Sự thức tỉnh đòi hỏi phải có một nền hành chính trong sạch và sự lan rộng của những hành động công khai chống hối lộ của quần chúng đã buộc giới lãnh đạo của hai tập đòan tham nhũng lớn nhất trên thế giới phải tỏ ra nhiều cử chỉ nhượng bộ.

Trong những tuần vừa qua, hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc đã bị buộc phải tỏ cho thấy rằng họ phải hạn chế những thối nát đang làm hao mòn xã hội.

Động cơ chính là sự kích thích bởi những thành quả của cuộc cách mạng 'mùa xuân Ả Rập', và sự tự phát rộng rãi của đại chúng công khai đòi hỏi một cơ chế trung thực và minh bạch.

Tại Trung quốc, cuộc đấu tranh chống tham nhũng dài đằng đẵng và bị vây bủa của người dân bỗng tìm ra được một khúc ngoặt vào ngày 23 tháng 7, khi hai tàu hỏa cao tốc đâm vào nhau làm 40 người thiệt mạng. Tai nạn này khai hỏa cho một luồng dư luận mạnh mẽ cho dù đảng Cộng Sản vẫn cố thắt chặt việc kiểm soát, luồng dư luận này trước đây đã được nhen nhúm khi một cựu bộ trưởng đường sắt bị sa thải vì nhận hối lộ một số tiền 'lại quả' $122 triệu.

Nhà nước thừa nhận việc quản lý có "lỗ hổng." Thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa hẹn sẽ thực hiện một cuộc điều tra "đủ mạnh để vượt qua sự phê phán của lịch sử." Tuy nhiên các phương tiện truyền thông vẫn bị bịt miệng không cho loan tin gì thêm.

Hồi năm 2008, tham nhũng đã từng là chương trình nghị sự của Trung Quốc sau khi trận động đất Tứ Xuyên giết chết hàng ngàn trẻ em bị kẹt trong các trường học xây dựng cẩu thả. Rồi sau đó là trường hợp thực phẩm ngộ độc hàng loạt và nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường khác. Nguyên nhân dẫn đến những thảm họa này chính là vì tiếng kêu la ta thán của dân chúng đã bị bỏ ngòai tai.

Vị lãnh đạo tương lai, phó Chủ tịch Tập Cận Bình, đã được chọn một phần vì danh tiếng trong sạch của ông ta. Ông đã từng viết rằng "sự minh bạch là phương tiện chống tham nhũng tốt nhất." Cũng trong tháng trước, khi đảng Cộng sản tổ chức kỷ niệm 90 tuổi, bài diễn văn của chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng mang chủ đề là đảng cần phải nỗ lực "chống" tham nhũng.

Tuy nhiên, phần đông người Trung Hoa bây giờ gia nhập đảng đơn giản là để làm giàu nhờ vào những liên hệ không công bằng. Cho nên Đảng có vẻ lạc lõng trong việc ngăn chặn những thối nát đang sói mòn nền kinh tế của Trung Quốc. Trong một chuyến thăm viếng London gần đây, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố Đảng cần cho phép người dân "giám sát và chỉ trích chính phủ ... để ngăn chặn tham nhũng. " Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo không còn là một gương mặt đủ lớn trong cuộc đấu tranh nội bộ của Đảng nữa.

Hình như Trung hoa vẫn là một con cọp còn ngái ngủ! Chúng ta cần đợi thêm một thời gian nữa.

Tại Ấn Độ, mới hôm thứ Hai, tham nhũng cũng là chủ đề chính trong diễn văn chào mừng Độc lập của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Thế mà vào hôm thứ Ba, ông đã bị dồn vào thế thủ sau khi chính phủ bắt giam một người chống tham nhũng nổi tiếng nhất của Ấn Độ, ông Anna Hazare.

Những nỗ lực chống tham nhũng của ông Hazare - phỏng theo những chiến dịch bất tuân dân sự của Mahatma Gandhi trong công cuộc tranh đấu cho độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Anh - đã thu hút được sự ủng hộ rộng rãi trong quần chúng. Vụ bê bối khỏang $40 tỷ trong ngành viễn thông là một trong nhiều vụ gần đây đã khuấy động nhiểu cuộc biểu tình.

Giai cấp Trung Lưu của Ấn Độ là giai cấp đặc biệt nổi giận trước những hiệu ứng của nạn tham nhũng vào cuộc sống hàng ngày và làm hoen ố danh tiếng của quốc gia, đó là chưa kể đến vấn đề trì trệ kinh tế. Nguồn đầu tư nước ngoài đã giảm đáng kể trong năm qua vì tham nhũng trở thành mối lo ngại hàng đầu.

Việc tuyệt thực hồi tháng Tư của ông Hazare đã thúc đẩy chính phủ phải thiết lập một Siêu Cơ Quan (superagency) được gọi là "Jan Lokpal", nghĩa là người giám hộ của dân, để điều tra tham nhũng. Tuy nhiên, những biện pháp được thông qua tỏ ra quá yếu kém cho nên ông Hazare và hàng ngàn người khác đã tổ chức biểu tình để làm nóng lại chiến dịch của họ.

Cảnh sát lúc ban đầu đã cố gắng hạn chế ông Hazare bằng cách chỉ cho phép biểu tình có ba ngày thôi tại một địa điểm nhỏ. Nhưng ông Hazare vi phạm hạn chế đó và bị bắt vào nhà tù Tihar. Sau khi bị bắt, ông cương quyết không rời khỏi nhà tù cho đến khi các hạn chế về biểu tình được nới lỏng.

Trong một cử chỉ hiếm hoi tỏ lộ tình đoàn kết, đảng BJP và một số đảng đối lập khác đã yêu cầu thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phải đưa ra lời giải thích về việc bắt giữ ông Anna Hazare, họ đe dọa sẽ tạo ra một cơn khủng hỏang chính trị bằng cách phá đám để Quốc hội không có thể hoạt động được nữa.

Sự giam giữ ông Hazare đã làm dấy lên các cuộc biểu tình hàng loạt ở nhiều nơi.

Để tránh hỗn lọan, chính phủ đã phải nhựơng bộ và cho phép ông được biểu tình tuyệt thực 15 ngày.

Rỏ ràng đây là một chiến thắng lớn cho quyền được phản đối một cách ôn hòa.

Vào thứ Năm thì các cuộc biểu tình phản đối và tuần hành đã tiếp tục qua đến ngày thứ 3. Những người từ mọi tầng lớp xã hội, doanh gia, nội trợ, chuyên gia và cả trẻ em, qui tụ tại nhiều địa điểm rải rác. Giới sinh viên đã bỏ học và xuất hiện với một số lượng lớn ở nhiếu thành phố. Đáng ngạc nhiên, nhiều thành phố nhỏ nổi tiếng là hững hờ với chính trị, như là số cử tri đi bầu luôn thấp và thiếu vắng số đòan thể tham gia công cộng, thì nay đã thấy xuất hiện một số lượng biểu tình lớn để hỗ trợ phong trào quần chúng chống tham nhũng này.

Người ta tự hỏi phải chăng sau 'mùa xuân Ả rập' bây giờ là lúc có một 'mùa hè Á Châu' xuất hiện tại Ấn Độ?