Tuổi vị thành niên, bỗng dưng ta thấy mình đã lớn.
Sinh ra, lớn lên, phát triển và thay đổi là những đặc điểm tự nhiên của con người. Nhưng tùy từng giai đoạn của cuộc đời mà sự phát triển đó nhanh hay chậm. Có một khoảng thời gian trong đời, con người có những bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm sinh lý, khi mà các cô bé, cậu bé bỗng trở thành những cô gái, những chàng trai trong quãng thời gian chỉ vài năm. Đây chính là giai đoạn của tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì, nó có tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người cho suốt quãng đời còn lại.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biểu hiện bồng bột, nhất thời, buồn vui vô cớ, tính khí nắng mưa thất thường, cư xử nông nổi, hay làm phức tạp hóa mọi vấn đề… Đồng thời, lứa tuổi này có khả năng gặp nhiều “rủi ro”, vì các em chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm sống để tự giải quyết được những vấn đề của mình, nhưng lại luôn muốn khẳng định bản thân như một người từng trải và bản lĩnh. Do đó, nếu không có sự giáo dục đúng mực, kịp thời từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ rất dễ có những hành động sai lầm, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc và lâu dài. Những biểu hiện trong quá trình trưởng thành của lứa tuổi vị thành niên, thường làm cho các bậc làm cha mẹ bối rối, mất kiên nhẫn hoặc ngán ngẫm.
Ưu tư và đồng hành với những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ con cái, Chương Trình Chuyên Đề đã tổ chức buổi nói chuyện của Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm, với đề tài: “TÂM LÝ VÀ CÁCH GIÁO DỤC TRẺ VỊ THÀNH NIÊN” (Phần I) vào chiều thứ 7, ngày 15/01/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Hình buổi thuyết trình
Trẻ vị thành niên có những phức tạp và biến động hơn so với những lứa tuổi khác nên cần phân tích một cách cặn kẽ để hiểu rõ tâm lý trẻ nhằm có cách giáo dục thích hợp. Có thể khái niệm vị thành niên là những người chưa thành niên, chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đời của mình, ở góc độ nghiên cứu của bài thuyết trình, vị thành niên được giới hạn trong độ tuổi 12 đến 18, là độ tuổi học sinh trung học từ lớp 6 đến lớp 12.
Một số những yếu tố cần quan tâm ảnh hưởng đến độ tuổi này là trẻ có nhiều biến động về tâm lý, và sự phát triển cơ thể với hiện tượng dậy thì. Trong giai đoạn này, phát triển cơ thể chưa hài hòa, diễn ra một quá trình mất cân đối tạm thời, với sự phát triển cơ thể rất nhanh, hệ xương kéo dài nhanh hơn hệ cơ làm cho trẻ thường ở trạng thái căng nhức, mỏi mệt; cơ tim phát triển nhanh, lượng máu bơm nhanh làm cho mạch máu căng, trẻ có thể cao huyết áp tạm thời. Những thay đổi này có thể trẻ sẽ không biết, chúng lo sợ về sức khỏe không ổn định của mình làm ảnh hưởng lên tâm lý. Đặc biệt là sự xuất hiện các dấu hiệu phát triển giới tính, trẻ hay quan tâm cơ thể của mình hơn, nhất là các bộ phận giới tính gây ra nhiều thắc mắc lo âu.
Trẻ không biết được tiến trình của những phát triển cơ thể, nhưng ngầm so sánh mình với những người cùng lứa, cùng phái. Trẻ thường hay so sánh mình với những người khác trong gia đình, nếu phát triển tương tự thì an tâm, còn nếu không giống sẽ dẫn đến lo lắng, thắc mắc. Trẻ đi tìm sự giải đáp từ báo chí hay truyền thông, bạn bè và gia đình. Do truyền thông phát triển, trước tiên trẻ đi tìm câu trả lời từ truyền thông, sau đó sẽ tìm đến chia sẻ với bạn bè và cuối cùng mới tìm đến gia đình nơi có những người đáng tin cậy. Truyền thông đôi lúc không xác thực, nhất là trẻ chưa biết cách chọn lọc thông tin đâu là đúng, đâu là sai, còn thông tin từ bạn bè là những người cùng trang lứa nên sự hiểu biết không tới có lúc sai lạc, người lớn trong gia đình nhiều khi kiến thức cũng hạn hẹp, không phải ai cũng am tường, cha mẹ hiểu không đúng, giải thích không đúng sẽ làm trẻ hiểu sai vấn đề. Tuy nhiên, nếu có sự tương tác giữa trẻ và người lớn thì người lớn vẫn thận trọng hơn khi đưa ra giải đáp. Để giáo dục con cái có phương pháp thì người lớn cũng cần thận trọng, hiện nay chương trình giáo dục giới tính đã dần triển khai trong nhà trường, các bậc cha mẹ cần cập nhật kiến thức để giáo dục cho con.
Ở tuổi vị thành niên, trẻ không chỉ quan tâm về bản thân mình mà còn tò mò và thắc mắc về người khác phái. Ngày nay trẻ phát triển sớm, ngay từ lớp 6 đã phát triển, khơi dậy nhu cầu tâm lý của vị thành niên, quan tâm đến người khác phái.
Trong độ tuổi vị thành niên, có 4 nhu cầu tâm lý tuần tự thôi thúc trẻ trong lứa tuổi từ 12 đến 18 tuổi: khuynh hướng làm người lớn, tự khẳng định mình trong nhóm bạn, xác định bản sắc riêng, định hướng nghề nghiệp. Trong giới hạn thời gian của buổi hội thảo chuyên đề, phần 1 của buổi thuyết trình Giáo dục tâm lý trẻ vị thành niên chỉ phân tích sâu về khuynh hướng làm người lớn, còn 3 nhu cầu còn lại Tiến sĩ Bích Hồng sẽ tiếp tục phân tích trong một buổi khác.
Nhu cầu xuyên suốt là khuynh hướng làm người lớn, với sắc vóc phát triển làm cho trẻ cảm nhận là mình đang lớn nhưng thực chất thì chưa lớn, chưa hoàn chỉnh, bản chất vẫn là một đứa trẻ. Người lớn nhìn vào thì xem là con nít, nhưng trẻ thì cho rằng mình là người lớn.
Do sự biến đổi của cơ thể, trẻ cảm thấy đôi khi làm được những việc của người lớn, có thể thực hiện những giao dịch với người lớn. Trẻ thường gặp những nhận xét của người khác về mình. Ở nhà thường gặp câu nói của cha mẹ, người trong nhà: con lớn rồi, phải tự giác, đàng hoàng, chín chắn hơn. Vào lớp thì thầy cô cũng bảo: các em lớn rồi phải tự giác học tập, tự có ý thức. Ra ngoài đường phố, hàng xóm cũng thường bảo là lớn rồi. Vị thành niên lớn nhưng còn con nít, thể hiện tính không ổn định nên ứng xử với trẻ vị thành niên không phải là dễ dàng.
Biểu hiện của khuynh hướng làm người lớn rất rõ ràng do có sự phát triển nhanh chóng về các phương diện tâm lý. Trước tiên là về mặt nhận thức, khả năng nhận thức phát triển rất tốt, khả năng hiểu biết gia tăng rất nhiều, cách nhận biết vấn đề sâu sắc hơn so với bậc tiểu học. Trong học tập, tư duy trừu tượng được thầy cô phát huy tối đa cả trong toán học lẫn văn học, khả năng hiểu biết thế giới mở rộng phát triển. Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, thử nghiệm: hay hỏi, khám phá các vấn đề bằng cách tự tìm hiểu, nghiên cứu, đôi lúc sự tìm tòi diễn ra khá nhanh làm cho cha mẹ không kịp nắm bắt thông tin để hướng dẫn trẻ. Trẻ không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ đọc biết, tìm hiểu rồi thôi mà còn muốn trải nghiệm sự việc, làm thúc đẩy trẻ đi sâu sát vấn đề nhưng cũng gây nguy hiểm do không lường trước được những hậu quả của những khám phá, thử nghiệm nên thường có hành vi hết sức mạo hiểm gây lo lắng cho người lớn.
Trẻ hay tò mò quan tâm những vấn đề của thế giới người lớn như các mối quan hệ trong gia đình, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, thể thao… Trẻ biết hết các vấn đề trong gia đình nhưng vờ như không biết gì cả, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái sẽ làm cho con cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến các vấn đề xã hội như tham nhũng, lạm phát, thời trang, ca nhạc, bóng đá… Trong khuynh hướng muốn làm người lớn, trẻ muốn thâm nhập, muốn thể hiện, muốn chứng tỏ mình là đã lớn rồi với nhiều hiểu biết.
Sự phát triển của trẻ có một mốc thay đổi rất là rõ ràng, ở độ tuổi 12, 13 thì nhận thức vấn đề còn hời hợt, phiến diện, nhưng đến tuổi 15 trở lên thì nhận thức được bản chất vấn đề. Có thể thấy một đoạn văn bản của các em viết cảm nhận về suy nghĩ của mình:
“Vậy đó, trong vòng tay của cha mẹ, thầy cô bạn bè, hôm nay em đã lớn 16, 17 tuổi. 16,17, cái tuổi của một thời mộng mơ dạt dào chắp cánh cho bao kỳ vọng vươn lên. Giờ đây, em đã thôi làm thơ ca ngợi đóa hồng trước ngõ mà biết rằng con người phải đổ bao nhiêu máu xương để cho đất nở được hoa hồng. Giờ đây, em đã thôi mơ làm công chúa hay hoàng tử trên tiên giới và hiểu rằng mình phải sống xứng đáng làm người, biết cho đi và quên mình trong hạnh phúc chung”.( lớp 11 năm học 1987-1988)
Tuy ở tuổi vị thành niên nhưng cũng có những em suy nghĩ thật chính chắn, trải lòng mình qua bài viết “Bản chất của thành công” (Lớp 12 năm học 2006-2007)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
… … …
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.
(xin xem thêm toàn bộ bài viết “Bản chất của thành công” ở http://khuccamta.net/diendan/showthread.php?t=7253)
Trẻ vị thành niên có khả năng suy nghĩ nhưng nhiều khi do cách giáo dục của cha mẹ, người thân nên con trẻ không được phát huy, trẻ có tài ứng khẩu và ứng phó bằng vốn liếng của mình để tiếp cận và khám phá thế giới.
Về thái độ khi trẻ cho mình đã lớn, trẻ thích đối xử được tôn trọng, không bị kiểm soát; được tự quyết, không bị áp đặt, buộc phục tùng mệnh lệnh… chẳng hạn như cha mẹ áp đặt định hướng nghề nghiệp cho con. Có thể hiểu sự áp đặt của cha mẹ theo thói quen từ khi con còn nhỏ khi con chưa biết nhiều, cha mẹ thường bảo con: mẹ nói con phải nghe lời. Nhưng cần hiểu, khi con lớn nếu không hề lắng nghe ý kiến của con, con không được thể hiện ý kiến, con sẽ không làm theo ý cha mẹ. Sự áp đặt của cha mẹ rất thường xuyên trên con: Mẹ sắp xếp thời khóa biểu cho con, con gái không được học nhảy mà phải học nữ công gia chánh, không giải thích. Cha mẹ luôn đứng trên quan điểm định hướng những điều tốt đẹp cho con nhưng không thèm nghe ý kiến của con là điều cần xem xét. Trẻ cũng hay thích tranh cãi, bày tỏ sự hiểu biết do chứng tỏ mình lớn, không dễ dàng thuyết phục người lớn, hay tìm sơ hở của người lớn để chỉ trích.
Tính làm người lớn còn bộc lộ qua khả năng của trẻ, do đã lớn nên trẻ đã có thể gánh vác công việc của người lớn: lau dọn, trang trí, sắp xếp nhà cửa ngày Tết. Có tham vọng chứng tỏ mình hay ho, muốn tạo “phép mầu” cho gia đình mình, chẳng hạn như mơ làm ca sĩ muốn đổi đời khi cha mẹ làm lụng vất vả để giúp gia đình thoát nghèo; hay câu chuyện bức tâm thư thay cho bài văn: “chỉ muốn làm thuê, làm mướn, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền ngay lập tức!”. Trẻ có ý muốn đổi đời để phụ giúp gánh vác gia đình, gặp trường hợp này cha mẹ cần giải thích con đi làm kiếm được bao nhiêu tiền, có giúp được gia đình thoát khỏi hoàn cảnh không và khuyên con muốn thay đổi đời thì phải học thật giỏi.
Trong khuynh hướng làm người lớn trẻ vị thành niên còn phát triển về mặt tình cảm. Xét về đời sống tình cảm của trẻ vị thành niên có cảm xúc rất mãnh liệt, rất nhạy cảm, khó kềm chế, bộc lộ không thích hợp: vỗ tay, đập bàn kèm theo tiếng hú, xúc động thì khóc ngay. Trẻ khao khát sự quan tâm và biểu lộ tình cảm của người khác như được tặng quà, được khen nhưng cha mẹ thì vô tình với nhiều lý do nghĩ rằng lớn rồi thì tự lo đâu cần cha mẹ vỗ về, điều này làm cho trẻ thường hướng đến bạn bè.
Trẻ xuất hiện những rung cảm giới tính với người khác phái, cùng phái. Cảm xúc đồng tính là một vấn đề cho xã hội nhưng chưa có các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, chỉ có thể kể ra một vài lý do dẫn đến cảm xúc này: bối cảnh gia đình anh em đều là trai hay gái làm trẻ chạy trốn vai trò, trẻ không xinh đẹp, không nữ tính, có khi sự phát triển tâm lý nhanh hơn tuổi dẫn đến nhàm chán những người khác phái cùng trang lứa hoặc bị lôi cuốn do hội chứng đám đông…
Cảm xúc giới tính với người khác phái trong độ tuổi vị thành niên rất phổ biến hiện nay nhưng cũng thay đổi theo độ tuổi. Ở cấp 2 mang tính cách dò dẫm, đơn phương dẫn đến cư xử với nhau rất vụng về. Đến lớp 8, 9 trẻ chủ động chinh phục, viết thư cho nhau nhưng không đưa tận tay mà qua trung gian ai đó hoặc để ở một địa điểm bí mật nào đó, tình cảm không chếnh choáng nhưng không bền đỗ theo thời gian. Thật sự đây không phải là tình yêu mà chỉ là cảm xúc thoáng qua, đến rồi lại đi, cha mẹ cần bình tĩnh để nhận ra vấn đề và định hướng đúng chỗ đúng lúc, nếu cấm đoán một cách gay gắt đôi lúc lại là chất xúc tác để trẻ đi quá đà. Ở cấp 3 thì khẳng định yêu đương, có định hướng đôi lúc khá chín chắn. Cha mẹ đôi lúc cần biết tâm lý để định hướng cho đúng. Tỷ lệ yêu ở cấp 3: Lớp 10: 30%, lớp 11: 50%, lớp 12: 70-80%.
Khi tuổi học sinh mà yêu nhau thì khá sớm trong quá trình phát triển, có nhiều nguyên nhân để trẻ yêu trong độ tuổi học trò. Nguyên nhân cơ bản nhất là cảm xúc giới tính xuất hiện và sự ngộ nhận về cảm xúc, trẻ không biết được cảm xúc giới tính của tình yêu là như thế nào, nên khi có cảm giác lạ hơn, khác hơn đối với người khác phái nào đó thì cho rằng đó là tình cảm yêu đương chứ chưa chắc đó có phải là tình yêu. Cũng có những nguyên nhân ảnh hưởng từ gia đình, do sự thiếu thốn tình cảm gia đình, bầu không khí gia đình không đem lại cảm giác yêu thương, cha mẹ bất hòa, làm trẻ dễ ngã lòng khi nhận được sự quan tâm của ai đó. Nguyên nhân khác có thể là sự mất cân đối về giới tính trong gia đình, vị thế của bản thân trong gia đình, hay ứng xử gây ngộ nhận của người lớn khi nhìn người bạn khác phái của con một cách đặc biệt. Do tác động của các phương tiện truyền thông, sự lãng mạn trong phim, truyện tiểu thuyết cũng khiến cho trẻ bắt chước cách biểu lộ, ứng xử trong tình cảm…
Làm gì khi con yêu sớm? Cha mẹ thường tỏ ra ác cảm, tìm cách khống chế, dọa nạt, trẻ sẽ đối phó, che đậy, làm ra vẻ không liên hệ. Càng ngăn cản tiếp xúc, trẻ càng lén lút đến với nhau nhiều hơn, chính điều đó làm xúc tác làm cho tình cảm lớn mạnh hơn và làm cho sự ngộ nhận càng cao hơn. Khi cấm đoán, buộc cắt đứt quan hệ sẽ làm cho trẻ bất mãn, hành động cực đoan: bỏ nhà đi, uống thuốc tự tử, không thèm đi học, bỏ ăn, bỏ ngủ… khiến cho cha mẹ phải nao núng.
Làm gì khi con yêu sớm? Điều quan trọng là cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, nếu ứng xử không khôn khéo thì sẽ đẩy sự việc đi xa hơn. Cần tỏ ra đồng cảm với nhu cầu tâm lý vì đó là đặc điểm của tâm lý và là nhu cầu tâm lý, cần xem chuyện đó là bình thường để con bình tĩnh hơn để giải quyết vấn đề hoặc biết cách ứng xử rõ ràng và minh bạch hơn đối với người bạn. Bên cạnh đó cần tạo niềm tin để con bày tỏ, tâm sự qua đó cha mẹ phân tích, định hướng tình cảm và hướng dẫn con cách ứng xử ngay cả khi con đang xây dựng tình cảm hay khi tình cảm tan vỡ.
Nhìn chung, trong độ tuổi vị thành niên thì tình cảm có tính chất tuyệt đối, đây là điểm rất đáng ngại, tình cảm mang tính cực đoan, đã thương thì thương hết mình, khi ghét thì không chừa một tí nào và vì vậy cư xử cũng rất cực đoan. Trong tình cảm, trẻ tôn sùng thần tượng, tôn sùng người yêu thuơng, đòi hỏi cao ở đối tượng, muốn rằng yêu thích thần tượng thì thần tượng phải đáp lại, không chấp nhận san sẻ. Trẻ cũng có biểu lộ cực đoan, dễ thất vọng khi không được đáp ứng như mong muốn để rồi suy sụp, hành động nông nổi. Đây là những biểu hiện đáng ngại, các bậc cha mẹ cần có những bước chuẩn bị và có cách tác động để trẻ biết cách ứng xử chững chạc và người lớn hơn.
Lớn nhưng chưa thật sự lớn về tâm sinh lý, đó là đặc điểm nổi bật nơi độ tuổi vị thành niên. Mỗi người đều phải trải qua giai đoạn “bỗng dưng ta thấy mình lớn” này, và khi bắt đầu bước vào độ tuổi này, trẻ không hề có kiến thức mà phải tự dò dẫm. Vì thế, cha mẹ cần phải hiểu thấu và trang bị kiến thức về tâm lý, và nhất là giới tính về tuổi vị thành niên để dìu con đi qua giai đoạn khó khăn này nhằm giúp trẻ hình thành nhân cách bước tiếp vào cuộc đời.
Sàigòn, ngày 20 tháng 01 năm 2011.
Tạ Ân Phúc
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biểu hiện bồng bột, nhất thời, buồn vui vô cớ, tính khí nắng mưa thất thường, cư xử nông nổi, hay làm phức tạp hóa mọi vấn đề… Đồng thời, lứa tuổi này có khả năng gặp nhiều “rủi ro”, vì các em chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm sống để tự giải quyết được những vấn đề của mình, nhưng lại luôn muốn khẳng định bản thân như một người từng trải và bản lĩnh. Do đó, nếu không có sự giáo dục đúng mực, kịp thời từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ rất dễ có những hành động sai lầm, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc và lâu dài. Những biểu hiện trong quá trình trưởng thành của lứa tuổi vị thành niên, thường làm cho các bậc làm cha mẹ bối rối, mất kiên nhẫn hoặc ngán ngẫm.
Ưu tư và đồng hành với những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ con cái, Chương Trình Chuyên Đề đã tổ chức buổi nói chuyện của Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên trường Đại Học Sư Phạm, với đề tài: “TÂM LÝ VÀ CÁCH GIÁO DỤC TRẺ VỊ THÀNH NIÊN” (Phần I) vào chiều thứ 7, ngày 15/01/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Hình buổi thuyết trình
Trẻ vị thành niên có những phức tạp và biến động hơn so với những lứa tuổi khác nên cần phân tích một cách cặn kẽ để hiểu rõ tâm lý trẻ nhằm có cách giáo dục thích hợp. Có thể khái niệm vị thành niên là những người chưa thành niên, chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đời của mình, ở góc độ nghiên cứu của bài thuyết trình, vị thành niên được giới hạn trong độ tuổi 12 đến 18, là độ tuổi học sinh trung học từ lớp 6 đến lớp 12.
Một số những yếu tố cần quan tâm ảnh hưởng đến độ tuổi này là trẻ có nhiều biến động về tâm lý, và sự phát triển cơ thể với hiện tượng dậy thì. Trong giai đoạn này, phát triển cơ thể chưa hài hòa, diễn ra một quá trình mất cân đối tạm thời, với sự phát triển cơ thể rất nhanh, hệ xương kéo dài nhanh hơn hệ cơ làm cho trẻ thường ở trạng thái căng nhức, mỏi mệt; cơ tim phát triển nhanh, lượng máu bơm nhanh làm cho mạch máu căng, trẻ có thể cao huyết áp tạm thời. Những thay đổi này có thể trẻ sẽ không biết, chúng lo sợ về sức khỏe không ổn định của mình làm ảnh hưởng lên tâm lý. Đặc biệt là sự xuất hiện các dấu hiệu phát triển giới tính, trẻ hay quan tâm cơ thể của mình hơn, nhất là các bộ phận giới tính gây ra nhiều thắc mắc lo âu.
Trẻ không biết được tiến trình của những phát triển cơ thể, nhưng ngầm so sánh mình với những người cùng lứa, cùng phái. Trẻ thường hay so sánh mình với những người khác trong gia đình, nếu phát triển tương tự thì an tâm, còn nếu không giống sẽ dẫn đến lo lắng, thắc mắc. Trẻ đi tìm sự giải đáp từ báo chí hay truyền thông, bạn bè và gia đình. Do truyền thông phát triển, trước tiên trẻ đi tìm câu trả lời từ truyền thông, sau đó sẽ tìm đến chia sẻ với bạn bè và cuối cùng mới tìm đến gia đình nơi có những người đáng tin cậy. Truyền thông đôi lúc không xác thực, nhất là trẻ chưa biết cách chọn lọc thông tin đâu là đúng, đâu là sai, còn thông tin từ bạn bè là những người cùng trang lứa nên sự hiểu biết không tới có lúc sai lạc, người lớn trong gia đình nhiều khi kiến thức cũng hạn hẹp, không phải ai cũng am tường, cha mẹ hiểu không đúng, giải thích không đúng sẽ làm trẻ hiểu sai vấn đề. Tuy nhiên, nếu có sự tương tác giữa trẻ và người lớn thì người lớn vẫn thận trọng hơn khi đưa ra giải đáp. Để giáo dục con cái có phương pháp thì người lớn cũng cần thận trọng, hiện nay chương trình giáo dục giới tính đã dần triển khai trong nhà trường, các bậc cha mẹ cần cập nhật kiến thức để giáo dục cho con.
Ở tuổi vị thành niên, trẻ không chỉ quan tâm về bản thân mình mà còn tò mò và thắc mắc về người khác phái. Ngày nay trẻ phát triển sớm, ngay từ lớp 6 đã phát triển, khơi dậy nhu cầu tâm lý của vị thành niên, quan tâm đến người khác phái.
Trong độ tuổi vị thành niên, có 4 nhu cầu tâm lý tuần tự thôi thúc trẻ trong lứa tuổi từ 12 đến 18 tuổi: khuynh hướng làm người lớn, tự khẳng định mình trong nhóm bạn, xác định bản sắc riêng, định hướng nghề nghiệp. Trong giới hạn thời gian của buổi hội thảo chuyên đề, phần 1 của buổi thuyết trình Giáo dục tâm lý trẻ vị thành niên chỉ phân tích sâu về khuynh hướng làm người lớn, còn 3 nhu cầu còn lại Tiến sĩ Bích Hồng sẽ tiếp tục phân tích trong một buổi khác.
Nhu cầu xuyên suốt là khuynh hướng làm người lớn, với sắc vóc phát triển làm cho trẻ cảm nhận là mình đang lớn nhưng thực chất thì chưa lớn, chưa hoàn chỉnh, bản chất vẫn là một đứa trẻ. Người lớn nhìn vào thì xem là con nít, nhưng trẻ thì cho rằng mình là người lớn.
Do sự biến đổi của cơ thể, trẻ cảm thấy đôi khi làm được những việc của người lớn, có thể thực hiện những giao dịch với người lớn. Trẻ thường gặp những nhận xét của người khác về mình. Ở nhà thường gặp câu nói của cha mẹ, người trong nhà: con lớn rồi, phải tự giác, đàng hoàng, chín chắn hơn. Vào lớp thì thầy cô cũng bảo: các em lớn rồi phải tự giác học tập, tự có ý thức. Ra ngoài đường phố, hàng xóm cũng thường bảo là lớn rồi. Vị thành niên lớn nhưng còn con nít, thể hiện tính không ổn định nên ứng xử với trẻ vị thành niên không phải là dễ dàng.
Biểu hiện của khuynh hướng làm người lớn rất rõ ràng do có sự phát triển nhanh chóng về các phương diện tâm lý. Trước tiên là về mặt nhận thức, khả năng nhận thức phát triển rất tốt, khả năng hiểu biết gia tăng rất nhiều, cách nhận biết vấn đề sâu sắc hơn so với bậc tiểu học. Trong học tập, tư duy trừu tượng được thầy cô phát huy tối đa cả trong toán học lẫn văn học, khả năng hiểu biết thế giới mở rộng phát triển. Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá, thử nghiệm: hay hỏi, khám phá các vấn đề bằng cách tự tìm hiểu, nghiên cứu, đôi lúc sự tìm tòi diễn ra khá nhanh làm cho cha mẹ không kịp nắm bắt thông tin để hướng dẫn trẻ. Trẻ không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ đọc biết, tìm hiểu rồi thôi mà còn muốn trải nghiệm sự việc, làm thúc đẩy trẻ đi sâu sát vấn đề nhưng cũng gây nguy hiểm do không lường trước được những hậu quả của những khám phá, thử nghiệm nên thường có hành vi hết sức mạo hiểm gây lo lắng cho người lớn.
Trẻ hay tò mò quan tâm những vấn đề của thế giới người lớn như các mối quan hệ trong gia đình, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, thể thao… Trẻ biết hết các vấn đề trong gia đình nhưng vờ như không biết gì cả, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái sẽ làm cho con cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến các vấn đề xã hội như tham nhũng, lạm phát, thời trang, ca nhạc, bóng đá… Trong khuynh hướng muốn làm người lớn, trẻ muốn thâm nhập, muốn thể hiện, muốn chứng tỏ mình là đã lớn rồi với nhiều hiểu biết.
Sự phát triển của trẻ có một mốc thay đổi rất là rõ ràng, ở độ tuổi 12, 13 thì nhận thức vấn đề còn hời hợt, phiến diện, nhưng đến tuổi 15 trở lên thì nhận thức được bản chất vấn đề. Có thể thấy một đoạn văn bản của các em viết cảm nhận về suy nghĩ của mình:
“Vậy đó, trong vòng tay của cha mẹ, thầy cô bạn bè, hôm nay em đã lớn 16, 17 tuổi. 16,17, cái tuổi của một thời mộng mơ dạt dào chắp cánh cho bao kỳ vọng vươn lên. Giờ đây, em đã thôi làm thơ ca ngợi đóa hồng trước ngõ mà biết rằng con người phải đổ bao nhiêu máu xương để cho đất nở được hoa hồng. Giờ đây, em đã thôi mơ làm công chúa hay hoàng tử trên tiên giới và hiểu rằng mình phải sống xứng đáng làm người, biết cho đi và quên mình trong hạnh phúc chung”.( lớp 11 năm học 1987-1988)
Tuy ở tuổi vị thành niên nhưng cũng có những em suy nghĩ thật chính chắn, trải lòng mình qua bài viết “Bản chất của thành công” (Lớp 12 năm học 2006-2007)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
… … …
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.
(xin xem thêm toàn bộ bài viết “Bản chất của thành công” ở http://khuccamta.net/diendan/showthread.php?t=7253)
Trẻ vị thành niên có khả năng suy nghĩ nhưng nhiều khi do cách giáo dục của cha mẹ, người thân nên con trẻ không được phát huy, trẻ có tài ứng khẩu và ứng phó bằng vốn liếng của mình để tiếp cận và khám phá thế giới.
Về thái độ khi trẻ cho mình đã lớn, trẻ thích đối xử được tôn trọng, không bị kiểm soát; được tự quyết, không bị áp đặt, buộc phục tùng mệnh lệnh… chẳng hạn như cha mẹ áp đặt định hướng nghề nghiệp cho con. Có thể hiểu sự áp đặt của cha mẹ theo thói quen từ khi con còn nhỏ khi con chưa biết nhiều, cha mẹ thường bảo con: mẹ nói con phải nghe lời. Nhưng cần hiểu, khi con lớn nếu không hề lắng nghe ý kiến của con, con không được thể hiện ý kiến, con sẽ không làm theo ý cha mẹ. Sự áp đặt của cha mẹ rất thường xuyên trên con: Mẹ sắp xếp thời khóa biểu cho con, con gái không được học nhảy mà phải học nữ công gia chánh, không giải thích. Cha mẹ luôn đứng trên quan điểm định hướng những điều tốt đẹp cho con nhưng không thèm nghe ý kiến của con là điều cần xem xét. Trẻ cũng hay thích tranh cãi, bày tỏ sự hiểu biết do chứng tỏ mình lớn, không dễ dàng thuyết phục người lớn, hay tìm sơ hở của người lớn để chỉ trích.
Tính làm người lớn còn bộc lộ qua khả năng của trẻ, do đã lớn nên trẻ đã có thể gánh vác công việc của người lớn: lau dọn, trang trí, sắp xếp nhà cửa ngày Tết. Có tham vọng chứng tỏ mình hay ho, muốn tạo “phép mầu” cho gia đình mình, chẳng hạn như mơ làm ca sĩ muốn đổi đời khi cha mẹ làm lụng vất vả để giúp gia đình thoát nghèo; hay câu chuyện bức tâm thư thay cho bài văn: “chỉ muốn làm thuê, làm mướn, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền ngay lập tức!”. Trẻ có ý muốn đổi đời để phụ giúp gánh vác gia đình, gặp trường hợp này cha mẹ cần giải thích con đi làm kiếm được bao nhiêu tiền, có giúp được gia đình thoát khỏi hoàn cảnh không và khuyên con muốn thay đổi đời thì phải học thật giỏi.
Trong khuynh hướng làm người lớn trẻ vị thành niên còn phát triển về mặt tình cảm. Xét về đời sống tình cảm của trẻ vị thành niên có cảm xúc rất mãnh liệt, rất nhạy cảm, khó kềm chế, bộc lộ không thích hợp: vỗ tay, đập bàn kèm theo tiếng hú, xúc động thì khóc ngay. Trẻ khao khát sự quan tâm và biểu lộ tình cảm của người khác như được tặng quà, được khen nhưng cha mẹ thì vô tình với nhiều lý do nghĩ rằng lớn rồi thì tự lo đâu cần cha mẹ vỗ về, điều này làm cho trẻ thường hướng đến bạn bè.
Trẻ xuất hiện những rung cảm giới tính với người khác phái, cùng phái. Cảm xúc đồng tính là một vấn đề cho xã hội nhưng chưa có các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, chỉ có thể kể ra một vài lý do dẫn đến cảm xúc này: bối cảnh gia đình anh em đều là trai hay gái làm trẻ chạy trốn vai trò, trẻ không xinh đẹp, không nữ tính, có khi sự phát triển tâm lý nhanh hơn tuổi dẫn đến nhàm chán những người khác phái cùng trang lứa hoặc bị lôi cuốn do hội chứng đám đông…
Cảm xúc giới tính với người khác phái trong độ tuổi vị thành niên rất phổ biến hiện nay nhưng cũng thay đổi theo độ tuổi. Ở cấp 2 mang tính cách dò dẫm, đơn phương dẫn đến cư xử với nhau rất vụng về. Đến lớp 8, 9 trẻ chủ động chinh phục, viết thư cho nhau nhưng không đưa tận tay mà qua trung gian ai đó hoặc để ở một địa điểm bí mật nào đó, tình cảm không chếnh choáng nhưng không bền đỗ theo thời gian. Thật sự đây không phải là tình yêu mà chỉ là cảm xúc thoáng qua, đến rồi lại đi, cha mẹ cần bình tĩnh để nhận ra vấn đề và định hướng đúng chỗ đúng lúc, nếu cấm đoán một cách gay gắt đôi lúc lại là chất xúc tác để trẻ đi quá đà. Ở cấp 3 thì khẳng định yêu đương, có định hướng đôi lúc khá chín chắn. Cha mẹ đôi lúc cần biết tâm lý để định hướng cho đúng. Tỷ lệ yêu ở cấp 3: Lớp 10: 30%, lớp 11: 50%, lớp 12: 70-80%.
Khi tuổi học sinh mà yêu nhau thì khá sớm trong quá trình phát triển, có nhiều nguyên nhân để trẻ yêu trong độ tuổi học trò. Nguyên nhân cơ bản nhất là cảm xúc giới tính xuất hiện và sự ngộ nhận về cảm xúc, trẻ không biết được cảm xúc giới tính của tình yêu là như thế nào, nên khi có cảm giác lạ hơn, khác hơn đối với người khác phái nào đó thì cho rằng đó là tình cảm yêu đương chứ chưa chắc đó có phải là tình yêu. Cũng có những nguyên nhân ảnh hưởng từ gia đình, do sự thiếu thốn tình cảm gia đình, bầu không khí gia đình không đem lại cảm giác yêu thương, cha mẹ bất hòa, làm trẻ dễ ngã lòng khi nhận được sự quan tâm của ai đó. Nguyên nhân khác có thể là sự mất cân đối về giới tính trong gia đình, vị thế của bản thân trong gia đình, hay ứng xử gây ngộ nhận của người lớn khi nhìn người bạn khác phái của con một cách đặc biệt. Do tác động của các phương tiện truyền thông, sự lãng mạn trong phim, truyện tiểu thuyết cũng khiến cho trẻ bắt chước cách biểu lộ, ứng xử trong tình cảm…
Làm gì khi con yêu sớm? Cha mẹ thường tỏ ra ác cảm, tìm cách khống chế, dọa nạt, trẻ sẽ đối phó, che đậy, làm ra vẻ không liên hệ. Càng ngăn cản tiếp xúc, trẻ càng lén lút đến với nhau nhiều hơn, chính điều đó làm xúc tác làm cho tình cảm lớn mạnh hơn và làm cho sự ngộ nhận càng cao hơn. Khi cấm đoán, buộc cắt đứt quan hệ sẽ làm cho trẻ bất mãn, hành động cực đoan: bỏ nhà đi, uống thuốc tự tử, không thèm đi học, bỏ ăn, bỏ ngủ… khiến cho cha mẹ phải nao núng.
Làm gì khi con yêu sớm? Điều quan trọng là cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, nếu ứng xử không khôn khéo thì sẽ đẩy sự việc đi xa hơn. Cần tỏ ra đồng cảm với nhu cầu tâm lý vì đó là đặc điểm của tâm lý và là nhu cầu tâm lý, cần xem chuyện đó là bình thường để con bình tĩnh hơn để giải quyết vấn đề hoặc biết cách ứng xử rõ ràng và minh bạch hơn đối với người bạn. Bên cạnh đó cần tạo niềm tin để con bày tỏ, tâm sự qua đó cha mẹ phân tích, định hướng tình cảm và hướng dẫn con cách ứng xử ngay cả khi con đang xây dựng tình cảm hay khi tình cảm tan vỡ.
Nhìn chung, trong độ tuổi vị thành niên thì tình cảm có tính chất tuyệt đối, đây là điểm rất đáng ngại, tình cảm mang tính cực đoan, đã thương thì thương hết mình, khi ghét thì không chừa một tí nào và vì vậy cư xử cũng rất cực đoan. Trong tình cảm, trẻ tôn sùng thần tượng, tôn sùng người yêu thuơng, đòi hỏi cao ở đối tượng, muốn rằng yêu thích thần tượng thì thần tượng phải đáp lại, không chấp nhận san sẻ. Trẻ cũng có biểu lộ cực đoan, dễ thất vọng khi không được đáp ứng như mong muốn để rồi suy sụp, hành động nông nổi. Đây là những biểu hiện đáng ngại, các bậc cha mẹ cần có những bước chuẩn bị và có cách tác động để trẻ biết cách ứng xử chững chạc và người lớn hơn.
Lớn nhưng chưa thật sự lớn về tâm sinh lý, đó là đặc điểm nổi bật nơi độ tuổi vị thành niên. Mỗi người đều phải trải qua giai đoạn “bỗng dưng ta thấy mình lớn” này, và khi bắt đầu bước vào độ tuổi này, trẻ không hề có kiến thức mà phải tự dò dẫm. Vì thế, cha mẹ cần phải hiểu thấu và trang bị kiến thức về tâm lý, và nhất là giới tính về tuổi vị thành niên để dìu con đi qua giai đoạn khó khăn này nhằm giúp trẻ hình thành nhân cách bước tiếp vào cuộc đời.
Sàigòn, ngày 20 tháng 01 năm 2011.
Tạ Ân Phúc