Rôma, Italy (CNA/EWTN News). - Tờ Nhật báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano) của Tòa Thánh Vatican đã tưởng nhớ đến Steve Jobs, nhà đồng sáng lập Apple, như là một người "nhìn xa trông rộng, người đã kết hợp công nghệ và nghệ thuật".
Tờ báo nhấn mạnh rằng ông Jobs, người đã qua đời hôm 05 tháng Mười ở tuổi 56 sau cuộc chiến dài chống chọi căn bệnh ung thư tuyến tụy, "là một trong những nhân vật giữ vai trò chủ đạo và là biểu tượng của cuộc cách mạng ở Thung lũng Silicon".
Đây là cuộc cách mạng của "tập quán, tâm tính và văn hóa. Một cuộc cách mạng vốn là một phần, nhưng không kế thừa, của những lỏng lẻo thập niên 70".
Tờ Quan Sát Viên Rôma cho hay ông Jobs "là một người nhìn xa trông rộng, người đã kết hợp công nghệ và nghệ thuật. Thật sự, ông không phải là một kỹ thuật viên hay một nhà doanh nghiệp. Ông không phải là một nhà thiết kế hoặc một nhà toán học. Ông cũng chẳng phải là người đam mê máy tính hay là nhà quảng cáo điển hình. Vậy ông là người mô phỏng hay là một người đi tiên phong? Lịch sử sẽ đánh giá. Trong khi đó, những sáng tạo thiên tài của ông vẫn ở cùng chúng ta".
Từ "đứa con được mang thai ngoài ý muốn" đến thiên tài
Ông Steve Jobs sinh ngày 24 tháng Hai năm 1955. Ông bị mẹ là Joanne Simpson cho làm con nuôi do cha bà phản đối mối quan hệ của bà với John Abdulfattah Jandali, người cha mang dòng máu Syria của Jobs.
Cuối cùng, bà Joanne và ông Abdulfattah cũng đã kết hôn với nhau sau khi cha bà qua đời. Họ đã có một con gái và cố tìm cách nhận lại đứa con trai, nhưng không thể được về phương diện pháp lý.
Ông Jobs lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Năm 1976, ông thành lập công ty Apple cùng với Steve Wozniak tại garage để xe của ông. Tờ nhật báo Vatican nhắc lại: "Chỉ trong vòng 10 năm, nó đã trở thành một công ty trị giá 2 tỷ Mỹ kim".
Ngày 24 tháng Giêng, năm 1984, Apple cho ra mắt Macintosh 128K, chiếc máy vi tính cá nhân (personal computer) đầu tiên thành công trên thị trường. Nó được sử dụng Giao diện Người dùng Đồ họa (Graphic User Interface) và một con chuột thay vì các dòng lệnh.
Năm 2001, Jobs cho ra đời iPod, một thiết bị "chiếm trọn con tim và khối óc của hàng ngàn con người". Theo cách đó, con đường đã được mở ra cho những phát kiến về iPhone, iPad và iCloud. Tờ Quan Sát Viên Rôma kết thúc bài viết của mình bằng nhận định: "Tài năng. Tài năng thuần khiết".
Tân Giám đốc của tạp chí Civilta Cattolica, Cha Antonio Spadaro, S.J., cho hay đóng góp vĩ đại nhất của Jobs nằm ở chỗ "trong thực tế công nghệ, đối với ông, là một phần của cuộc sống" và không phải là một cái gì đó "dành riêng cho các chuyên gia" nhưng hơn thế nữa, nó dành cho "đời sống hằng ngày của chúng ta".
Fr. Sparado nhắc lại việc sớm hiểu biết về sức mạnh truyền thông của Đức Giáo Hoàng Piô XI. Ngài cho hay cả ông Jobs và Đức Giáo Hoàng đều hiểu rằng truyền đạt thông tin là giá trị to lớn nhất mà chúng ta sẵn có trong thời đại ngày nay và chúng ta cần đưa nó vào sử dụng.
"Ông ấy đã gom lại khả năng tuyệt vời về cách tân và khả năng tuyệt vời về sáng tạo". Đề cập đến bài phát biểu nổi tiếng trong lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Stanford vào năm 2005, cha Sparado cho hay: "Cuối cùng, thông điệp quan trọng nhất của Steve Jobs là 'Hãy sống khát khao và dại khờ'. Điều đó có nghĩa là phải luôn luôn duy trì khả năng nhìn thấy sự sống trong thời kỳ mới".
Triển vọng này đã được thực hiện cùng với khả năng quan sát vượt qua những giới hạn. "Đó là điều tất cả chúng ta được mời gọi học hỏi".
Đây là cuộc cách mạng của "tập quán, tâm tính và văn hóa. Một cuộc cách mạng vốn là một phần, nhưng không kế thừa, của những lỏng lẻo thập niên 70".
Tờ Quan Sát Viên Rôma cho hay ông Jobs "là một người nhìn xa trông rộng, người đã kết hợp công nghệ và nghệ thuật. Thật sự, ông không phải là một kỹ thuật viên hay một nhà doanh nghiệp. Ông không phải là một nhà thiết kế hoặc một nhà toán học. Ông cũng chẳng phải là người đam mê máy tính hay là nhà quảng cáo điển hình. Vậy ông là người mô phỏng hay là một người đi tiên phong? Lịch sử sẽ đánh giá. Trong khi đó, những sáng tạo thiên tài của ông vẫn ở cùng chúng ta".
Từ "đứa con được mang thai ngoài ý muốn" đến thiên tài
Ông Steve Jobs sinh ngày 24 tháng Hai năm 1955. Ông bị mẹ là Joanne Simpson cho làm con nuôi do cha bà phản đối mối quan hệ của bà với John Abdulfattah Jandali, người cha mang dòng máu Syria của Jobs.
Cuối cùng, bà Joanne và ông Abdulfattah cũng đã kết hôn với nhau sau khi cha bà qua đời. Họ đã có một con gái và cố tìm cách nhận lại đứa con trai, nhưng không thể được về phương diện pháp lý.
Ông Jobs lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Năm 1976, ông thành lập công ty Apple cùng với Steve Wozniak tại garage để xe của ông. Tờ nhật báo Vatican nhắc lại: "Chỉ trong vòng 10 năm, nó đã trở thành một công ty trị giá 2 tỷ Mỹ kim".
Ngày 24 tháng Giêng, năm 1984, Apple cho ra mắt Macintosh 128K, chiếc máy vi tính cá nhân (personal computer) đầu tiên thành công trên thị trường. Nó được sử dụng Giao diện Người dùng Đồ họa (Graphic User Interface) và một con chuột thay vì các dòng lệnh.
Năm 2001, Jobs cho ra đời iPod, một thiết bị "chiếm trọn con tim và khối óc của hàng ngàn con người". Theo cách đó, con đường đã được mở ra cho những phát kiến về iPhone, iPad và iCloud. Tờ Quan Sát Viên Rôma kết thúc bài viết của mình bằng nhận định: "Tài năng. Tài năng thuần khiết".
Tân Giám đốc của tạp chí Civilta Cattolica, Cha Antonio Spadaro, S.J., cho hay đóng góp vĩ đại nhất của Jobs nằm ở chỗ "trong thực tế công nghệ, đối với ông, là một phần của cuộc sống" và không phải là một cái gì đó "dành riêng cho các chuyên gia" nhưng hơn thế nữa, nó dành cho "đời sống hằng ngày của chúng ta".
Fr. Sparado nhắc lại việc sớm hiểu biết về sức mạnh truyền thông của Đức Giáo Hoàng Piô XI. Ngài cho hay cả ông Jobs và Đức Giáo Hoàng đều hiểu rằng truyền đạt thông tin là giá trị to lớn nhất mà chúng ta sẵn có trong thời đại ngày nay và chúng ta cần đưa nó vào sử dụng.
"Ông ấy đã gom lại khả năng tuyệt vời về cách tân và khả năng tuyệt vời về sáng tạo". Đề cập đến bài phát biểu nổi tiếng trong lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Stanford vào năm 2005, cha Sparado cho hay: "Cuối cùng, thông điệp quan trọng nhất của Steve Jobs là 'Hãy sống khát khao và dại khờ'. Điều đó có nghĩa là phải luôn luôn duy trì khả năng nhìn thấy sự sống trong thời kỳ mới".
Triển vọng này đã được thực hiện cùng với khả năng quan sát vượt qua những giới hạn. "Đó là điều tất cả chúng ta được mời gọi học hỏi".