Thư Luân Lưu của Bộ Giáo Sĩ
CĂN TÍNH TRUYỀN GIÁO CỦA LINH MỤC TRONG GIÁO HỘI
NHƯ LÀ CHIỀU KÍCH NỘI TẠI CỦA VIỆC THI HÀNH BA CHỨC NĂNG (TRIA MUNERA)

Mở Đầu
Ecclesia peregrinans natura sua missionaria est

“Giáo hội lữ hành trên trần thế tự bản chất là truyền giáo, theo chương trình của Thiên Chúa Cha, và xuất phát từ sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần” [1]

Cộng đồng chung Vaticanô II, trong Thánh Truyền không gián đọan của Giáo Hội, đã minh xác bản tính truyền giáo nội tại của Giáo Hội. Giáo Hội không hiện hữu tự mình hay cho mình: nó phát nguyên từ sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tự bản tính, Giáo hội được kêu gọi đi ra khỏi chính mình, hướng về thế giới, trở nến dấu chứng của đấng Emmanuel, Ngôi Lời mặc xác phàm, Thiên Chúa-ở-cùng-chúng ta.

Bản tính truyền giáo, theo quan điểm thần học, được nhận thấy trong mọi đặc điểm của Giáo Hội, một cách đặc biệt trong cả hai đặc tính công giáo và tông truyền. Làm thế nào chu toàn cách trung thành bổn phận làm tông đồ, là những chứng nhân trung thành của Chúa, những người loan báo Lời Chúa, những thừa tác viên khiêm tốn và xác quyết của ân sủng, nếu không qua sứ vụ truyền giáo, hiểu được thế nào là yếu tố kiến tạo đích thực và riêng biệt của Giáo Hội?

Hơn nữa, sứ vụ truyền giáo của Giáo hội là sứ vụ được lãnh nhận từ Chúa Giêsu Kitô với ân huệ của Chúa Thánh Thần. Sứ vụ này là duy nhất, và được trao phó cho mọi thành phần Dân Chúa, được thông phần vào chức linh mục của Chúa Kitô nhờ các bí tích khai tâm, để dâng lên Chúa của lễ thiêng liêng và làm chứng cho Chúa Kitô cho nhân loại. Sứ vụ này mở rộng cho mọi người, mọi văn hoá, mọi nơi và mọi lúc. Sứ vụ duy nhất này tương ứng với chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, trong đó mọi thành phần Dân Chúa đều thông phần, trong cách thế khác nhau không chỉ do cấp bậc khác nhau.

Trong sứ vụ truyền giáo này, các linh mục là những cộng tác viên quý trọng nhất của các Giám mục, những người kế vị các Tông đồ, chắc chắn sẽ giữ nhiệm vụ trung tâm và tuyệt đối không thể thay thế được, mà sự quan phòng của Chúa ủy thác cho họ.

1. Giáo hội ý thức về nhu cầu cần có sự dấn thân được đổi mới cho công việc truyền giáo

Bản tính truyền giáo nội tại của Giáo Hội được thiết lập cách năng động từ chính sứ vụ của Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo Hội được kêu gọi, tự bản tính, để loan truyền con người của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, và nói với toàn thể nhân loại theo như lệnh truyền của Chúa: “Hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tao vật” (Mc 16, 15); “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con” (Gn 20, 21). Trong chính ơn gọi của Phaolô cũng là một lời sai đi: “Hãy đi, vì Ta sai ngươi đi xa, đến với các dân ngoại” (Cv 22, 21).

Để thực hiện sứ vụ này, Giáo Hội đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, được Chúa Cha và Chúa Con gửi đến trong ngày lễ Ngũ Tuần. Thần Khí ngự xuống trên các tông đồ là Thần Khí của Chúa Giêsu: làm cho hành động của Chúa Giêsu được lập lại (xem Cv 4, 10), làm cho Lời Chúa được rao truyền (Cv 4, 30), làm cho lời nguyện của Chúa Giêsu được lập lại (xem Cv 7, 59 tt; 34, 6), làm cho tưởng nhớ muôn đời, qua việc bẻ bánh, việc tạ ơn và hy lễ của Chúa Giêsu và gìn giữ sự hiệp nhất giữa anh em (Cv 2, 42; 4, 32). Chúa Thánh Thần chứng thực và tỏ bày sự hiệp thông của các tông đồ như một cuộc tạo dựng mới, công đoàn của ơn cứu rỗi cánh chung, và ngài sai họ đi thi hành sứ vụ: “Các con sẽ là những chứng nhân của thầy…cho thế gian” (Cv 1, 8). Chúa Thánh Thần thôi thúc Giáo hội mới phát sinh dấn thân vào sứ vụ truyền giáo khắp giới thế giới, và như thế tỏ ra rằng Ngài lan toả trên “mọi xác phàm” (xem Cv 2, 17).

Hiện nay, trước những điều kiện toàn cầu mới của sự hiện diện và những hoạt động của Giáo Hội, đòi hỏi sự đổi mới sự cấp bách cho việc truyền giáo của Giáo Hội, không chỉ là việc truyền giáo cho dân ngoại (ad gentes), nhưng còn trong chính những đoàn chiên đã được thiết lập trong Giáo Hội.

Trong những thập niên gần đây, Huấn Quyền của toà thánh Phêrô đã luôn nói lên cách xác quyết và mạnh mẽ về nhu cầu cần có sự dấn thân mới cho công cuộc truyền giáo. Chúng ta cũng nên nhắc lại ở đây các tài liệu Loan báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi) của Đức Phao lô VI, Sứ vụ của Đấng Cứu Thế (Redemptoris Missio) và Thiên niên kỷ mới đang đến (Novo Millenio ineunte) của Đức Gioan Phaolô,[2] và rất nhiều phát biểu của Đức Bênêđíctô XVI [3].

Đức Bênêđictô cũng không ít quan tâm đến những hoạt động truyền giáo cho dân ngoại (ad gentes), được biểu lộ qua việc ngài luôn lo lắng về vấn đề này. Cần nhấn mạnh và khích lệ sự hiện diện và hoạt động của rất nhiều nhà thừa sai đã được sai đến với các dân tộc, cũng như hoạt động của họ hiện nay. Dĩ nhiên là con số của họ vẫn chưa đủ. Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng mới: các thừa sai Phi Châu và Á Châu đang giúp cho Giáo hội, ví dụ tại Âu Châu.

Cũng phải tạ ơn Chúa nữa vì nhiều phong trào hay các cộng đoàn Giáo Hội, cả của giáo dân, đã biểu lộ nhiệt tâm truyền giáo, - cả giữa những người Công Giáo vì nhiều lý do không còn sống động trong cộng đoàn Giáo Hội-, cũng như cho các dân (ad gentes).

2. Khía cạnh thần học và tu đức của tinh thần truyền giáo của chức linh mục

Chúng ta không thể quan tâm về khía cạnh truyền giáo của thần học và tu đức của chức linh mục mà không xác định mối liên kết của nó với mầu nhiệm của chính Chúa Kitô. Như đã nhắc đến trong số 1, Giáo hội đặt nền tảng trên sứ vụ của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần: do đó mọi ‘sứ vụ’, cũng như chiều kích truyền giáo của Giáo Hội, nội tại tự bản tính, đặt nền tảng trên việc thông chia với sứ vụ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu tự căn là đấng được Thiên Chúa Cha sai đến. Toàn bộ Tân Ước chứng minh điều này.

Trong Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu đã giới thiệu về mình như Đấng được thánh hoá bởi Chúa Thánh Thần và được sai đi loan Tin Mừng cho người nghèo khó (x. Lc 4, 18; Is 61,b 1-2). Trong ba Tin Mừng Nhất Lãm, Chúa xác định mình là con yêu dấu, người mà trong dụ ngôn những tá điền sát nhân của vườn nho, được chủ vườn sai đến sau khi đã sai một số đầy tớ đến trước (x. Mc 12, 1-2; Mt 21, 33-46; Lc 20, 9-19). Lúc khác Ngài nói về mình như là người được sai đến (x. Mt 15, 24). Ý tưởng Chúa Giêsu như là Đấng được Chúa Cha sai đến cũng được nói đến trong các thư của thánh Phaolô (x. Gal 4, 4; Rm 8, 3).

Nhưng “sứ vụ” của Chúa Giêsu được nói đến rõ ràng nhất là trong những trước tác của Gioan [4] . Người “được Chúa Cha sai đến” là một phần của căn tính Đấng Kitô, Ngài là Đấng được Chúa Cha thánh hiến và sai đến trần gian, sự việc này đã nói lên địa vị làm con thần thiêng duy nhất của Ngài (x. Ga 10; 36-38). Chúa Giêsu hoàn tất công trình cứu chuộc như người được Chúa Cha sai đến, khi Ngài thi hành công việc của Đấng sai Ngài đến, và vâng phục ý muốn của Cha. Qua việc thi hành ý muốn này Chúa Giêsu đã thi hành thừa tác vụ của Ngài là tư tế, là tiên tri và là vua. Cùng lúc Đấng được Chúa Cha sai đến đã sai các môn đệ đi. Sứ vụ truyền giáo, trong mọi khía cạnh của nó, đều có nền tảng trong sứ vụ của Chúa Con ở trần gian, và trong sứ vụ của Chúa Thánh Thần[5] .

Chúa Giêsu, Đấng được sai đến, đến lượt Ngài sai đi (x. Ga 17, 18). Sứ vụ thừa sai, trên hết và trước hết, là chiều kích của đời sống và thừa tác vụ của Chúa Giêsu, vì thế cũng là của Giáo hội và của mỗi tín hữu theo đòi hỏi của ơn gọi riêng mỗi người. Chúng ta thấy Ngài đã thực thi thừa tác vụ cứu rỗi, vì lợi ích con người, trong ba chiều kích được liên kết chặt chẽ với nhau: dạy dỗ, thánh hoá, và cai trị, hay nói bằng những hạn từ khác liên quan trực tiếp hơn đến Kinh Thánh: ngôn sứ hay người mạc khải về Thiên Chúa Cha, tư tế, và là Chúa, vua, mục tử.

Quả thực là trong lời loan báo về Nước Thiên chúa và trong vai trò người mạc khải về Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu nhận thức một cách đặc biệt mình là người được sai đến cho dân Israel (x. Mt 15, 24; 10, 5). Nhưng trong những thời điểm khác nhau trong cuộc sống, Ngài đã mở ra chân trời phổ quát của sứ điệp của Ngài: Chúa Giêsu không loại dân ngoại ra khỏi ơn cứu rỗi, Ngài ca ngợi lòng tin của một số người trong họ, ví dụ như viên quan Bách quản, và loan báo rằng dân ngoại đến từ khắp nơi trên thế giới để đồng bàn với các tổ phụ của dân Israel (x. Mt 8, 10-12; Lc 7, 9); Ngài cũng nói những điều tương tự với người phụ nữ xứ Canaan “Này bà, lòng tin của bà thật lớn lao, điều bà muốn sẽ được thực hiện” (Mt 15, 28; x. Mc 7, 29). Để tiếp tục chính sứ vụ của mình, Chúa Giêsu phục sinh đã sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng cho mọi dân tộc, một sứ vụ phổ quát (x. Ga 20, 21-22; Mt 28, 19-20; Mc 16, 15; Cv 1, 8). Mạc khải Kitô giáo được đến với mọi người, không phân biệt.

Mạc khải về Thiên Chúa Cha mà Chúa Giêsu tỏ bày dựa trên nền tảng của mối tiếp thông duy nhất của Ngài với Thiên Chúa Cha, với ý thức của người con; chỉ xuất phát từ điều này Ngài mới có thể thi hành chức năng là Đấng mạc khải (x. Mt 11, 12-27; Lc 10, 21-22; Ga 1, 18; 14, 6-9; 17, 3.4.6.). Mục tiêu tối thượng của toàn bộ lời giảng dạy của Chúa Giêsu là làm cho Chúa Cha được nhận biết, với tất cả những hiểu biết có thể được. Sứ vụ của Ngài như Đấng mạc khải về Thiên Chúa Cha bắt nguồn từ mầu nhiệm của chính ngôi vị Ngài và Ngài tiếp tục mạc khải Thiên Chúa Cha đến muôn đời: “Con tỏ cho họ biết danh Cha, Con tỏ cho họ biết để tình yêu Cha yêu con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa” (Ga 17, 26; x. 17, 24). Cảm nghiệm này về tình phụ tử phải thúc bách các môn đệ yêu thương mọi người, và sự hoàn thiện của họ hệ tại ở điều này (x. Mt 5, 5-48; Lc 6, 35-36).

Không thể hiểu được thừa tác vụ tư tế của Chúa Giêsu nếu không ở trong cái nhìn của phổ quát tính. Các bản văn Tân Uớc đã chứng minh về việc Chúa Giêsu ý thức rõ ràng về sứ vụ của mình và sứ vụ đó đưa Ngài đến việc tự hiến chính mình cho mọi người (x. Mc 10, 45; Mt 20, 28). Chúa Giêsu, Đấng không có tội, đã đến giữa tội nhân và tự hiến mình cho Thiên Chúa Cha vì họ. Những lời thiết lập Bí Tích Thánh Thể phản ảnh cũng chính ý thức và thái độ đó: Chúa Giêsu dâng hiến chính mình trong hy tế của Giao Ước Mới vì lợi ích của chúng ta: “Đây là máu giao ước mới, đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 24; x. Mt 26, 28; Lc 22, 20; 1 Cr 11, 24-25).

Chức tư tế của Chúa Giêsu được khai triển rõ ràng hơn trong Thư gửi tín hữu Do Thái, trong đó nhấn mạnh Ngài là tư tế muôn đời, Đấng sở hữu chức tư tế không bao giờ qua đi (x. Dt 7, 24), là tư tế hoàn hảo (x. Dt 7, 28). Đối lại với số đông các tư tế và các hy tế xưa kia, Chúa Giêsu dâng hiến chính mình chỉ một lần cho tất cả với hy tế toàn hảo (Dt 7, 27; 9, 12.28; 10, 10; 1 Pr 3, 18). Tính duy nhất của con người và hy tế của Ngài tạo nên tính cách duy nhất và phổ quát của chức linh mục của Chúa Kitô; toàn bộ thực tại của con người và cụ thể là hy tế cứu chuộc mang một giá trị muôn đời, mang dấu ấn không bao giờ mất đi và không thể vượt qua. Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm và muôn đời của chúng ta, hiện vẫn tiếp tục, trong tình trạng vinh quang của Ngài, cầu bàu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa Cha (x. Ga 14, 16; Rm 8, 32; Dt 7, 25; 9, 24; 10, 12; 1 Ga 2, 1).

Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến, cũng xuất hiện như là Chúa trong Tân Ước (x. Cv 2, 36). Biến cố Phục sinh làm cho các tín hữu nhận ra địa vị làm Chúa của Chúa Kitô. Trong những kinh tuyên tín đầu tiên luôn xuất hiện tước vị nền tảng này trong mối liên hệ với việc phục sinh (x. Rm 10, 9). Cũng có nhiều bản văn nói về Chúa Giêsu như là Đức Chúa và quy chiếu về Thiên Chúa Cha (x. Pl 2, 11). Mặt khác, Chúa Giêsu, Đấng loan báo về Nước Thiên Chúa, với mối liên kết đặc biệt với con người Ngài, là vua, như Ngài đã chỉ cho thấy trong Tin Mừng Gioan (x. Ga 18, 33-37). Và tận cùng thời gian “Ngài sẽ trao lại vương quốc cho Thiên Chúa Cha, sau khi đã triệt tiêu mọi Thế lực, Quyền năng và Sức mạnh” (1 Cr 15, 24).

Hiển nhiên là sự thống trị của Chúa Giêsu, không liên quan đến các thế lực trên thế gian này (x. Lc 22, 25-27; Mt 20, 25-27; Mc 10, 42-¬45) vì như Ngài đã nói nước của Ngài không ở trần gian (x. Ga 18, 36). Vì thế sự thống trị của Chúa Kitô là sự thống trị của người Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết hết mọi con chiên, Đấng hiến mạng sống vì chúng và muốn hợp nhất chúng lại thành một đàn chiên duy nhất (x. Ga 10, 14-16). Dụ ngôn con chiên lạc cũng nói lên một cách gián tiếp về Đức Kitô như người mục tử nhân lành (x. Mt 18, 12-14; Lc 15, 4-7). Chúa Giêsu còn là “Mục tử tối cao” (1 Pr 5, 4).

Trong Chúa Giêsu chúng ta nhận ra cách rõ ràng Ngài đã thực hiện những gì truyền thống Cựu Ước đã nói về Chúa như mục tử của dân Israel “Ta nuôi chúng bằng cỏ tốt tươi, đồng cỏ của chúng trên những đỉnh núi của Israel […]. Chính ta là mục tử của đoàn chiên ta, ta cho chúng nằm nghỉ, lời Thiên Chúa phán. Ta sẽ tìm kiếm những con chiên lạc, sẽ mang về những con đi hoang, ta sẽ băng bó những con bị thương tật, và làm cho mạnh mẽ những con yếu đưối, còn những con béo tốt và khoẻ mạnh ta sẽ chăm sóc. Ta sẽ nuôi chúng bằng sự công chính’ (Ed 34, 14-16). “Và ta sẽ lập cho chúng một mục tử, là Đavid tôi tớ ta, người sẽ nuôi dưỡng chúng và là mục tử của chúng. Và ta, Đức Chúa, sẽ là Chúa của chúng (Ed 34, 23-24; x. Gr 23, 1-4; Dcr 11, 15-17; Tv 23, 1-6)[6] .

Chỉ phát khởi từ Chúa Kitô thì những suy tư truyền thống về ba chức năng (tria munera), định dạng thừa tác vụ thánh của các linh mục, mới có ý nghĩa. Chúng ta đừng quên Chúa Giêsu nhắc nhớ Ngài hiện diện nơi những người Ngài sai đi: “Ai đón nhận người mà ta sai đến là đón nhận chính ta; ai đón nhận ta là đón nhận Đấng đã sai ta” (Ga 13, 20; x. Mt 10, 40; Lc 10, 16). Vì vậy, có một chuỗi “những sứ vụ”, có nguồn gốc từ mầu nhiệm từ Chúa Ba Ngôi, Đấng muốn tất cả con người được thông phần vào đời sống của Ngài. Nguồn gốc từ mầu nhiệm Ba Ngôi, Kitô học[7] , và Giáo hội học của thừa tác vụ linh mục là nền tảng của căn tính truyền giáo. Ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, tính độc nhất và thiết yếu của việc trung gian của Chúa Kitô (x. Tm 2, 4-7; 4, 10) không cho phép đưa ra những giới hạn cho công cuộc phúc âm hoá và thánh hoá Giáo Hội. Tất cả công trình cứu chuộc phát xuất từ chương trình của Thiên Chúa Cha để thâu họp vạn vật trong Chúa Kitô (x. Ep 1, 3-10) và trong việc thực hiện chương trình này, là chương trình sẽ được hoàn tất khi Chúa trở lại trong vinh quang.

Công đồng Vaticanô II phác hoạ cách rõ ràng việc thực thi ba chức năng của Chúa Kitô của các linh mục, như là các cộng tác viên của chức giám mục: “Những người thông phần vào nhiệm vụ của Chúa Kitô Đấng Trung Gian duy nhất (x. 1 Tm 2, 5) trong mức độ thừa tác của mình, họ loan báo lời Chúa cho mọi người. Họ thực hành chức vụ thánh, đặc biệt trong việc tôn thờ Thánh Thể hay cử hành Thánh Lễ qua đó, trong khi thi hành trong chính con người Chúa Kitô và loan báo mầu nhiệm của người, họ kết hiệp kinh nguyện của các tín hữu với hy tế của thủ lãnh của họ, và trong hy tế của Thánh lễ họ làm cho hiện thực và áp dụng cho tới khi Chúa đến (x. 1 Cr 11, 26) hy tế duy nhất của Tân Ước, chính là Chúa Kitô, Đấng một lần cho tất cả dâng mình cho Thiên Chúa Cha như tế vật không tì vết (x. Dt 9, 11-28). Trong khi thi hành trong thẩm quyền của mình chức vụ của Chúa Kitô mục tử và thủ lãnh, họ quy tụ gia đình của Chúa, trong đó quy tụ các anh em cùng đồng tâm hợp ý, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần đưa họ đến cùng Chúa Cha. Giữa đoàn chiên họ thờ phượng Ngài trong tinh thần và trong chân lý (x. Gn 4, 24)[8] .

Nhờ bí tích truyền chức ban cho một ấn tích thiêng liêng không thể xoá nhoà[9] , các linh mục được thánh hiến, tức là cất “khỏi thế gian” để dâng cho “Thiên Chúa hằng sống”, “như là vật sở hữu của Ngài, để từ Ngài họ có thể thi hành thừa tác vụ tư tế cho thế gian”, để rao giảng Tin Mừng, để làm mục tử các tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa như những tư tế đích thực của Tân Ước (x. Dt 5, 1)[10] .

Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, trong bài huấn dụ cho các tham dự viên Đại Hội của Bộ Giáo Sĩ, đã xác quyết rằng: “chiều kích truyền giáo của chức linh mục phát sinh do việc biến đổi của họ qua bí tích với Chúa Kitô là Thủ Lãnh: hệ quả là nó mang đến sự gắn bó tận tâm tận tình với điều mà truyền thống Giáo Hội xác định như lối sống của các tông đồ (apostolica vivendi forma). Điều này hệ tại ở việc tham dự vào một ‘cuộc sống mới’, nói một cách thiêng liêng, trong ‘cách sống mới’ đã được Chúa Kitô khai mở và đã được các tông đồ thực hiện. Qua việc đặt tay của Giám mục và lời nguyện thánh hiến của Giáo Hội, các ứng viên trở nên những con người mới, trở nên ‘tư tế’. Trong ánh sáng này xuất hiện cách rõ ràng rằng ba chức năng (tria munera) trước tiên là ân huệ và chức vụ chỉ là hệ quả; trước hết là việc thông phần vào một cuộc sống và do đó thông phần vào một quyền năng (potestas)[11] .

Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis về thừa tác vụ và đời sống linh mục đã minh họa sự thật này khi nói về các linh mục như những thừa tác viên của Lời Chúa, thừa tác viên của việc thánh hoá qua các bí tích và bí tích Thánh Thể, và là người hướng dẫn và người dạy dỗ cho dân Chúa. Căn tính truyền giáo của linh mục, dù không là chủ đề được khai triển trọn vẹn, nhưng cũng có mặt trong bản văn này. Bổn phận rao giảng Tin Mừng được nhấn mạnh, với quy chiếu rõ ràng về những người không tin, cũng như nhu cầu kêu mời đến đức tin và các bí tích qua việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng. Linh mục là người được ‘sai đi’, là người chia sẻ sứ vụ của Chúa Kitô, Đấng được Chúa Cha sai, là người nhận ra mình phải dấn thân vào động lực truyền giáo, không có nó họ không thể sống căn tính chân thực của mình[12] .

Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis nói rằng các linh mục, khi được đặt ở Giáo hội địa phương, nhờ việc truyền chức đã lãnh nhận ơn huệ thiêng liêng chuẩn bị họ cho những sứ vụ phổ quát, ngay cả đến tận cùng trái đất, vì “mỗi thừa tác viên linh mục chia sẻ tính chất phổ quát của sứ vụ được Chúa Giêsu ủy thác cho các tông đồ”[13] . Vì lý do đó, đời sống thiêng liêng của linh mục phải được xác định bằng sự phấn khích và năng động cho việc truyền giáo, lấy lại giáo huấn của công đồng Vaticanô II, Tông huấn làm sáng tỏ rằng linh mục phải hình thành cộng đồng được ủy thác cho họ để biến nó thành cộng đoàn truyền giáo đích thực[14] . Chức vụ mục tử đòi hỏi nhiệt tâm truyền giáo này phải hiển nhiên và được tiếp thông cho người khác, vì toàn thể Giáo hội tự bản chất là truyền giáo. Từ chiều kích này của Giáo hội xuất phát căn tính truyền giáo của linh mục trong một cách thế mang tính quyết định.

Nói về sứ vụ truyền giáo, cần phải ghi nhớ rằng người được sai, trong trường hợp này là các linh mục, cần có mối liên hệ với người sai mình và với những người mình được sai đến. Nhìn về mối liên hệ của linh mục với Chúa Kitô, người đầu tiên được Chúa Cha sai đến, cần phải nhấn mạnh rằng, theo như các bản văn Tân Ước, chính Chúa Kitô Đấng sai đi và thiết lập các thừa tác viên cho Giáo Hội qua ân huệ của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống qua việc truyền chức; không thể chỉ coi họ như người được chọn lựa hay ủy quyền của cộng đoàn hay của dân tư tế. Việc sai đi đến từ Chúa Kitô; các thừa tác viên của Giáo Hội là những dụng cụ sống động của Chúa Kitô Đấng Trung gian duy nhất[15] . “Linh mục tìm thấy sự thật viên mãn về căn tính của mình trong khi là một sự xuất phát (từ Chúa Kitô), một sự tham dự đặc thù trong (Chúa Kitô) và sự tiếp nối chính Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm và duy nhất của giao ước mới và muôn đời; họ là hình ảnh sống động và trong sáng của Chúa Kitô linh mục”[16] .

Chiều kích truyền giáo của thừa tác vụ linh mục nổi bật với điểm xuất phát có tính chất Kitô học này: Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và sống lại cho mọi người, những người Ngài muốn quy tụ lại trong một đàn chiên; Ngài đã chết để tụ họp lại tất cả con cái tản mát (x. Ga 11, 52). Nếu mọi người đều phải chết trong Ađam, trong Chúa Kitô mọi người sẽ được trở lại sự sống (x. 1 Cr 15, 20-22); trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã giao hoà trần gian với Ngài (x. 2 Cr 5, 19); và đến lượt Ngài đã ra lệnh cho các tông đồ rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Toàn bộ Tân Ước tràn đầy ý niệm về hoạt động cứu rỗi phổ quát của Chúa Kitô và vai trò trung gian duy nhất của Ngài.

Linh mục, trở nên hình ảnh của Chúa Kitô như là tư tế, tiên tri và là vua, không thể không mở rộng tâm hồn cho mọi người, và cụ thể là trước hết cho những người chưa biết Chúa Kitô và chưa lãnh nhận ánh sáng của Tin Mừng.

Còn về những người mà Giáo Hội phải loan báo Tin Mừng cho họ[17] và những người mà các linh mục được sai đến, cần phải nêu rõ rằng Công Đồng Vaticanô II lập đi lập lại về sự hợp nhất của gia đình nhân loại, dựa trên căn bản là mỗi người được tạo dựng trong hình ảnh và giống Thiên Chúa, và vận mệnh chung của chúng ta trong Chúa Kitô: “Cộng đồng các dân tộc là một, nguồn gốc của họ là một, vì Thiên Chúa tạo dựng cả nhân loại để sống trên khắp mặt đất. Mục tiêu tối hậu của họ cũng là một, là Thiên Chúa. Sự quan phòng, việc biểu lộ sự thiện hảo, và chương trình cứu độ của Ngài đến với mọi người nam cũng như nữ”[18] . Sự hiệp nhất này đạt tới sự viên mãn khi mọi sự được quy phục lại trong Đức Kitô (x. Ep 1, 10)[19]

Mọi hoạt động mục vụ của Giáo hội đều được quy hướng về việc quy phục chung cuộc mọi sự trong Đức Kitô, là chính sự cứu rỗi cho nhân loại. Khi mọi người được kêu gọi hiệp nhất với Đức Kitô, linh mục, người được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, không được loại trừ bất cứ ai khỏi mối quan tâm của mình. Mọi người nam nữ đang chờ đợi, cho dù không ý thức (x. Cv 17, 23-29), ơn cứu độ đến từ chỉ mình Ngài mà thôi: ơn cứu độ này hệ tại ở việc chúng ta đi vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, và việc chúng ta chia sẻ địa vị làm con Thiên Chúa của Đức Kitô. Không có sự phân biệt giữa cá nhân hay các dân tộc, vì tất cả có cùng nguồn gốc và cùng chia sẻ một vận mệnh chung và một ơn gọi độc nhất trong Đức Kitô. Thiết lập những giới hạn cho “bác ái mục vụ” là hoàn toàn nghịch với ơn gọi của linh mục, được ghi dấu ấn bằng việc biến đổi đặc biệt theo Đức Kitô, là thủ lãnh và mục tử của Giáo Hội và của mọi người.

Ba chức năng (tria munera) được linh mục thực thi trong thừa tác vụ của mình không thể được hiểu tách rời khỏi mối liên hệ thiết yếu của họ với con người Đức Kitô và ân huệ của Thần Khí. Linh mục được trở nên như Đức Kitô nhờ ân huệ của Chúa Thánh Thần lãnh nhận trong khi được truyền chức. Vì vậy, ba chức năng được liên kết về bản tính với Đức Kitô, nó không thể bị phân chia. Căn tính con thảo của Chúa Giêsu, được Chúa Cha sai đến, toả chiếu ánh sáng trên cả ba, và việc thực hành ba chức năng này không thể bị tách rời trong người linh mục[20] .

Linh mục được định nghĩa qua mối liên hệ của họ với con người Đức Kitô chứ không chỉ qua việc thi hành chức năng linh mục, là điều phát xuất từ và có được ý nghĩa trọn vẹn trong cá nhân của Chúa. Điều này có nghĩa linh mục khám phá tính cách đặc biệt của đời sống và ơn gọi qua việc sống chính việc trở nên như Đức Kitô, họ luôn là một alter Christus (Chúa Kitô khác). Qua việc ý thức được Đức Kitô sai đi, cũng như Chúa Cha đã sai Đức Kitô, để lo cho việc cứu rỗi các linh hồn (salus animarum), linh mục sẽ cảm nghiệm chiều kích phổ quát, và do đó chiều kích truyền giáo, của căn tính sâu xa nhất của mình.

3. Canh tân việc thực hành truyền giáo của các linh mục

Nhu cầu cấp bách của sứ vụ tryền giáo hiện nay đòi hỏi sự canh tân trong mục vụ. Các hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo đã thay đổi của thế giới chúng ta đang sống, trong sự khác biệt của chúng theo từng vùng hay môi trường xã hội văn hoá, đưa đến nhu cầu cần mở ra những đường hướng mới cho việc thực hành truyền giáo. Đức Thánh Cha Bênêđíctô, trong diễn từ nêu trên với các Giám Mục Đức, đã nói: “Tôi tin là chúng ta phải cùng nhau cố gắng tìm ra những đường hướng mới để mang Tin Mừng đến cho thế giới hiện đại”[21] .

Về vai trò của linh mục trong sứ vụ truyền giáo này, chứng ta nhớ lại yếu tính truyền giáo của chính căn tính linh mục, của tất cả và mỗi một linh mục, và lịch sử Giáo hội, cho chúng ta thấy vai trò thiết yếu không thể thay thế được của các linh mục trong hoạt động truyền giáo. Khi nói đến việc Tin Mừng hoá thừa sai trong lòng các Giáo Hội đã được thiết lập, hướng về những người đã được rửa tội nhưng “đã xa rời” và những người, trong các giáo xứ và các giáo phận, biết rất ít hay không biết gì cả về Chúa Giêsu Kitô, thì vai trò không thể thay thế được của linh mục càng được biểu lộ rõ ràng hơn.

Trong những cộng đoàn đặc biệt và cộng đơàn giáo xứ, thừa tác vụ của các linh mục tỏ cho thấy Giáo Hội như là biến cố biến đổi và cứu rỗi, được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày của xã hội. Ở đó linh mục rao giảng Lời Chúa, truyền bá Tin Mừng và dạy giáo lý, giải thích cách trung thành và trọn vẹn giáo lý thánh. Họ giúp các tín hữu đọc và hiểu Kinh Thánh, quy tụ dân Chúa để cử hành Thánh Thể và các bí tích khác, khích lệ các hình thức đạo đức và cầu nguyện chung khác. Họ đón nhận những ai đến tìm sự nâng đỡ, an ủi, ánh sáng, đức tin, việc giao hoà và đến gần Chúa, và họ triệu tập và hướng dẫn những cuộc gặp gỡ của cộng đoàn nhằm học hỏi, phát triển và thực thi những kế hoạch mục vụ. Họ dẫn dắt và khích lệ cộng đoàn trong việc thực thi đức bác ái đối với những người thiếu thốn và nghèo khó trong tinh thần bằng việc cổ võ công bằng xã hội, nhân quyền, phẩm giá con người bằng nhau, tự do đích thực, sự hợp tác huynh đệ, và hoà bình, theo như những nguyên tắc của học thuyết xã hội của Giáo Hội. Như những người cộng tác với giám mục, chính họ có trách nhiệm mục vụ trực tiếp.

3.1. Nhà truyền giáo phải là môn đệ

Tin Mừng cho chúng ta thấy nhà truyền giáo trước hết phải là môn đệ. Tin Mừng theo thánh Luca thuật lại: “Và Ngài lên núi, gọi những người Ngài muốn đến; và họ đến với Ngài. Và Ngài chọn 12 người để ở với Ngài, và Ngài sai họ đi rao giảng và ban cho họ quyền trừ quỷ” (Mc 3,13-15). “Ngài gọi những người Ngài muốn đến” và “ở với Ngài”: đây chính là tính chất môn đệ! Những môn đệ này sẽ được sai đi rao giảng và khử trừ ma quỷ: họ là những nhà truyền giáo.

Trong Tin Mừng Gioan, lời kêu gọi những môn đệ đầu tiên “Hãy đến mà xem” (Gn 1, 39), họ gặp gỡ Chúa Giêsu, và công việc truyền giáo đầu tiên của họ là kêu gọi những người khác, nói cho họ về Đấng Thiên Sai mà họ đã gặp biết và đưa họ đến với Chúa Giêsu, Đấng hiện thời vẫn còn đang kêu gọi mọi người làm môn đệ Ngài (xem Gn 1, 35-51).

Toàn bộ hành trình của người môn đệ bắt đầu với việc Chúa gọi. Bước khởi đầu luôn xuất phát từ Ngài. Điều này có nghĩa ơn gọi là một ân sủng phải được đón nhận cách khiêm tốn và tự do và ấp ủ với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước. Đây là ưu vị của ân sủng. Và rồi ơn gọi tiếp tục bằng việc gặp gỡ với Chúa Giêsu, qua đó chúng ta nghe Lời Ngài và cảm nghiệm tình yêu của Ngài cho mỗi người và cho cả nhân loại. Ngài yêu thương chúng ta và mạc khải Thiên Chúa đích thực cho chúng ta: Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu. Trong Tin Mừng chúng ta có thể nhận thấy qua việc gặp gỡ này Thần Khí Chúa Giêsu đã biến đổi những ai có tâm hồn rộng mở như thế nào.

Vì vậy, tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu đều cảm nghiệm được sự dấn thân sâu xa vào con người và sứ vụ của Ngài trên trần gian: họ tin vào Ngài, cảm nghiệm tình yêu của Ngài, gắn bó với Ngài, và chọn đi theo Ngài vô điều kiện bất cứ nơi đâu mà Ngài đưa đến; họ tận hiến cả cuộc đời cho Ngài, và nếu cần, sẵn sàng chết cho Ngài. Do gặp gỡ với Chúa Giêsu họ có được tâm hồn vui tươi và nhiệt thành, bị quyến rũ bởi mầu nhiệm của Chúa Giêsu, và lăn xả ra loan báo về Ngài cho mọi người. Vì thế các môn đệ trở nên như Thầy mình, được Ngài sai đi và được Chúa Thánh Thần phù trợ.

Con người hôm nay cũng đang hỏi chính là câu hỏi mà một số người Hi Lạp ở trong thành đã hỏi khi Chúa Giêsu vào thành như Đấng Thiên Sai: “Chúng tôi muốn gặp Giêsu” (Gn 12, 21). Ngày nay chúng ta cũng hỏi chính câu hỏi này. Làm thế nào và ở đâu chúng ta gặp được Chúa Giêsu ngày hôm nay, trong thời của Giáo Hội, khi Ngài đã trở về cùng Thiên Chúa Cha?

Đức Thánh Cha khả kính Gioan Phaolô đã khai triển sự cần thiết của việc gặp gỡ với Chúa Giêsu của mọi Kitô hữu, để họ có thể tái xuất phát từ Ngài để loan báo cho nhân loại hiện nay. Cùng lúc Ngài cũng đưa ra những nơi đặc biệt để có thể gặp gỡ Chúa Giêsu ngày nay. Nơi đầu tiên mà Đức Thánh Cha nói đến là “Thánh Kinh được đọc dưới ánh sáng của Thánh truyền, của Các Giáo Phụ và của Huấn Quyền của Giáo Hội, được đào sâu nhờ suy niệm và tâm nguyện”, tức là Lectio Divina, việc đọc Kinh Thánh trong cầu nguyện. Nơi thứ hai mà Đức Thánh Cha nói đến là Phụng vụ, là các Bí Tích, một cách rất đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Trong trình thuật việc Chúa Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ làng Emmaus, chúng ta nhận ra sự liên kết mật thiết giữa Thánh Kinh và bí tích Thánh Thể, là nơi gặp gỡ với Chúa Kitô. Nơi thứ ba được nói đến trong Tin Mừng Mátthêu về ngày phán xét chung, trong đó Chúa Giêsu đồng nhất hoá mình với người nghèo khó (xem Mt 25, 31-36)[22] .

Một phương cách căn bản và quý giá để gặp gỡ Chúa Giêsu là việc cầu nguyện cá nhân hay cộng đồng, đặc biệt là cầu nguyện trước Thánh thể và trung thành đọc PhụngVụ các Giờ Kinh. Ngay cả việc chiêm niệm các tạo vật cũng là một phương thế để gặp gỡ Chúa.

Mỗi Kitô hữu phải được đưa đến với Chúa Giêsu để trui rèn, đổi mới và làm cho sâu đậm hơn cuộc gặp gỡ cá nhân hay cộng đồng với Chúa Giêsu. Chính từ cuộc gặp gỡ này phát sinh và tái sinh người môn đệ; và từ các môn đệ mới có công cuộc truyền giáo. Nếu điều này đúng thật cho mỗi Kitô hữu, thì càng đúng biết bao cho các linh mục[23] .

Ngưòi môn đệ là nhà truyền giáo, họ phải là thành viên của cộng đoàn các môn đệ và các nhà truyền giáo là Giáo Hội. Chúa Giêsu đến trần gian và hiến mình trên Thánh Giá để “Để quy tụ thành một các con cái Chúa đang tản mát” (Gn 11, 52). Cộng đồng Chung Vatican II dạy rằng: “Tuy vậy, Thiên Chúa không làm cho con người nên thánh hay cứu rỗi họ như những cá nhân, mà không có mối dây liên kết nào với người khác. Nhưng đúng hơn là Ngài yêu thích đưa mọi người lại với nhau thành một dân duy nhất, một dân chân nhận Ngài trong chân lý và phục vụ Ngài trong sự thánh thiện”[24] . Chúa Giêsu cùng với các môn đệ, đặc biệt Nhóm Mười Hai, đã khai mở cộng đồng mới này là Giáo Hội để hiệp nhất các con cái Chúa tản mát. Sau khi Ngài về với Thiên Chúa Cha, các Kitô hữu đầu tiên sống thành cộng đoàn, dười sự lãnh đạo của các tông đồ, mỗi môn đệ tham dự vào đời sống cộng đoàn và các cuộc hội họp của các anh em, đặc biệt trong nghi thức bẻ bánh Thánh Thể. Chính trong Giáo Hội, và bắt đầu với việc hiệp thông hữu hiệu với chính Giáo Hội, mà chúng ta sống và trở thành các môn đệ và các nhà truyền giáo.

3.2. Sứ vụ truyền giáo cho muôn dân (ad gentes)

Tự bản tính của Giáo Hội là truyền giáo. Lời dạy này của Công Đồng Vaticanô II cũng nói về căn tính và đời sống của linh mục: “Ân huệ thiêng liêng mà các linh mục lãnh nhận trong khi chịu chức không phải chỉ để chuẩn bị cho họ một sứ vụ giới hạn và nhỏ hẹp nhưng là cho một sứ vụ cứu rỗi rộng lớn hết sức có thể và phổ quát ‘đến tận cùng trái đất’ (Cv 1, 8). Vì thế, các linh mục hãy nhớ rằng, việc lo lắng cho tất cả các Giáo Hội phải là mối quan tâm mật thiết của họ”[25]

Linh mục có thể tham gia việc truyền giáo cho muôn dân bằng nhiều cách khác nhau, ngay cả không cần phải đến đất nước được truyền giáo. Nhưng họ cũng là những người được ơn đặc biệt là được Chúa Kitô kêu gọi và được các Giám Mục hay Bề Trên sai đến các vùng trên thế giới chưa được loan báo và Giáo Hội chưa được thiết lập (ad gentes), hay đến những nơi thiếu các giáo sĩ. Ở đây chúng ta cần nhắc đến các linh mục triều của chương trình Ân Huệ Đức Tin (Donum Fidei).

Chân trời của sứ vụ truyền giáo cho muôn dân (ad gentes) luôn được nhân rộng ra và đòi hỏi một sự thúc đẩy được đổi mới. Các linh mục được mời gọi luôn lắng nghe hơi thở của Chúa Thánh thần, tác nhân chính của mọi sứ vụ truyền giáo, và chia sẻ mối quan tâm này của Giáo Hội hoàn vũ[26] .

3.3. Việc Tin Mừng Hoá thừa sai

Trong phần đầu của tài liệu này có nói đến nhu cầu thúc bách của một cuộc Tin Mừng hoá thừa sai trong đoàn chiên của Giáo Hội, là những người đã được rửa tội. Thực tế là một phần lớn những người công giáo đã được rửa tội không tham gia một cách thường xuyên hay thậm chí không tham gia gì cả trong đời sống cộng đoàn giáo hội. Điều này xảy ra không chỉ vì có những chọn lựa khác hấp dẫn hơn đối với họ, hay đơn giản là vì họ quyết định từ bỏ đức tin, nhưng thường là vì họ chưa bao giờ được Tin Mừng hóa cách tương xứng. Họ chưa bao giờ có thể gặp được một ai đó có khả năng làm chứng về vẻ đẹp của một đời sống Kitô hữu chân chính. Không ai đưa họ đến gặp gỡ Chúa cách mạnh mẽ, cá nhân và cộng đoàn. Cuộc gặp gỡ có thể tác động và biến đổi cuộc sống của họ. Cuộc gặp gỡ làm cho họ trở nên môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

Ở đây chúng ta thấy sự cần thiết của sứ vụ truyền giáo: Chúng ta phải ra đi tìm kiếm người đã được rửa tội cũng chưa được rửa tội, loan báo, lần đầu hay lần nữa, lời loan báo Tin Mừng nguyên khởi (kerygma), tức là việc loan báo khai tâm về con người và về nước của Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại để cứu chuộc chúng ta, là lời loan báo đưa đến việc gặp gỡ cá nhân với Ngài.

Có người tự hỏi rằng con người, nam cũng như nữ, trong nền văn hoá của thời hậu-hiện đại (post-modern), và trong xã hội tân tiến, còn có thể mở lòng đó nhận lời loan báo Tin Mừng nguyên khởi (kerygma) của Kitô giáo hay không. Câu trả lời xác quyết là có thể được. Mọi người trong mọi thời đại và văn hoá có thể đón nhận Kerygma. Cả những môi trường trí thức nhất hay bình thường nhất đều có thể được Tin Mừng hoá. Chúng ta phải tin rằng dầu ngay cả những người được gọi là “hậu-Kitô hữu” cũng có thể được tiếp xúc một lần nữa với con người của Chúa Kitô.

Tương lai của Giáo Hội cũng tùy thuộc vào ý muốn của chúng ta để thi hành công cuộc truyền giáo ngay giữa các tín hữu đã được rửa tội[27] . Biến cố cứu rỗi của bí tích rửa tội là nền tảng của quyền lợi và nghĩa vụ của các mục tử để Tin Mừng hoá các tín hữu đã được rửa tội, như là một hành vi mà công lý đòi hỏi[28] .

Đương nhiên là mỗi Giáo hội địa phương trong mỗi lục địa và mỗi nước phải tìm phương cách riêng, nhờ sự dấn thân hiệu quả và xác quyết cho công cuộc Tin Mừng hoá thừa sai, để đến với chính người Công giáo của mình là những người vì nhiều lý do khác nhau không còn sống như là phần tử trong cộng đồng Giáo hội. Trong công cuộc Tin Mừng hóa này, các linh mục luôn có vai trò độc nhất và ưu tiên, đặc biệt đối với công việc truyền giáo cho các giáo dân trong giáo xứ được ủy thác cho các ngài chăm sóc. Trong giáo xứ, linh mục phải quy tụ các phần tử của cộng đoàn, cả những người sống đời thánh hiến và giáo dân, chuẩn bị thích đáng cho họ để được sai đi cho sứ vụ Tin Mừng hoá các cá nhân và gia đình, cũng như việc thăm viếng tại gia, và trong những môi trường xã hội khác tại đó. Cha sở phải trực tiếp tham gia trong sứ vụ truyền giáo của giáo xứ.

Theo giáo huấn của Công đồng và ý thức về lời cầu nguyện của Chúa: “Xin cho chúng nên một …để thế gian tin rằng cha đã sai con” (Gn 17, 21), nên điều quan trọng nhất để việc thực hành truyền giáo được đổi mới là linh mục canh tân lương tâm của cộng tác viên của giám mục. Họ được các giám mục của mình sai đi để phục vụ cộng đoàn Kitô hữu địa phương. Vì vậy sự hiệp nhất với giám mục, đấng sẽ hiệp nhất cách hữu hiệu và đầy thương mến đối với Đức Thánh Cha, là bảo chứng chính yếu cho mọi hoạt động truyền giáo.

Chúng ta cùng tìm những hướng dẫn cụ thể của việc thực hành truyền giáo được canh tân trong lãnh vực của ba chức năng (tria munera):

Trong lãnh vực của chức năng dạy dỗ (munus docendi)

1. Trước hết để trở thành nhà truyền giáo đích thực trong đoàn chiên của Giáo Hội, điều cần yếu và không thể thiếu được trong hoàn cảnh hiện tại đối với các linh mục là quyết định cách ý thức và với quyết tâm không chỉ đón nhận và Tin Mừng hoá những người tìm đến với các ngài, trong giáo xứ hoặc bất cứ đâu, nhưng là “chỗi dậy và ra đi”, trước hết để tìm kiếm những người đã lãnh nhận bí tích rửa tội, nhưng vì bất cứ lý do nào đã không còn sống là thành phần của Giáo Hội, cũng như tìm kiếm những người biết quá ít hay không biết gì cả về Chúa Giêsu Kitô.

Các linh mục thi hành thừa tác vụ của mình trong các giáo xứ cần phải tìm đến trước hết những người sống trong phạm vi giáo xứ của mình, áp dụng cách khôn ngoan các hình thức gặp gỡ truyền thống, ví dụ như làm phép nhà, là những phương thế mang lại hiệu quả trong quá khứ. Những linh mục được gọi thi hành sứ vụ truyền giáo cho muôn dân (ad gentes) nên nhận ra đây là hồng ân lớn lao của Thiên Chúa và ra đi cách hân hoan không sợ hãi. Thiên Chúa luôn ở bên họ.

2. Đối với sứ vụ Tin Mừng hóa trong chính đoàn chiên của Giáo Hội, trước hết là trong các giáo xứ, cũng cần phải tuyển mộ, huấn luyện và sai đi các giáo dân và tu sĩ. Linh mục của giáo xứ hiển nhiên là nhà truyền giáo chính và họ phải tìm những người trong giáo xứ họ hay trong mọi môi trường xã hội khác; người giáo dân và tu sĩ, nhờ bí tích rửa tội và thêm sức, cũng được gọi để chia sẻ sứ vụ truyền giáo này dưới sự hướng dẫn của mục tử tại địa phương.

Về văn hoá, cần phải nói rõ rằng việc thi hành “bác ái mục vụ”[29] cho các tín hữu đòi hỏi bổn phận không để cho họ không có khả năng tự vệ (nghĩa là không có khả năng phân tích phê bình) trước những truyền bá trong trường học, truyền hình, báo chí, mạng lưới vi tính, cũng như trong đại học và thế giới giải trí.

Về phần mình, các linh mục cần được sự khích lệ và nâng đỡ của các Giám mục của mình trong những công việc mục vụ nhạy cảm, và không bao giờ trao hoàn toàn việc dạy giáo lý cho người khác, để toàn thể Kitô hữu có thể được hướng dẫn bởi những nguyên tắc Kitô giáo đích thực trong môi trường đa văn hoá hiện nay. Cần biệt phân giữa giáo thuyết đích thực cũng như những gì gắn liền với Giáo Huấn trường tồn của Giáo Hội và những giải thích thần học.

3. Việc loan báo Tin Mừng cách đặc biệt trong truyền giáo đòi hỏi lời loan báo Tin Mừng nguyên khởi (Kerygma) phải được trọng vọng. Việc loan báo này (kerygmatic), sơ khởi hay đổi mới, về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thánh giá, sống lại và về vương quốc của Ngài, luôn có một sức mạnh và được Chúa Thánh Thần xức dầu đặc biệt. Lời Loan báo này không thể bị đơn giản hoá hay bỏ qua trong công cuộc truyền giáo[30] .

Vì lý do đó lời loan báo nguyên khởi này phải được lập đi lập lại, khi thuận lợi cũng như khi không thuận lợi, với sự kiên trì lớn lao, sự xác quyết và niềm vui rao truyền Tin Mừng, trong các bài giảng hay trong Thánh lễ hay trong những dịp rao truyền Tin Mừng khác, trong việc dạy giáo lý, trong thăm viếng tư gia, trong những nơi công cộng hay các phương tiện truyền thông, và trong những gặp gỡ cá nhân với những người đã được rửa tội mà không còn trong cộng đồng Giáo Hội; nói tóm lại, đừng phí phạm bất cứ ở đâu mà Chuá Thánh Thần hướng dẫn và cho chúng ta cơ hội. Việc loan báo cách hân hoan và can đảm là dấu chỉ cho thấy việc rao giảng trong truyền giáo nhằm đưa người nghe đến việc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, điểm xuất phát của hành trình của người môn đệ đích thực.

4. Cũng cần phải nêu rõ rằng Giáo Hội sống bởi bí tích Thánh Thể. Thánh Thể là con tim của Giáo Hội. Trong việc cử hành Thánh Thể Giáo Hội biểu lộ cách trọn vẹn căn tính của mình. Trong đời sống và hoạt động của Giáo Hội, mọi sự đều quy về Thánh Thể và mọi sự đều phát khởi từ Thánh Thể. Cũng vậy, việc Tin Mừng hóa thừa sai, việc loan báo Tin Mừng nguyên khởi (kerygma), và toàn bộ việc thực thi chức năng dạy dỗ (munus docendi), đều phải đưa về Thánh Thể và cuối cùng cũng đưa người nghe về bàn tiệc Thánh Thể. Sứ vụ truyền giáo tự nó phải được xuất phát từ bàn tiệc Thánh Thể để đi đến toàn thể thế giới. “Vì thế, Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh không những của đời sống Giáo Hội, nhưng của sứ vụ truyền giáo nữa: Giáo hội đích thực của bí tích Thánh Thể là một Giáo Hội truyền giáo”[31] .

5. Việc Tin Mừng hoá cho người nghèo phải được ưu tiên đặc biệt, như Chúa Giêsu đã nói: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi để đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo” (Lc 4, 18). Và Chúa muốn đồng hoá chính mình với người nghèo trong Tin Mừng Mátthêu về ngày chung thẩm (xem Mt 25, 31-46). Giáo Hội luôn tìm được cảm hứng nơi các bản văn này[32] .

6. Giáo hội không bao giờ áp đặt đức tin của mình cho ai, nhưng luôn đề nghị với tình yêu, xác quyết và can đảm, với sự kính trọng tự do tôn giáo đích thực – là điều chính Giáo Hội cũng đòi hỏi – và kính trọng tự do của lương tâm người nghe. Hơn nữa, các phương thức đối thoại càng ngày càng trở nên cấp thiết: sự đối thoại không loại trừ việc loan báo nhưng đề nghị và cuối cùng đó cũng là một phương thế Tin Mừng hoá[33] .

7. Để đáp ứng những nhu cầu của việc truyền giáo cần phải được chuẩn bị nhờ việc đào tạo thiêng liêng sâu xa và một đời sống cầu nguyện đích thực, đặc biệt nhờ việc chuyên cần nghe lời Chúa, cách riêng là việc đọc Tin Mừng. Phương thức Lectio Divina, hay đọc Kinh Thánh trong cầu nguyện, là một trợ giúp hữu hiệu. Nói chung, người rao giảng phải được làm bừng lên bằng ngọn lửa mới được khơi mào và bừng cháy bằng việc tiếp xúc cá nhân với Thiên Chúa, bằng việc sống trong ân sủng, như chúng ta có nhận ra do Tin Mừng. Cùng với việc lắng nghe Lời Chúa, cần phải chuyên cần học hỏi và đào sâu kiến thức về Giáo lý Công giáo đích thực, như chúng ta tìm thấy trước hết trong cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và nền thần học sâu xa. Tình huynh đệ linh mục cũng là một phần không thể thiếu trong linh đạo truyền giáo và giúp để thể hiện linh đạo này.

Trong lãnh vực của chức năng thánh hoá (munus sanctificandi)

1. Việc thi hành chức năng thánh hoá (munus sanctificandi) cũng được gắn liền với khả năng thông truyền và đưa ra ý nghĩa sống động của siêu nhiên và thánh thiêng, là điều hấp dẫn và đưa tới cảm nghiệm thực sự và đầy ý nghĩa về Thiên Chúa.

Việc công bố Lời Chúa là một phần của việc cử hành các bí tích, và các bí tích đòi hỏi đức tin của những người lãnh nhận. Điều này nói lên dấu hiệu đầu tiên của việc thừa tác vụ linh mục trong việc cử hành các bí tích, cách đặc biệt bí tích Thánh Thể, hàm chứa một chiều kích truyền giáo nội tại, được khai triển như việc loan báo Lời Chúa và nước Ngài cho những người được rao giảng Tin Mừng quá ít hay chưa được nghe bao giờ.

2. Cần phải nhấn mạnh rằng Thánh Thể là mục tiêu của sứ vụ truyền giáo. Nhà truyền giáo đi tìm những con người hay các dân tộc để mang họ đến bữa tiệc của Chúa, lời công bố cánh chung về bữa tiệc của đời sống vĩnh cửu với Chúa trên thiên quốc, sẽ là sự thành toàn việc cứu rỗi theo chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Một sự đón tiếp nồng hậu và huynh đệ dành cho những người đến với bí tích Thánh Thể lần đầu, cũng như những người trở lại với Thánh Thể nhờ gặp các nhà truyền giáo.

Bí tích Thánh Thể còn mang chiều kích sai đi truyền giáo. Mỗi thánh lễ kết thúc bằng việc sai cộng đoàn ra đi sống như những nhà truyền giáo trong xã hội. Bí tích Thánh Thể, là việc tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa, tái hiện lại cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng vì tình yêu Thiên Chúa Cha và chúng ta, đã tự hiến mạng sống mình để cứu chuộc chúng ta, vì Ngài yêu thương chúng ta đến cùng. Hy tế của Chúa Kitô là hành động yêu thương cao vời nhất Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Cộng đoàn Kitô hữu khi cử hành bí tích Thánh Thể và lãnh nhận cách xứng hợp Mình và Máu thánh Chúa Giêsu thì được hiệp nhất sâu xa với Chúa và được tràn đầy tình yêu vô bờ bến của Ngài. Mỗi lần như thế là mỗi lần lãnh nhận lại giới luật của Chúa Giêsu:” Hãy yêu nhau như Thầy yêu chúng con”, và cảm thấy Thần Khí của Chúa Giêsu thúc dục ra đi rao giảng Tin Mừng của tình yêu và niềm hi vọng của Chúa cho mọi tạo vật, trong niềm xác tín về lòng thương xót cứu rỗi của Ngài. Trong sắc lệnh Presbyterorum Ordinis của công đồng Vaticanô II có nói: “Bí Tích Thánh Thể là nguồn và chóp đỉnh của toàn bộ công cuộc truyền giảng Tin Mừng” (số 5). Vì lý do đó, đối với các linh mục việc chăm lo việc cử hành bí tích Thánh Thể hằng ngày là chủ yếu, ngay cả khi không thể có cộng đoàn tham dự.

3. Các bí tích khác cũng lãnh nhận sức mạnh thánh hoá từ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, vì thế cũng rao truyền lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa. Việc cử hành các bí tích cách đẹp đẽ, trang nghiêm, và sốt sắng theo các quy tắc phụng vụ trở nên một cách Tin Mừng hoá hữu hiệu cho các tín hữu tham dự . Thiên Chúa là cái Đẹp, và vẻ đẹp của việc cử hành phụng vụ là một phương tiện để đến với Thiên Chúa trong mầu nhiệm của Ngài.

4. Chúng ta cần cầu xin Chúa để thức tỉnh ơn gọi truyền giáo của cộng đồng giáo hội, những mục tử cũng như mọi thành phần. Chúa Giêsu phán; “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; hãy cầu xin Chúa sai thợ gặt đến thu hoạch mùa màng” (Mt 9,37-38). Cầu nguyện có hiệu lực mạnh mẽ trước mặt Chúa. Chúa Giêsu nói về hiệu lực này: “Hãy xin thì sẽ được” (Mt 7,7); “những gì các ngươi cầu xin thì sẽ được, nếu các ngươi có lòng tin” (Mt 21,22); “Bất cứ điều gì các ngươi xin nhân danh Thầy, Thầy sẽ ban cho, để Cha được vinh hiển nơi Con; nếu các ngươi xin gì nhân danh thầy, thầy sẽ ban cho” ( Gn 14,13-14).

5. Cũng cần lưu ý là Bí tích Hoà Giải, qua hình thức xưng tội cá nhân, có một chiều kích truyền giáo nội tại và sâu xa. Vì để cho việc truyền giáo được ủy thác cho ngài được sinh nhiều hoa trái và vì chính sự thánh hoá bản thân, linh mục được mời gọi cử hành bí tích này thường xuyên và trung thành, trước hết là cho chính bản thân, cùng lúc là một thừa tác viên trung thành và quảng đại.

6. Thừa tác vụ mục vụ của linh mục là để phục vụ sự hiệp nhất của toàn thể cộng đồng Kitô hữu…. Vì lý do đó, việc tái sinh của người Kitô hữu và việc chăm lo chiều kích cộng đồng của cảm nghiệm Kitô giáo là nhiệm vụ truyền giáo chính yếu của linh mục.

7. Sau cùng, Linh mục cũng cần phải hiểu biết đầy đủ về bản chất của cơn khát đang hành hạ con người thời nay, cho dù đôi lúc họ không ý thức: cơn khát Thiên Chúa, cơn khát một kinh nghiệm và giáo huấn mang lại sự cứu rỗi thực sự , việc loan báo chân lý về số phận chung cuộc của con người và cộng đoàn, cơn khát một Kitô giáo có thể thấm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống và biến đổi nó từng ngày[34] . Đó là cơn khát mà chỉ Chúa Giêsu mới thoả mãn đến tận cùng, vì vậy luôn nhớ rằng: “đức ái mục vụ là nguyên tắc nội tại và năng động có khả năng hiệp nhất những hoạt động mục vụ đa dạng và khác biệt của linh mục”[35] .

Trong lãnh vực của chức năng cai trị (munus regendi).

1. Việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động truyền giáo trong cộng đồng Giáo Hội là điều thiết yếu. Việc chuẩn bị tốt và tổ chức qui củ sẽ làm cho hoạt động hữu hiệu hơn. Đương nhiên là không bỏ qua vai trò tối thượng của ân sủng, nhưng cần phải nêu rõ. Chúa Thánh Thần là tác nhân đầu tiên của sứ vụ truyền giáo, vì thế cần cầu xin liên lỷ với hết lòng tin tưởng. Chính Ngài khơi dậy ngọn lửa mới, là sự nhiệt tâm truyền giáo cần thiết trong tâm hồn của cộng đoàn. Tuy vậy, sự tự do của con người cũng có vai trò. Các mục tử phải tìm kiếm những phương thế hiệu quả và thích hợp nhất để tổ chức công việc truyền giáo.

2. Cũng cần phải theo một phương pháp truyền giáo tốt. Tuy Giáo Hội có kinh nghiệm 2 thiên niên kỷ trong lãnh vực này, nhưng mỗi thời đại đều có những hoàn cảnh mới cần phải quan tâm để xúc tiến các hoạt động truyền giáo. Một số phương pháp đã đưọc khai triển và được chứng minh là hiệu quả trong khi thực hiện tại một số Giáo Hội địa phương. Hội đồng giám mục và các giáo phận cần đưa ra đường hướng chỉ đạo về vấn đề này.

3. Những người đầu tiên cần được quan tâm là những người nghèo, những người thường sống ở ngoại ô thành phố hay các vùng quê, vì Tin Mừng được ưu tiên rao giảng cho họ. Điều này có nghĩa là việc loan báo Tin Mừng phải đi đôi với những hoạt động hiệu quả và yêu thương để thăng tiến con người toàn diện. Phải rao giảng về Chúa Giêsu Kitô là Tin Mừng cho người nghèo, là người phải cảm thấy hân hoan và tràn đầy hi vọng nhờ sứ điệp này[36] .

4. Sẽ thích hợp hơn nếu công việc truyền giáo của giáo xứ hay giáo phận không chỉ giảm thiểu trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi. Vì tự bản tính của Giáo Hội là truyền giáo nên sứ vụ truyền giáo phải là khía cạnh thường xuyên của đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Dĩ nhiên là có những thời điểm gia tăng cường độ hoạt đông, nhưng sứ vụ truyền giáo không bao gìờ đưọc xem là đã hoàn thành. Hơn thế, nỗ lực truyền giáo phải hoàn nhận vững chắc và rộng rãi vào trong chính cấu trúc và đời sống của Giáo Hội địa phương và các cộng đoàn của nó. .

Điều này có thể đưa đến một sự đổi mới đích thực và trở nên một sức mạnh để mang lại sinh lực và sự trẻ trung tươi mới cho Giáo hội hiện nay. Tinh thần truyền giáo của các linh mục luôn tiến triển, dù với chức vụ nào hay thâm niên bao lâu trong phục vụ. Họ được mời gọi thi hành sứ vụ truyền giáo cho tới cuối đời, vì truyền giáo được nối kết bất khả phân ly với thánh chức họ đã lãnh nhận.

3.4. Việc đào tạo về truyền giáo cho các linh mục

Mọi linh mục cần được đào tạo chuyên biệt và kỹ lưỡng về truyền giáo, vì Giáo hội muốn dấn thân, với nhiệt huyết mới và với sự khẩn thiết, vào sứ vụ truyền giáo cho muôn dân (ad gentes) và Tin Mừng hoá thừa sai (missionary evangelization) cho chính những người đã được rữa tội, đặc biệt với những người đã lìa xa đời sống và hoạt động của cộng đồng Giáo Hội. Việc đào tạo này phải bắt đầu từ trong chủng viện, trước hết qua việc linh hướng và nghiên cứu kỹ lưỡng và đào sâu về bí tích Truyền Chức Thánh, điều đó mang lại sức năng động truyền giáo nội tại trong chính bí tích này. .

Đối với các linh mục đã chịu chức, việc được nhận những huấn luyện về truyền giáo như là một phần không thể thiếu trong chương trình thường huấn là điều hữu ích và cần thiết. Một mặt ý thức về nhu cầu thúc bách của tinh thần truyền giáo; mặt khác là việc đào tạo chưa tương xứng về truyền giáo hay tu đức của chức linh mục. khiến các Giám Mục và các bề trên thượng cấp chọn mức độ thích ứng bằng việc sắp xếp một chương trình huấn luyện mới về sứ vụ truyền giáo và một nền tu đức truyền giáo sâu xa và thôi thúc nơi các linh mục. .

Cần phải nhấn mạnh rằng một trong những khía cạnh chính yếu của sứ vụ truyền giáo là nhận thức rõ về tính cách khẩn thiết của nó, bao gồm việc cần phải có những quan tâm đặc biệt về truyền giáo trong việc đào tạo các ứng viên cho chức linh mục thừa tác

Cho dù con số ơn gọi gia tăng trên thế giới nhưng vẫn còn rất thiếu. và cho dù tình trạng ở Tây Phương khiến phải quan tâm, nhưng việc đào tạo linh mục như thế mang tính quyết định cho tương lai của Giáo Hội: một linh mục với cá tính trong sáng, sở hữu một sự đào tạo vững vàng về nhân bản, trí thức, thiêng liêng và mục vụ, dễ làm phát sinh những ơn gọi mới, vì họ sống sự tận hiến của mình như là một sứ vụ truyền giáo. Hân hoan và tín thác vào tình yêu Thiên Chúa cho đời sống linh mục của mình, họ sẽ toả “hương thơm Chúa Kitô” và sống mọi khoảnh khắc của đời sống như là một cơ hội truyền giáo.

Dường như càng ngày càng cần thiết phải tạo nên một “vòng xoắn tiến” (virtuous circle) đi từ giai đoạn đào tạo trong chủng viện đến những năm đầu thi hành thừa tác vụ rồi đến thường huấn[37] . Các giai đọan đào tạo này phải được liên kết lẫn nhau và rất hài hoà, vì như thế các giáo sĩ có thể trở nên chính mình trọn vẹn hơn: là những viên ngọc quý giá không thể thay thế được mà Chúa Kitô trao tặng cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại.

Kết luận

Nếu tinh thần truyền giáo là yếu tố kiến tạo trong căn tính Giáo Hội, chúng ta phải tạ ơn Chúa Đấng đã đổi mới, qua những Huấn Giáo mới đây của các Đức Thánh Cha, qua việc thấu hiểu rõ ràng trong toàn Giáo Hội, và cách đặc biệt trong hàng ngũ linh mục.

Nhu cầu cấp bách của các hoạt động truyền giáo trên thế giới rất lớn và cần sự đổi mới trong công việc mục vụ, với ý nghĩa là cộng đoàn Kitô hữu phải nhận thức mình trong “sứ vụ truyền giáo liên lỉ”, là sứ vụ cho muôn dân (ad gentes), hay cho Giáo hội đã được thiết lập, tức là đi tìm những người đã được rửa tội và có quyền được chúng ta Tin Mừng hoá.

Năng lực tốt nhất của Giáo Hội và các linh mục trong Giáo Hội là luôn dấn thân với việc rao truyền lời rao giảng Tin Mừng nguyên khởi (kerygma), là bản chất của sứ vụ truyền giáo mà Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta. “Sự khẩn trương của việc truyền giáo” đang tiếp diễn này càng làm rõ căn tính của linh mục là người tìm kiếm, qua việc thực thi ba chức năng (tria munera), con đường chính yếu để thánh hoá bản thân, và qua đó sự hoàn thiện con người của mình.

Một sự dấn thân đích thực và năng động của mọi thành phần trong thân thể Giáo Hội (giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân) sẽ góp phần vào kinh nghiệm của sự hiệp nhất hữu hình là điều cốt yếu cho chứng từ Kitô giáo hiệu quả.

Để được như thế, căn tính truyền giáo của linh mục phải luôn hướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria đầy ơn phước, đã mang Chúa cho thế giới và là Đấng luôn thăm viếng con người mọi thời còn đang lữ hành trên dương thế, để tỏ cho họ thấy diện mạo của Giêsu thành Nazareth, là Chúa và là Đấng Kitô, để đưa họ vào sự hiệp thông muôn đời với Thiên Chúa.

Vatican ngày 29/6/2010
Lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô

Cláudio Hummes
Tổng Giám Mục Sao Paolo
Tổng trưởng Thánh bộ Giáo sĩ


(Chuyển ngữ: Ban biên tập “Bản Thông tin” Giáo phận Qui Nhơn)

Chú thích:

[1] CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Sắc lênh Ad Gentes (Đến với Muôn Dân) số 2; xem số 5-6 và 9-10; Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân), số 8; 13; 17; 23; Sắc lệnh Christus Dominus (Chúa Kitô), số 6.

[2] Xem PHAO LÔ VI, Tông thư Evangelii Nuntiandi (8/12/1975), số 2; 4-5; 14; GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Redemptoris Missio (7/12/1990), số 1; Tông thư Novo Millennio Ineunte (6/01/2001), số 1; 40; 58.

[3] Đức Bênêđictô XVI, trong bài phát biểu với Hội Đồng Giám mục Đức nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ (2005), ngài nói: “Chúng ta biết rằng chủ nghĩa thế tục và loại trừ Kitô giáo đang lan tràn, chủ nghĩa tương đối đang lớn mạnh và ảnh hưởng của nền đạo đức và luân lý Công giáo đang tiếp tục bị suy giãm. Nhiều người đã bỏ Giáo hội, hay nếu còn ở lại họ chỉ chấp nhận một phần của giáo huấn Cộng Giáo, họ lựa ra và chỉ chọn một vài lãnh vực nào đó của Kitô giáo. Tình trạng tôn giáo ở Đông Âu cũng đáng lo ngại. Chúng ta biết là ở đây đa số dân chúng chưa được rửa tội, họ không có liên hệ với Giáo Hội, và thường là chưa từng được nghe về Chúa Kitô hay về Giáo Hội. Chúng ta có thể nhận ra thực trạng này đang là những thách thức. Anh em thân mến, như anh em nói […] “Chúng ta trở nên mảnh đất cho việc truyền giáo […] Chúng ta nên đưa ra những suy tư nghiêm túc để làm thế nào đạt tới một cuộc phúc âm hoá thực sự hiện nay và trong thời đại này, không chỉ là tân phúc âm hoá, nhưng thường chính xác và thực sự là phúc âm hoá lần đầu tiên. Người không biết Chúa thì không biết Đức Kitô. Có một hình thức dân ngoại mới, và chỉ lo tìm cách để giữ đoàn chiên hiện có không thôi là không đủ, cho đó là điều rất quan trọng; nhưng vấn nạn quan trọng được đặt ra là: cuộc sống thực sự là gì? Tôi tin là chúng ta phải cùng nhau cố gắng tìm ra những cách thế mới để mang Tin Mừng đến cho thế giới hiện nay, để loan báo Chúa Kitô một lần nữa và gieo trồng đức tin” (Diễn văn tại Piussaal của chủng viện Cologne, 21/8/2005). Đức Bênêđictô, trong lần nói chuyện với Giáo sĩ Roma khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài, ngài đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ vụ truyền giáo trong thành phố đang diễn tiến (Xem Diễn văn cho Giáo sĩ Roma [13/5/2005]). Trong chuyến tông du Brazile tháng Năm năm 2007, để khai mạc đại hội lần thứ Năm của các Hội Đồng Giáo Mục Nam Mỹ và vùng Caraïbes, với chủ đề “Môn đệ và các Thừa sai của Chúa Giêsu Kitô, để các dân tộc chúng ta có được sự sống trong Ngài”, Đức Thánh Cha đã khích lệ các giám mục Brazile tiến hành một “sứ vụ truyền giáo” thực sự cho những người dầu đã được rửa tội, nhưng vì những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, họ chưa được phúc âm hoá đầy đủ (xem Diễn văn cho Các Giám Mục Brazile tại Nhà Thờ Chính Toà da Se ở Sao Paolo ngày 11/5/2007)

[4] Những bản văn nói đến sứ vụ của Chúa Giêsu: Ga 3, 14; 4, 34; 5, 23-24.30.37; 6, 39.44.57; 7, 16.18.28; 8, 18.26.29.42; 9, 4; 11, 42; 14, 24; 17,3.18; 1 Ga 4,9,14.

[5] Xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 690.

[6] Xem GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn hậu Thượng hội Đồng Giám Mục Pastores dabo vobis (25 tháng 3 1992), số 22.

[7] Như trên, số 12: “Quy chiếu về Chúa Kitô là chìa khoá tuyệt đối cần thiết cho việc hiểu những thực tại về linh mục”

[8] Công đồng Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý “Lumen Gentium”, số 28.

[9] Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1582.

[10] Xem BENEDICTO XVI, Bài giảng thánh lễ Làm Phép Dầu (9 tháng 4, 2009); GIOAN PHAOLÔ II, Pastores dabo vobis, số 12; 16.

[11] BENEDICTÔ XVI, Diễn văn nói với các tham dự viện Đại Hội bộ Giáo Sĩ (16 tháng Ba 2009). Dĩ nhiên là bí tích thánh thể làm cho mọi tín hữu trở nên ‘con người mới’. Vì vậy, bí tích Truyền Chức Thánh, một mặt xác định và thể hiện các linh mục cũng mang tính cách chung như tất cả những người đã được rửa tội khác, mặc khác tỏ cho thấy đâu là bản chất riêng của linh mục thừa tác, là liên hệ hoàn toàn với Chúa Kitô, là thủ lãnh và mục tử của Giáo Hội, để phục vụ tạo vật mới đưọc dìm vào giếng rữa tội: Thánh Augustinô nói: Cho anh em tôi là Giám Mục, với anh em tôi là Kitô hữu (Vobis enim sum episcopus, vobiscum sum christianus).

[12] Xem Công Đồng Vaticanô II. Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, 4-6. Về ba chức năng (tria munera) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề cập đến nhiều trong Tông huấn Pastores dabo vobis số 26.

[13] Như trên, số 32.

[14] Xem như trên, số 26; GIOAN PHAOLÔ II, Tông Thư Redemptoris missio (7 tháng 12, 1990), số 67.

[15] Xem A. VANHOYE, Prêtres anciens, prêtre nouveau selon le Nouveau Testament, Paris 1980, 346.

[16] Pastores Dabo Vobis, số 12.

[17] Xem Công Đồng Chung Vat. II, Sắc lệnh Ad gentes,

[18] Như trên, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 1; xem Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes, số 24, 29.

[19] Xem Gaudium et Spes, số 45.

[20] Xem Gioan Phaolô II, Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám Mục Pastores gregis (16 tháng Mười 2003), 9: “Ba chức năng này thực tế được liên kết sâu xa với nhau, chúng giải thích, ảnh hưởng và làm minh bạch lẫn nhau. Vì lý do đó, khi Giám mục giảng dạy, ngài cũng thánh hoá và cai trị Dân Thiên Chúa; khi thánh hoá ngài cũng dạy dỗ và cai trị; khi cai trị, ngài dạy dỗ và thánh hoá. Thánh Augustinô định nghĩa toàn bộ thừa tác vụ giám mục của ngài như là chức vụ yêu thương “amoris officium”. Những gì được nói ở đây cho các giám mục cũng được áp dụng tương tự đối các linh mục, vớí sự phân biệt cần thiết (do chức vụ).

[21] Diễn từ tại Piussaal, chủng viện Cologne, ngày 21 tháng 8 năm 2005.

[22] Xem GIOAN PHAOLÔ II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Ecclesia in America (Giáo Hội ở Mỹ Châu) (ngày 22 tháng Giêng năm 1999), số 12.

[23] Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong diễn từ chúc mừng Giáng Sinh cho Giáo Triều Roma ngày 21 tháng 12 năm 2007, nói: “Không bao giờ một người chỉ biết Chúa Kitô về mặt lý thuyết. Với sự uyên bác sâu xa người ta có thể biết mọi điều về Thánh Kinh mà chưa từng gặp gỡ Ngài. Cùng đồng hành với Ngài là phần cốt yếu để biết về Ngài, để đi vào cảm xúc của Ngài, như thư gửi tín hữu Philíp (2, 5) có nói. […] Gặp gỡ với Chúa Giêsu đòi hỏi việc lắng nghe, đòi hỏi một lời đáp trả trong cầu nguyện và trong việc đem ra thực hành những gì Ngài bảo. Nhờ biết Chúa Giêsu chúng ta nhận biết Thiên Chúa, và chỉ phát xuất từ Thiên Chúa chúng ta hiểu được về con người và về thế giới, một thế giới khác với chỉ còn là một vấn nạn vô nghĩa. Vì thế, trở nên môn đệ của Chúa Kitô là một hành trình giáo dục hướng về một hiện hữu đích thực, về một con người đích thực”.

[24] CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, Hiến chế Tín Lý Lumen Gentium, số 9.

[25] Như trên, Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 10.

[26] Xem như trên, Hiến chế Lumen Gentium , số 28; Sắc lệnh Ad Gentes, số 39; ĐGH PHAOLÔ VI, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi (8/12/1975), số 68; ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, Tông Thư Redemtoris Missio (7/12/1990), số 67.

[27] Đức Thánh Cha Bênêđíctô thúc dục các giám mục Brazil “dấn thân vào các công việc tông đồ như là sứ vụ truyền giáo đích thực giữa đoàn chiên được Giáo hội Công Giáo tại Brazil thiết lập”, và ngài nói tiếp, “phải dùng mọi nổ lực để tìm kiếm những người Công giáo đã xa lìa và những người biết quá ít hay không biết gì cả về Chúa Kitô … Tóm lại, điều đòi hỏi là một sứ vụ Tin Mừng hoá có khả năng nắm bắt mọi sức sống hiện diện trong đoàn chiên đông đúc này. Suy nghĩ của tôi hướng về các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và các giáo dân là những người đang hoạt động cách quảng đại và thường phải đối phó với vô vàn khó khăn, để rao truyền chân lý của Tin Mừng… Trong công cuộc Tin Mừng hoá này cộng đồng Giáo hội được nhận ra cách rỏ ràng nhờ những sáng kiến mục vụ, đặc biệt với việc gửi các nhà truyền giáo, giáo dân hay tu sĩ, đến những gia đình ở ngoại ô hay trong thành phố… Những người nghèo sống ở ngoại ô của những thành phố hay miền quê cần cảm thấy là Giáo Hội gần với họ, đáp ứng cho họ những nhu cầu khẩn thiết nhất, bảo vệ quyền lợi và cùng làm việc với họ để xây dựng một xã hội được xây dựng trên nền tảng công lý và hoà bình, Tin mừng được rao truyền cách đặc biệt cho người nghèo, và các giám mục, theo kiểu mẩu của người Mục Tử tốt lành, phải đặc biệt lưu tâm đến việc trao tặng cho họ sự an ủi thần thiêng của đức tin, mà không phải bỏ qua nhu cầu ‘bánh vật chất’ của họ. Như tôi đã mong ước trong Tông thư Deus Caritas Est, ‘Giáo hội không thể xao lãng trong các dịch vụ bác ái cũng như không thể xao lãng trong việc cử hành các bí tích và Lời Chúa (trích diễn từ cho các Giám Mục Brazil tại ‘Catedral da Se’, Sao Paolo, 11/5/2007).

[28] Xem Bộ Giáo Luật, điều 229, §1 và 757.

[29] Xem CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN II, Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 14.

[30] Xem ĐTC GIOAN PHAOLÔ II, Tông Thư Redemptoris Missio, 7/12/1990, số 44.

[31] ĐTC, Tông huấn Sacramentum caritatis, số 84.

[32] Xem ĐTC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Diễn từ cho các giám mục Brazil tại ‘Catedral da Se’ ở Sao Paolo, 11/5/2007, số 3.

[33] Xem BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Tuyên ngôn Dominus Jesus, 6/8/2000, số 4.

[34] Xem Hiến chế tín lý Lumen Gentium, số 35.

[35] Bộ GIÁO SĨ, Những hướng dẫn thừa tác vụ và đời sống các linh mục Tota Ecclesia, 31/1/1994, số 43.

[36] Xem ĐTC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, Tông thư Deus Caritas est, 25/12/2005, số 22; Diển từ cho các Giám Mục Brazil tại ‘Catedral del Se’ Sao Paolo, số 3.

[37] Xem ĐTC Gioan Phaolô II, Tông thư Redemptions Missio , số 83.