Trong Chúa Nhật thứ II và thứ III Mùa Vọng, chúng ta đã cùng với Gioan chuẩn bị tâm hồn đón Chúa bằng việc dọn đường. Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Lời Chúa mời gọi ta cùng với Mẹ Maria chuẩn bị tâm tình và thái độ đón Chúa đến.
- Đón Chúa đến với tâm tình khiêm hạ.
Cho dẫu từ lúc sinh ra đã được ơn vô nhiễm nguyên tội và ơn trinh khiết vẹn tuyền, Mẹ vẫn sống một cuộc đời âm thầm lặng lẽ như bao thôn nữ khác nơi làng quê Nazarét, một làng quê mà Nathanael đã từng bĩu môi: “Từ Nazaret, làm sao có cái gì hay được” (Ga 1,46). Cho dẫu Mẹ được Thiên Chúa đoái thương chọn gọi làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ vẫn một lòng khiêm hạ nhận mình chỉ là một tôi tớ mọn hèn : “Này tôi là tôi tá Chúa” (Lc 1,38). Cho dẫu Mẹ đã được “quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng” (Lc 1,35), Mẹ vẫn cúi đầu dấu ái trước sự uy nghi của sứ thần Thiên Chúa. Không như vua Hêrôđê, không như bao luật sĩ biệt phái Dothái thời bấy giờ, vốn là những người luôn tự mãn tự phụ cho mình là những kẻ thông thạo Kinh Thánh và nắm giữ chân lý trong đạo, Mẹ Maria luôn nhận mình là hư không trước mặt Thiên Chúa để được Thiên Chúa lấp đầy. Tâm hồn Mẹ đã hoàn toàn rộng mở để cho ân sủng của Thiên Chúa trào tràn. Mẹ đã gặp gỡ Thiên Chúa, Tạo Hoá của mình, mỗi ngày và ngay lúc này đây Mẹ đã sẵn sàng để đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng Mẹ.
Thiên Chúa vẫn thuờng chọn gọi những người có tâm hồn khiêm hạ như thế để phục vụ cho những chương trình lớn lao của Ngài. Một Môsê nhìn nhận mình là một kẻ ngọng ngịu, một Đavít xác nhận mình xuất thân từ một kẻ chăn chiên vô danh tiểu tốt, một Giêrêmia thừa nhận mình chỉ là đứa trẻ không biết ăn nói, một Gioan Tầy Giả thú nhận mình còn bất xứng hơn cả một người tôi tớ của Đấng Cứu Thế, một Phaolô công nhận mình chỉ là đứa trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, v.v….
Đời sống của các ngài và đặc biệt của Mẹ Maria mời gọi mỗi người chúng ta luôn ý thức giới hạn của mình để biết sống khiêm tốn trong thân phận làm người và làm con cái Chúa. Trong đêm Giáng Sinh, những người được diễm phúc đón Chúa Hài Nhi là những con người nhỏ bé nghèo hèn khiêm hạ, như các mục đồng, như 3 nhà đạo sĩ…; chứ không phải như các Thượng tế, các luật sĩ và Biệt phái. Thiên Chúa vẫn thường “nâng cao những người phận nhỏ”. Vì họ tựa như chiếc bình trống rỗng sẵn sàng để cho Chúa đổ đầy. “Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư” là vậy.
- Đón Chúa đến bằng tâm tình phó thác xin vâng.
Khi thưa lên lời thưa xin vâng: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38), Mẹ Maria đã hoàn toàn mở ngõ cho Ngôi Lời nhập thể. Sự ưng thuận của Mẹ đã làm cho trời đất reo vui. Lời xin vâng của Mẹ đã làm cho bình minh ơn cứu độ tỏa rạng và chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa bắt đầu được thực hiện. Dĩ nhiên đó không chỉ là lời thưa xin vâng nơi đầu môi chót lưỡi, mà là một lời xin vâng dấn thân thực sự. Xin vâng khi mang thai mà bị người bạn đời hiểu lầm. Xin vâng khi phải sinh con trong hang đá bò lừa. Xin vâng khi phải bồng Hài Nhi chạy trốn sang Aicập vì bị bạo vương Hêrôđê truy sát. Xin vâng khi cả gia đình phải tá túc tạm bợ nơi đất khách quê người. Xin vâng khi con trẻ Giêsu sống ẩn dật một cách khó hiểu trong cảnh nghèo hèn lẳng lặng suốt 30 năm trường. Xin vâng khi quý tử Giêsu bị người ta chống báng loại trừ, và đỉnh điểm là sự xin vâng trước cảnh con mình bị treo thân nhục nhã trên thập giá.
Tắt một lời, trọn một đời Mẹ đã sống trọn vẹn hai tiếng xin vâng. Xin vâng từ ngày con mình nhập thể trong cung lòng Mẹ cho tới ngày Mẹ ẵm xác con trong tay khi người ta hạ xác xuống khỏi cây thập tự. Và chính nhờ thái độ xin vâng trọn vẹn như thế, Mẹ đã trở thành địa chỉ tốt nhất để tiếp nhận Đấng Cứu Thế đến.
Gương phó thác xin vâng của Mẹ thúc đẩy người Kitô hữu chúng ta biết sống xin vâng nhiều hơn nữa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Có khi ta gặp những người, hay những gia đình được Chúa gởi đến trông thật khó ưa, khó gần, ta nên sẵn lòng đón nhận trong thái độ xin “dzâng” (tiếng Nam, “vâng” cũng là “dzâng”. “Xin vâng” thì cũng phải biết “xin dzâng”. Xin dâng cho Chúa cả những khó gần, khó ưa trong những tương quan với mọi người). Có khi gặp những biến cố buồn sầu thương đau, ta vẫn biết vui lòng chấp nhận. Chấp nhận như là thánh ý Chúa. Rất có thể sau những cuộc gặp gỡ “bất đắc dĩ” hay sau những biến cố “khó chịu” ấy, ta nhận ra sự hiện diện và tác động của Chúa. Từ đó ta được lớn lên về niềm phó thác xin vâng.
- Đón Chúa đến bằng thái độ trọn niềm tin tưởng.
Tiếp nhận lời sứ thần truyền tin, có nhiều điều chưa hiểu, nhưng Mẹ Maria vẫn một niềm cậy tin và phó thác cho Thiên Chúa. Mẹ tin mình sẽ mang thai, cả khi không biết đến chuyện vợ chồng (không phải là tin vào chuyện đại loại như thụ thai trong ống nghiệm hay sinh sản vô tính như thời nay đâu. Mẹ tin là tin vào quyền năng của Thiên Chúa). Mẹ tin mình sẽ sinh hạ Đấng Cứu Thế mà vẫn đồng trinh trọn đời. Mẹ tin mình là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, ngay cả khi phải sinh con trong hang đá nghèo nàn trơ trụi…. Mẹ tin vì đối với Mẹ, Thiên Chúa “có thể làm đựơc mọi sự” (Lc 1,37). Bà Êlisabét đã xác nhận điều này: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Nếu Đavít tin tưởng vào chính mình là người có khả năng làm nhà cho Đức Chúa (Bài đọc I), thì Mẹ Maria lại tin tưởng vào chính Thiên Chúa và quyền năng của Ngài trong việc kiến tạo lòng mình thành cung điện cho Ngôi Lời Hằng Hữu. Niềm tin chính là một yếu tố không thể thiếu để Mẹ trở thành cầu nối tiếp nhận và trao ban Đấng Cứu Thế cho đời.
Trong những ngày này, tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí…., không khí chuẩn bị đón Noel đã tưng bừng rộn rã. Nhiều nơi người ta trang hoàng rất hoành tráng và tốn kém. Có những resort, những khu vui chơi đã bỏ ra cả mấy chục triệu đồng để sửa soạn, để trang trí cho mùa lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên ở những nơi đó hiếm khi có bóng dáng Chúa Hài Đồng. Thực tế, người ta tưng bừng chuẩn bị cho Noel vì mục đích vui chơi hay thương mại, chứ không phải vì để đón Chúa. Đơn giản vì họ không có niềm tin. Là Kitô hữu, ta đón Noel phải là đón Chúa. Mà muốn đón Chúa thì cần có niềm tin. Nói cách khác, niềm tin phải là thứ mà ta cần trau dồi, “nâng cấp” hơn hết, để có thể đón Chúa đến với mình, gia đình mình và xứ đạo của mình.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng Sinh “hoành tráng’ nhất, công phu nhất, và dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tin yêu và phó thác. Xin Mẹ cũng giúp mỗi người chúng con chuẩn bị đón Chúa Giáng sinh với tâm tình khiêm tốn, xin vâng và tin tưởng như Mẹ.
Phan Thiết, 17.12.2011
- Đón Chúa đến với tâm tình khiêm hạ.
Cho dẫu từ lúc sinh ra đã được ơn vô nhiễm nguyên tội và ơn trinh khiết vẹn tuyền, Mẹ vẫn sống một cuộc đời âm thầm lặng lẽ như bao thôn nữ khác nơi làng quê Nazarét, một làng quê mà Nathanael đã từng bĩu môi: “Từ Nazaret, làm sao có cái gì hay được” (Ga 1,46). Cho dẫu Mẹ được Thiên Chúa đoái thương chọn gọi làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ vẫn một lòng khiêm hạ nhận mình chỉ là một tôi tớ mọn hèn : “Này tôi là tôi tá Chúa” (Lc 1,38). Cho dẫu Mẹ đã được “quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng” (Lc 1,35), Mẹ vẫn cúi đầu dấu ái trước sự uy nghi của sứ thần Thiên Chúa. Không như vua Hêrôđê, không như bao luật sĩ biệt phái Dothái thời bấy giờ, vốn là những người luôn tự mãn tự phụ cho mình là những kẻ thông thạo Kinh Thánh và nắm giữ chân lý trong đạo, Mẹ Maria luôn nhận mình là hư không trước mặt Thiên Chúa để được Thiên Chúa lấp đầy. Tâm hồn Mẹ đã hoàn toàn rộng mở để cho ân sủng của Thiên Chúa trào tràn. Mẹ đã gặp gỡ Thiên Chúa, Tạo Hoá của mình, mỗi ngày và ngay lúc này đây Mẹ đã sẵn sàng để đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng Mẹ.
Thiên Chúa vẫn thuờng chọn gọi những người có tâm hồn khiêm hạ như thế để phục vụ cho những chương trình lớn lao của Ngài. Một Môsê nhìn nhận mình là một kẻ ngọng ngịu, một Đavít xác nhận mình xuất thân từ một kẻ chăn chiên vô danh tiểu tốt, một Giêrêmia thừa nhận mình chỉ là đứa trẻ không biết ăn nói, một Gioan Tầy Giả thú nhận mình còn bất xứng hơn cả một người tôi tớ của Đấng Cứu Thế, một Phaolô công nhận mình chỉ là đứa trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, v.v….
Đời sống của các ngài và đặc biệt của Mẹ Maria mời gọi mỗi người chúng ta luôn ý thức giới hạn của mình để biết sống khiêm tốn trong thân phận làm người và làm con cái Chúa. Trong đêm Giáng Sinh, những người được diễm phúc đón Chúa Hài Nhi là những con người nhỏ bé nghèo hèn khiêm hạ, như các mục đồng, như 3 nhà đạo sĩ…; chứ không phải như các Thượng tế, các luật sĩ và Biệt phái. Thiên Chúa vẫn thường “nâng cao những người phận nhỏ”. Vì họ tựa như chiếc bình trống rỗng sẵn sàng để cho Chúa đổ đầy. “Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư” là vậy.
- Đón Chúa đến bằng tâm tình phó thác xin vâng.
Khi thưa lên lời thưa xin vâng: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38), Mẹ Maria đã hoàn toàn mở ngõ cho Ngôi Lời nhập thể. Sự ưng thuận của Mẹ đã làm cho trời đất reo vui. Lời xin vâng của Mẹ đã làm cho bình minh ơn cứu độ tỏa rạng và chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa bắt đầu được thực hiện. Dĩ nhiên đó không chỉ là lời thưa xin vâng nơi đầu môi chót lưỡi, mà là một lời xin vâng dấn thân thực sự. Xin vâng khi mang thai mà bị người bạn đời hiểu lầm. Xin vâng khi phải sinh con trong hang đá bò lừa. Xin vâng khi phải bồng Hài Nhi chạy trốn sang Aicập vì bị bạo vương Hêrôđê truy sát. Xin vâng khi cả gia đình phải tá túc tạm bợ nơi đất khách quê người. Xin vâng khi con trẻ Giêsu sống ẩn dật một cách khó hiểu trong cảnh nghèo hèn lẳng lặng suốt 30 năm trường. Xin vâng khi quý tử Giêsu bị người ta chống báng loại trừ, và đỉnh điểm là sự xin vâng trước cảnh con mình bị treo thân nhục nhã trên thập giá.
Tắt một lời, trọn một đời Mẹ đã sống trọn vẹn hai tiếng xin vâng. Xin vâng từ ngày con mình nhập thể trong cung lòng Mẹ cho tới ngày Mẹ ẵm xác con trong tay khi người ta hạ xác xuống khỏi cây thập tự. Và chính nhờ thái độ xin vâng trọn vẹn như thế, Mẹ đã trở thành địa chỉ tốt nhất để tiếp nhận Đấng Cứu Thế đến.
Gương phó thác xin vâng của Mẹ thúc đẩy người Kitô hữu chúng ta biết sống xin vâng nhiều hơn nữa trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Có khi ta gặp những người, hay những gia đình được Chúa gởi đến trông thật khó ưa, khó gần, ta nên sẵn lòng đón nhận trong thái độ xin “dzâng” (tiếng Nam, “vâng” cũng là “dzâng”. “Xin vâng” thì cũng phải biết “xin dzâng”. Xin dâng cho Chúa cả những khó gần, khó ưa trong những tương quan với mọi người). Có khi gặp những biến cố buồn sầu thương đau, ta vẫn biết vui lòng chấp nhận. Chấp nhận như là thánh ý Chúa. Rất có thể sau những cuộc gặp gỡ “bất đắc dĩ” hay sau những biến cố “khó chịu” ấy, ta nhận ra sự hiện diện và tác động của Chúa. Từ đó ta được lớn lên về niềm phó thác xin vâng.
- Đón Chúa đến bằng thái độ trọn niềm tin tưởng.
Tiếp nhận lời sứ thần truyền tin, có nhiều điều chưa hiểu, nhưng Mẹ Maria vẫn một niềm cậy tin và phó thác cho Thiên Chúa. Mẹ tin mình sẽ mang thai, cả khi không biết đến chuyện vợ chồng (không phải là tin vào chuyện đại loại như thụ thai trong ống nghiệm hay sinh sản vô tính như thời nay đâu. Mẹ tin là tin vào quyền năng của Thiên Chúa). Mẹ tin mình sẽ sinh hạ Đấng Cứu Thế mà vẫn đồng trinh trọn đời. Mẹ tin mình là Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, ngay cả khi phải sinh con trong hang đá nghèo nàn trơ trụi…. Mẹ tin vì đối với Mẹ, Thiên Chúa “có thể làm đựơc mọi sự” (Lc 1,37). Bà Êlisabét đã xác nhận điều này: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Nếu Đavít tin tưởng vào chính mình là người có khả năng làm nhà cho Đức Chúa (Bài đọc I), thì Mẹ Maria lại tin tưởng vào chính Thiên Chúa và quyền năng của Ngài trong việc kiến tạo lòng mình thành cung điện cho Ngôi Lời Hằng Hữu. Niềm tin chính là một yếu tố không thể thiếu để Mẹ trở thành cầu nối tiếp nhận và trao ban Đấng Cứu Thế cho đời.
Trong những ngày này, tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí…., không khí chuẩn bị đón Noel đã tưng bừng rộn rã. Nhiều nơi người ta trang hoàng rất hoành tráng và tốn kém. Có những resort, những khu vui chơi đã bỏ ra cả mấy chục triệu đồng để sửa soạn, để trang trí cho mùa lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên ở những nơi đó hiếm khi có bóng dáng Chúa Hài Đồng. Thực tế, người ta tưng bừng chuẩn bị cho Noel vì mục đích vui chơi hay thương mại, chứ không phải vì để đón Chúa. Đơn giản vì họ không có niềm tin. Là Kitô hữu, ta đón Noel phải là đón Chúa. Mà muốn đón Chúa thì cần có niềm tin. Nói cách khác, niềm tin phải là thứ mà ta cần trau dồi, “nâng cấp” hơn hết, để có thể đón Chúa đến với mình, gia đình mình và xứ đạo của mình.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng Sinh “hoành tráng’ nhất, công phu nhất, và dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tin yêu và phó thác. Xin Mẹ cũng giúp mỗi người chúng con chuẩn bị đón Chúa Giáng sinh với tâm tình khiêm tốn, xin vâng và tin tưởng như Mẹ.
Phan Thiết, 17.12.2011