Ý chung: Cầu cho các nước trên thế giới tăng trưởng trong sự hòa hợp và bình an nhờ hiểu biết và tôn trọng nhau.
Ý truyền giáo: Cầu cho trẻ em và giới trẻ trở nên những Sứ giả Phúc âm và cầu cho phẩm giá của họ được tôn trọng, ngăn chặn bạo lực và bóc lột.
Tháng 12 được dành để kính Chúa Hài Đồng. Ngài là Đấng Thiên Sai, là Thiên Chúa Ngôi Hai, là Đấng cứu độ nhân loại: Sứ thần nói với các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2:10-12). Và sau đó: “Ba đạo sĩ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2:11).
Tháng 12 còn có lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm vào ngày 8-12, nhắc nhớ chúng ta về các nhân đức của Đức Mẹ và việc cố gắng sống thánh thiện. Suốt từ ngày 1 tới 24, phụng vụ còn là Mùa Vọng và được biểu thị bằng màu tím. Đây là “sắc tím chờ đợi”, mong chờ ngày Con Chúa giáng trần. Màu phụng vụ sẽ chuyển sang màu trắng hoặc vàng – biểu tượng của niềm vui, tinh tuyền và thánh khiết.
Phụng vụ Mùa Vọng tập trung kính nhớ việc Chúa Kitô đến lần thứ nhất tại Belem, đồng thời nhắc nhớ chúng ta hướng tới việc Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Các bài đọc tập trung vào những con người trong Cựu ước đêm ngày mong chờ Đấng Mêsia. Gioan Tẩy giả đến dọn đường cho Đức Kitô, và Đức Trinh Nữ Maria chuẩn bị thiên chức làm mẹ.
Tháng 12 tràn đầy niềm hy vọng. Mùa Vọng chuẩn bị tâm hồn cho mọi người sẵn sàng hân hoan đón Chúa giáng trần. Bề ngoài cũng thể hiện rất rõ: Mua sắm, trang trí nhà cửa, làm hang đá, làm bánh,… Tuy nhiên, chúng ta quá bận rộn với sự chuẩn bị vật chất mà có thể làm giảm ý nghĩa thật của đại lễ Giáng sinh: Đón nhận Ơn giao hòa, Ơn bình an, Ơn cứu độ. Để được vậy, chúng ta phải nghe lời kêu gọi của thánh Gioan Tẩy giả: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần. Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3:2).
Giêsu Hài đồng nằm trong máng cỏ. Đó là Ngôi Lời hóa thành Nhục thể (Ga 1:14), được sinh ra bởi Đức Trinh nữ Maria, chứ không được tạo thành. Hình ảnh đó có thể quá quen thuộc, hang đá là vật trang trí và có thể không còn nhiều ý nghĩa sâu xa thánh thiện. Giữa giá rét, một hài nhi nằm trong máng cỏ nơi hang chiên giữa đồng không mông quạnh. Một Thiên Chúa mà hạ mình đến mức nghèo nhất thế gian. Ngài dạy chúng ta bài học “sống khó nghèo”, nhưng thường thì chúng ta lại “sống KHÓ mà NGHÈO”.
Vương Nhi Giêsu không chỉ dạy chúng ta “sống nghèo” mà còn phải thương những người nghèo, thương những người sa cơ thất thế, thương những người bé mọn, thương những người bị khinh miệt, thương những người vô danh tiểu tốt, thấp cổ bé miệng, kêu không thấu trời,… Nhưng thực tế, đôi khi chỉ là lý thuyết. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ và chấn chỉnh: Tôn trọng nhân phẩm và nhân vị của mỗi con người. Có vậy thì mới khả dĩ tôn trọng nhân quyền của người khác.
Lạy Thiên Chúa Ngôi Hai, xin giúp chúng con can đảm “sống ngược đời” và trọn lòng yêu thương như Ngài. Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con biết “xin vâng” và nhân hậu như Mẹ trong mọi hoàn cảnh. Amen.
Ý truyền giáo: Cầu cho trẻ em và giới trẻ trở nên những Sứ giả Phúc âm và cầu cho phẩm giá của họ được tôn trọng, ngăn chặn bạo lực và bóc lột.
Tháng 12 được dành để kính Chúa Hài Đồng. Ngài là Đấng Thiên Sai, là Thiên Chúa Ngôi Hai, là Đấng cứu độ nhân loại: Sứ thần nói với các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2:10-12). Và sau đó: “Ba đạo sĩ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2:11).
Tháng 12 còn có lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm vào ngày 8-12, nhắc nhớ chúng ta về các nhân đức của Đức Mẹ và việc cố gắng sống thánh thiện. Suốt từ ngày 1 tới 24, phụng vụ còn là Mùa Vọng và được biểu thị bằng màu tím. Đây là “sắc tím chờ đợi”, mong chờ ngày Con Chúa giáng trần. Màu phụng vụ sẽ chuyển sang màu trắng hoặc vàng – biểu tượng của niềm vui, tinh tuyền và thánh khiết.
Phụng vụ Mùa Vọng tập trung kính nhớ việc Chúa Kitô đến lần thứ nhất tại Belem, đồng thời nhắc nhớ chúng ta hướng tới việc Đức Kitô sẽ đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Các bài đọc tập trung vào những con người trong Cựu ước đêm ngày mong chờ Đấng Mêsia. Gioan Tẩy giả đến dọn đường cho Đức Kitô, và Đức Trinh Nữ Maria chuẩn bị thiên chức làm mẹ.
Tháng 12 tràn đầy niềm hy vọng. Mùa Vọng chuẩn bị tâm hồn cho mọi người sẵn sàng hân hoan đón Chúa giáng trần. Bề ngoài cũng thể hiện rất rõ: Mua sắm, trang trí nhà cửa, làm hang đá, làm bánh,… Tuy nhiên, chúng ta quá bận rộn với sự chuẩn bị vật chất mà có thể làm giảm ý nghĩa thật của đại lễ Giáng sinh: Đón nhận Ơn giao hòa, Ơn bình an, Ơn cứu độ. Để được vậy, chúng ta phải nghe lời kêu gọi của thánh Gioan Tẩy giả: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần. Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3:2).
Giêsu Hài đồng nằm trong máng cỏ. Đó là Ngôi Lời hóa thành Nhục thể (Ga 1:14), được sinh ra bởi Đức Trinh nữ Maria, chứ không được tạo thành. Hình ảnh đó có thể quá quen thuộc, hang đá là vật trang trí và có thể không còn nhiều ý nghĩa sâu xa thánh thiện. Giữa giá rét, một hài nhi nằm trong máng cỏ nơi hang chiên giữa đồng không mông quạnh. Một Thiên Chúa mà hạ mình đến mức nghèo nhất thế gian. Ngài dạy chúng ta bài học “sống khó nghèo”, nhưng thường thì chúng ta lại “sống KHÓ mà NGHÈO”.
Vương Nhi Giêsu không chỉ dạy chúng ta “sống nghèo” mà còn phải thương những người nghèo, thương những người sa cơ thất thế, thương những người bé mọn, thương những người bị khinh miệt, thương những người vô danh tiểu tốt, thấp cổ bé miệng, kêu không thấu trời,… Nhưng thực tế, đôi khi chỉ là lý thuyết. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ và chấn chỉnh: Tôn trọng nhân phẩm và nhân vị của mỗi con người. Có vậy thì mới khả dĩ tôn trọng nhân quyền của người khác.
Lạy Thiên Chúa Ngôi Hai, xin giúp chúng con can đảm “sống ngược đời” và trọn lòng yêu thương như Ngài. Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con biết “xin vâng” và nhân hậu như Mẹ trong mọi hoàn cảnh. Amen.