Rôma, 8 Tháng Bảy 2011 (Zenit) - Hôm nay, khi mà chỉ còn vài giờ là đến thời khắc độc lập của Nam Sudan, phát ngôn viên Vatican đã công bố rằng: Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gửi một phái đoàn chính thức đến Juba để mang "lời chúc tốt đẹp nhất cho nền hòa bình và thịnh vượng" của Nam Sudan.
Nước này sẽ chính thức độc lập vào nửa khuya ngày hôm nay. Cha Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican lưu ý rằng: nhiều công dân của tân quốc gia này là người Công Giáo.
Phái đoàn của Đức Giáo Hoàng sẽ do Đức Hồng Y John Njue - Tổng Giám Mục Nairobi, kiêm chủ tịch Hội đồng Giám mục Kenya dẫn đầu, và có cả Đức Tổng Giám Mục Leo Boccardi - Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan, và Đức ông Javier Herrera Corona - thư ký của Tòa Sứ Thần Kenya.
Phát ngôn viên Vatican nhắc lại một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti (ngoại trưởng Tòa Thánh) khi ngài tiếp một phái đoàn quốc hội Sudan do ông Ahmed Ibrahim Elthair, Chủ tịch Quốc hội Sudan dẫn đầu vào hôm Thứ Năm. Rằng: "Hòa bình, hòa giải và tôn trọng những quyền phổ quát - đặc biệt là quyền tự do tôn giáo - là những trụ cột cơ bản để kiến tạo nên trạng thái chính trị - xã hội mới của khu vực, và là điều kiện quan trọng để có thể tìm đến một tương lai hy vọng", Cha Lombardi nói.
Cha Lombardi nhấn mạnh về mối "quan hệ ngoại giao ổn định" của Tòa Thánh với Sudan kể từ năm 1972, và đảm bảo sẽ xem xét "bất kỳ lời đề nghị nào từ chính phủ miền Nam Sudan" khi họ đưa ra.
Vị linh mục dòng Tên cũng mời gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho cả hai đất nước: Sudan và Nam Sudan, "để thông qua đối thoại thẳng thắn, hòa bình và mang tính xây dựng, họ có thể tìm ra các giải pháp và sự công bình cho các vấn đề nổi cộm". Ngài nói thêm: "Đồng thời, Tòa Thánh bày tỏ sự hy vọng rằng người dân sẽ được hưởng một cuộc hành trình của tự do, hòa bình và phát triển".
Sudan đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Nam Sudan. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết cho quốc gia láng giềng, đặc biệt là vấn đề dầu mỏ, chủ yếu có ở miền Nam nhưng lại xuất khẩu qua miền bắc, và các vấn đề của những người dân sống ở hai miền cũng như hai khu vực dọc theo biên giới mới.
Nước này sẽ chính thức độc lập vào nửa khuya ngày hôm nay. Cha Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Vatican lưu ý rằng: nhiều công dân của tân quốc gia này là người Công Giáo.
Phái đoàn của Đức Giáo Hoàng sẽ do Đức Hồng Y John Njue - Tổng Giám Mục Nairobi, kiêm chủ tịch Hội đồng Giám mục Kenya dẫn đầu, và có cả Đức Tổng Giám Mục Leo Boccardi - Sứ thần Tòa Thánh tại Sudan, và Đức ông Javier Herrera Corona - thư ký của Tòa Sứ Thần Kenya.
Phát ngôn viên Vatican nhắc lại một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti (ngoại trưởng Tòa Thánh) khi ngài tiếp một phái đoàn quốc hội Sudan do ông Ahmed Ibrahim Elthair, Chủ tịch Quốc hội Sudan dẫn đầu vào hôm Thứ Năm. Rằng: "Hòa bình, hòa giải và tôn trọng những quyền phổ quát - đặc biệt là quyền tự do tôn giáo - là những trụ cột cơ bản để kiến tạo nên trạng thái chính trị - xã hội mới của khu vực, và là điều kiện quan trọng để có thể tìm đến một tương lai hy vọng", Cha Lombardi nói.
Cha Lombardi nhấn mạnh về mối "quan hệ ngoại giao ổn định" của Tòa Thánh với Sudan kể từ năm 1972, và đảm bảo sẽ xem xét "bất kỳ lời đề nghị nào từ chính phủ miền Nam Sudan" khi họ đưa ra.
Vị linh mục dòng Tên cũng mời gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho cả hai đất nước: Sudan và Nam Sudan, "để thông qua đối thoại thẳng thắn, hòa bình và mang tính xây dựng, họ có thể tìm ra các giải pháp và sự công bình cho các vấn đề nổi cộm". Ngài nói thêm: "Đồng thời, Tòa Thánh bày tỏ sự hy vọng rằng người dân sẽ được hưởng một cuộc hành trình của tự do, hòa bình và phát triển".
Sudan đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Nam Sudan. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết cho quốc gia láng giềng, đặc biệt là vấn đề dầu mỏ, chủ yếu có ở miền Nam nhưng lại xuất khẩu qua miền bắc, và các vấn đề của những người dân sống ở hai miền cũng như hai khu vực dọc theo biên giới mới.