Một Hội đồng Toà thánh đề xuất một Cơ quan tài chính toàn cầu
Vatican - Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình kêu gọi thành lập một cơ quan toàn cầu mới, mà Hội đồng hy vọng nó có thể đưa ra các quyết định kinh tế, dựa vào công ích quốc tế hơn là lợi ích của quốc gia.
Tài liệu về kinh tế, được công bố ngày 24-10 tại một cuộc họp báo ở Vatican, đã được soạn thảo nhằm đóng góp cho hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới, vốn sẽ tập trung vào hệ thống tiền tệ quốc tế và tăng cường các quy định tài chính.
Đức Giám Mục Mario Toso, Dòng Don Bosco (SDB), Tổng thư ký Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, đã nói với báo giới: “Tài liệu này nhằm đề nghị một sự suy tư về các cách thức có thể hướng tới trước - phù hợp với giáo huấn xã hội mới nhất của Giáo hội – vốn là hiệu quả và có tính đại diện ở cấp độ toàn cầu, và tìm kiếm sự phát triển con người đích thực của mọi cá nhân và dân tộc".
Tài liệu dài 20 trang có tựa đề "Hướng tới cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh của một Cơ quan tài chính toàn cầu".
Tài liệu này lưu ý làm thế nào sự toàn cầu hóa kinh tế đã có nghĩa là "từ năm 1900 đến năm 2000, dân số thế giới tăng gần gấp bốn lần, và tài sản được sản xuất trên toàn thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều”, trong khi cùng một thời điểm "sự phân phối của cải không trở nên công bằng hơn, nhưng trong nhiều trường hợp đã trở nên tồi tệ hơn".
Tài liệu nói thêm rằng "ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đại đã làm cho các bất bình đẳng kinh tế, xã hội và văn hóa được biết đến rõ ràng cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo", làm tăng sự căng thẳng quốc tế và di cư hàng loạt”.
Tài liệu phản ánh các gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, và đặt ra thông số đạo đức cho một sự phục hồi bền vững, trước khi kết luận với một số đề nghị chính sách thực tiễn.
Về lịch sử, tài liệu đổ lỗi ba dòng tư tưởng cho cuộc khủng hoảng hiện nay: chủ nghĩa tự do kinh tế, chủ nghĩa vị lợi và việc kỹ trị.
Hội đồng Toà thánh viết rằng chủ nghĩa tự do kinh tế "bác bỏ quy tắc và sự kiểm soát” được đặt trên thị trường tự do, nhưng đã gặp rắc rối khi các "luật phát triển tư bản chủ nghĩa" như thế không phản ánh hoặc không giải thích các thực tại kinh tế. Một hệ thống như vậy “có nguy cơ trở thành một công cụ trực thuộc lợi ích của các quốc gia, vốn hưởng một vị trí có lợi thế kinh tế và tài chính".
Tư duy vị lợi tin rằng "những gì là hữu ích cho cá nhân dẫn đến lợi ích của cộng đồng". Tuy nhiên, tài liệu nhận xét rằng đôi khi "lợi ích cá nhân - ngay cả khi nó là hợp pháp - không phải luôn luôn ủng hộ lợi ích chung".
Trong sự kỹ trị, tất cả các vấn đề cần giải quyết được xem là "độc quyền về bản chất kỹ thuật", vốn dẫn đến các vấn đề thoát khỏi "sự phân định cần thiết và sự lượng giá đạo đức".
Tuy nhiên, các thị trường toàn cầu đòi hỏi đạo đức toàn cầu, nếu chúng hoạt động đúng cách, theo Hội đồng Toà thánh.
Tài liệu này gợi ý rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã phát hiện “các lối hành xử như sự ích kỷ, sự tham lạm tập thể và sự tích trữ của cải ở mức độ lớn”. Cảnh tượng như thế có thể tác động mọi người hành động như là “không ai có thể hài lòng khi nhìn thấy con người sống như ‘một con sói đối với đồng bào của mình’, theo khái niệm được giải thích chi tiết bởi ông Hobbes".
Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, phản ánh về tình hình toàn cầu hiện nay trong lời nói đầu của tài liệu. Ngài nói: “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, mà thế giới đang trải qua, kêu gọi tất cả mọi người, cá nhân và các dân tộc, hãy kiểm tra theo chiều sâu các nguyên tắc và các giá trị văn hóa và đạo đức trên cơ sở sống chung xã hội”.
Tài liệu này nhắc lại ĐTC Gioan XXIII đã hy vọng biết bao, trong điệp "Pacem trong Terris" (Hòa bình trên trái đất) năm 1963, rằng một ngày nào đó "một cơ quan chính trị thế giới thật sự” sẽ được thành lập.
Tài liệu nói: “Một Cơ quan siêu quốc gia của loại hình này nên có một cơ cấu thật sự và được thiết lập dần dần".
Tuy nhiên, thông điệp cũng cảnh báo rằng "một cơ quan ở cấp độ toàn cầu không thể được áp đặt bởi sức mạnh, sự cưỡng ép hoặc bạo lực", nhưng chỉ thông qua "sự thoả thuận tự do và chia sẻ" về nhu cầu của "lợi ích thế giới".
Và, Hội đồng Toà thánh cho biết, phù hợp với nguyên tắc bổ trợ, vốn luôn ủng hộ việc giải quyết các vấn đề ở cấp chính quyền thấp nhất hoặc cấp chính quyền địa phương, cơ quan này nên can thiệp vào các vấn đề toàn cầu chỉ khi nào “các quan chức cá nhân, xã hội hay tài chính thiếu năng lực, hoặc không thể tự quản lý để làm những gì được yêu cầu nơi họ".
Các gợi ý của Hội đồng Toà thánh nhìn nhận rằng "một con đường dài vẫn cần phải đi qua, trước khi đi đến việc thành lập một cơ quan công cộng với thẩm quyền toàn cầu", và đề nghị rằng sự cải cách hoặc sự tăng cường của các tổ chức hiện nay như Liên hiệp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là một điểm khởi đầu.
Về các ưu tiên chính sách, Hội đồng gợi ý rằng cơ quan toàn cầu này nên ưu tiên "các vấn đề liên quan công bằng xã hội toàn cầu", bao gồm cả việc soạn thảo "các chính sách tài chính và tiền tệ, vốn sẽ không gây thiệt hại cho các nước yếu nhất; và các chính sách nhằm đạt được các thị trường tự do và ổn định, và phân phối sự giàu có của thế giới cách công bằng".
Tài liệu đưa ra ba ý tưởng thực tế để xem xét: thuế giao dịch tài chính, làm cho nhà nước ủng hộ các ngân hàng có điều kiện hành vi "đạo đức", và sự phân tách lớn hơn giữa ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư.
Tài liệu cũng kêu gọi việc đào tạo đạo đức cho những người làm việc trong các ngành tài chính, bởi vì "khoảng cách giữa đào tạo đạo đức và chuẩn bị kỹ thuật cần được lấp đầy".
Tài liệu kết thúc bằng cách nói rằng "đã đến lúc quan niệm các định chế với thẩm quyền phổ quát, vì hiện nay các hàng hoá quan trọng được chia sẻ bởi toàn bộ gia đình nhân loại đang bị đe dọa, các hàng hóa mà các quốc gia riêng lẻ không có thể cổ vũ và tự bảo vệ được”. (CNA/EWTN News 24-10-2011)
Phạm Kim An
Vatican - Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình kêu gọi thành lập một cơ quan toàn cầu mới, mà Hội đồng hy vọng nó có thể đưa ra các quyết định kinh tế, dựa vào công ích quốc tế hơn là lợi ích của quốc gia.
Tài liệu về kinh tế, được công bố ngày 24-10 tại một cuộc họp báo ở Vatican, đã được soạn thảo nhằm đóng góp cho hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới, vốn sẽ tập trung vào hệ thống tiền tệ quốc tế và tăng cường các quy định tài chính.
Đức Giám Mục Mario Toso, Dòng Don Bosco (SDB), Tổng thư ký Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, đã nói với báo giới: “Tài liệu này nhằm đề nghị một sự suy tư về các cách thức có thể hướng tới trước - phù hợp với giáo huấn xã hội mới nhất của Giáo hội – vốn là hiệu quả và có tính đại diện ở cấp độ toàn cầu, và tìm kiếm sự phát triển con người đích thực của mọi cá nhân và dân tộc".
Tài liệu dài 20 trang có tựa đề "Hướng tới cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế trong bối cảnh của một Cơ quan tài chính toàn cầu".
Tài liệu này lưu ý làm thế nào sự toàn cầu hóa kinh tế đã có nghĩa là "từ năm 1900 đến năm 2000, dân số thế giới tăng gần gấp bốn lần, và tài sản được sản xuất trên toàn thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều”, trong khi cùng một thời điểm "sự phân phối của cải không trở nên công bằng hơn, nhưng trong nhiều trường hợp đã trở nên tồi tệ hơn".
Tài liệu nói thêm rằng "ngày nay các phương tiện truyền thông hiện đại đã làm cho các bất bình đẳng kinh tế, xã hội và văn hóa được biết đến rõ ràng cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo", làm tăng sự căng thẳng quốc tế và di cư hàng loạt”.
Tài liệu phản ánh các gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, và đặt ra thông số đạo đức cho một sự phục hồi bền vững, trước khi kết luận với một số đề nghị chính sách thực tiễn.
Về lịch sử, tài liệu đổ lỗi ba dòng tư tưởng cho cuộc khủng hoảng hiện nay: chủ nghĩa tự do kinh tế, chủ nghĩa vị lợi và việc kỹ trị.
Hội đồng Toà thánh viết rằng chủ nghĩa tự do kinh tế "bác bỏ quy tắc và sự kiểm soát” được đặt trên thị trường tự do, nhưng đã gặp rắc rối khi các "luật phát triển tư bản chủ nghĩa" như thế không phản ánh hoặc không giải thích các thực tại kinh tế. Một hệ thống như vậy “có nguy cơ trở thành một công cụ trực thuộc lợi ích của các quốc gia, vốn hưởng một vị trí có lợi thế kinh tế và tài chính".
Tư duy vị lợi tin rằng "những gì là hữu ích cho cá nhân dẫn đến lợi ích của cộng đồng". Tuy nhiên, tài liệu nhận xét rằng đôi khi "lợi ích cá nhân - ngay cả khi nó là hợp pháp - không phải luôn luôn ủng hộ lợi ích chung".
Trong sự kỹ trị, tất cả các vấn đề cần giải quyết được xem là "độc quyền về bản chất kỹ thuật", vốn dẫn đến các vấn đề thoát khỏi "sự phân định cần thiết và sự lượng giá đạo đức".
Tuy nhiên, các thị trường toàn cầu đòi hỏi đạo đức toàn cầu, nếu chúng hoạt động đúng cách, theo Hội đồng Toà thánh.
Tài liệu này gợi ý rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã phát hiện “các lối hành xử như sự ích kỷ, sự tham lạm tập thể và sự tích trữ của cải ở mức độ lớn”. Cảnh tượng như thế có thể tác động mọi người hành động như là “không ai có thể hài lòng khi nhìn thấy con người sống như ‘một con sói đối với đồng bào của mình’, theo khái niệm được giải thích chi tiết bởi ông Hobbes".
Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, phản ánh về tình hình toàn cầu hiện nay trong lời nói đầu của tài liệu. Ngài nói: “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, mà thế giới đang trải qua, kêu gọi tất cả mọi người, cá nhân và các dân tộc, hãy kiểm tra theo chiều sâu các nguyên tắc và các giá trị văn hóa và đạo đức trên cơ sở sống chung xã hội”.
Tài liệu này nhắc lại ĐTC Gioan XXIII đã hy vọng biết bao, trong điệp "Pacem trong Terris" (Hòa bình trên trái đất) năm 1963, rằng một ngày nào đó "một cơ quan chính trị thế giới thật sự” sẽ được thành lập.
Tài liệu nói: “Một Cơ quan siêu quốc gia của loại hình này nên có một cơ cấu thật sự và được thiết lập dần dần".
Tuy nhiên, thông điệp cũng cảnh báo rằng "một cơ quan ở cấp độ toàn cầu không thể được áp đặt bởi sức mạnh, sự cưỡng ép hoặc bạo lực", nhưng chỉ thông qua "sự thoả thuận tự do và chia sẻ" về nhu cầu của "lợi ích thế giới".
Và, Hội đồng Toà thánh cho biết, phù hợp với nguyên tắc bổ trợ, vốn luôn ủng hộ việc giải quyết các vấn đề ở cấp chính quyền thấp nhất hoặc cấp chính quyền địa phương, cơ quan này nên can thiệp vào các vấn đề toàn cầu chỉ khi nào “các quan chức cá nhân, xã hội hay tài chính thiếu năng lực, hoặc không thể tự quản lý để làm những gì được yêu cầu nơi họ".
Các gợi ý của Hội đồng Toà thánh nhìn nhận rằng "một con đường dài vẫn cần phải đi qua, trước khi đi đến việc thành lập một cơ quan công cộng với thẩm quyền toàn cầu", và đề nghị rằng sự cải cách hoặc sự tăng cường của các tổ chức hiện nay như Liên hiệp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể là một điểm khởi đầu.
Về các ưu tiên chính sách, Hội đồng gợi ý rằng cơ quan toàn cầu này nên ưu tiên "các vấn đề liên quan công bằng xã hội toàn cầu", bao gồm cả việc soạn thảo "các chính sách tài chính và tiền tệ, vốn sẽ không gây thiệt hại cho các nước yếu nhất; và các chính sách nhằm đạt được các thị trường tự do và ổn định, và phân phối sự giàu có của thế giới cách công bằng".
Tài liệu đưa ra ba ý tưởng thực tế để xem xét: thuế giao dịch tài chính, làm cho nhà nước ủng hộ các ngân hàng có điều kiện hành vi "đạo đức", và sự phân tách lớn hơn giữa ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư.
Tài liệu cũng kêu gọi việc đào tạo đạo đức cho những người làm việc trong các ngành tài chính, bởi vì "khoảng cách giữa đào tạo đạo đức và chuẩn bị kỹ thuật cần được lấp đầy".
Tài liệu kết thúc bằng cách nói rằng "đã đến lúc quan niệm các định chế với thẩm quyền phổ quát, vì hiện nay các hàng hoá quan trọng được chia sẻ bởi toàn bộ gia đình nhân loại đang bị đe dọa, các hàng hóa mà các quốc gia riêng lẻ không có thể cổ vũ và tự bảo vệ được”. (CNA/EWTN News 24-10-2011)
Phạm Kim An