Suy niệm lễ Thánh Phaolo Trở lại
Từ biến cố trên đường đi Damas
Ca đoàn đang ôn hát cho Lễ Thánh Phao lô tông đồ trở lại 25-01:
“Thánh Ý Chúa, thật nhiệm mầu thay. Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu thay, Một ngày nào Sao lê hung hổ như sói, mà bây giờ, Phaolo, ngoan ngoãn như chiên. Xin thương những con người thế kỷ hôm nay, đang mong chờ một luồng sáng mới. Luồng sáng ấy chiếu trên những người từng bắt bớ Ngài. từng bỏ tù Ngài, Chúa ơi. Những con người chưa tin nơi Ngài, từng xóa tên Ngài, Ngài ơi hãy chiếu luồng sáng mới, luồng sáng của Tình Yêu nồng cháy”, lòng tôi rộn lên những suy tư:
Ngày 25-01, Lễ Thánh Phao lô tông đồ trở lại hay đúng hơn là lễ kỷ niệm việc Chúa kêu gọi Ông Sao lê trở lại làm tông đồ cho Chúa.
Saolê là một phần tử hăng say trong nhóm biệt phái, đã từng tham dự cuộc ném đá Stephano, và đang trên đường bách hại những người tin Chúa Ki tô. Có thể nghĩ rằng Sao lê đáng bị các tín hữu Chúa Ki tô lên án hơn là được Chúa kêu gọi trở lại, vì Sao lê tiếp tay vào việc tiếp tục đóng đinh Chúa Ki tô, cản trở việc mở rộng Tin Mừng, hành hình những tín hữu tiên khởi….
Thế mà biến cố trở lại của con người ấy, Sao lê, lại được Giáo Hội trân trọng nâng lên bậc lễ kính. Thiết tưởng Giáo Hội muốn đề cao một ơn gọi đặc biệt, và tôn vinh quyền năng vô biên của Chúa: “Chúa có thể làm cho loài sỏi đá, trở thành con cái thánh Abraham”, “Với Thiên Chúa, không gì không có thể” (Lc 1, 37). Và quả thật, Ngài đã biến Sao lê đầy lòng nhiệt thành hăng say cho ngụy tưởng, thành một Phao lô trọn nghĩa tín trung cho Chân Lý.
Nhưng thiết nghĩ, việc mời gọi Sao lê trở lại để Chúa dùng Thánh Phao lô cho chương trình Loan Báo Tin Mừng của Ngài, không chỉ hoàn toàn là việc của Thiên Chúa, mà còn có sự đóng góp của chính con người Phao lô: Đó là cuộc sống công chính của Ngài. Khi chưa nhận được ánh sáng thần linh chiếu soi, Ngài vẫn một mực trung thành với Giáo Lý Truyền Thống của Đạo Do Thái. Biến cố trên đường đi Damas là cuộc trùng phùng của Trời và Đất: phút tương phùng của lòng nhân ái, tín trung; giờ giao duyên của nền hòa bình công lý. Lòng thành lớn lên từ đất thấp, công bình của trời cao ngó xuống tận dương gian ( Tv 84, 11-12)
Vì người có đời sống công chính, có lòng khát khao chân lý là người mà thánh kinh gọi là “được nghĩa cùng Chúa”, luôn được Chúa sắp xếp vào chương trình của Chúa; như các tiên tri, như Abraham-nhận lệnh bỏ xứ lên đường (stk 12,1), như Giuse -bị bán sang Ai cập (stk 39,1-6), như Maria-nhận cưu mang Đấng Cứu Thế (Lc 1,38)…và cả mỗi người chúng ta nữa.
Thật là một vinh dự được cộng tác vào công cuộc cứu thế của Chúa, để cứu chính mình và cứu nhân loại. Mỗi biến cố trên đời đều ẩn chứa một Thánh Ý Thiên Chúa mà điều quan trọng là khám phá cho được Thánh Ý siêu phàm ấy. Sao lê, với lòng chân thành tự bản chất, bị một luồng sáng bao phủ, và nghe tiếng lạ:” Sao lê, sao ngươi bách hại ta?” liền hỏi “Người là ai?” Có tiếng trả lời “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt” và Sao lê đã quy thuận ngay, đã nhập cuộc tìm kiếm Thánh Ý Thiên Chúa ngay: “Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì?”
Đến biến cố của mỗi đời người
Hồi còn học Giáo lý về Thánh Ý Thiên Chúa, có câu thuộc lòng rằng: “Ta có thể biết được Thánh Ý của Thiên Chúa qua việc lắng nghe và thực hành lời Chúa, qua tiếng lương tâm và qua các biến cố”. Nhưng thực là khó hiểu và khó áp dụng trong đời sống thiêng liêng, nhất là việc biết được Thánh Ý Thiên Chúa “qua các biến cố”.
Rồi thời gian qua đi, lớn lên vào cuộc đời, trải qua bao biến cố thăng trầm trong đời, và có thời gian để gẫm suy lại, dần dần tôi mới hiểu ra được thánh ý Thiên Chúa: Được sinh ra trong một gia đình nầy, Cha Mẹ nầy, không phải Cha Mẹ khác; được giáo dục và cho đi học, đến nơi, hoặc không đến nơi đến chốn; hoàn cảnh gia đình sung túc hay khó khăn nghèo khổ; lập gia đình với người nầy mà không phải người kia; những chuyện vui buồn xảy đến trong đời…tất tất đều mang một thánh ý của Thiên Chúa. Chỉ tiếc là ít khi chúng ta nhận ra ngay Thánh Ý của Ngài để mà đón nhận và chấp nhận. Vì thế, ít lần nói được câu “lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”
Sau này tôi mới hiểu ra rằng, người có đức tin trưởng thành là người luôn sẵn sàng đón nhận các biến cố và nhận ra Thánh Ý Chúa cách sớm nhất. Và đức tin trưởng thành là sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa thượng trí và toàn ái. Thêm vào đó là có một nhân đức tự nhiên hổ trợ: tính điềm tĩnh. Người nóng nảy hồ đồ khó nhận ra thánh ý hơn người điềm tĩnh trầm lắng. Việc nhận ra Thánh Ý càng không phải là một khả năng tự nhiên hay biệt tài Chúa ban, mà là kết quả của việc kết hợp chân thành giữa đương sự với Thiên Chúa, với chân lý, với khát khao những gì thuộc về Thiên Chúa. Con cái càng yêu Cha Mẹ bao nhiêu, càng hiểu được ý muốn của Cha Mẹ và luôn muốn thực hiện điều làm Cha Mẹ vui lòng. Sự khiêm tốn phục thiện cũng là một yêu cầu không thể thiếu. Thiết tưởng Thánh Phao lô hội đủ các điều kiện để nhận ra được Thánh Ý Chúa ngay sau biến cố được kêu gọi làm Tông Đồ cho Chúa.
Nhiều người trong chúng ta cũng đã đạt đến sự trưởng thành về Đức Tin về Đức mến để hiểu được ý Thiên Chúa qua các biến cố trong đời. Họ chấp nhận mọi biến cố cách vui vẻ: nghèo hay giàu, khỏe mạnh hay bệnh tật, được sủng ái, khen tặng, tán dương hay bị thất sủng, bị phê phán, bị dèm pha chê cười…tất cả với họ đều không quan trọng bằng việc họ đã tín thác vào sự quan phòng và lòng yêu thương của Chúa. Nhất là những người làm việc tông đồ cho Chúa, việc “nhận ra Thánh ý Thiên Chúa” trở thành một đòi hỏi khẩn thiết và luôn luôn có tầm quan trọng, để việc tông đồ đạt hiệu quả như ý Chúa muốn.
Và đến biến cố của vũ trụ, của xã hội
Những cơn sóng thần biết nói, những cơn động đất, những ngọn núi lửa làm tiên tri…những biến động, thay đổi của các ngôi sao, của các hành tinh, và nhất là của trái đất đang thay Lời của Đấng Tạo Hóa, và gửi đến cho trần gian bao nhiêu thông điệp đầy tình yêu thương của Thiên Chúa.
Cả những biến cố đậm nét chính trị trong xã hội Việt Nam và thế giới, cũng không ngoài ý Chúa. Có người nói, sao ta không tạ ơn Chúa, vì Ngài đã gửi đến cho Giáo Hội Việt Nam một chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Chúa đã thương GH Việt Nam đấy chứ? Lẽ nào Chúa ghét? Có lý thuyết quá không? Có lý tưởng quá không? Thế thì làm sao nhận ra cho được đây là một quà tặng của tình thương, khi càng chung sống càng đọc rõ nơi chủ nghĩa Cộng Sản những điều ngược lại với Giáo Lý của Thiên Chúa, ngược lại với sự thật, ngược lại với chân lý, với tình thương?
Người Công Giáo Việt Nam được đặt trước một thách đố quá lớn thuộc phạm vi đức tin, đức cậy và đức mến khi phải chứng kiến liên tiếp những biến cố xúc phạm đến Danh Thánh Chúa và uy tín của Giáo hội. Mở cửa ra để tiếp nhận những người chống lại Thiên Chúa với tham vọng Loan Báo Tin Mừng hay là phải đóng cửa lại mà nhủ bảo lẫn nhau rằng chúng ta chưa có sức mạnh loan báo tin mừng vì chúng ta chưa hiệp nhất nên một ý chí, một thân thể, một phép rửa, trong một Thiên Chúa là Cha. Thế thì, thánh ý Chúa là phải kiến tạo một hiệp nhất kiên cố vững bền từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong Giáo Hội Chúa. Satan biết điều đó, nên nó luôn tìm cách chia rẻ từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, chia rẻ đến độ tương tàn càng tốt, càng có lợi cho chúng.
Làm sao có thể hát lời ca tụng nầy “Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu thay”, nếu chúng ta không nhận ra và làm cho Thánh Ý Chúa được thực hiện?
Phải chấm dứt ngay những gương xấu của mọi thành phần dân Chúa gây nên sự bất nhất trong Giáo Hội, làm phân tán nội lực Giáo Hội, và cách nào đó, bắt Thiên Chúa phải suy phục quyền bính thế gian như lâu nay đã làm. Thiết tưởng, đó cũng là thông điệp của Thánh ý Thiên Chúa trong ngày 25-1, lễ Kính Thánh Phaolô Trở lại và ngày kết thúc tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất.
Lạy Chúa, xin cho chúng con dứt khoát không đặt niềm tin vào nơi nào ngoài Thiên Chúa, nhờ đó, luôn tín thác vào Chúa là Thiên Chúa toàn năng, là Cha toàn ái, và để chúng con biết nhận ra Thánh Ý Chúa trong mọi biến cố và hiểu được Tình yêu và hồng ân Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình chúng con.
Lạy Chúa hôm nay, lễ Thánh Phaolo tông đồ trở lại, xin luồng sáng ngày xưa chiếu dọi trên Sao lê, hôm nay cũng chiếu dọi trên trên tất cả những con người chân thành khao khát chân lý mà chưa nhận ra Thiên Chúa đáng tôn thờ. Xin sức mạnh quyền năng Chúa biến đổi những con người ấy thành những tiếng loa cứu chuộc, thành bàn tay của Chúa nối dài, thành những nhà truyền giáo hăng say như thánh Phaolô, trên quê hương Việt Nam của chúng con. A men
Từ biến cố trên đường đi Damas
Ca đoàn đang ôn hát cho Lễ Thánh Phao lô tông đồ trở lại 25-01:
“Thánh Ý Chúa, thật nhiệm mầu thay. Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu thay, Một ngày nào Sao lê hung hổ như sói, mà bây giờ, Phaolo, ngoan ngoãn như chiên. Xin thương những con người thế kỷ hôm nay, đang mong chờ một luồng sáng mới. Luồng sáng ấy chiếu trên những người từng bắt bớ Ngài. từng bỏ tù Ngài, Chúa ơi. Những con người chưa tin nơi Ngài, từng xóa tên Ngài, Ngài ơi hãy chiếu luồng sáng mới, luồng sáng của Tình Yêu nồng cháy”, lòng tôi rộn lên những suy tư:
Ngày 25-01, Lễ Thánh Phao lô tông đồ trở lại hay đúng hơn là lễ kỷ niệm việc Chúa kêu gọi Ông Sao lê trở lại làm tông đồ cho Chúa.
Saolê là một phần tử hăng say trong nhóm biệt phái, đã từng tham dự cuộc ném đá Stephano, và đang trên đường bách hại những người tin Chúa Ki tô. Có thể nghĩ rằng Sao lê đáng bị các tín hữu Chúa Ki tô lên án hơn là được Chúa kêu gọi trở lại, vì Sao lê tiếp tay vào việc tiếp tục đóng đinh Chúa Ki tô, cản trở việc mở rộng Tin Mừng, hành hình những tín hữu tiên khởi….
Thế mà biến cố trở lại của con người ấy, Sao lê, lại được Giáo Hội trân trọng nâng lên bậc lễ kính. Thiết tưởng Giáo Hội muốn đề cao một ơn gọi đặc biệt, và tôn vinh quyền năng vô biên của Chúa: “Chúa có thể làm cho loài sỏi đá, trở thành con cái thánh Abraham”, “Với Thiên Chúa, không gì không có thể” (Lc 1, 37). Và quả thật, Ngài đã biến Sao lê đầy lòng nhiệt thành hăng say cho ngụy tưởng, thành một Phao lô trọn nghĩa tín trung cho Chân Lý.
Nhưng thiết nghĩ, việc mời gọi Sao lê trở lại để Chúa dùng Thánh Phao lô cho chương trình Loan Báo Tin Mừng của Ngài, không chỉ hoàn toàn là việc của Thiên Chúa, mà còn có sự đóng góp của chính con người Phao lô: Đó là cuộc sống công chính của Ngài. Khi chưa nhận được ánh sáng thần linh chiếu soi, Ngài vẫn một mực trung thành với Giáo Lý Truyền Thống của Đạo Do Thái. Biến cố trên đường đi Damas là cuộc trùng phùng của Trời và Đất: phút tương phùng của lòng nhân ái, tín trung; giờ giao duyên của nền hòa bình công lý. Lòng thành lớn lên từ đất thấp, công bình của trời cao ngó xuống tận dương gian ( Tv 84, 11-12)
Vì người có đời sống công chính, có lòng khát khao chân lý là người mà thánh kinh gọi là “được nghĩa cùng Chúa”, luôn được Chúa sắp xếp vào chương trình của Chúa; như các tiên tri, như Abraham-nhận lệnh bỏ xứ lên đường (stk 12,1), như Giuse -bị bán sang Ai cập (stk 39,1-6), như Maria-nhận cưu mang Đấng Cứu Thế (Lc 1,38)…và cả mỗi người chúng ta nữa.
Thật là một vinh dự được cộng tác vào công cuộc cứu thế của Chúa, để cứu chính mình và cứu nhân loại. Mỗi biến cố trên đời đều ẩn chứa một Thánh Ý Thiên Chúa mà điều quan trọng là khám phá cho được Thánh Ý siêu phàm ấy. Sao lê, với lòng chân thành tự bản chất, bị một luồng sáng bao phủ, và nghe tiếng lạ:” Sao lê, sao ngươi bách hại ta?” liền hỏi “Người là ai?” Có tiếng trả lời “Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt” và Sao lê đã quy thuận ngay, đã nhập cuộc tìm kiếm Thánh Ý Thiên Chúa ngay: “Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì?”
Đến biến cố của mỗi đời người
Hồi còn học Giáo lý về Thánh Ý Thiên Chúa, có câu thuộc lòng rằng: “Ta có thể biết được Thánh Ý của Thiên Chúa qua việc lắng nghe và thực hành lời Chúa, qua tiếng lương tâm và qua các biến cố”. Nhưng thực là khó hiểu và khó áp dụng trong đời sống thiêng liêng, nhất là việc biết được Thánh Ý Thiên Chúa “qua các biến cố”.
Rồi thời gian qua đi, lớn lên vào cuộc đời, trải qua bao biến cố thăng trầm trong đời, và có thời gian để gẫm suy lại, dần dần tôi mới hiểu ra được thánh ý Thiên Chúa: Được sinh ra trong một gia đình nầy, Cha Mẹ nầy, không phải Cha Mẹ khác; được giáo dục và cho đi học, đến nơi, hoặc không đến nơi đến chốn; hoàn cảnh gia đình sung túc hay khó khăn nghèo khổ; lập gia đình với người nầy mà không phải người kia; những chuyện vui buồn xảy đến trong đời…tất tất đều mang một thánh ý của Thiên Chúa. Chỉ tiếc là ít khi chúng ta nhận ra ngay Thánh Ý của Ngài để mà đón nhận và chấp nhận. Vì thế, ít lần nói được câu “lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”
Sau này tôi mới hiểu ra rằng, người có đức tin trưởng thành là người luôn sẵn sàng đón nhận các biến cố và nhận ra Thánh Ý Chúa cách sớm nhất. Và đức tin trưởng thành là sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa thượng trí và toàn ái. Thêm vào đó là có một nhân đức tự nhiên hổ trợ: tính điềm tĩnh. Người nóng nảy hồ đồ khó nhận ra thánh ý hơn người điềm tĩnh trầm lắng. Việc nhận ra Thánh Ý càng không phải là một khả năng tự nhiên hay biệt tài Chúa ban, mà là kết quả của việc kết hợp chân thành giữa đương sự với Thiên Chúa, với chân lý, với khát khao những gì thuộc về Thiên Chúa. Con cái càng yêu Cha Mẹ bao nhiêu, càng hiểu được ý muốn của Cha Mẹ và luôn muốn thực hiện điều làm Cha Mẹ vui lòng. Sự khiêm tốn phục thiện cũng là một yêu cầu không thể thiếu. Thiết tưởng Thánh Phao lô hội đủ các điều kiện để nhận ra được Thánh Ý Chúa ngay sau biến cố được kêu gọi làm Tông Đồ cho Chúa.
Nhiều người trong chúng ta cũng đã đạt đến sự trưởng thành về Đức Tin về Đức mến để hiểu được ý Thiên Chúa qua các biến cố trong đời. Họ chấp nhận mọi biến cố cách vui vẻ: nghèo hay giàu, khỏe mạnh hay bệnh tật, được sủng ái, khen tặng, tán dương hay bị thất sủng, bị phê phán, bị dèm pha chê cười…tất cả với họ đều không quan trọng bằng việc họ đã tín thác vào sự quan phòng và lòng yêu thương của Chúa. Nhất là những người làm việc tông đồ cho Chúa, việc “nhận ra Thánh ý Thiên Chúa” trở thành một đòi hỏi khẩn thiết và luôn luôn có tầm quan trọng, để việc tông đồ đạt hiệu quả như ý Chúa muốn.
Và đến biến cố của vũ trụ, của xã hội
Những cơn sóng thần biết nói, những cơn động đất, những ngọn núi lửa làm tiên tri…những biến động, thay đổi của các ngôi sao, của các hành tinh, và nhất là của trái đất đang thay Lời của Đấng Tạo Hóa, và gửi đến cho trần gian bao nhiêu thông điệp đầy tình yêu thương của Thiên Chúa.
Cả những biến cố đậm nét chính trị trong xã hội Việt Nam và thế giới, cũng không ngoài ý Chúa. Có người nói, sao ta không tạ ơn Chúa, vì Ngài đã gửi đến cho Giáo Hội Việt Nam một chủ nghĩa Cộng Sản vô thần. Chúa đã thương GH Việt Nam đấy chứ? Lẽ nào Chúa ghét? Có lý thuyết quá không? Có lý tưởng quá không? Thế thì làm sao nhận ra cho được đây là một quà tặng của tình thương, khi càng chung sống càng đọc rõ nơi chủ nghĩa Cộng Sản những điều ngược lại với Giáo Lý của Thiên Chúa, ngược lại với sự thật, ngược lại với chân lý, với tình thương?
Người Công Giáo Việt Nam được đặt trước một thách đố quá lớn thuộc phạm vi đức tin, đức cậy và đức mến khi phải chứng kiến liên tiếp những biến cố xúc phạm đến Danh Thánh Chúa và uy tín của Giáo hội. Mở cửa ra để tiếp nhận những người chống lại Thiên Chúa với tham vọng Loan Báo Tin Mừng hay là phải đóng cửa lại mà nhủ bảo lẫn nhau rằng chúng ta chưa có sức mạnh loan báo tin mừng vì chúng ta chưa hiệp nhất nên một ý chí, một thân thể, một phép rửa, trong một Thiên Chúa là Cha. Thế thì, thánh ý Chúa là phải kiến tạo một hiệp nhất kiên cố vững bền từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên trong Giáo Hội Chúa. Satan biết điều đó, nên nó luôn tìm cách chia rẻ từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, chia rẻ đến độ tương tàn càng tốt, càng có lợi cho chúng.
Làm sao có thể hát lời ca tụng nầy “Thánh Ý Chúa thật nhiệm mầu thay”, nếu chúng ta không nhận ra và làm cho Thánh Ý Chúa được thực hiện?
Phải chấm dứt ngay những gương xấu của mọi thành phần dân Chúa gây nên sự bất nhất trong Giáo Hội, làm phân tán nội lực Giáo Hội, và cách nào đó, bắt Thiên Chúa phải suy phục quyền bính thế gian như lâu nay đã làm. Thiết tưởng, đó cũng là thông điệp của Thánh ý Thiên Chúa trong ngày 25-1, lễ Kính Thánh Phaolô Trở lại và ngày kết thúc tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất.
Lạy Chúa, xin cho chúng con dứt khoát không đặt niềm tin vào nơi nào ngoài Thiên Chúa, nhờ đó, luôn tín thác vào Chúa là Thiên Chúa toàn năng, là Cha toàn ái, và để chúng con biết nhận ra Thánh Ý Chúa trong mọi biến cố và hiểu được Tình yêu và hồng ân Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình chúng con.
Lạy Chúa hôm nay, lễ Thánh Phaolo tông đồ trở lại, xin luồng sáng ngày xưa chiếu dọi trên Sao lê, hôm nay cũng chiếu dọi trên trên tất cả những con người chân thành khao khát chân lý mà chưa nhận ra Thiên Chúa đáng tôn thờ. Xin sức mạnh quyền năng Chúa biến đổi những con người ấy thành những tiếng loa cứu chuộc, thành bàn tay của Chúa nối dài, thành những nhà truyền giáo hăng say như thánh Phaolô, trên quê hương Việt Nam của chúng con. A men