Bức tượng "Chúa Kitô của Thái Bình Dương" cao 121 foot (37m) dựng trên một đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Lima của Peru sẽ được khánh thành ngày 29 tháng Sáu, nhân dịp lễ Thánh Pherô và Phaolô.
Bức tượng cao hơn tượng Chúa Kitô ở Swiebodzin, Ba Lan, (36m) vừa được hoàn thành cuối tháng 11 năm ngóai và hiện là tượng cao nhất thế giới.
Tổng thống Alan Garcia của Peru (mới thất cử) cho biết bức tượng là ước mơ của đời mình. Đây sẽ là một bức tượng mô tả chúa Kitô nhìn về Thái Bình Dương, đối lưng với bức tượng Christ the Redeemer (Chúa Kitô cứu chuộc) nổi tiếng của Rio de Janeiro ở Brazil hướng về Đại tây Dương, cách xa nhau bằng một bề ngang đại lục của Châu Mỹ La Tinh.
Ngày khánh thành cũng trùng với lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đức Giáo Hoàng Benedict XVI được thụ phong linh mục cùng với bào huynh là Đức Ông Georg Ratzinger tại nhà thờ chính tòa Freising ở Đức vào ngày 29 tháng 6 năm 1951.
Theo nguồn tin thông tấn xã Andina, Tổng thống Garcia cho biết kinh phí của bức tượng được đóng góp bởi tư nhân, không dùng tiền thuế, và riêng ông đã tặng $36.000 tiền riêng của mình cho dự án.
"Tôi muốn bức tượng ban phước lành và bảo vệ Lima, Peru", Garcia nói.
Bức tượng diễn tả Chúa Kitô đứng với hai cánh tay mở rộng, cùng kiểu giống như tượng ở Rio de Janeiro (và ở Vũng Tàu VN). Bức tượng được đúc tại Brazil và đưa về Peru bằng nhiều mảnh. Dựng trên một trụ cao 49-foot (15m) và chiếu sáng bởi một hệ thống đèn 26-màu, bức tượng sẽ được nhìn thấy từ mọi điểm của thủ đô Peru.
Tuy nhiên, với hiện trạng chính trị nhiều đảng phái lẻ tẻ của Peru, một biến cố tôn giáo như vậy cũng không khỏi bị xoi bói và gây cảnh cãi vã ồn ào.
Ngày khánh thành chắc chắn sẽ vắng mặt bà thị trưởng Lima, một chính trị gia có tham vọng Tổng Thống.
Bà Susana Lima Villaran, chính trị gia trung tả, từng là ứng viên Tổng Thống và là người phụ nữ đầu tiên đắc cử thị trưởng Lima, nói rằng Tổng thống Peru Alan Garcia đã không hỏi ý kiến của bà trước khi thông báo ý định của mình.
Bà chỉ trích bức tượng thiếu sự độc đáo, vì nó giống với tượng của Rio de Janeiro và yêu cầu dời bức tượng qua một vị trí khác, chẳng hạn như dọc theo còn đường Interoceánica, là biểu tượng của sự hội nhập giữa Peru và Brazil, để duy trì cảnh quan của khu lịch sử Moro Solar gồm có núi và bãi biển.
Nhưng chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng là bà Rosario Fernández thì cho biết công trình đã nhận được mọi giấy phép cần thiết. "Theo quy định pháp luật, thẩm quyền của vị trí này thuộc về thành phố Chorrillos. Tôi tôn trọng ý kiến của bà thị trưởng, nhưng bà ấy không có thẩm quyền ở đây", bà nói.
Dân biểu Luis Posada Gonzales của đảng Aprista, cùng phe với Tổng Thống, thì góp ý rằng "thị trưởng thành phố nên hỗ trợ dự án đó vì nó không dùng chi phí và nhân lực của nhà nước và đã có sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và của thành phố Chorrillos."
Ông hy vọng công trình sẽ "nâng cao danh tiếng của thành phố và sẽ trở thành một điểm thu hút du lịch cho Lima."
Ông kết luận "Tượng Chúa Kitô là một thông điệp của đoàn kết, hòa bình và huynh đệ cho tất cả mọi người Peru. Chúng ta không nên đưa chính trị hoặc tạo hiểu lầm vào đây."
Bức tượng cao hơn tượng Chúa Kitô ở Swiebodzin, Ba Lan, (36m) vừa được hoàn thành cuối tháng 11 năm ngóai và hiện là tượng cao nhất thế giới.
Tổng thống Alan Garcia của Peru (mới thất cử) cho biết bức tượng là ước mơ của đời mình. Đây sẽ là một bức tượng mô tả chúa Kitô nhìn về Thái Bình Dương, đối lưng với bức tượng Christ the Redeemer (Chúa Kitô cứu chuộc) nổi tiếng của Rio de Janeiro ở Brazil hướng về Đại tây Dương, cách xa nhau bằng một bề ngang đại lục của Châu Mỹ La Tinh.
Ngày khánh thành cũng trùng với lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đức Giáo Hoàng Benedict XVI được thụ phong linh mục cùng với bào huynh là Đức Ông Georg Ratzinger tại nhà thờ chính tòa Freising ở Đức vào ngày 29 tháng 6 năm 1951.
Theo nguồn tin thông tấn xã Andina, Tổng thống Garcia cho biết kinh phí của bức tượng được đóng góp bởi tư nhân, không dùng tiền thuế, và riêng ông đã tặng $36.000 tiền riêng của mình cho dự án.
"Tôi muốn bức tượng ban phước lành và bảo vệ Lima, Peru", Garcia nói.
Bức tượng diễn tả Chúa Kitô đứng với hai cánh tay mở rộng, cùng kiểu giống như tượng ở Rio de Janeiro (và ở Vũng Tàu VN). Bức tượng được đúc tại Brazil và đưa về Peru bằng nhiều mảnh. Dựng trên một trụ cao 49-foot (15m) và chiếu sáng bởi một hệ thống đèn 26-màu, bức tượng sẽ được nhìn thấy từ mọi điểm của thủ đô Peru.
Tuy nhiên, với hiện trạng chính trị nhiều đảng phái lẻ tẻ của Peru, một biến cố tôn giáo như vậy cũng không khỏi bị xoi bói và gây cảnh cãi vã ồn ào.
Ngày khánh thành chắc chắn sẽ vắng mặt bà thị trưởng Lima, một chính trị gia có tham vọng Tổng Thống.
Bà Susana Lima Villaran, chính trị gia trung tả, từng là ứng viên Tổng Thống và là người phụ nữ đầu tiên đắc cử thị trưởng Lima, nói rằng Tổng thống Peru Alan Garcia đã không hỏi ý kiến của bà trước khi thông báo ý định của mình.
Bà chỉ trích bức tượng thiếu sự độc đáo, vì nó giống với tượng của Rio de Janeiro và yêu cầu dời bức tượng qua một vị trí khác, chẳng hạn như dọc theo còn đường Interoceánica, là biểu tượng của sự hội nhập giữa Peru và Brazil, để duy trì cảnh quan của khu lịch sử Moro Solar gồm có núi và bãi biển.
Nhưng chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng là bà Rosario Fernández thì cho biết công trình đã nhận được mọi giấy phép cần thiết. "Theo quy định pháp luật, thẩm quyền của vị trí này thuộc về thành phố Chorrillos. Tôi tôn trọng ý kiến của bà thị trưởng, nhưng bà ấy không có thẩm quyền ở đây", bà nói.
Dân biểu Luis Posada Gonzales của đảng Aprista, cùng phe với Tổng Thống, thì góp ý rằng "thị trưởng thành phố nên hỗ trợ dự án đó vì nó không dùng chi phí và nhân lực của nhà nước và đã có sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và của thành phố Chorrillos."
Ông hy vọng công trình sẽ "nâng cao danh tiếng của thành phố và sẽ trở thành một điểm thu hút du lịch cho Lima."
Ông kết luận "Tượng Chúa Kitô là một thông điệp của đoàn kết, hòa bình và huynh đệ cho tất cả mọi người Peru. Chúng ta không nên đưa chính trị hoặc tạo hiểu lầm vào đây."