Chúa Nhật Thứ 7 Mùa Thường Niên, Năm A
Hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục kiện toàn một khoản luật nữa của Cựu Ước, đó là luật của sự “ăn miếng trả miếng”. Trong bài ca man rợ mà nhân vật La-méc đã hát có câu: Cain được báo thù gấp bảy (1 trả 7 lần) thì La-méc được báo thù gấp 77 (1 trả 77 lần). Đến thời của Môisê, đã có một sự tiến bộ hơn: 1 trả 1, tức là luật “ăn miếng trả miếng”, hay là luật “răng đền răng, mắt đền mắt”. Đây là giới hạn lẽ công bằng theo nghĩa chặt.
Vậy Chúa Giêsu kiện toàn theo nghĩa nào ? Luật mới của Chúa Giêsu đó là gì ? Luật mới của Chúa Giêsu đó là luật của tình yêu hoàn thiện, khi khoan dung với kẻ ác. Cụ thể là khoan dung với kẻ xúc phạm danh dự và phẩm giá của mình: “Ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5,39). Khoan dung với kẻ trấn lột, tước đoạt những thứ mình sở hữu: “Ai kiện lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy luôn cả áo ngoài” (Mt 5,40). Khoan dung với kẻ hành hạ bóc lột sức lực của mình: “Nếu có ai bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với nó hai dặm” (Mt 5,41).
Nhưng tại sao lại phải khoan dung với kẻ ác ? Phải chăng là Chúa Giêsu muốn cỗ võ thái độ nhu nhược và cam chịu cách thụ động ? Hay Ngài muốn khuyến lệ sự bất công khi dung dưỡng cái ác ? Thực ra khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ Ngài phải có thái độ khoan dung như thế là có lý do của mình:
Thứ nhất là nhằm ngăn chặn vòng xoáy của sự ác, sự leo thang của bạo lực theo nghĩa “lấy oán báo oán, oán càng chồng chất”. Thứ hai là nhằm chinh phục và cảm hoá kẻ ác vốn cũng là con người, vì sự bao dung tha thứ có khả năng biến thù thành bạn, như Chúa Giêsu đã nói: “Như vậy là các con đã được lợi một người anh em”. Thứ ba là để có được một tâm hồn bình an, thanh thản của con cái Thiên Chúa. Và thứ bốn là để trở nên giống như Cha trên trời là Đấng nhân từ, bao dung và khoan thứ.
Kính thưa….! Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn trả đũa, và khi trả đũa thì thường muốn trả nặng hơn mức người ta gây cho mình: “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Hòn chì chắc chắn là cứng hơn và nặng hơn hòn đất rồi. Chẳng thế mà khi chứng kiến đội chủ nhà Áo (tại Eurô 2008) được trọng tài cho hưởng quả phạt đền ở phút cuốn trận đấu, đẩy đội Ba Lan vào tình thế chắc chắn xếp vali về nước, Tổng thống Ba Lan đã thốt lên rằng: “Tôi chỉ muốn giết ngay viên trọng tài đó”.
Còn Chúa Giêsu, Ngài muốn các môn đệ của Ngài xưa cũng như nay phải sẵn sàng dập tắt ngay nơi bản thân mầm mống của bạo động: “Đừng chống cự người ác” (Mt 5,39). Ngài nhấn mạnh đến tinh thần mà người môn đệ phải có, đó là tinh thần tha thứ, tha thứ cho những xúc phạm của anh em đối với mình, như Chúa đã nêu gương từ trên Thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” Lc 23,34). Như vậy bao dung tha thứ không phải là thái độ của kẻ yếu, mà ngược lại đó là thái độ của kẻ mạnh, kẻ mạnh về tình yêu thương. Vì chỉ người nào có một tình yêu thương rất mạnh mới có khả năng chế ngự được khuynh hướng trả đũa vốn nằm sẵn trong lòng mình.
Phần chúng ta, chúng ta thường xử sự với anh em mình theo luật nào ? Luật của sự “ăn miếng trả miếng” hay luật tình yêu bao dung mà Đức Kitô đã dạy ?
Nếu chúng ta muốn trở nên môn đệ chân chính của Chúa Giêsu thì chúng ta không thể sống khác hơn những gì mà Chúa Giêsu đã sống, đó là bao dung tha thứ luôn luôn. Amen.
Hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục kiện toàn một khoản luật nữa của Cựu Ước, đó là luật của sự “ăn miếng trả miếng”. Trong bài ca man rợ mà nhân vật La-méc đã hát có câu: Cain được báo thù gấp bảy (1 trả 7 lần) thì La-méc được báo thù gấp 77 (1 trả 77 lần). Đến thời của Môisê, đã có một sự tiến bộ hơn: 1 trả 1, tức là luật “ăn miếng trả miếng”, hay là luật “răng đền răng, mắt đền mắt”. Đây là giới hạn lẽ công bằng theo nghĩa chặt.
Vậy Chúa Giêsu kiện toàn theo nghĩa nào ? Luật mới của Chúa Giêsu đó là gì ? Luật mới của Chúa Giêsu đó là luật của tình yêu hoàn thiện, khi khoan dung với kẻ ác. Cụ thể là khoan dung với kẻ xúc phạm danh dự và phẩm giá của mình: “Ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5,39). Khoan dung với kẻ trấn lột, tước đoạt những thứ mình sở hữu: “Ai kiện lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy luôn cả áo ngoài” (Mt 5,40). Khoan dung với kẻ hành hạ bóc lột sức lực của mình: “Nếu có ai bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với nó hai dặm” (Mt 5,41).
Nhưng tại sao lại phải khoan dung với kẻ ác ? Phải chăng là Chúa Giêsu muốn cỗ võ thái độ nhu nhược và cam chịu cách thụ động ? Hay Ngài muốn khuyến lệ sự bất công khi dung dưỡng cái ác ? Thực ra khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ Ngài phải có thái độ khoan dung như thế là có lý do của mình:
Thứ nhất là nhằm ngăn chặn vòng xoáy của sự ác, sự leo thang của bạo lực theo nghĩa “lấy oán báo oán, oán càng chồng chất”. Thứ hai là nhằm chinh phục và cảm hoá kẻ ác vốn cũng là con người, vì sự bao dung tha thứ có khả năng biến thù thành bạn, như Chúa Giêsu đã nói: “Như vậy là các con đã được lợi một người anh em”. Thứ ba là để có được một tâm hồn bình an, thanh thản của con cái Thiên Chúa. Và thứ bốn là để trở nên giống như Cha trên trời là Đấng nhân từ, bao dung và khoan thứ.
Kính thưa….! Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn trả đũa, và khi trả đũa thì thường muốn trả nặng hơn mức người ta gây cho mình: “Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Hòn chì chắc chắn là cứng hơn và nặng hơn hòn đất rồi. Chẳng thế mà khi chứng kiến đội chủ nhà Áo (tại Eurô 2008) được trọng tài cho hưởng quả phạt đền ở phút cuốn trận đấu, đẩy đội Ba Lan vào tình thế chắc chắn xếp vali về nước, Tổng thống Ba Lan đã thốt lên rằng: “Tôi chỉ muốn giết ngay viên trọng tài đó”.
Còn Chúa Giêsu, Ngài muốn các môn đệ của Ngài xưa cũng như nay phải sẵn sàng dập tắt ngay nơi bản thân mầm mống của bạo động: “Đừng chống cự người ác” (Mt 5,39). Ngài nhấn mạnh đến tinh thần mà người môn đệ phải có, đó là tinh thần tha thứ, tha thứ cho những xúc phạm của anh em đối với mình, như Chúa đã nêu gương từ trên Thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” Lc 23,34). Như vậy bao dung tha thứ không phải là thái độ của kẻ yếu, mà ngược lại đó là thái độ của kẻ mạnh, kẻ mạnh về tình yêu thương. Vì chỉ người nào có một tình yêu thương rất mạnh mới có khả năng chế ngự được khuynh hướng trả đũa vốn nằm sẵn trong lòng mình.
Phần chúng ta, chúng ta thường xử sự với anh em mình theo luật nào ? Luật của sự “ăn miếng trả miếng” hay luật tình yêu bao dung mà Đức Kitô đã dạy ?
Nếu chúng ta muốn trở nên môn đệ chân chính của Chúa Giêsu thì chúng ta không thể sống khác hơn những gì mà Chúa Giêsu đã sống, đó là bao dung tha thứ luôn luôn. Amen.