VATICAN.- Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7-2-2011, dành cho các tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ giáo dục Công Giáo, ĐTC Biển Đức 16 đề cao giáo dục như một hoạt động bác ái, và ngài cũng kêu các chủng sinh đào sâu đời sống nội tâm và đời sống cộng đồng, thận trọng trong việc sử dụng Internet.
60 HY, GM và các cố vấn của Bộ Giáo Dục Công Giáo đang nhóm đại hội tại Roma từ ngày 7 đến ngày 9-2-2011 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Zenon Grocholewski người Ba Lan, về vấn đề giáo dục và huấn luyện, cũng như nghiên cứu dự thảo văn kiện về Internet và việc đào tạo trong các chủng viện.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhận xét rằng: ”Việc giáo dục và huấn luyện ngày nay là một trong những thách đố cấp thiết nhất mà Giáo Hội và các tổ chức của Giáo Hội được kêu gọi đương đầu. Công trình giáo dục dường như ngày càng trở thành cam go hơn, vì trong một nền văn hóa quá nhiều khi coi của chủ thuyết duy tương đối như ”kinh tin kính của mình”, người ta thiếu ánh sáng chân lý, và thậm chí việc nói về chân lý cũng bị coi là một điều nguy hiểm, do đó người ta nuôi dưỡng sự nghi ngờ về các giá trị căn bản của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn”. Trong bối cảnh đó, ĐTC đề cao việc giáo dục như một hoạt động tình thương, thực thi ”đức bác ái trí thức”, vốn đòi phải có tinh thần trách nhiệm, lòng tận tụy và cuộc sống phù hợp với những gì mình tin và giảng dạy”.
Bộ giáo dục Công Giáo cũng là cơ quan đặc trách về các chủng viện. Về lãnh vực này, ĐTC nói: ”Nhiều lần tôi đã nhấn mạnh rằng chủng viện là một giai đoạn quí giá trong cuộc sống, qua đó ứng sinh linh mục cảm nghiệm cuộc sống làm ”môn đệ Chúa Giêsu”. Vì thế, trong thời kỳ dành cho việc đào tạo, cần phải có một sự tách biệt, một thứ ”sa mạc” vì Chúa nói với tâm hồn bằng một tiếng nói mà ta chỉ nghe thấy được nếu có sự thinh lặng (Xc 1 Vua,19,12); nhưng chủng viện cũng là thời kỳ đòi phải có sự sẵn sàng sống chung, yêu mến ”đời sống gia đình” và chiều kích cộng đoàn là những điều báo trước ”tình huynh đệ bí tích” mà mỗi linh mục giáo phận phải có (Xc PO 8).
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC đề cập đến dự thảo văn kiện về Internet và việc đào tạo trong chủng viện và nhắc nhở rằng: ”Với sự phân định cần thiết để sử dụng một cách khôn ngoan và thận trọng, Internet là một dụng cụ có thể phục vụ không những cho việc học hành nghiên cứu, nhưng cả cho hoạt động mục vụ của các linh mục tương lai trong các lãnh vực khác nhau của Giáo Hội, như truyền giảng Tin Mừng, hoạt động truyền giáo, huấn giáo, các dự án giáo dục, quản trị các tổ chức. Cả trong lãnh vực này, một điều rất quan trọng là làm sao có thể cậy dựa vào các nhà huấn luyện được chuẩn bị thích hợp để trở thành những nhà đào tạo trung thành và luôn được cập nhật, để có thể tháp tùng các ứng sinh linh mục về việc sử dụng đúng đắn và tích cực về các phương tiện tin học”.
ĐTC cũng nhắc đến hoạt động của Bộ giáo dục Công Giáo đang duyệt lại những gì được qui định trong Tông Hiến ”Sapienza christiana”, Sự khôn ngoan Kitô giáo, về các môn thánh khoa, về giáo luật, các Học viện cao đẳng và khoa học tôn giáo, và triết học. Một lãnh vực được đặc biệt suy tư là thần học. ĐTC nhấn mạnh rằng:
”Điều quan trọng là làm sao để mối liên hệ giữa thần học và việc học Kinh Thánh ngày càng vững chắc, để Kinh Thánh thưc sự là linh hồn và là con tim của Thần Học (Verbum Domini, 31). Nhưng nhà thần học không được quên mình là người nói với Thiên Chúa. Vì thế, điều tối quan trọng là luôn liên kết thần học với kinh nguyện bản thân và cộng đoàn, nhất là phụng vụ. Thần học là ”khoa học về đức tin” (scientia fidei) và kinh nguyện nuôi dưỡng đức tin. Trong sự kết hiệp với Thiên Chúa, có thể nói mầu nhiệm được chúng ta nếm hưởng, trở nên gần gũi hơn, và sự gần gũi này là ánh sáng cho trí tuệ”. (SD 7-2-2011)
60 HY, GM và các cố vấn của Bộ Giáo Dục Công Giáo đang nhóm đại hội tại Roma từ ngày 7 đến ngày 9-2-2011 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Zenon Grocholewski người Ba Lan, về vấn đề giáo dục và huấn luyện, cũng như nghiên cứu dự thảo văn kiện về Internet và việc đào tạo trong các chủng viện.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhận xét rằng: ”Việc giáo dục và huấn luyện ngày nay là một trong những thách đố cấp thiết nhất mà Giáo Hội và các tổ chức của Giáo Hội được kêu gọi đương đầu. Công trình giáo dục dường như ngày càng trở thành cam go hơn, vì trong một nền văn hóa quá nhiều khi coi của chủ thuyết duy tương đối như ”kinh tin kính của mình”, người ta thiếu ánh sáng chân lý, và thậm chí việc nói về chân lý cũng bị coi là một điều nguy hiểm, do đó người ta nuôi dưỡng sự nghi ngờ về các giá trị căn bản của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn”. Trong bối cảnh đó, ĐTC đề cao việc giáo dục như một hoạt động tình thương, thực thi ”đức bác ái trí thức”, vốn đòi phải có tinh thần trách nhiệm, lòng tận tụy và cuộc sống phù hợp với những gì mình tin và giảng dạy”.
Bộ giáo dục Công Giáo cũng là cơ quan đặc trách về các chủng viện. Về lãnh vực này, ĐTC nói: ”Nhiều lần tôi đã nhấn mạnh rằng chủng viện là một giai đoạn quí giá trong cuộc sống, qua đó ứng sinh linh mục cảm nghiệm cuộc sống làm ”môn đệ Chúa Giêsu”. Vì thế, trong thời kỳ dành cho việc đào tạo, cần phải có một sự tách biệt, một thứ ”sa mạc” vì Chúa nói với tâm hồn bằng một tiếng nói mà ta chỉ nghe thấy được nếu có sự thinh lặng (Xc 1 Vua,19,12); nhưng chủng viện cũng là thời kỳ đòi phải có sự sẵn sàng sống chung, yêu mến ”đời sống gia đình” và chiều kích cộng đoàn là những điều báo trước ”tình huynh đệ bí tích” mà mỗi linh mục giáo phận phải có (Xc PO 8).
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC đề cập đến dự thảo văn kiện về Internet và việc đào tạo trong chủng viện và nhắc nhở rằng: ”Với sự phân định cần thiết để sử dụng một cách khôn ngoan và thận trọng, Internet là một dụng cụ có thể phục vụ không những cho việc học hành nghiên cứu, nhưng cả cho hoạt động mục vụ của các linh mục tương lai trong các lãnh vực khác nhau của Giáo Hội, như truyền giảng Tin Mừng, hoạt động truyền giáo, huấn giáo, các dự án giáo dục, quản trị các tổ chức. Cả trong lãnh vực này, một điều rất quan trọng là làm sao có thể cậy dựa vào các nhà huấn luyện được chuẩn bị thích hợp để trở thành những nhà đào tạo trung thành và luôn được cập nhật, để có thể tháp tùng các ứng sinh linh mục về việc sử dụng đúng đắn và tích cực về các phương tiện tin học”.
ĐTC cũng nhắc đến hoạt động của Bộ giáo dục Công Giáo đang duyệt lại những gì được qui định trong Tông Hiến ”Sapienza christiana”, Sự khôn ngoan Kitô giáo, về các môn thánh khoa, về giáo luật, các Học viện cao đẳng và khoa học tôn giáo, và triết học. Một lãnh vực được đặc biệt suy tư là thần học. ĐTC nhấn mạnh rằng:
”Điều quan trọng là làm sao để mối liên hệ giữa thần học và việc học Kinh Thánh ngày càng vững chắc, để Kinh Thánh thưc sự là linh hồn và là con tim của Thần Học (Verbum Domini, 31). Nhưng nhà thần học không được quên mình là người nói với Thiên Chúa. Vì thế, điều tối quan trọng là luôn liên kết thần học với kinh nguyện bản thân và cộng đoàn, nhất là phụng vụ. Thần học là ”khoa học về đức tin” (scientia fidei) và kinh nguyện nuôi dưỡng đức tin. Trong sự kết hiệp với Thiên Chúa, có thể nói mầu nhiệm được chúng ta nếm hưởng, trở nên gần gũi hơn, và sự gần gũi này là ánh sáng cho trí tuệ”. (SD 7-2-2011)