Pierre Le Guennec sống ở Nam nước Pháp. Đối với hầu hết mọi người, ông chỉ là một lão già đã từng làm thợ điện. Ông mắc điện cho nhà của họ. Nhưng bây giờ ông là người với một số lượng lớn những tác phẩm nghệ thuật của Picaso. Ông có cả thảy 271 bức tranh! Những tác phẩm nghệ thuật này trước đây chưa bao giờ được nhìn thấy!

Pierre tuyên bố rằng bốn mươi năm cách đây ông đã làm việc tại nhà của họa sỹ này. Ông nói Picaso đã cho ông nghệ thuật này như một món quà . Picaso không còn sống. Nhưng gia đình ông không tin cau chuyện của Pierre. Họ cáo buộc Pierre sở hữu nghệ thuật này bất hợp pháp. Nghệ thuật cua Picaso trị giá nhiều tiền. Những chuyên gia nói rằng bộ sưu tập không biết đến này trị giá có thể đến 80 triệu Mỹ kim.

Picaso sinh ra ở Mágala, Tây Ban Nha. Cha mẹ ông đã phai chọn những cái tên dài. Bởi ví tên đầy đủ của ông là:

Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno de los Remedios Cipriano de la Santisima Trinidad Clito Ruiz y Picaso.

Không lấy gì làm ngạc nhiên khi mọi người ngày nay dùng phiên bản ngắn: Pablo Picaso!

Picaso trở nên đam mê nghệ thuật khi ông còn rất trẻ. Người thầy nghệ thuật đầu tiên của ông là cha ông. Cha ông là một họa sỹ - và là giáo viên ở một trường nghệ thuật địa phương. Không bao lâu điều đó đó hiển nhiên rằng Picaso là một họa sỹ tài năng. Khi Picaso vào khoảng mười ba tuổi, Cha ông ngừng vẽ. Ông ngừng sự nghiệp hội họa của mình bởi ông tin rằng cong trai mình sẽ trở nên một họa sỹ tài ba.

Picaso bắt đầu trưng bày những họa phẩm của ông trước công chúng vào năm 1894, khi ông mới mười ba tuổi. Ba năm sau, ông đã trưng bày một bức họa tại Phòng Trưng bày Mỹ thuật Quốc gia (National Exhibition of Fine Art) ở Madrid, Tây Ban Nha. Bức hõa này có tên là “Science and Charity.” (Khoa học và Lòng Bác ái) Đó là bức họa về một vị bác sỹ. Trong lúc bức họa này đang được trưng bày, nó đã được tưởng thưởng một “tuyên dương danh dự” – một loại phần thưởng.

Cha và chú của Picaso đã thấy được tài năng của picaso dành cho hội họa. Vì những quà tặng và những kỹ năng họ đã giúp Picaso theo học tại một trường cao đẳng nghệ thuật – Royal Academy of San Fernando, ở Madrid. Tuy nhiên Picaso không thích việc giảng dạy ở ngôi trường này. Ông đã bỏ và dời tới Ba Lê. Ở đó ông tiếp tục học bằng cách sao chép những phương pháp của những họa sy tiền bối. Ông cũng đã kết bạn với những họa sỹ khác ở Ba Lê. Những nhà sưu tầm nghệ thuật ở Pháp và Hoa Kỳ bắt đầu mua những tác phẩm nghệ thuật của ông. Sau năm 1900, Picaso đã ành nhiều thời gian ở Pháp.

Picaso không chỉ là một họa sỹ. Picaso đã thử nghiệm về những loại hình nghệ thuật khác như phác họa và điêu khắc. Nhưng hầu hết những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của ông vẫn là những bức tranh vẽ. Đối với Picaso, nghệ thuật đúng đắn còn thể hiện một điều gì đó khác nữa. Nghệ thuật không chỉ đơn thuần nói lên chân lý. Nhưng Picaso tin rằng thông qua nghệ thuật người ta có thể thấy và thấu hiểu được chân lý.

Nghệ thuật của Picaso khác với nghệ thuật của các họa sỹ khác cùng thời. Picaso đã thử nghiêm với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Hiện nay các chuyên viên xem xét kỹ lưỡng nghệ thuật và những nhóm tranh vẽ của ông trong những giai đoạn khác nhau của đời ông. Đó là giai đoạn Hiện Đại của ông, giai đoạn Xanh của ông, giai đoạn Hồng của ông, giai đoạn Ảnh hưởng Phi châu, trường phái lập thể, trường phái cổ điển, trường phái siêu thực của ông.

Trong giai đoạn đầu, đối tượng nghệ thuật của Picaso trông hoàn toàn giống như chúng vẽ một bức tranh trong đời sống thực tế. Người trông giống như người. Trong Giai đoạn Xanh, Picaso hầu hết vẽ nhưng bức tranh của ông bằng màu xanh. Ông đã dùng màu xanh đậm, xanh nhạt, và pha trộn những màu khác với màu xanh. Nhưng nó hầu hết đều là màu xanh. Và đa số trong những bức tranh này đã biểu hiện những con người u buồn hoặc đau đớn. Trong Giai đoạn Hồng, Picaso đã sáng tạo nghệ thuật trông nồng nàn và hạnh phúc. Ông đã dùng những màu như màu cam và màu hồng. Đề tài trong nhưng bức họa của ông xuất hiện niềm hân hoan hay thân mật.

Trong một thời gian ngắn, Picaso chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Phi châu. Nhưng sau đó Picaso thử nghiệm với những hình dáng, Trong giai đoạn này, Picaso đã vẽ những đối tượng phổ biến bằng những phương thức mà làm cho chúng khó nhận ra. Nó giống như ông đập vỡ một vật thể thành từng mảnh và xếp nó lại với nhau bằng một phương thức mới. Ông đã vẽ nhiều bức họa này bằng những màu nâu. Đây là giai đoạn Lập Thể của ông.

Cuối cùng, Picaso bắt đầu quay lại với thể loại truyền thống tranh vẽ nhiều hơn, Nhưng đề tài về những bức họa của ông trông giống hơn chúng vẽ nên bức tranh trong đời sống thực tế - và ông dùng nhiều màu sắc. Đây là giai đoạn thuộc trường phái cổ điển của ông. Điều này đã đưa ông vào giai đoạn của trường phái siêu thực. Những bức tranh siêu thực đa thể hiện những đối tượng bằng những phương thức dường như vượt ra khỏi hình dáng – vì chúng lôi cuốn tâm trí của con người khi nhìn vào chúng..

Picaso mất vào năm 1973. Trong lúc sinh thời, không một ai thích công trình của ông. Một số người đã không hiểu nó. Những thử nghiệm của Picaso cũng thường dẫn những họa sỹ khác tới thử nghiệm như thế. Bằng phương thức này, công trình của ông đã ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nghệ thuật cộng đồng.

Picaso luôn đặt tên của mình trên những tác phẩm nghệ thuật, Tuy nhiên ông luôn không ký tên mình ở một cùng một vị trí. Nên có những lần khi người ta mang những bức tranh đến ông để hỏi bất cứ khi nào một điều gì đó mà ông đã tạo ra. Một họa sỹ có tên là Brassai [bras-seye] đã viết một cuốn sách có tên là “Conversation with Picaso”. Trong cuốn sách của mình ông đã kể về cách mà Picaso đã phản ứng với một phụ nữ đã đến gặp ông. Bà ta muốn ông ký tên vào bức tranh để mọi người biết nó là bức tranh thực sự được vẽ bởi Picaso. Picaso đã bảo bà ta:

“Người ta luôn luôn yêu cầu tôi ký tên vào những bức tranh cũ. Đó là điều vô lý! Bằng cách này hay bằng cách khác, tôi đã luôn làm dấu những bức tranh của tôi rồi. Nhưng đã có những lần lúc tôi đặt chứ ký của tôi phía sau bức họa. Tất cả những tác phẩm của tôi từ giai đọan lập thể cho đến năm 1914, đã đề tên tôi và ngày tháng ờ đằng sau bức tranh. Tôi biết một người nào đó đã loan truyền câu chuyện này ở Céret, nhà họa sỹ Braque và tôi quyết định không ký vào những bức họa của chúng tôi nữa. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện! Chúng tôi không muốn ký vào nhưng bức tranh tự nó. Chúng tôi đã can thiệp bức tranh này. Vì lý do này hoặc lý do khác, đôi khi tôi đánh dấu những bức tranh của tôi trên phía sau. Nếu bà không nhìn thấy chữ ký và ngày tháng của tôi, bởi vì nó đã bị khung bao quanh che khuất.”

Picaso đã yêu nghệ thuật của mình. Ông luôn sáng tạo những bức tranh nghệ thuật mới. Giờ đây nghệ thuật của ông có giá trị to lớn. Khi người ta thấy những bức tranh mới trong giống như nghệ thuật khác của Picaso., những chuyên gia nghệ thuật phải quyết định nếu khám phá mới đúng hay không. Những chuyên viên nghệ thuật nghiên cứu những tác phẩm nghệ thuật được biết đến là của Picaso. Họ nhìn vào những phương pháp của ông. Họ biết ông đã ký vào tác phẩm của ông như thế nào. Họ cũng nghiên cứu màu sắc và những yếu tố khác về nghệ thuật. Đây là những điều mà những chuyên gia nghệ thuật so sánh giữa những tác phẩm nghệ thuật cũ và mới. Rồi họ có thể đi đến quyết định nếu tác phẩm nghệ thuật mới có phải là một tác phẩm thực sự của họa sỹ nổi tiếng thế giới Pablo Picaso hay không.