ, ngài đã thưa với Chúa:
“Nghĩ đến phải vĩnh biệt với cha mẹ, lòng con tan nát, tăm tối của tuyệt vọng đã tràn vào tâm hồn con. Nhưng ý con chìm trong ý Chúa. Con muốn ước ao những điều Chúa ước ao. Ôi Chúa Giê-su! Xin đổ tràn đắng cay vào lòng con là kẻ tội lỗi khốn nạn, nhưng xin xoa dịu đau thương của gia đình con… Về phần con, con chỉ xin Chúa sức mạnh để thi hành một dự định mà Chúa đã gửi cho con”.
Ngày hôm ấy, ngài cũng viết thư cho cha mẹ:
“Thưa cha Mẹ yêu dấu, con đã đi mà không báo cho cha mẹ biết, vì con muốn tránh cho cha mẹ giây phút vĩnh biệt đầy chua xót… Công ơn cha mẹ bao năm dưỡng dục, nay cha mẹ có quyền mong chờ con đền đáp… Chúa biết con ao ước điều đó đến bực nào, nhưng dù đau đớn đến bao nhiêu, con cũng không thể bỏ qua tiếng Chúa truyền cho con hy sinh thân mình vì các linh hồn bị bỏ rơi”
Hành trình đến châu Mỹ đã khởi sự nhưng thánh John Neumann lại gặp phải một hy sinh khác, phải đi xin tiền để làm lộ phí. Bốn mươi ngày lênh đênh trên biển khơi, thầy John Neumann gặp nhiều điều sỉ nhục chế diễu từ thuyền trưởng cũng như khách đi tàu.
Ba tuần sau khi đến New York, ngày 25-06-1836, thầy John Neumann được thụ phong linh mục. Hai ngày sau đó 27-06-1836, cha John Neumann đã được đức giám mục giáo phận New York sai đi phục vụ tại giáo xứ Buffalo, một giáo xứ gồm những người di dân từ Anh, Đức, Pháp đến lập nghiệp và còn nghèo khổ. Từ đây, sứ vụ linh mục của cha đã bắt đầu. Ngài đi đến các làng, dạy dỗ những con người còn đang ở trong sự tối tăm dốt nát, yên ủi những người sầu khổ và giúp đỡ những người hấp hối… Họ đạo nào, cha cũng phải sửa hay cất lại nhà thờ, xây trường học, làm nhà xứ… Cha thường xuyên phải đi bộ trên những địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, lương thực thiếu thốn... Đã vậy, cha còn phải đối diện với lòng người vô ơn, đố kỵ, gian manh…
Năm 1840, ước muốn noi gương Chúa Giê-su cách triệt để hơn, cha John Neumann xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Người ta cũng không tìm đâu ra một tập sinh giống như John Neumann vì trong năm Tập Viện, tập sinh này phải di chuyển đến 8 lần với trên 5000 km qua nhiều tiểu bang của Nước Mỹ. Ngày 16-07-1842, cha đã khấn lần đầu trong Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên khấn Dòng tại miền Tây Đại Dương. Khi đã là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và nhất là khi là Bề Trên, cha đã giúp giải tỏa những cằng thẳng do giáo quyền hiểu lầm Nhà Dòng, giúp giải quyết những nợ nần chồng chất. Gương sáng và sự hy sinh của cha đã giúp dung hòa những xung đột mãnh mẽ xảy ra nơi các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ lúc bấy giờ. Ngài được các Bề Trên nhận định là : “Tu sĩ khôn ngoan và ưu tú nhất trong số những anh em tại Mỹ” “là kẻ sợ chức vụ và cũng là người xứng đáng nhận chức vụ”…
Năm 1852, giáo phận Philadenphia một giáo phận lớn nhất châu Mỹ (sau này chia làm 6 giáo phận) có nhiều người nói tiếng Đức, cần có một giám mục người Đức. Cha John Neumann đã được Đức Giáo Hoàng Pio IX tuyển chọn vào chức vị này. Nhận được tin này, cha đã vào phòng cầu nguyện suốt đêm; tiếp theo cha nhờ các Dòng nữ nơi ngài giảng tĩnh tâm và các cha trong Dòng cầu nguyện để ngài khỏi phải nhận sứ vụ giám mục. Trước đây, vì yêu mến đời sống cộng đoàn, đời sống tĩnh mịch và cầu nguyện, cha John Neumann mới xin vào Dòng Chúa Cứu Thế. Nay, nếu nhận chức giám mục thì cha phải rời xa anh em, và đây quả là một hy sinh theo ý Chúa qua Hột Thánh. Khi thi hành nhiệm vụ giám mục, đức cha John Neumann luôn bị ám ảnh bởi số nợ khổng lồ của giáo phận; mối bận tâm lớn nhất của ngài là việc lập các học đường công giáo và một ban giáo sư gồm các tu sĩ để hướng dẫn giáo dục. Có thể nói, đức cha John Neumann là người đã khai sáng nền Công Giáo học đường tại nước Mỹ. Ngài cũng tích cực thiết lập chăm sóc các Dòng tu nam nữ, các chủng viện, ngồi tòa giải tội đến độ không có một linh mục nào ở Philadenphia ngồi tòa bằng đức cha John Neuman…Ngài băng rừng vượt suối, năng thăm viếng mục vụ các giáo xứ, các gia đình. Dầu đã cố gắng phục vụ đến kiệt sức, ngài vẫn liên tục bị các giám mục khác khiếu nại với Rô-ma, bị những nhà phú hộ, những người có quyền, giới học thức, văn nghệ sĩ… kêu rêu, miệt thị, chê bai, vu khống.... Tất cả đều cho rằng ngài không thích hợp với chức giám mục chỉ vì ngài là một tu sĩ ngoại quốc, tận tụy, đơn sơ, nghèo khó, gần gũi với những người dân nghèo hèn, bệnh tật …Có ý kiến cho rằng: “chức giám mục mà ngài phải gánh lấy lê lết cực nhọc như một tội nhân bị điệu đến nơi tử hình”. Quả thật chỉ có cái chết ngày 05-01-1860 mới cất hẳn gánh nặng đó cho ngài.
Đức cha John Neumann đã trải qua quãng đời qua đời ở tuổi 49 và 8 năm giám mục. Trong điếu văn cho ngài có đoạn viết: “Mọi góc cùng ngõ hẻm của giáo phận đều được hưởng công lao của ngài. Chỉ trong một thời gian ngắn ngài đã đưa tổ chức giáo phận đạt đến chỗ hoàn hảo, đã gieo vãi tinh thần sốt sắng trong mọi họ đạo hơn một người có thể làm trong vòng 10 năm hay 20 năm. Ngài đã hiến toàn thân cho giáo phận và không hề dành lại một chút gì cho mình”. Hẳn kết quả này không thể một sớm một chiều có được mà nó phải được hun đức trong thao thức của thánh nhân ước muốn cứu rỗi các linh hồn như chính thao thức của Chúa Giê-su: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này.Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10, 16).
III. THAO THỨC
Chúa Giê-su Vị Mục Tử nhân lành đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Nhờ Người, “cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.” (Ep 2, 18); “các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Ep 3, 6).
Nguyên tắc là thế, nhưng trong thực tế có những trường hợp: “Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Mục Tử Giê-su vẫn tiếp tục lên đường kiếm tìm, mời gọi muôn người trở về với tình thương của Thiên Chúa.
Hội Thánh vẫn đang nối tiếp thao thức của Mục Tử Giê-su qua sự dấn thân của mọi thành phần dân Chúa cách riêng qua vị mục tử mang tên John Neuman. Thuở niên thiếu ngài đã hướng về phần rỗi các linh. Khi là thầy đại chủng viện ngài đã hướng lòng về miền truyền giáo châu Mỹ, hướng đến những người di dân thảm thương. Khi là linh mục Triều cha John Neumann đã dấn thân trong giáo phận New York 200 ngàn giáo dân mà chỉ có 36 linh mục. Lòng thao thức dấn thân của cha John Neumann càng bùng cháy dữ dội hơn nữa khi tại Rochester ngài gặp một cha Dòng Chúa Cứu Thế mang tên cha Prost. Khi đã là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, cha John Neumann tiếp tục chí ý thừa sai phục vụ những người bị bỏ rơi hơn cả. Khi phục vụ Hội Thánh trong sứ vụ giám mục, ngài nổi bật với lòng nhiệt thành mục tử, dễ thương với mọi người, dấn thân xây dựng giáo phận một cách hiệu quả và đã chết trên đường đang khi thi hành nhiệm vụ. Có thể nói, sự ra đi ở tuổi 49 của một vị thánh, Đức cha John Neumann đã mang đến trước tòa Chúa thật nhiều thao thức cho nhiều công trình cứu rỗi các linh hồn còn đang dở dang.
Hôm nay, ta mừng thánh tu sĩ giám mục John Neuman. Cuộc đời của ngài như bức họa lại dung mạo Vị Mục Tử Giê-su Nhân Lành: Biết – Hy sinh – Thao thức về đoàn chiên của mình.
Sự thánh thiện và khiêm tốn của thánh John Neumann như đang nhắc nhở những ai đang mang nơi mình trọng trách mục tử được Hội Thánh trao phó hãy trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước“trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cr 9, 22).
Cuộc đời của thánh nhân như lời nhắc nhớ mỗi người sống vì Tin Mừng “để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1Cr 9, 23) và “vinh quang chỉ được xây dựng trên nền tảng đức hạnh”. Lạy thánh John Neumann ! Xin cầu cho chúng con.