Anh chị em thân mến,
Bài đọc Kinh Thánh phụng vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta tiếp tục suy tư về đời sống vĩnh cửu mà chúng ta đã bắt đầu nhân dịp tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời. Về điểm này, có một sự khác biệt rõ ràng giữa những người tin và những người không tin, hoặc người ta có thể nói, giữa những người hy vọng và những người không hy vọng.
Thánh Phao-lô đã viết cho các tín hữu Thê-xa-lo-ni-ca: “Anh chị em thân mến, chúng tôi không muốn để anh chị em chẳng hay biết gì về những người đã yên giấc ngàn thu, hầu anh chị em không buồn phiền như những người còn lại, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4,13). Niềm tin vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô trong vũ trụ này cũng là một phân rẽ quyết định. Thánh Phao-lô luôn nhắc nhở các tín hữu thành Ê-phê-xô rằng trước khi chấp nhận Tin Mừng, họ đã “bị tách biệt khỏi Đức Kitô, không được hưởng quyền công dân Ít-ra-en, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Quả vậy, tôn giáo của người Hy Lạp, việc cúng bái và thần thoại của người ngoại không chiếu toả ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết; vì thế một câu khắc ghi trên bia đá cổ đã nói: “In nihil ab nihilo quam cito recidimus,” nghĩa là “Nhanh chóng làm sao khi chúng ta rơi vào từ hư vô này đến hư vô khác”. Nếu chúng ta lìa bỏ Thiên Chúa, nếu chúng ta loại trừ Đức Kitô, thế giới này sẽ rơi vào sự hư không và bóng tối. Hơn thế nữa, điều này cũng được khẳng định trong các diễn tả của thuyết hư vô, thường vô thức và thật đáng tiếc, tiêm nhiễm trên một số đông người trẻ.
Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng, nói về mười trinh nữ được mời dự đám cưới, biểu tượng của vương quốc trên trời và của đời sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đó là một hình ảnh đẹp, tuy nhiên qua đó, Đức Giê-su dạy một chân lý để chất vấn chúng ta. Quả thế, năm trong số mười trinh nữ được đón nhận vào tiệc cưới bởi vì khi chú rể đến, họ có dầu để thắp đèn, trong khi đó năm người kia bị bỏ ở bên ngoài bởi vì họ khá đần độn, không biết mang theo dầu. Thứ dầu này là gì, một điều kiện tiên quyết và thiết yếu để được cho vào đám cưới phải không?
Thánh Âu-tinh (Discourses, 93, 4) và những tác giả cổ đại khác đã xem đó như một biểu tượng của tình yêu, thứ mà ta không thể mua được, nhưng được lãnh nhận như một món quà, được giữ gìn trong chính mình, và được sử dụng qua các việc làm của chúng ta. Sự khôn ngoan đích thực kiếm lợi ở mức cao nhất trong cuộc sống hay chết qua các công việc bác ái, bởi vì sau khi chết, điều đó không thể thực hiện được nữa. Khi chúng ta được chỗi dậy vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng, nó sẽ được đặt trên căn bản của tình yêu mà chúng ta đã thực hiện ở đời sống trần gian này (x. Mt 25, 31-46). Và tình yêu này là quà tặng của Đức Ki-tô, tuôn đổ trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần. Những ai tin vào Thiên Chúa - Tình Yêu mang trong mình một niềm hy vọng không thể bị đánh bại, giống như một ngọn đèn để đốt lên trên con đường đi qua đêm tối vượt qua cái chết để đi vào bữa tiệc vĩ đại của sự sống.
Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ Maria, Ngai Tòa Khôn Ngoan, dạy chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã trở thành xác phàm trong Chúa Giê-su. Người là Đường để dẫn đưa từ cuộc đời này tới Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống. Người cho chúng ta biết dung nhan của Chúa Cha, và như vậy ban cho chúng ta niềm hy vọng tràn đầy tình thương. Vì lý do này mà Giáo Hội gọi Mẹ Thiên Chúa bằng những từ này: “Vita, dulcedo, et spes notra” (sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con). Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết cách sống và chết trong niềm hy vọng mà không bao giờ thất vọng.
Bài đọc Kinh Thánh phụng vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta tiếp tục suy tư về đời sống vĩnh cửu mà chúng ta đã bắt đầu nhân dịp tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời. Về điểm này, có một sự khác biệt rõ ràng giữa những người tin và những người không tin, hoặc người ta có thể nói, giữa những người hy vọng và những người không hy vọng.
Thánh Phao-lô đã viết cho các tín hữu Thê-xa-lo-ni-ca: “Anh chị em thân mến, chúng tôi không muốn để anh chị em chẳng hay biết gì về những người đã yên giấc ngàn thu, hầu anh chị em không buồn phiền như những người còn lại, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4,13). Niềm tin vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô trong vũ trụ này cũng là một phân rẽ quyết định. Thánh Phao-lô luôn nhắc nhở các tín hữu thành Ê-phê-xô rằng trước khi chấp nhận Tin Mừng, họ đã “bị tách biệt khỏi Đức Kitô, không được hưởng quyền công dân Ít-ra-en, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Quả vậy, tôn giáo của người Hy Lạp, việc cúng bái và thần thoại của người ngoại không chiếu toả ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết; vì thế một câu khắc ghi trên bia đá cổ đã nói: “In nihil ab nihilo quam cito recidimus,” nghĩa là “Nhanh chóng làm sao khi chúng ta rơi vào từ hư vô này đến hư vô khác”. Nếu chúng ta lìa bỏ Thiên Chúa, nếu chúng ta loại trừ Đức Kitô, thế giới này sẽ rơi vào sự hư không và bóng tối. Hơn thế nữa, điều này cũng được khẳng định trong các diễn tả của thuyết hư vô, thường vô thức và thật đáng tiếc, tiêm nhiễm trên một số đông người trẻ.
Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng, nói về mười trinh nữ được mời dự đám cưới, biểu tượng của vương quốc trên trời và của đời sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đó là một hình ảnh đẹp, tuy nhiên qua đó, Đức Giê-su dạy một chân lý để chất vấn chúng ta. Quả thế, năm trong số mười trinh nữ được đón nhận vào tiệc cưới bởi vì khi chú rể đến, họ có dầu để thắp đèn, trong khi đó năm người kia bị bỏ ở bên ngoài bởi vì họ khá đần độn, không biết mang theo dầu. Thứ dầu này là gì, một điều kiện tiên quyết và thiết yếu để được cho vào đám cưới phải không?
Thánh Âu-tinh (Discourses, 93, 4) và những tác giả cổ đại khác đã xem đó như một biểu tượng của tình yêu, thứ mà ta không thể mua được, nhưng được lãnh nhận như một món quà, được giữ gìn trong chính mình, và được sử dụng qua các việc làm của chúng ta. Sự khôn ngoan đích thực kiếm lợi ở mức cao nhất trong cuộc sống hay chết qua các công việc bác ái, bởi vì sau khi chết, điều đó không thể thực hiện được nữa. Khi chúng ta được chỗi dậy vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng, nó sẽ được đặt trên căn bản của tình yêu mà chúng ta đã thực hiện ở đời sống trần gian này (x. Mt 25, 31-46). Và tình yêu này là quà tặng của Đức Ki-tô, tuôn đổ trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần. Những ai tin vào Thiên Chúa - Tình Yêu mang trong mình một niềm hy vọng không thể bị đánh bại, giống như một ngọn đèn để đốt lên trên con đường đi qua đêm tối vượt qua cái chết để đi vào bữa tiệc vĩ đại của sự sống.
Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ Maria, Ngai Tòa Khôn Ngoan, dạy chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã trở thành xác phàm trong Chúa Giê-su. Người là Đường để dẫn đưa từ cuộc đời này tới Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống. Người cho chúng ta biết dung nhan của Chúa Cha, và như vậy ban cho chúng ta niềm hy vọng tràn đầy tình thương. Vì lý do này mà Giáo Hội gọi Mẹ Thiên Chúa bằng những từ này: “Vita, dulcedo, et spes notra” (sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con). Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết cách sống và chết trong niềm hy vọng mà không bao giờ thất vọng.