Buổi triều yết chung thứ Tư 9 tháng 11
Chúng ta được mời gọi để đặt Thiên Chúa và thánh ý Ngài là trung tâm đời chúng ta, đặc biệt là các linh mục, là những người “được mời gọi để sống Lời Chúa là nguồn mạch của sự sống không cần thiết phải có những bảo đảm nào khác. Trong ánh sáng ấy, chúng ta có thể hiểu được sự lựa chọn tự do đời sống độc thân linh mục cho nước thiên đàng, tái khám phá ơn gọi này trong tất cả vẻ đẹp và sự viên mãn nhất của nó”. Lời mời gọi dâng hiến tất cả cho Tin Mừng đã được Đức Thánh Cha đưa ra trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 9 tháng 11 trước 20,000 anh chị em tín hữu.
Đức Thánh Cha đã dành buổi tiếp kiến thứ Tư tuần này để bàn đến Thánh Vịnh 119, một kinh nguyện “độc đáo” cả về chiều dài và nội dung vì Thánh Vịnh này diễn tả vẻ đẹp và tầm quan trọng của Torah, là lề luật, là Lời Chúa. Đối với Vịnh Gia, Lời Chúa là “gia nghiệp” và là niềm hạnh phúc.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng luật Chúa cần phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất và đầy đủ nhất vì lề luật là sự mạc khải của Ngôi Lời, Đấng nói với con người và kêu mời một sự đáp trả trong niềm vâng phục tín thác và trong tình yêu. Tình yêu dành cho Lời Chúa tràn ngập trong Thánh Vịnh này, là bản văn ca ngợi vẻ đẹp, quyền năng cứu độ của Lời Chúa cũng như khả năng của Lời Chúa mang lại cho cuộc sống niềm vui và sức sống. Lời Chúa không phải là cái ách nô lệ nhưng là hồng ân giải phóng chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến hạnh phúc.
Đức Thánh Cha kết luận rằng Luật Chúa là “đối tượng cho tình yêu nồng nhiệt của Vịnh Gia và của tất cả mọi tín hữu, là nguồn mạch sự sống. Ao ước hiểu được Luật Chúa, tuân giữ, và định hướng đời ta là đặc trưng cho sự trung tín đúng nghĩa với Thiên Chúa của các tín hữu những người chiêm niệm đêm ngày “đây là lề luật của Thiên Chúa mà1 chúng ta ghi khắc trong tim”.
Đức Thánh Cha đã nhân dịp này hướng các tín hữu đến những miền trên thế giới “từ Trung Mỹ tới Đông Nam Á” đang bị ảnh hưởng bởi những trận lụt và đất chuồi gây ra cơ man những cái chết, bên cạnh những người bị mất tích và mất nhà cửa.
“Tôi bày tỏ sự gần gũi với những ai đang chịu đau khổ vì thiên tai và kêu gọi anh chị em cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình; cũng như bày tỏ tình liên đới vớiu họ để các tổ chức và những người thiện chí có thể hoạt động chung với một tinh thần quảng đại để trợ giúp cho hàng ngàn người đang điêu linh vì thiên tai”.
Buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 6 tháng 11.
Loại bỏ Thiên Chúa thế giới lại rơi vào trống rỗng và tối tăm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã khẳng định như trên trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 6 tháng 11. Ngài nói:
Các bài đọc Kinh Thánh trong Phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta kéo dài suy tư về cuộc sống vĩnh cửu, đã bắt đầu nhân ngày lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời. Về điểm này có sự khác biệt rõ ràng giữa người tin và người không tin, hay cũng có thể nói giữa người hy vọng và người không hy vọng. Thật thế, thánh Phaolô viết cho tín hữu Thêxalônica: “Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4, 13). Cả trong lãnh vực này nữa, niềm tin nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu ghi dấu một sự phân định rõ rệt. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu Êphêxô biết rằng trước khi đón nhận Tin Mừng, họ đã “không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Thật vậy, tôn giáo của người Hy lạp, các việc phụng tự và huyền thoại ngoại giáo, đã không thể ném ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết, đến độ có một bảng khắc cổ xưa nói rằng: “Trong hư vô và từ hư vô chúng ta lại rơi vào một cách nhanh chóng biết bao”. Nếu loại bỏ Thiên Chúa, nếu loại bỏ Chúa Kitô, thì thế giới lại rơi vào trống rỗng và tăm tối. Và đây là điều gặp thấy trong các kiểu diễn tả của chủ thuyết hư vô ngày nay, một chủ thuyết hư vô đáng tiếc gây truyền nhiễm cho biết bao nhiêu người trẻ thường khi một cách vô ý thức.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng đề cập tới mười trinh nữ được mời dự lễ cưới, biểu tượng cho Nước Trời, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đây là một hình ảnh ý nghĩa, qua đó Chúa Giêsu dậy chúng ta một chân lý, khiến cho chúng ta phải thảo luận. Thật vậy, trong mười trinh nữ ấy có năm cô vào dự lễ cưới, vì khi chàng rể tới các cô có dầu để thắp đèn của mình; trong khi năm cô khác ở ngoài, bởi vì khờ dại không mang dầu theo. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa dầu cần thiết để được nhận vào tiệc cưới như sau:
Thánh Agostino và các tác gỉa cổ xưa khác đọc hiểu dấu chỉ đó như biểu tượng của tình yêu, không thể mua được, mà chỉ nhận được như món qùa, cần giữ gìn trong nội tâm và thi hành trong các công viêc của lòng thương xót. Sự khôn ngoan đích thực là biết lợi dụng cuộc sống phải chết để chu toàn các việc thương xót, bởi vì sau khi chết thì không còn làm được nữa. Khi chúng ta sẽ được đánh thức vào ngày phán xét sau hết, sự phán xử sẽ được dựa trên nền tảng tình yêu thương mà chúng ta thực thi trong cuộc sống dương thế này (x. Mt 25,31-46). Và tình yêu thương ấy là ơn của Chúa Kitô, được Chúa Thầnh Thần đổ tràn đầy trong chúng ta. Ai tin nơi Thiên Chúa Tình Yêu, thì mang trong mình một niềm hy vọng không thể không thể chiến thắng được, như một ngọn đèn mang theo trong đêm tối vượt qua cái chết để đạt tới đại lễ của sự sống.
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Ngai Tòa Khôn Ngoan, dậy cho chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã nhập thể nơi Đức Giêsu. Người là Sự Sống dẫn đưa chúng ta từ cuộc sống này tới với Thiên Chúa, tới với Đấng Vĩnh Cửu. Người đã cho chúng ta biết gương mặt của Thiên Chúa Cha, và như thế đã ban cho chúng ta một niềm hy vọng tràn đầy tình yêu. Vì thế Giáo Hội hướng về Mẹ Chúa với các lời này: ”Ôi sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con”. Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết sống và chết trong niềm hy vọng không gây thất vọng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Chúng ta được mời gọi để đặt Thiên Chúa và thánh ý Ngài là trung tâm đời chúng ta, đặc biệt là các linh mục, là những người “được mời gọi để sống Lời Chúa là nguồn mạch của sự sống không cần thiết phải có những bảo đảm nào khác. Trong ánh sáng ấy, chúng ta có thể hiểu được sự lựa chọn tự do đời sống độc thân linh mục cho nước thiên đàng, tái khám phá ơn gọi này trong tất cả vẻ đẹp và sự viên mãn nhất của nó”. Lời mời gọi dâng hiến tất cả cho Tin Mừng đã được Đức Thánh Cha đưa ra trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 9 tháng 11 trước 20,000 anh chị em tín hữu.
Đức Thánh Cha đã dành buổi tiếp kiến thứ Tư tuần này để bàn đến Thánh Vịnh 119, một kinh nguyện “độc đáo” cả về chiều dài và nội dung vì Thánh Vịnh này diễn tả vẻ đẹp và tầm quan trọng của Torah, là lề luật, là Lời Chúa. Đối với Vịnh Gia, Lời Chúa là “gia nghiệp” và là niềm hạnh phúc.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng luật Chúa cần phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất và đầy đủ nhất vì lề luật là sự mạc khải của Ngôi Lời, Đấng nói với con người và kêu mời một sự đáp trả trong niềm vâng phục tín thác và trong tình yêu. Tình yêu dành cho Lời Chúa tràn ngập trong Thánh Vịnh này, là bản văn ca ngợi vẻ đẹp, quyền năng cứu độ của Lời Chúa cũng như khả năng của Lời Chúa mang lại cho cuộc sống niềm vui và sức sống. Lời Chúa không phải là cái ách nô lệ nhưng là hồng ân giải phóng chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến hạnh phúc.
Đức Thánh Cha kết luận rằng Luật Chúa là “đối tượng cho tình yêu nồng nhiệt của Vịnh Gia và của tất cả mọi tín hữu, là nguồn mạch sự sống. Ao ước hiểu được Luật Chúa, tuân giữ, và định hướng đời ta là đặc trưng cho sự trung tín đúng nghĩa với Thiên Chúa của các tín hữu những người chiêm niệm đêm ngày “đây là lề luật của Thiên Chúa mà1 chúng ta ghi khắc trong tim”.
Đức Thánh Cha đã nhân dịp này hướng các tín hữu đến những miền trên thế giới “từ Trung Mỹ tới Đông Nam Á” đang bị ảnh hưởng bởi những trận lụt và đất chuồi gây ra cơ man những cái chết, bên cạnh những người bị mất tích và mất nhà cửa.
“Tôi bày tỏ sự gần gũi với những ai đang chịu đau khổ vì thiên tai và kêu gọi anh chị em cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình; cũng như bày tỏ tình liên đới vớiu họ để các tổ chức và những người thiện chí có thể hoạt động chung với một tinh thần quảng đại để trợ giúp cho hàng ngàn người đang điêu linh vì thiên tai”.
Buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 6 tháng 11.
Loại bỏ Thiên Chúa thế giới lại rơi vào trống rỗng và tối tăm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã khẳng định như trên trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 6 tháng 11. Ngài nói:
Các bài đọc Kinh Thánh trong Phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta kéo dài suy tư về cuộc sống vĩnh cửu, đã bắt đầu nhân ngày lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời. Về điểm này có sự khác biệt rõ ràng giữa người tin và người không tin, hay cũng có thể nói giữa người hy vọng và người không hy vọng. Thật thế, thánh Phaolô viết cho tín hữu Thêxalônica: “Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4, 13). Cả trong lãnh vực này nữa, niềm tin nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu ghi dấu một sự phân định rõ rệt. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu Êphêxô biết rằng trước khi đón nhận Tin Mừng, họ đã “không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Thật vậy, tôn giáo của người Hy lạp, các việc phụng tự và huyền thoại ngoại giáo, đã không thể ném ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết, đến độ có một bảng khắc cổ xưa nói rằng: “Trong hư vô và từ hư vô chúng ta lại rơi vào một cách nhanh chóng biết bao”. Nếu loại bỏ Thiên Chúa, nếu loại bỏ Chúa Kitô, thì thế giới lại rơi vào trống rỗng và tăm tối. Và đây là điều gặp thấy trong các kiểu diễn tả của chủ thuyết hư vô ngày nay, một chủ thuyết hư vô đáng tiếc gây truyền nhiễm cho biết bao nhiêu người trẻ thường khi một cách vô ý thức.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng đề cập tới mười trinh nữ được mời dự lễ cưới, biểu tượng cho Nước Trời, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đây là một hình ảnh ý nghĩa, qua đó Chúa Giêsu dậy chúng ta một chân lý, khiến cho chúng ta phải thảo luận. Thật vậy, trong mười trinh nữ ấy có năm cô vào dự lễ cưới, vì khi chàng rể tới các cô có dầu để thắp đèn của mình; trong khi năm cô khác ở ngoài, bởi vì khờ dại không mang dầu theo. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa dầu cần thiết để được nhận vào tiệc cưới như sau:
Thánh Agostino và các tác gỉa cổ xưa khác đọc hiểu dấu chỉ đó như biểu tượng của tình yêu, không thể mua được, mà chỉ nhận được như món qùa, cần giữ gìn trong nội tâm và thi hành trong các công viêc của lòng thương xót. Sự khôn ngoan đích thực là biết lợi dụng cuộc sống phải chết để chu toàn các việc thương xót, bởi vì sau khi chết thì không còn làm được nữa. Khi chúng ta sẽ được đánh thức vào ngày phán xét sau hết, sự phán xử sẽ được dựa trên nền tảng tình yêu thương mà chúng ta thực thi trong cuộc sống dương thế này (x. Mt 25,31-46). Và tình yêu thương ấy là ơn của Chúa Kitô, được Chúa Thầnh Thần đổ tràn đầy trong chúng ta. Ai tin nơi Thiên Chúa Tình Yêu, thì mang trong mình một niềm hy vọng không thể không thể chiến thắng được, như một ngọn đèn mang theo trong đêm tối vượt qua cái chết để đạt tới đại lễ của sự sống.
Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Ngai Tòa Khôn Ngoan, dậy cho chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã nhập thể nơi Đức Giêsu. Người là Sự Sống dẫn đưa chúng ta từ cuộc sống này tới với Thiên Chúa, tới với Đấng Vĩnh Cửu. Người đã cho chúng ta biết gương mặt của Thiên Chúa Cha, và như thế đã ban cho chúng ta một niềm hy vọng tràn đầy tình yêu. Vì thế Giáo Hội hướng về Mẹ Chúa với các lời này: ”Ôi sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con”. Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết sống và chết trong niềm hy vọng không gây thất vọng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.